Ðại
- đạo Tam
- Kỳ
phổ - độ
Tòa - Thánh
Tây - Ninh
BÍ-PHÁP
Lời
Thuyết Đạo của ĐỨC-HỘ-PHÁP
Tài liệu do
Ban Tốc Ký Tòa Thánh Tây Ninh Sưu Khảo
***
ĐỨC-HỘ-PHÁP
Thuyết Đạo tại Đền-Thánh, đêm 30 tháng 10 Năm Kỷ-Sửu
(1949)
Hôm nay Bần-Đạo đình thuyết Bí-Pháp; cái nguyên
do như thế nào Bần-Đạo xin biện ra. Vả chăng chúng
ta ở trong hoàn-cảnh náo nhiệt, vì hai thuyết Duy-Tâm
và Duy-Vật đương chiến-đấu với nhau. Chúng ta
dầu Chức-Sắc Thiên-Phong hay là mấy em Nam Nữ Lưỡng-Phái
cũng thế. Là một phần tử trong Thánh-Thể Đức-Chí-Tôn,
Ngài đã tạo tinh-thần cho chúng ta vì sự thương
yêu của Ngài nên Ngài lập Thiên-vị tại mặt thế
này cho con cái thương yêu của Ngài. Ngài biểu chúng
ta ký hòa-ước với Ngài để thay thế hình ảnh
cho Ngài, đem hết tinh thần từ-bi công chánh của
Ngài đối đãi với Vạn-Linh tức nhiên chúng ta phải
thay thế hình-ảnh cho Ngài, dung hòa Vạn-Linh hiệp
với Chí-Linh, tức nhiên Ngài cho chúng ta cái sứ-mạng
để dung-hòa Đời với Đạo .
Cái
lý thuyết Duy-Vật, là cái lý thuyết sống của Đời,
còn cái lý-thuyết Duy-Tâm phải chăng là cái sống
của Đạo. Đáng lý ra chúng ta phải tùng bên mặt
Duy-Tâm thì phải ? Bởi chính mình chúng ta có sứ
mạng thay-thế duy-chủ của Duy-Tâm tức nhiên chúng
ta phải ngã bên mé Duy-tâm hơn hết. Vì đã có ký
hòa ước với Đấng Chí-Linh kia giữ công-chánh đặng
dung hòa tinh-thần Đời và Đạo, vì mức sống ấy
chúng ta không nên nghiêng đổ đó vậy.
Chúng
ta tìm-tàng, chúng ta định ngược lại là có cái
lý do này Đạo Cao-Đài không cần dùng mê-tín dị-đoan
làm cho sự tín-ngưỡng được mạnh-mẽ của nó,
không cần !!! Trái ngược lụng lại đem hết triết-lý
chơn thật để tại mặt thế này mà thôi. Bởi vì
dối-trá dầu cho Đạo hay Đời, trường dối-trá
ấy đã làm cho cơ thể Tạo-Đoan nghiêng-ngửa; chúng
ta không cần xu-hướng theo cái dối trá thường tình
nữa, chúng ta phải tiêu-diệt cái sự dối trá. Lại
nữa, trong hoàn-cảnh chúng ta đương làm trung-gian
dung-hòa cho Đạo và Đời chúng ta chẳng nên mượn
thế-lực mê-tín dị-đoan để làm khiếp phục, đặng
quyết thắng tà quyền đương làm tinh-thần loài
người điên-đảo. Một trường ngôn luận xì-xào
đã kiếm thế hèn tiện của thiên-hạ đặng tính
tạo thành một phản động lực đặng làm mất giá
trị một nền Tôn-Giáo của Đức-Chí-Tôn.
Bần-Đạo
nói thật muốn đánh tiêu cả sự dối-trá gian-ngược
ấy chẳng phải dễ. Người có thể làm cho thiên
hạ mê tín dị-đoan được là Bần-Đạo mà Bần-Đạo
không làm, bởi vì Bần-Đạo coi sự làm ấy hèn
tiện và vô Đạo-Đức. Bần-Đạo chỉ lấy một
cái triết lý chơn thật của Đức-Chí-Tôn để giáo
Đạo cho con cái của Ngài mà thôi. Bần-Đạo duy
muốn làm bạn với con cái của Ngài, nên phẩm vị
Phật sống của Đức-Chí-Tôn để cho Bần-Đạo
mà Bần-Đạo chưa có ngồi. Ấy vậy, mê-tín dị-đoan
trong cửa Đạo Cao-Đài không có và không cần có,
quả quyết hẳn vậy, nên đình lại, đình Bí-Pháp
Chơn-truyền nếu thuyết ra là lấy cái quyền-năng
mê-tín dị-đoan mà thắng thiên hạ là một điều
hèn nhát nên Bần-Đạo không dùng. Bần-Đạo hứa
chắc sẽ giáo hóa cho con cái của Đức-Chí-Tôn mà
thôi.
Bây
giờ Bần-Đạo xin thuyết ý-vị và cái nghĩa lý
sống của con người; vả chăng chúng đến với một
phần xác ở tại thế này, chúng ta phải biết cái
sống của nó ý vị gì ? Đã sanh đứng làm người
tại mặt thế này, chúng ta nên tìm hiểu cho thấu
đáo cái ý vị cái sống ấy và nghĩa lý của nó
có thế nào trước cái đã. Vì thế mà từ Thượng-cổ
đến giờ tinh-thần loài người vẫn đeo đuổi mãi
mà thôi, vì cớ cho nên tượng trưng các hình-tượng,
các nền Đạo, các Tôn-Giáo.
Chúng
ta quan-sát cả triết lý cái sống phải có lý do
nào ? Sống đương nhiên của chúng ta có hai sống:
1/-
Sống về vật-chất mà nói rõ ra là sống về phương-pháp
thú chất.
2/- Sống về tinh-thần tức-nhiên sống về cái
phương-pháp hiển-hách anh-linh của nó.
Chúng
ta thấy hai cái quyền-năng ấy nó tương tranh với
nhau mãi mãi mà thôi, vì cớ cho nên mới nảy sanh
ra hai thuyết: Duy-Tâm và Duy-Vật. Chúng ta thử giở
lịch-sử của loài người thì chúng ta biết loài
người như đã nói cái thuyết kia là phải "
Connais toi, toi même" nghĩa là người biết người
hơn hết. Mình biết mình đặng chi ? Đặng tìm tàng
cho thấu đáo cái nghĩa-lý sống của mình.
Chúng
ta ngó thấy Thượng-Cổ, bực cổ-nhân là hàng vĩ-nhân,
dân Âu-châu thì có "Socrate" cũng do thời
đại nhơn-sanh đó, chính Ngài lấy thuyết Đấng
Chí-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ cái thuyết làm cho
các phản động-lực coi Ngài như kẻ thù-nghịch,
đến nước cái quyền năng buổi nọ mạnh-mẽ thế
nào tử-hình Ngài cho Ngài lấy chén thuốc độc mà
tự-tử. Khi giam Ngài trong ngục Ngài có phương-thế
hội-đàm với các nhà triết-học. Tới giờ chót
chúng đem chén thuốc-độc đưa trong tay của Ngài
biểu Ngài uống; Ngài bưng chén thuốc-độc ấy để
từ giả các bạn của Ngài mà Ngài nói như nói chơi
vậy. Ngài nói tôi biết rằng: Ngoài cơ-thể Tạo-Đoan
này của Đời này nó còn các cơ-quan vô-hình tối-trọng
kia tôi quả-quyết rằng co,Ô thì cái chết ta mong
lắm chớ !!! Giờ phút ta cầm chén "Suré"
này ta uống, thì ta sẽ được hội hiệp với các
vị hiền-triết, được làm bạn với họ thì có
gì hơn. Nói rồi Ngài bưng chén "Suré" Ngài
uống. Giờ chết của Ngài, giờ ngặc mình của Ngài,
thì môn-đệ của Ngài hỏi: "Ngài chết đây
rồi Ngài sẽ đi đâu hay sẽ làm gì ? Ngài cười
nói: ta chưa biết ta sẽ làm Chúa cả cơ-thể Tạo-Đoan
này để điều-đình cả cơ-quan vĩ-đại của Càn-Khôn
Vũ-Trụ hay ta sẽ làm chân của con châu-chấu ? Dầu
thế nào cũng có Đấng cầm mực thước định cho
ta làm cái gì thì ta làm cái nấy. Cái chết đối
với Ngài không có nghĩa lý gì hết.
Đức
Lão-Tử khi đoạt được bí-mật của Bát-Quái-Đồ
rồi Ngài từ giả nhà Châu, Ngài về Côn-Lôn-Sơn
mà an nghỉ. Môn-đệ của Ngài hỏi: Ngài về Côn-Lôn-Sơn
để làm gì ? Có hạnh-phúc hay không ? Ngài trả lời
duy có cái biết cuả ta mà đã làm cho ta có thú vị
sống đặc-biệt, không cần nói rõ hạnh-phúc ấy
ra thế nào, nhưng ta chỉ nói rằng: cái biết cuả
ta nó làm cho ta hưởng thú-vị an vui của cái sống
ấy.
Đức
Khổng-Phu-Tữ từ giả quan-trường về giáo-đạo
dạy các môn-đệ của Ngài; thiên-hạ gọi là vô-phước
mà cảnh thiệt vô-phước của Ngài là lúc Ngài làm
quan cho nhà Châu, làm quan cho nước Tề, nước Yên
và lúc châu-lưu trong Lục-Quốc.
Bây
giờ sống với Thất-Thập Nhị-Hiền, Tam-Thiên Đồ-Đệ
của Ngài, là Ngài hạnh-phúc hơn hết, vì Ngài biết
cái thú vị cái sống của Ngài thế nào; cái sống
của Ngài vui về Đạo mà thôi. Giờ trái ngược
lụng lại sống, chúng ta ngó thấy trước kia sống
của Tần-Thủy-Hoàng, sống của Sở-Bá-Vương hai
tay trắng lập nên nghiệp đế đè nén cả tinh-thần
dân chúng buổi nọ, vị chúa của họ sanh-sát tàn
ác không có điều gì mà họ không làm, quyền hành
của họ tàn ác lắm.
Cái
sống của Tần-Thủy-Hoàng thế nào, dòm lụng lại
cái chết rồi Ngài than: Các tài tình thâu nghiệp
để ta thắng được duy có cái chết ta thắng không
được. Vì thế mới cho người đi kiếm thuốc trường-sanh
bất-tử, mê-tín đến nước người ta cho ăn "trứng-dái-ngựa"
(dương khí con ngựa) mà cũng ăn nữa, ăn đặng sống
mà anh ta cũng chết.
Nã-Phá-Luân
đã được cơ-hội làm nên nghiệp-đế, hồi buổi
đó làm cho toàn cõi Âu-Châu các nước chư-hầu đều
cúi đầu hết thảy, đến chừng chết, chết trong
ngục Ile de Saint Hélène.
Ông
Vua giàu có sang trọng hơn hết là Louis XIV (Louis 14)
thiên hạ thế-kỷ đó cho là Ông Vua Trời (Le Roi
Soleil) cả thiên-hạ đều tùng-phục kính-trọng,
kiêng-nể. Âu-Châu buổi nọ có thể nói Ngài là
một vị bá-chủ của thiên-hạ không có cái gì mà
anh ta không có "Tứ-Hải Phú-Hữu" sang trọng
vô-biên có một điều là đền Vua của Ngài "Palais
Louis 14" quân lính canh tuần bảy vòng mà ngăn
cấm cái chết vô trong hoàng gia của Ngài không đặng;
chết cả con cháu của Ngài cho đến nỗi gần hết
trong hoàng-gia, rốt chuyện Ngài truyền Ngôi báu lại
cho đứa cháu nội mà thôi.
Ngài
than: Hại thay ! hoàng thành của ta mấy vòng canh nghiêm
nhặc mà nó không cản được cái chết đến nhà
ta .
Chức-vị
sang trọng của mình sống như con cọp vậy, bắt
được thịt ăn cho đã rồi nằm ỳ ra đó ngủ mà
chúng cũng kiên cũng sợ nhưng chúng chưa biết thương;
sống như con cá Ông không ai thấy mà chiếc ghe nào
chìm thì có người ta đỡ. Cái sống con cọp không
có ai thờ, còn cái sống của con cá Ông có người
ta thờ.
Hai
cái sống đặc biệt ấy là cái sống Duy-Vật và
cái sống Duy-Tâm. Bần-Đạo tả ra cho con cái của
Ngài lấy đó mà suy gẫm.
HẾT
* * *
PHẦN PHỤ-LỤC VỀ TAM-BỬU ĐỨC-HỘ-PHÁP
Thuyết
Đạo tại Đền-Thánh đêm Rằm tháng 2 Năm Đinh-Hợi
(1947)
về
TAM-BỬU: TINH, KHÍ, THẦN
Phàm con người có 3 xác thân :
-
Một
là TINH - xác thân của cha mẹ sanh ra.
-
Hai: liên-quan tới như xác thân (corps astral) là hơi,
nó tiếp xúc liên-quan bảo-trọng sự sống. Sự sống
là nuôi nấng lấy hình hài chúng ta bằng sanh-quang
do nơi Phật Mẫu tạo mà có.
-
Ba:
liên-quan với linh hồn ta là của Chí-Tôn ban cho mà
có. Ba thành một, một thành ba gọi là Tam-Bửu: TINH,
KHÍ, THẦN.
Chí-Tôn
lại chọn lựa vật quý báu là bông (tinh), rượu
(khí), trà (thần) là ý nghĩa Ngài muốn đòi hỏi
con cái Ngài những món quý mà ta có để sống ấy
hiến cho Ngài, tức là Ngài muốn toàn con cái Ngài
sống mãi với Ngài đó vậy.
Muốn
cho khỏi phụ lòng Chí-Tôn thì ta phải đào-luyện
cho đệ nhị xác thân ấy được tinh khiết nhẹ-nhàng.
Muốn được vậy, ta chỉ có hai điều là phải trai-giới,
chỉnh-tu cho cái đệ-nhị xác thân được tráng-kiện,
hoạt-bát, tùng khuôn-viên thiện-đức. Đệ nhị
xác thân ta khi còn sống ở quanh mình ta, bảo-hộ
về sanh-quang, tiếp với đệ tam xác thân là linh-hồn.
Khi lìa khỏi xác thúi hôi hữu-hoại thì nó trực
tiếp ngay với linh-hồn nếu nó được thanh khiết.
Bằng có nghiệp ác thì nó phải dính-líu với cái
xác thúi hôi này mà phải chịu lìa xa cái linh-hồn,
thì thần tử sẽ rước đi mà phải đọa là vậy.
Bởi cớ CHÍ-TÔN ban cho ta cái Bí-Pháp (phép xác)
cắt đứt dây oan-nghiệt cho nó rời hẳn với đệ
nhứt xác thân được khinh phù nhập một với linh-hồn
tức là hằng sống vậy.
Loài
người quá xảo-quyệt, khôn-khéo tiềm tàng sự sung-sướng
xác thịt nầy, tại do đó mà gây nên biết bao nhiêu
thành sầu, quỉ khốc, chiến-tranh không ngớt là
do nơi lòng tham-lam tiến-triển, văn-minh cơ-khí tối-tân
như là bom nguyên tử để giết người. Hiện tại
nơi Mỹ-Châu, Cổ-tàng-viện của họ có đến 200
( 2 ???) triệu quyển sách. Cứ bổ đồng một ngày
xem một quyển thì sống đến mấy đời mới đọc
hết được.
CHÍ-TÔN
biết rõ loài người tiến hóa tột bực mà tự đắc,
tự-tôn chỉ biết lo cho xác thịt mà thôi, không
chuyên lo cho đệ nhị xác thân và tinh-thần, nên
CHÍ-TÔN đến khai-Đạo là cố ý giáo hóa cho loài
người biết rõ câu tội phước, giồi luyện cho
con người tận-thiện đến hiệp cùng Ngài.
Nếu
chúng ta biết được vậy thì toàn thế giới này
những điều tinh-ma quỉ-quái sẽ tiêu-diệt, thần-tử
không hề đến ta được.
Nếu
ta thấy được cõi hư-linh kia cái tinh của các vạn-loại
bị giết chóc một cách tàn nhẫn, bởi loài người
kết oán thù thâm với nó, triệu chực chờ thù ghét
vì vậy mà nó có vay trả luân-hồi mãi mãi đọa
đày bất-năng thoát tục.
Mong
sao chúng ta từ đây phải biết trọng lấy lẽ ấy
mà luyện đệ nhị xác thân cho đủ đầy sự tinh
khiết, là phải thương loài vật, phải thương tất
cả để chấm dứt cái oan-nghiệt ấy mà truyền
bá cái huờn thuốc linh-đơn nầy là đạo-đức của
CHÍ-TÔN, để cứu vớt quần-sanh thoát vòng đọa
lạc.
Hoàn
toàn cả thế-gian nầy biết được vậy thì chắc
chắn không còn cảnh thảm khổ nầy tái diễn lại
nữa. Loài người do một nguyên căn mà thôi, bởi
do tâm-lý mà tập-quán của các nước, của các sắc
dân, vì cái khác ấy mà chia phôi nhau, nghịch lẫn
nhau, thù địch nhau, mà tranh tranh đấu đấu không
ngừng.
Vậy
thánh ý của ĐỨC-CHÍ-TÔN khai mở ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ
PHỔ-ĐỘ, Tam-giáo qui-nguyên, Ngũ-chi phục nhất là
muốn dung hòa tâm-lý cả toàn con cái của Người
để cứu vãn trọn 92 ức nguyên-nhân, vì thế mà
bị sa-đọa nơi đây. CHÍ-TÔN đã đại-từ đại-bi
chỉ rõ căn-nguyên và ban ơn cho ta, dạy dỗ cho ta
để đoạt ngôi vị là phải trau luyện cho TINH hiệp
với KHÍ, tinh khí huờn THẦN là cơ huyền-bí để
mà đắc đạo vậy.
Trọng
giá của Tam-Bửu mà CHÍ-TÔN ưa chuộng để dâng
đại-lễ cho Ngài là nguyên nhân chấm đứt cái họa
tranh thù mà gây nên trường oan-nghiệt cho toàn thế-giới.
Ấy
vậy muốn duy-trì sự hòa biết đại-đồng nầy
cũng do nơi gốc Bí-Pháp đó mà thôi. Dầu triết-lý
thâm-uyên đạo-đức mà tôn giáo nào cũng không qua
lẽ ấy; Mà nếu không đoạt được thì toàn lẽ
ấy là đệ nhị xác thân của toàn thể ô-trược
tội tình thì thế giới sẽ điêu tàn tiêu-diệt
mà chớ./.
ĐỨC-HỘ-PHÁP
Thuyết
Đạo tại Đền-Thánh sau thời cúng giờ Tý ngày
15 tháng Hai nhuần Năm Đinh-Hợi (1947)
Hôm nay Bần-Đạo giảng nối về Tam-Bửu, Bần-Đạo
lần lượt giảng Tam-Bửu trước là vì Đức-Chí-Tôn
lấy bông, rượu, trà mà tượng hình ba thể-chất
tạo nên vạn-loại.
Chơn-linh
mới thiệt là ta, còn chơn thần là do tinh ba của
vật khí biến hiợnh. Chơn-linh ta mượn cơ-quan hữu-hình
để thân-mật cùng cả cơ-quan tạo-đoan vũ-trụ
ỳ
Ta
đến mang mảnh hình hài như thế nầy đặng chi ?
Nguyên do nơi nào mà đến ? Rồi Bần-Đạo lần lượt
giảng vì sao mà ta phải tu ? Tu có ích gì, do nguyên
lý nào mà phải tu?.
Bần-Đạo
sẽ giảng nguyên-do con người là gì, rồi mới tiếp
giảng đến Cửu-thiên khai-hóa, Đức Chí-Tôn tạo
Bát-Quái-Đài là gì ?
Bây
giờ Bần-Đạo giảng về Tam-Bửu, 3 cơ-quan tạo
nên hình thể con người; Chơn-linh ta do nguyên khí
mà có, nguyên khí là Tiên-thiên-khí; Chơn-thần do
Hậu-thiên-khí kết-thành; còn xác thịt thì do vật-chất
mà nên.
Hỏi
vậy ta sống đây do cơ-quan nào ? Ấy là nhờ chơn-linh
mới có sự sống, chơn-linh có một quyền năng vô-đoán,
chưa có khoa-học nào tra cứu rõ thấu được. Cái
quyền năng của nó là của Đức Chí-Tôn ban cho.
Quyền năng của chơn-linh không giới hạn, nó là
quyền năng bảo trọng đường sống của vạn-loại,
của xác hình. Chơn-thần là Hậu-thiên-khí, nó bảo
trọng vật-chất-khí.
Trong
3 khí-chất ấy, tạo ra hình hài chúng ta, Chơn-linh
là nhứt-điểm linh-quang do Chí-Tôn mà có, để bảo
trọng cái sanh mạng, cái sống của thi-hài. Đến
ngày giờ nào niên-kỷ đã định hết khối-sinh-quang
rồi thì cái quyền năng ấy ra khỏi xác thì xác
phải hoại, chúng ta gọi là tử.
Ấy
vậy, ta thử kiếm coi Tiên-thiên-khí, Hậu-thiên-khí
và vật-chất-khí là gì ? Chúng ta đã thấy bất
kỳ vật hữu hình nào cũng có 3 thể-chất.
-
Vật-chất thì mắt ta thấy.
- Mùi vị là Hậu-thiên-khí.
- Năng lực là Tiên-thiên-khí.
Ba
khí-chất nầy tượng ra hình hài cuả con người,
vật-chất, mùi-vị, năng-lực thế nào thì loài người
thế ấy, vì chúng ta thấy một hột gạo, nấu ra
cơm ăn vào để lấy cái tinh ba của nó là Hậu-thiên-khí
phục nguyên, khối sinh-quang của ta được tồn tại.
Tinh
ba của vật-chất nó vào mình làm cho xác hài có
năng-lực tráng-kiện. Ta thấy khi đói bủn rủn tay
chơn là thiếu sanh-khí đó vậy.
Chơn-thần
là Hậu-thiên-khí, ta không thấy mà chớ nên tưởng
rằng không có. Ta ăn hột cơm vào bụng, lọc lấy
cái tinh ba làm huyết khí để nuôi lấy khối sanh-vật
nầy. Ta biết có mà khó thấy được. Chơn-thần
chúng ta thiên-hạ kêu là phách, vía cả thảy đều
có.
Người
hay sợ ma là tại sao ? Vì họ thấy hình ảnh của
khí chất biến hình, năng-minh năng ẩn, mà sự ẩn
hiện ấy lấy làm lạ và trái với mắt phàm thường
thấy nên làm cho họ sợ.
Một
khi ta thấy một vong linh hiện hình mà ta có phước
gần gũi đặng họ thì họ sẽ thương yêu mình hơn
kẻ phàm lắm vậy.
Kẻ
phàm mang xác hài đây có thất-tình, lục-dục, nên
có sự phân cách về thể-chất hữu-vi làm cho ta
thiếu sự thương yêu vì ta sợ.
Ngày
nào ta về cảnh vô hình sống trong khối tạo-đoan,
chừng đó ta mới biết Đạo là có phận sự bảo
trọng chúng sanh, khuyên-lơn dạy dỗ và giục-thúc
cho các đẳng linh hồn tăng tiến trên đường tấn
hóa. Ta chỉ đặng phép thương yêu binh-vực chớ
không ai đặng mưu-hại giục hư.
Bần-Đạo
giảng về cõi hư-linh, nếu ta đoạt pháp xuất-ngoại
xác thân, tương hội cùng các bạn cõi vô-hình thì
ta thấy khác hẳn theo tánh-chất phàm tâm tưởng-tượng.
Cõi
Hư-linh các bậc cao trọng, Thánh, Tiên, Phật chỉ
có mơ ước thiết-thực nhất một điều là làm
thế nào giúp ích cho chúng-sinh. Các đấng ấy rất
may mắn gặp những dịp để an ủi tâm-hồn chúng-sanh,
hằng giờ, hằng buổi không thiếu tình thương.
Chúng
ta đến làm người, cốt yếu đoạt cho được cơ
tạo-đoan, trở nên Chí-linh, Chí thánh; một kiếp
học thêm một bực; để ngày kia mong mỏi làm Trời.
Các bạn biết Phật Thích-Ca xưng là Bổn-sư, người
tu gọi là thầy, nếu các chơn linh ấy gặp được,
thấy được, gần được Phật thì đối với Phật
không ngoài mức bạn thân ái.
Ở
thế nầy dầu một vị Phật cũng không chê ai, không
hạng nào chê, hạng nào khen, vì Phật đã biết con
đường đi trước kia dầu ai phàm, dầu ai lạc-hậu
cũng tới sau, họ chỉ biết có một điều là chỉ
từ nẻo quanh co, vui vẻ chỉ cho bạn đi cùng đường
đoạt lên Phật-vị.
Họ
không dám chê ai, chẳng phải đối với loài người
mà thôi, mà đối với tất cả vạn loại, chúng
sinh chỉ là anh em còn lạc-hậu đó vậy.
Con
vật mà ta thấy bị giết được là vì nó vô-tội
không phương bảo vệ; ngày nay giết nó mà ăn thịt,
biết đâu sau nầy các bạn lạc-hậu ấy tiến hóa
đến phẩm người trở lên, rồi chúng ta sẽ gặp
nó bên mình, khi ấy nó ngó mà cười và nói: Xưa
kia Đức Phật có ăn tôi một lần. Nghĩ tưởng chẳng
gì sỉ hổ thẹn thuồng bằng. Thế nên ta phải ăn
chay .Chưa có ai nhẫn tâm giết người đặng ăn thịt
thì cũng không có ai đặng quyền giết các bạn lạc-hậu
ấy để ăn. Ta đến đây làm bạn cùng vạn-vật
chúng-sanh, vạn-vật giúp ta học cho thấu-đáo huyền
vi cơ đạo, tạo Chí-linh nối nghiệp Đức Chí-Tôn.
Thầy
có nói: Thầy dành sẵn gia-nghiệp phẩm-vị cho chúng
ta, Thầy không khi nào lấy lại, trừ ra kẻ nào từ
bỏ. Đại Từ-Phụ mà không tin sao ? Ông cha phàm
kia còn yêu ái con, trước buổi nhắm mắt còn tính
để lại cho con một phần gia nghiệp hương-hỏa.
Một
điều là Ông cha phàm làm với phạm vi nhỏ, phương-pháp
nhỏ theo phàm. Còn Ông Cha Thiêng Liêng không lẽ thua
ông cha phàm. Thầy nói, Thầy dành sẵn gia nghiệp
ngôi vị thì Thầy không quyền cho kẻ khác, trừ
khi mình bỏ. Bần-Đạo tưởng nhứt là phái nam thanh-niên
võ-chức, nếu mấy em biết cơ-quan ấy thì không
hạnh phúc nào hơn là dám hủy mình vì Chí-Tôn. Bần-Đạo
dám chắc Thầy không hề chịu thiếu ai và Thầy
không hề quên mối nợ tình ái của con cái của
Ngài. Nếu Thầy không thường món nợ ấy thì Hộ-Pháp
hứa sẽ tái kiếp luân-hồi bồi thường cho đủ.
Vì
những kẻ dám đem mình làm tế-vật cho Thầy để
lập nên một quốc gia thiên-định tại thế nầy,
Bần-Đạo chắc quốc-gia ấy phải thành. Đức Chí-Tôn
tạo cho con cái của Ngài một cửa nhỏ tuy khó đi
mà Bần-Đạo chắc rằng những hạng con cái dám
chết vì Ngài thì chúng nó dám đạp văng cửa ra
chúng nó đi sấn tới. Nếu chúng ta có con mắt thiêng-liêng,
ngày nào họ đi ngang qua thì ta sẽ thấy các đấng
dầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tức là các chơn-linh
cao-trọng cũng phải cúi đầu.
Thầy
sẽ trả bao nhiêu món nợ tình ái của con cái của
Ngài thì không biết, chớ không khi nào Đức Chí-Tôn
trả một cho một mà phải trả nhiều hơn là hẳn
vậy. (xin cho toàn Đạo nam nữ sao lục nguyên-văn
để phổ-thông chơn-lý)./
ĐỨC-HỘ-PHÁP
Giảng
tại Đền-Thánh đệm 15 tháng 03 năm Đinh-Hợi (dl
1947)
Tam Bửu (tiếp theo)
Hôm nay nhơn Bần-Đạo làm phép giải oan cho một
người anh em của chúng ta là Hồ-tấn-Khoa nên Bần-Đạo
giảng tiếp về Tam-Bửu. Giảng tiếp vấn đề ấy
lại, Bần-Đạo tuyên-bố cho toàn nam nữ và chư
Chức-sắc thiên phong Nhị Hữu-hình-Đài được nghe
rõ. Đối với cơ-quan đời biến chuyển, từ ngày
Bần-Đạo đồ-lưu hải-ngoại đến khi về tới
nay tính lại đã gần 8 tháng, Bần-Đạo thấy tình
hình quốc gia của chúng ta mà cả thảy ai ai cũng
biết chẳng cần phải lập lại, vì Bần-Đạo đã
thuyết minh nhiều lần rồi. Bây giờ thử hỏi chơn-truyền
của Đức Chí-Tôn mở Đạo là một nền Chánh Giáo.
Tôn-chỉ bảo chúng ta làm gì ? Và Đạo Cao-Đài phải
đi theo con đường nào ? Chúng ta thấy Đại-Từ-Phụ
lấy ba Tôn-Giáo: Nho, Thích, Đạo làm cơ-quan duy nhất,
dầu về phần thiêng-liêng hay hữu-hình cũng vậy
để làm bí-mật chơn-truyền dìu-dắt linh-hồn và
thi-hài của chúng ta và là một phương-pháp đoạt
kiếp giải-thoát linh hồn. Nho lấy nhơn nghĩa làm
căn-bản. Đạo lấy công-chánh làm căn-bản. Thích
lấy bác-ái từ-bi làm căn-bản. Ba triết-lý ấy
hiệp lại vừa lo phần Đời và phần Đạo, xác
hồn chúng ta đi đến tận con đường mà Đức-Chí-Tôn
đứng chờ đợi các con cái hiệp một cùng Người.
Nhơn
nghĩa là gì ? Người có nhơn thì không oán, nghĩa
thì không bạc. Công-chánh là gì ? Có công thì không
phụ, có chánh thì không tà, không chối cái điều
chơn thật được; còn có từ-bi thì có khoan-hồng
dung-thứ, có bác-ái mới có thể bảo thủ và thân
mến toàn thiên-hạ; nếu chiếu theo chơn truyền của
Đức-Chí-Tôn khuyên bảo chúng ta thế nào, thì chúng
ta phải tuân theo thế ấy, chúng ta phải khoan-hồng,
tha-thứ, biết yêu ái, phải có công-bình chánh lý,
chúng ta giữ được cả chơn-truyền ấy thì không
ghét ai, oán ai. Trái lại, Đại Từ-Phụ buộc chúng
ta phải thương yêu kẻ nghịch, kẻ thù của chúng
ta nữa.
Chiếu
theo chơn-truyền ấy, đối với đời, với quốc
gia, chủng-tộc toàn Đạo phải xử thế nào ? Chẳng
lẽ Đạo Cao-Đài phải nhượng bộ hạ mình trước
đảng phái, vì cái tinh thần của Đạo còn chẳng
nhượng ai, huống phải hạ mình làm nô-lệ cho đảng-phái.
Quyền tự chủ ấy là quyền của Chí-Tôn ban cho.
Thầy đã không làm tớ ai, nên quyền Đạo nó chỉ
làm Thầy.
Nó
tự có một năng-lực, mà cái năng lực ấy không
tùng năng lực của ai cả. Nó có một quyền-hành
sở-hữu chớ không tùng ai và không theo đảng phái
nào. Nó phải lập quyền yêu ái, công chánh, từ-bi.
Nó có phận sự tạo nghiệp cho đời chớ không phải
làm tôi mọi cho đời. Đời đang phải chịu vòng
nô-lệ thì con cái của Đức-Chí-Tôn bây giờ phải
theo tôn-chỉ nào ? Phải biết rằng có thiên-mạng
con cái của Chí-Tôn là Thánh thể, ông Trời tại
thế nầy. Trời đã không nhường ai, không làm tôi
tớ ai, thì con cái của Chí-Tôn cũng chỉ có phận
sự giúp đỡ thiên lương của con Ngài. Vì thiên-lương
ấy là căn-bản tạo quyền cho thiên hạ. Là con cái
của Ngài lẽ đương nhiên, chúng ta phải biết phận
sự đối với quốc gia xã-hội của chúng ta đang
ở trong tình thế bại hoại. Chúng ta chỉ biết nhìn
một quyền "Dân Việt-Nam" mà thôi. Thời
buổi loạn lạc dân không có quyền, trong nước đảng
nầy phái kia, chia năm, chia bảy, nên buộc chúng ta
phải kiếm một cái quyền của nhà Vua. Vua và dân
hai quyền ấy nó tương-liên với vận mạng nước
Việt-Nam, tìm cái kia không phải tìm cái nọ, cái
quyền sở hữu nào chúng ta thấy thì chúng ta phải
cầm lấy, giúp Vua để lập quyền cho nước, cho
quốc gia, cho xã-hội.
Vì
vậy, chúng ta phải đem nhà Vua lại để lập quyền
cho dân. Quyền là chánh sách Đạo Cao-Đài giúp Quân
chủ tạo Dân-quyền. Bởi thế Bần-Đạo đã công
khai cùng chánh phủ rồi. Bần-Đạo sẽ công-khai
cho toàn thiên hạ biết rằng: "Chúng ta sẽ hướng
ra Quân-chủ Dân-quyền" để tạo tương lai cho
quốc vận.
Chúng
ta không thấy còn con đường nào khác nữa, chỉ
một con đường duy-nhất cao-thượng nầy mà Đạo
phải làm cho thành tựu. Bần-Đạo xin cả thảy nghe
và tìm hiểu chơn-lý ấy rồi hằng đêm cầu nguyện
để quyết định tương lai vận mạng nòi giống
cuả chúng ta./.
ĐỨC-HỘ-PHÁP
Thuyết
tại Đền- Thánh, đêm 29 tháng 03 Đinh Hợi (1947)
Hôm nay Bần-Đạo giảng về Tam-Bửu, nguyên thỉ
tạo thành càn-khôn thế-giái.
Từ
trước đến giờ thiên hạ thường nói là có Đạo,
tin Đạo, nhưng Bần-Đạo tưởng chắc chưa có ai
hiểu Đạo là gì cả, nên Bần-Đạo lần lượt
giảng cái chơn nghĩa của chữ Đạo, giãi rõ cái
liên quan giữa Đạo và con người cùng vạn vật
do nơi đâu mà có, rồi sẽ giảng về nguyên căn
của Tam-bửu, là một nguyên căn, là một bổn nguyên
Tinh, Khí, Thần. Đức-Chí-Tôn là Đấng tự-hữu
hằng-hữu mà từ thử đến giờ bất kỳ một Đấng
thiêng liêng nào cũng không hiểu rõ nguyên căn của
Người đặng.
Theo
lời Đức Nguyệt Tâm Chơn-Nhơn nói thì chính Ngài
cũng không hiểu rõ nguyên căn của Chí-Tôn, chỉ
biết cái quyền năng vô-đối của Người mà thôi.
Bần-Đạo đã vấn nạn Đức Chưởng Đạo Nguyệt-Tâm
Chơn-Nhơn một vấn đề khó giải mà từ xưa đến
nay chắc chưa có vị Giáo-Chủ nào đã hỏi như Bần-Đạo.
Bần-Đạo hỏi nguyên căn của Chí-Tôn và quyền
năng của Người thì Đức Chưởng-Đạo có tả một
bài văn chữ Pháp dịch ra Quốc-ngữ; nhưng chính
Đức Nguyệt-Tâm cũng đã thú-thật rằng: Không biết
nguyên do của Chí-Tôn là thế nào, chỉ biết quyền
năng vô-đối của Người mà thôi.
Nay
thuyết về vấn đề ấy, Bần-Đạo chỉ nói Đấng
Chí-linh hằng-hữu ấy là Đức-Chí-Tôn, là cha cả
chơn linh van-vật mà nhứt là chúng ta đây đã biết
với một cách thâm thúy, khối linh ấy thế nào hơn
hết. Biết bao nhiêu Đấng, biết bao nhiêu người
từ xưa đến nay thường tự xét, tự hỏi, vì cớ
nào ta có một cái linh-tâm cao-trọng hơn cả vạn-vật
? Tiềm tàng với chẳng biết bao nhiêu sự khôn ngoan
hiểu biết, và cũng vì tại nơi ấy mà buổi nào
loài người cũng chẳng hề quên Đạo. Nhìn biết
và hiểu hay không hiểu, dầu muốn từ chối hay không,
chúng ta cũng tự xét có vật tối linh trong thân thể
ta, mà vật ấy là gì ? từ trước đến giờ loài
người tìm kiếm mãi nguyên-do của nó.
Tiếp
khai các nền Tôn-Giáo hiện hữu không một nền Tôn-Giáo
nào nói mực thước và có một chơn lý cao siêu hơn
là Phật-Giáo nhưng cũng chưa giải rõ. Ta chẳng cần
tìm đâu xa xôi làm chi, chúng ta thấy hiểu con người
có tâm-linh, chúng ta có quan-sát cả chơn-lý của
Phật-giáo từ buổi sơ khai, nên chúng ta dám nói
chắc rằng: Chúng ta có một Tôn-Giáo mà tôn giáo
ấy là chúa tể cả các nền tôn-giáo khác. Vì bởi
nó là nguyên căn của Tôn-giáo và chính nó là một
tôn-giáo tự-hữu, từ buổi trời đất biến sanh
đã có. Cái khối chơn-linh ấy là cha của chơn-linh,
cha của nhứt điểm linh quang, làm sao chúng ta hiểu
linh quang ấy, vì ta xét từ trước Đức-Chí-Tôn
dùng cái thanh khí ấy mà tạo ra loài người với
đất do thanh khí ấy mà biến thành vạn-vật. Loài
người đến nay nhờ tấn hóa mà khôn ngoan, cũng
như vạn-vật nhờ tấn hóa mà được toàn năng toàn
tri vậy. Các nhà triết học luận bàn đã nhiều,
nhưng xét ra cũng chưa ai hiểu rõ cái nguyên căn ấy.
Phật giáo nói: Cái khối linh ấy phân-tánh của mình
ban bố ra cả vạn-vật, khối linh ấy trước khi
phân tánh thì gọi là Brama là Phật, đến khi phân
tánh rồi thì Đấng thứ nhì là Civa chủ về Pháp.
Đức Chí Linh cầm quyền năng biến chuyển chớ không
cầm quyền năng tạo-đoan. Pháp vận hành mà sanh
khí, nên ta thấy mênh mông trước mắt ta ấy là
khí; Vậy khí là gì ? Khí là khối sanh quang vạn-vật,
nhờ thở sanh-khí ấy mà sống; cho nên chữ khí là
sự sống của vạn-vật, do khí là pháp biến-tướng
ra vạn-vật. Nên Đấng thứ nhì chưởng quản cái
sanh khí thường gọi là "2e Logos" thuộc âm
ấy là Phật-Mẫu chưởng quản cả cơ-quan tạo-đoan
nầy vậy.
Như
chúng ta thấy cơ-quan sanh hóa vạn-vật và loài người
là do âm dương phối hợp mà biến tướng. Phật
chiết tánh biến ra Pháp là ngôi thứ nhì thuộc âm,
là Phật-Mẫu, nhưng chúng ta không biết cái bí-mật
ấy là khi âm dương phối-hiệp biến hình mà Phật-Mẫu
dùng gì để tạo nên cơ-quan hữu vi nầy. Vì bởi
Phật-Mẫu dùng khối sanh quang có năng lực vận hành
trong không khí chúng ta không thể thấy được. Khi
biến ra hữu-tướng là nước, lửa, gió; rồi nước,
lửa, gió vận hành biến ra vạn-vật, đi từ Hỗn-nguơn-khí,
Hư-vô-khí đến Huyền-ảnh-khí rồi mới biến ra
vạn-vật tức là Huyền-ảnh-khí biến ra nhơn hình
vậy. Khí ấy nhà khoa-học gọi là nguyên-tử-khí
(Atome) . Nguyên-tử-khí có năng lực vô-biên mà loài
người đã đoạt được để dùng chớ không biết
nguyên-căn và nguyên-tánh của nó đi đến mức nào.
Kể từ ngày loài người tìm được nguyên-tử-chất
và cùng được cái nguyên-tử-khí ấy là cái khí
sanh của vũ-trụ, mà họ có biết đâu một ngày
kia phàm thể sẽ nương nhờ nguyên-tử-khí ấy mà
quy nguyên Thánh-thể. Thử hỏi Đức-Chí-Tôn cho nhơn-loại
đoạt nguyên-tử-khí ấy để làm chi ?
Chúng
ta cũng nên tìm hiểu cái huyền-vi bí-mật ấy mà
dầu cho Đạo giáo nào cũng vẫn còn đương mơ tưởng
để kiếm hiểu. Ngày hôm nay nguyên-tử-khí dùng
để giết người, thì biết đâu sau nầy nó sẽ
là phương cứu tử huờn-sanh cho người, và nó sẽ
đem loài người đến địa-vị trường-sanh bất-tử.
Vì
bởi nguyên-tử-khí là căn-nguyên sự sống của vạn-loại,
nếu nó đã làm chết được thì nó cũng sẽ làm
sống được. Cái khí ấy sanh trước hết là nước,
lửa, gió vận-hành tạo ra hữu-hình là vạn-vật;
vì cớ mà con người đối với vũ-trụ hình ảnh
thế nào thì tạo đoan cũng thế ấy, nên mới lấy
càn khôn làm Đại thiên-địa và lấy con người
mà làm Tiểu thiên-điạ. Mạng sanh của con người
đồng thể cùng càn-khôn, tức là sự sống phải
tương-liên với Chí-Tôn mà Chí-Tôn lại cầm quyền
năng vô-đối.
Hỏi
vậy Chí-Tôn tạo ra cái đại nghiệp ấy để cho
ai ? Để cho vạn-linh, mà đứng đầu vạn-linh lại
là loài người; mà loài người có hưởng được
thì Đức-Chí-Tôn mới dành cho. Nếu chúng ta một
ngày kia hoặc nam hay nữ chẳng hạn, cũng sẽ có
một đứa hưởng được cái quyền năng ấy. Đức-Chí-Tôn
lập ra đại nghiệp thì Ngài cũng muốn chúng ta làm
được như Ngài, tức là đem tiểu-thiên-địa đến
đại-thiên-địa.
Ấy
vậy, về cơ-quan đoạt lấy đại nghiệp, Chí-Tôn
chỉ dặn chúng ta có một tiếng "TU". Tu cho
hiền mới hưởng được, nhưng thế gian lại chưa
hiền, thế-gian còn dữ quá thì chừng nào mới đoạt
đặng./.
ĐỨC-HỘ-PHÁP
Thuyết
Đạo tại Đền-Thánh , thời Tý đêm 1 tháng 12 năm
Đinh-Hợi
(1947)
Bần-Đạo xin nhắc lại một phen nữa khi vào hành
lễ lúc dâng Tam-Bửu. Hễ dâng bông lên là dâng cái
thể hình của chúng ta tức là tượng-hình xác thịt
của chúng ta đó, ta cúi đầu cầu nguyện Chí-Tôn:
"Con xin dâng mảnh hình-hài của con cho Chí-Tôn
dùng phương nào thì dùng"
Khi
dâng rượu cầu nguyện: "Con xin dâng cả trí
thức tinh thần của con cho Chí-Tôn dùng phương nào
thì dùng".
Khi
dâng trà cầu nguyện: "Con xin dâng cả linh-hồn
con cho Chí-Tôn dùng phương nào thì dùng".
Câu
chót nếu chúng ta khôn ngoan nguyện như vầy: "Cả
linh-hồn, cả trí-não, cả hình hài con Thầy đào
tạo đó là của Thầy thì do nơi quyền hành độc
đoán của Thầy định". Đó, ta cầu nguyện
như vậy với Chí-Tôn.
Bần-Đạo
đã giảng Tam-Bửu tại sao Chí-Tôn lấy bông tượng
trưng hình-hài, Ngài muốn nhìn con cái của Ngài bằng
cái giá trị tốt đẹp như con mắt ngó thấy cái
bông.
Ngài
lấy rượu là muốn tinh-thần của loài người cường-liệt
như rượu mạnh vậy.
Ngài
lấy trà là muốn chơn-linh ta điều hòa như trà vậy.
Ngài lựa 3 món đó cốt yếu là vậy.
Ngày
nay Bần-Đạo giảng ba ngôi hiệp nhứt của Đức-Chí-Tôn.
Cả thảy mỗi phen vào Đền-Thánh nắm sanh-khí ấy
tạo cả cơ-quan hữu-hình nầy, dầu sắt đá cỏ
cây, cả thú vật, vạn-linh, hữu-tướng, thuộc về
tăng.
Đứng
đầu tiên hết Chí-Tôn tức là Phật nắm cả cơ-quan
bí-mật tạo thành Càn-Khôn Vũ-Trụ. Đạo nầy luật
thế nầy, Đạo kia luật thế khác, nhưng không khác
hơn Phật-Giáo.
Giả-thí
như Thánh-giáo Gia-Tô cũng có ba ngôi (La trinité)
: Le Père, Le fils et Le Saint Esprit (Đức Chúa Cha, Đức
Chúa Con, và Đức Chúa Thánh-Thần) Đức Chúa Cha
là Phật, Đức Chúa Con là Pháp, Đức Chúa Thánh
Thần là Tăng.
Không
Đạo-Giáo nào thuyết minh rõ ràng cơ tạo-đoan, lấy
thuyết hỗn-độn sơ-khai phân chia: Khí chi khinh thanh,
thượng phù giả vi Thiên, khí chi trọng-trược hạ
ngưng giả vi Địa (Hễ khí thanh thì lên trời, khí
trược thì hạ xuống đất).
Cả
vật-loại hữu-tướng nầy có hai quyền-năng sản-xuất.
1)Ngôi
Chí-Tôn.
2) Đức Mẹ.
Người
ta không nói, trên lấy cơ-quan hữu-hình nói bóng
dáng thôi. Luật thiên nhiên tối thiểu, tối đại
vẫn có một luật mà thôi, biết đâu Chí-Tôn và
Phật-Mẫu theo lời Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm
Chơn-nhơn đã thuyết minh ra là người hữu-sanh, hữu-tử.
Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, Chí-Tôn và Phật-Mẫu cũng
là hai vợ chồng như ai vậy.
Cả
quyền năng ông cha chúng ta đào tạo thế nào, ngày
nay quyền-năng Chí-Tôn cũng đào-tạo thế ấy; mà
Bà mẹ chúng ta thế nào thì mặt luật ấy không
khác nào quyền-năng vô-tận của Phật-Mẫu dùng
đặng đào-tạo càn-khôn thế-giái. Chúng ta không
biết, không thể đoán được, luật ấy không xa.
Chí-Tôn
là Phật, Phật-Mẫu là Pháp, càn-khôn là Tăng, mặt
địa-cầu nầy đến ba ngàn thế-giái cũng là Tăng.
Nắm
quyền trị thế là Hạo-Nhiên Pháp-Thiên chính quyền
năng Chí-Tôn định, địa-cầu nầy không định khác,
chỉ có một mặt trời nầy không có mặt trời khác,
trong hai mươi bốn giờ có một ngày, Đấng làm chủ
cầm quyền trong pháp-giới là Hư-Vô Cao-Thiên vâng
mạng lịnh Hạo-Nhiên Pháp-Thiên làm cho vũ trụ khỏi
tương-tàn với nhau. Địa-Cầu nầy nếu không mặt
luật Đạo-đức thì sanh ra bậy bạ con người không
chắc sống.
Bây
giờ chúng ta quan-sát Hỗn-Nguơn Thượng-Thiên; Ngày
nay Đức Phật Di-Lạc ở nơi Hỗn-Nguơn Thượng-Thiên
cầm cả hành tàng Càn-Khôn Vũ-Trụ, giờ Ngài đương
cầm quyền cả vật loại.
Trước
khi nguyện lấy dấu và niệm Nam Mô Phật, Nam Mô
Pháp, Nam Mô Tăng, dám chắc thật đích xác ba ngôi
ấy chưa ai biết rõ.
Ngày
nay Bần-Đạo giảng: Phật là gì ? Phật là một
Đấng toàn tri toàn năng, người ta lầm lạc tưởng
không thấy hình-dạng là không có người, thế-gian
lầm lạc nhiều lắm. Họ quả nhiên là người sống
hiện tại chỉ có khác hơn chúng ta là không có thi
hài mà thôi. Đấng toàn tri toàn năng ấy là Đấng
đầu tiên hiệp lại với Chí-Tôn.
Bần-Đạo
đã giải nơi Phật có ba cảnh đặc-biệt:
1)-
Hạo-Nhiên Pháp-Thiên tương-liên hiệp một cùng
Đức-Chí-Tôn.
2)- Hư-Vô Cao-Thiên thuộc về Pháp-giới cầm cả
luật thiên-điều.
3)- Hỗn Nguơn Thượng-Thiên thuộc Tạo hóa thuộc
Tăng; Phật-vị có ba đẳng-cấp ấy đặng nắm
cả quyền-năng Càn-Khôn thế-giái.
Phi-Tưởng
Diệu-Thiên nắm quyền-hành tạo-đoan loài người
thuộc Phật, đồng thể với Phật.
Tạo-Hóa
Huyền-Thiên thuộc Pháp và có ba quyền tạo-đoan
thế-giái hữu-hình nầy vô cùng tận. Tạo-hóa cầm
sanh khí để tạo sanh-vật. Phi-Tưởng Diệu-Thiên,
Tạo-Hóa Huyền-Thiên, Bây giờ tới Phi-Tưởng Diệu-Thiên
lãnh phận sự nơi Đức-Chí-Tôn cầm nguơn khí của
con người giữ sanh-mạng vạn-vật kêu là vạn-linh.
Tới
Tạo-Hóa Huyền-Thiên, Phật-Mẫu cầm pháp chuyển
cơ sanh-hóa không cùng tận. Cả loài người, cây
cỏ, sắt đá, cũng tấn lên phẩm người nữa, là
nhờ tay của Đức Phật-Mẫu nắm pháp biến xuất.
Cả thi-hài, chơn-linh, trí não pháp-thân luân chuyển
sanh sanh tử tử. Nợ sanh tử ấy là bài học của
Tạo-hóa trong các cơ-thể ấy, loài người học làm
đặng biết đặng chi ? Đặng tạo pháp thân huyền-diệu
được toàn thiện, toàn mỹ, toàn tri, toàn năng như
Phật-Mẫu đã làm, ta làm đặng học hỏi tạo pháp-thân
do quyền lực thuộc pháp, hình hài xác-thịt thuộc
Tăng; thây chúng ta thay đổi lăn-lóc trên đường
sanh sanh tử tử cũng như Phật ở tối cao tối trọng,
gần Chí-Tôn là Hạo-Nhiên Pháp-Thiên. Các Đấng
ấy hữu sanh hữu tử tri-khổ nghiệp-chướng vạn-linh
năng du ta bà thế-giái độ tận vạn-linh đắc qui
Phật-vị.
Các
Đấng ấy đã chịu như chúng ta ngày nay đặng đi
đến toàn thiện, đặng toàn-tri toàn-năng; họ đi
trước mình đi sau, họ cao mình thấp thôi, con đường
họ đi mình cũng sẽ tới. Một điều ta nên để
ý hơn hết là chúng ta phải hiểu rằng: Mặt thế
này chưa biết ai cao ai thấp. Nơi Hạo-Nhiên Pháp-Thiên
một vị Phật cao trọng toàn tri toàn năng gần như
Đức-Chí-Tôn nữa mà xuống tại thế nầy đặng
học bài học khổ, dám làm kẻ ngu dốt lắm.
Chúng
ta thấy hình thể một vị Phật Mahâgarouth là một
vị chí Phật như Đức Sakya Mouni đến thế gian bưng
bình bát-du để xin cơm đặng nuôi kẻ khổ. Một
người ăn mày ở thế gian như vậy mà nơi cửa Hư-không
lại có quyền năng vô-tận vô-đối. Đến Đức
Chúa Jésus Christ là một vị Chrisna Vichnou đệ nhị
kiếp Chí-Tôn giáng linh xuống làm một vị bần hèn
khổ não để đi xin từ chén cơm, từ miếng bánh
mì đặng nuôi kẻ đói khó. Đó là bài học trước
mắt phàm chúng ta đã thấy.
Đấng
Tạo-Đoan đưa tay xin cho loài người ăn đó là người
cầm quyền năng nuôi khắp toàn vạn-vật Càn-Khôn
Vũ-Trụ. Thế gian chưa hề thấy và chưa hề biết.
Kỳ sau Bần-Đạo sẽ giảng tiếp.
ĐỨC-HỘ-PHÁP
Giảng
về hình-thức và định-nghĩa chữ tu ý-nghĩa của
Tam-Bửu
Chữ Tu ý-nghĩa rộng sâu thế nào, kinh điển đều
có dấu vết quan-trọng. Chẳng phải đứng trên giảng
đài trong giây phút mà giảng cho cùng lý, Bần-Đạo
chỉ lấy cái tinh túy của nó, diễn-giải ra đây
dầu không được trọn vẹn nhưng con cái Đức-Chí-Tôn
có thể lãnh hội dễ dàng.
Theo
tiếng Phạn: Tu gọi là Dyann người Miên (Tần-Nhơn)
gọi trại lại là Xáxơna, tiếng Pháp hay là tiếng
Âu định-nghĩa là "Se perfectionner" hay là
"Se rendre parfait ou plus parfait" (làm cho mình
đặng tận-thiện, tận-mỹ).
Luật
thiên-nhiên của tạo-hóa buộc các đẳng linh-hồn,
dầu vật-loại cũng phải trau mình đặng đoạt đến
nhơn phẩm. Khi được địa vị làm người còn phải
tự giồi trau để từ từ đi đến cảnh siêu-thoát
(Phật-vị).
Sanh
ra làm người, bất-luận là giai cấp nào, chịu nhiều
thử-thách, rồi chết, rồi tái sanh v.v... Cứ xây
vần mãi như thế thoát ra khỏi vòng lẩn-quẩn nầy
hoặc hiểu được ý-nhị của nó để được tiến
hóa thêm phần nào thì không ngoài chữ Tu. Tu là gìn
nhân-phẩm hạn-chế dục-vọng, thực hành theo lý
tưởng bác-ái để bước lên thiêng-liêng vị. Trái
lại là mua chác đau phiền, chận đường tiến hóa
về mọi hình-thức và vô-tình đi đến cảnh suy-vong.
Thế-gian
loài người đều có tu cả song có phần-tử bất-hảo
vô-tình không nhìn nhận. Tu có nhiều thể thức khác
nhau tùy theo giai cấp và sự tiến-hóa của mỗi cá
nhân mau hay chậm.
Đứa
trẻ sơ-sanh không biết nói, chưa có trí-khôn, lúc
khát sữa nó khóc là tìm phương cho mẹ nó hiểu,
gọi là tu; vừa lớn biết thương cha mến mẹ, khi
có em biết thương em gọi là tu; lớn hơn lên đến
trường, khi nó chăm chú học, và rán được giỏi
hơn bạn nó gọi là tu; khi vừa biết khôn-ngoan nó
hiểu rằng phải học cho hay hơn thiên hạ, và còn
tìm phương thế đương đầu tranh sống cùng xã-hội
gọi là tu; đến khi thành nhân nó biết lựa chọn
người bạn trăm năm đặng lập gia đình gọi là
tu; Nó còn tầm sự hay thêm mãi để có một địa
vị ... trong xã-hội gọi là tu; khi có địa-vị rồi,
nó muốn lập công-nghiệp vĩ-đại hơn và làm cách
nào cho nhơn-loại được hạnh-phúc gọi là tu. Tóm
lại nó vận dụng mọi sự hiểu biết, vì tùy mỗi
giai-đoạn tự-nhiên trong phạm vi nhơn-đạo đặng
làm theo, là nó tu thân vậy.
Về
phương tu trong chơn-truyền của Đức-Chí-Tôn thờ
phượng và dâng Tam-Bửu mỗi ngày chúng ta cầu nguyện
Đức-Chí-Tôn đặng dâng ba của báu ấy là Tinh,
Khí, Thần.
Tu
về tinh, khí, thần, con người sanh nơi đây Đức-Chí-Tôn
ban cho cái ân đặc-biệt là khi đầu sanh, tinh thần
tự thiên-nhiên đã có quyền-năng muốn đoạt cho
được mọi sự hiểu biết của nhơn loại. Tinh là
báu đầu tiên của mình, là thân thể mình (ám chỉ
xác thân). Khí là trí não khôn-ngoan hiển-hách của
mình. Thần là lương năng "Tri" hay là hồn,
liên-quan với xác thân. Đành rằng Tinh và Thần phản
đối nhau, song lắm khi trí lay động quá thường
biến sanh sự khủng-hoảng về tinh-thần cũng như
một kẻ kia tự biết là ngu là khùng, khi ta điểm
mặt nó nói nó điên, khùng thì nó tỏ ý giận dữ
và tức tối lắm. Sự giận dữ ấy trong tinh thần
của nó có khuôn luật thiên-nhiên bảo nó phải tu,
đừng để nó ngu, mà ai nói nó ngu tức nhiên làm
cho nó phạm luật thiên nhiên nên nó không chịu và
tức giận.
Từ
khi loài người đã có nơi mặt thế, đều muốn
thoát-ly thú tánh, đặng họ sẽ định tâm sáng suốt
thành một vị Thánh ở thế gian. Chúng ta đã biết
bao vị Thánh sống xuất-hiện trong loài người mà
huyền bí vô biên của Tạo-công vẫn là đó cả.
Ấy
vậy khuôn luật thiên-nhiên phải buộc ta phải tu
trí; nếu trí ngu-xuẩn mê-muội thì phải chịu lệ
thuộc cho kiếp sống thừa. Chúng ta vẫn thấy một
đứa trẻ còn kiếm phương để hiểu những điều
hiểu biết của thiên hạ; nó không biết nó hỏi
và vấn nạn để hiểu, ấy là phương tu trí. Được
khôn ngoan là nhờ tu trí, tu hạnh đức (hay hạnh
kiểm) rồi mới tu ngôn ngữ. Tu trí đặng lập ngôn,
tức nhiên là tu khí.
Khi
Đạo ta được đủ trí và thức thời, tâm ta trở
nên sáng suốt, biết kiếp sống là mộng ảo thì
cái thiệt của xác thân khác nào con vật. Như thế
ta phải tìm gì, nếu không tìm cái chi chắc vững
hơn. Người ta không quên tìm cái Thiên lương, cái
linh hồn, cái chơn linh bất di bất dịch, sống mãi
mãi nơi cõi Hằng Sống. Biết được sống ấy là
Hằng Sống thì còn đợi gì không tô điểm và giữ
nó được trường tồn đẹp đẽ.
Trước các tôn giáo (nhứt
là Phật Giáo) chưa có định chữ Thiên lương; Thiên
hạ lấy chữ Tâm mà tượng trưng cho linh hồn, mà
linh hồn là bóng dáng chớ chưa thiệt tướng. Đề
cập đến cái Tâm là bất quá nói cái trí do tinh
thần làm căn bản, nên lấy chữ Tâm thay thế cho
tinh thần chớ chưa thật tướng tinh thần. Qua giai
đoạn tu trí đến tu tâm. Tâm buộc ta quan sát cả
hành tàng kiếp sống của các bậc Thánh Hiền Tiên
Phật đã lưu lại trên mặt thế. Ta nương lấy nó
(tâm) làm căn bản để kiếm một phương pháp thích
dụng đặt mình vào làm phương tu cho mình. Tu tâm
chẳng những gieo mối tình cảm cùng vạn vật, nhân
loại mà còn đưa ta đi mãi trên con đường vô tận,
vô biên. Càn khôn vũ trụ của nó là nhà, là phương
tu là căn bản. Còn Trí đối với Tâm vẫn thiên
lệch vì danh của Tâm còn vô tận vô biên hơn. Cảnh
vô hình thế nào, Tâm như thế ấy. Chưa ai biết
rõ Đức Chí Tôn do cái Tâm mà để tình yêu ái và
tình thương. AÔi tình nầy hình trạng thay thế cho
chữ Tâm. Ngoài ra nó còn liên quan với tánh thiêng
liêng, đến con đường có liên hệ với Thiên tánh,
Phật tánh, phải qua cái cửa mà thiên hạ đi chưa
tới, gọi là cửa hư vô tịch diệt trong cảnh thiêng
liêng kia. Đạo Cao Đài giờ phút nào còn thiếu cái
đó là còn thiếu tu tâm "ái truất thương sanh"
là tu Tâm. Thánh thể của Ngài phụng sự cho vạn
linh là tu tâm. Cái Tâm khó tả cho đầy đủ mà kiếp
sanh của chúng sanh ít có năng lực để tạo ra nó.
Nếu chưa thì con đường thực hiện của chúng ta
còn xa vời hơn nữa. Đức Chí Tôn đã nói: Biết
phụng sự vạn linh các con mới bước vào con đường
tu tâm của các con. Còn chưa tu Tâm các con vẫn có
từ bi bác ái và công chánh thế nào cũng chưa đủ
gì. Có tu Tâm mới có phương thế lập Đức. Đức
Chí Tôn đã dạy chúng ta phụng sự vạn linh là cốt
yếu bảo chúng ta phải tu Tâm mới đối lại cái
quyền năng tinh thần của tâm lý, đặng lập Đức
và Tam lập vậy, vì nó có liên hệ với nhau. Những
lời Bần Đạo thuyết tự nãy giờ có thể viết
ra một quyển sách đầy ý vị, con cái Đức Chí
Tôn lưu tâm kiếm hiểu .
-
Chung -
|