Ðại - đạo  Tam -  Kỳ  phổ - độ

Tòa - Thánh  Tây - Ninh

 

 

 

GIÁO LÝ LƯỢT KHẢO

Tác gỉả : Tiếp Pháp Trương Văn Tràng

 

 

CHƯƠNG THỨ TÁM

 

Hạ Thừa

 

Dẫn giải.- Tân-luật Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ định rằng : Hạ-thừa là hạng người giữ đạo, còn ở Thế, có vợ chồng, làm ăn như thường ; song, phải giữ trai kỳ, hoặc sáu hoặc mười ngày trong mỗi tháng, phải giữ Ngũ-giới-cấm, Tứ-đại điều-qui và tuân theo Thế luật của Đại-Đạo.

Chúng tôi theo thứ tự trên đây mà giảng giải, để làm phương châm cho sự học tập.

NGŨ-GIỚI-CẤM

Cấm sát sanh là không được giết hại mạng sống.

Cấm trộm cướp là không được trộm cắp của người.

Cấm tà dâm là không được thông gian.

Cấm uống rượu là không được uống rượu say sưa

Cấm nói dối là không được nói láo xược, hoặc nói mà chẳng giữ lời

(xem năm bài giới cấm).

Tứ Đại Điều Qui

1)- Phải tuân lời dạy dỗ của người trên ; chẳng hổ chịu cho kẻ thấp hơn điều độ. Lấy lễ hòa người ; l lầm lỗi phải ăn năn chịu thiệt.

2)- Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình để làm nên cho người ; giúp người nên Đạo ; đừng cừu riêng ; chớ che lấp người hiền.

3)- Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả. Đối với người trên, kẻ dưới đừng lờn dễ ; đối vớ kẻ dưới, người trên chẳng khá khinh khi ; trên dạy dưới lấy lễ ; dưới gián trên chớ thất khiêm cung.

4)- Trước mặt sau lưng đều xử một mực, đừng kính trọng trước mặt mà khinh lờn sau lưng.

SANH KẾ

Người trong đạo chẳng được làm nghề nghiệp có sát hại sanh mạng ; chẳng được làm nghề nghiệp có phạm đến sự tồi phong bại tục ; chẳng được soạn hay ấn hành những truyện sách ái-tình, hoa nguyệt, chẳng đặng buôn bán các thứ rượu mạnh và á-phiện, là những vật độc, làm giảm sức con người.

Chương Thế-luật Đại-Đạo gồm có hai mươi bốn điều, kể đủ những cự quan, hôn, tang, tế, mà người bổn đạo phải thù-tạc vãng-lai, để giúp đở nhau khi hữu sự ; nhứt là câu : Trai phải Tam-cang, Ngũ-thường ;

Gái phải gìn Tam-tùng, Tứ-đức ; đó là căn-bản đạo người ; chúng tôi sẽ giảng rộng sau đây :

Phận làm trai

Tam-cang - Ngũ-thường

Tam-cang.- Tam-cang là ba giềng mối chánh trong đạo làm người :

Quân-thần cang tức bổn phận làm vua và làm tôi

Phụ-tử cang tức bổn phận làm cha và làm con

Phu thê cang tức bổn phận làm chồng và làm vợ

Quân-thần-cang

Giềng mối Vua-tôi.

Quốc-trưởng là bậc Đế-vương, đứng đầu trong nước, khôn ngoan hơn thần dân, chúng ta không nghị luận đến, mà chỉ nên nhắc nhở nhau, những bổn phận làm quan và làm dân thôi ; bởi vì trong hàng anh em chúng ta, có người làm quan mà cũng có kẻ làm dân.

Bổn phận làm quan

Quan là người thay mặt cho Vua, thay quyền cho chánh-phủ, cai-trị dân. Trị-dân : nghĩa là : dạy dân, giữ dân được an-cư lạc-nghiệp. Vì vậy nên người làm quan phải thương dân, như cha mẹ thương con, thế mới hợp với câu Dân chi phụ mẫu .

Người làm quan, trên giữ dạ ngay thờ chúa, dưới lấy đức chăn dân lo tròn phận sự để nêu danh tốt về sau ; chớ chẳng khá bắt chước những con giặc, tôi-loàn, trên dối Vua, dưới gạt dân ; mà mang điều nhục-tổ hổ-tông.

Làm quan nên lập đức : Thanh-liêm, Cần-mẫn, Chánh-trực .

Thanh-liêm : thì không tham của hối-lộ mà hại dân lành. Nên nhớ rằng nhà nước tin-cậy, giao mạng sống của dân trong tay ta ; nếu ta vì của bất chánh mà làm việc bất công : chuyện phải làm quấy, việc quấy làm phải, điều ấy có thể dấu được lịnh Vua, chớ luật Trời đâu dễ che lấp.

Thế nên làm quan phải giữ đức thanh liêm.

Cần mẫn : là siêng năng. Thi hành bổn phận nhà quan, ta nên siêng năng : một là ngừa kẻ gian-manh trộm cướp, hai là ngăn kẻ ỷ chúng, hiếp cô, để cho lương dân được sống yên dưới bầu Trời an-tịnh.

Chánh-trực : là một đức lớn của nhà quan. Kẻ bất chánh,thì không hay làm được việc công-bình ; mà bất công thì làm sao trị dân.

BỔN PHẬN LÀM DÂN

Làm dân thì phải lo tròn bổn phận Công-dân. Trên phải tuân lời quan, dưới thuận cùng đồng loại. Quan là người thay mặt cho Vua ; tuân lịnh quan tức trung với Vua. Thuế sưu lo tròn, không nên lập đoàn, hiệp-lũ mà gây ra trộm cướp, phá xóm, phá làng ; ấy là thương yêu nòi giống.

PHỤ TỬ CANG

Giềng mối cha con.

Làm cha phải lành (Từ) ; làm con phải thảo (Hiếu).

Vi nhơn phụ chỉ ư từ. Chữ Từ (Lành) chỉ về nghĩa vụ làm cha mẹ, phải nuôi con cho nên vai, nên vóc, dạy dỗ con cho nên người hữu dụng.

Người cha mẹ lành cũng có khuyên con, răn con, nghĩa là cũng có la rầy, đánh mắng, làm thế nào cho con bỏ cái dở, theo cái hay ; chớ chẳng phải lành là chiều theo ý con muốn làm gì thì làm. Tại sao ngườI cha không để cho con được tự do hành động. Bởi vì con còn thơ ấu, trẻ lòng, non dạ. Nói tóm là con chưa đủ sáng láng, để phân biệt phải quấy và chưa đủ tinh thần cứng rắn, để vượt qua những giờ vật dục cám dỗ.

Ấy vậy nên người cha mẹ phải dìu dắt con trên đường đạo đức quang minh. Gia đình giáo-dục là căn bản đạo người.

Đối với con, cha mẹ cũng có quyền, như : nhờ con nuôi dưỡng lúc về già, nhờ con giúp đở việc nặng-nề. Cổ-nhơn nói : Dưỡng nhi đãi lão . (Nuôi con để nhờ lúc về già). Nhưng, cha mẹ muốn dùng quyền ấy, trước phải làm xong nghĩa vụ mình, tức là nuôi con, dạy con, cho nên người. Trái lại, nếu cha mẹ không làm tròn bổn phận mình, mà cứ sai con, mắng con, như thế là thất phận cha mẹ. Vi nhơn từ ư chi hiếu. Thảo là đạo làm con, chẳng những không ai được từ khước, mà ai cũng phải coi đó là bổn phận của mình nữa.

Cổ-nhơn nói : Nhơn sanh bá hạnh, Hiếu vi tiên . Người đời có trăm nết, song Hiếu đứng đầu.

Tại sao người ta phải hiếu với che mẹ ?

Ôi ! Công sanh thành dưỡng dục kể sao cho hết, nào là mười tháng cưu mang, ba năm bú móm ẵm bồng, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Còn cha là phải dày công dạy-dỗ, cực nhọc, tảo-tần, dầu trăm cay ngàn đắng, dầu vào cảnh nguy nan, người cha cũng không từ ; miễn là làm ra cơm tiền, để nuôi con thì thôi. Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ công cha như thế, hỏi vậy ở đời, có người nào mà chẳng thương mến chăng ? Ắt không. Nhưng, thương mến chưa đủ, nghĩa vụ làm con bắt buộc người ta phải tròn đạo Hiếu.

Thực hành đạo Hiếu, trướt nhứt là nuôi cha mẹ. Sự nuôi ấy cốt ở lòng thành kỉnh, giàu nuôi theo giàu, nghèo nuôi theo nghèo ; ngoài miếng ăn, miếng uống, tấm áo, manh quần, còn phải hết lòng vui vẻ trong phận sự, để cho cha mẹ được vui lòng. Một hôm Thầy Tử-Du hỏi chữ Hiếu ; Đức Khổng-Phu-Tử đáp :Ngày nay người ta bảo hiếu là biết nuôi cha mẹ ; nhưng, đến như giống chó ngựa kia cũng có người nuôi. Nếu nuôi cha mẹ mà không kính, thì lấy gì để phân biệt với sự nuôi cầm thú . Vậy đủ biết nuôi cha mẹ quí tại lòng thành kính. Chẳng nên bắt chước câu : Giàu thì đặng thảo ngay, nghèo thì mất trung Hiếu lời ấy chẳng qua là nói để che lỗi của mình mà thôi. Trái lại, nên nhớ câu : Nhà nghèo mới có con thảo, nước loạn mới có trung thần. Từ xưa, những gương trung hiếu tiết liệt, phần nhiều xuất hiện trong nhà nghèo khó.

Khi ở chung với cha mẹ, không nên làm buồn lòng của cha mẹ, nếu mình có việc buồn riêng, cũng chẳng nên tỏ sắc giận hờn cho cha mẹ thấy. Khi cha mẹ quở trách thì phải tự xét mình mà chừa lỗi ; chớ chẳng khá buồn. Cha mẹ già phải coi chừng sức khỏe, nghĩa là nuôi cha mẹ phải xem đến chỗ chưa nói kia. Tại sao ? Bởi vì có nhiều khi cha mẹ sợ con lo buồn mà chẳng tỏ ra những việc người cần.

Cha mẹ lúc sanh tiền chẳng nên đi xa ; nếu cần đi vắng thì phải cho biết chỗ, để người nhà tìm cho dễ, khi hữu sự. Cha mẹ đau ốm, kẻ làm con phải tận tâm chạy thuốc, chạy thầy, chính mình phải lo liệu mọi phương ; nếu giao cho kẻ khác, biết đâu, người ấy, vì sơ sót làm thêm bịnh cho cha mẹ mình. Bình nhựt cũng phải xem chừng : nếu cha mẹ khỏe thì vui mừng, mệt thì lo lắng. Lòng hiếu thảo ai cũng có, nhưng, có một ít người xao lảng, vì ham mê sắc dục, hoặc tiền của, rồi sanh ngỗ nghịch. Vậy ai là người làm con, nên thận trọng bổn phận của mình.

Nhưng đạo Hiếu không phải nhắm mắt phục tùng cha mẹ ; mà trái lại, phải xem xét cái gì của cha mẹ đã làm ; nếu hay thì theo, còn lầm mỗi thì ôn tồn khuyên can, sửa đổi. Nếu cha mẹ không nghe thì lại kính mà không trái lễ, nghĩa là lần lần lựa cách nói cho cha mẹ nghe lẽ phải, để sửa đổi ; có khi cha mẹ giận mà đánh đập cũng không hờn oán.

Cha mẹ mất thì phải tang chế. Cổ nhơn bảo : Tang tắc trí kỳ ai . Tân-luật Đại-Đạo định rằng : viêc tang chế không nên xa xí, không nên quàn linh c u lâu ngày, không nên dùng đồ Âm-công lòe-loẹt, không nên đãi đằng rần rộ mà mất sự nghiêm tịnh ai bi.

Đức Khổng-Phu-Tử cho sự thờ cha mẹ rất Hiếu là : Kính kỳ sở tôn, ái kỳ sở thân, sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn. Hiếu chi chí dã . Kính những người cha mẹ đã tôn trọng, yêu những người cha mẹ đã mến, thờ cha mẹ lúc chết cũng như khi sống, mất cũng như còn. Ấy là Hiếu rất mực vậy. Theo đó thì suy ra thì khi cha mẹ chết rồi kẻ làm con cũng tưởng như khi cha mẹ còn sống, chuyên tâm trì chí làm tròn bổn phận, thỉ chung như nhứt.

Bổn phận làm Anh Chị và làm Em

Huynh tắc đễ, Đệ tắc cung

Anh em, chị em, đồng thọ sanh nơi một cha mẹ. Tục ng nói : Một cục máu xắn làm năm ba . Đồng cốt nhục, đồng bào thai, và từ lúc nhỏ dại : ở chung một nhà, ăn chung một mâm, nằm chung một chiếu ; vui có nhau, buồn có nhau, nhứt nhứt đều chung cùng với nhau. Vậy cái tình thương yêu khắn-khít ở giữa anh chị và em không tình nào hơn được.

Muốn giữ cái tình máu mủ ấy mãi mãi, thì người anh chị phải biết bổn phận mình là thuận yêu, kẻ làm em phải biết bổn phận mình là cung kính. Khi cha mẹ vắng mặt, người anh chị phải quyền huynh thế phụ, nghĩa là người anh chị có trách nhiệm khuyên răn em, sai khiến em ; nhưng, muốn dùng quyền ấy thì người anh chị phải làm tròn nghĩa vụ của mình, là thay mặt cho cha mẹ nuôi em, dạy em. Cổ-nhân thường khuyên nhau rằng trước phải làm nghĩa vụ rồi sau mới dùng quyền lợi, là lẽ như vậy.

Theo lý thường nhiên, lúc thành nhơn thì mỗi người đều có gia thất. Mặc dầu xa cách nhau, nhưng anh em, chị em phải giữ cái tình cốt nhục duy nhất ấy mãi mãi ; nghĩa là phải thương yêu, giúp đở nhau : việc nhỏ cũng như việc lớn ; mà muốn giữ tròn cái tình cốt nhục ấy, phải tránh những tiếng to, tiếng nhỏ ; của vợ con hay chồng con. Theo thường tình, những em chồng, chị dâu, em rễ, anh vợ, hay chinh nghiêng lẫn nhau ; vì những việc nhỏ mọn.

Bổn phận ữanh chị, hay em út phải sáng suốt mà phân định, để tránh cái vạ chia lìa. Anh em, chị em là di-hài của cha mẹ, bất hòa là phá hoại cái di-hài ấy. Anh em, chị em như tay chơn, bất hòa là chia lìa thủ túc.Người nào xử được đạo Hiếu-đễ nghiêm trang trong gia-đình, thì người ấy có tinh thần hòa-kỉnh. Hiếu-thuận là gốc Đạo xử-thế, ấy vậy nên người trọn thảo thuận thì có lòng trung-quân, ái-chủng.

Bổn phận con cháu đối với ông bà

Ông bà là đấng sanh thành, dưỡng-dục cha mẹ, lại là đấng mà cha mẹ thương mến quí trọng. Đạo-hiếu buộc người làm con phải kính trọng những người mà cha mẹ thâm giao. Ấy đó là những người bàng-quan mà còn phải xử trí như thế, huống chi ông bà là ruột thịt của chúng ta, mà chúng ta lại dễ-dui sao ?

Ấy vậy khi ông bà sanh tiền, chúng ta phải thay mặt cha mẹ mà chăm nom giúp đở, những việc nào mà chúng ta có thể làm được. Còn khi ông bà qua đời thì lại thay mặt cha mẹ mà thờ phượng, cúng-tế.

Luân-lý cổ-truyền của người Việt Nam dạy rằng : ngày tế-tự, cả gia-tộc hợp về nhà thờ, lo việc tế-lễ. Hai ngày : Tiên-thường và Chánh-giỗ, những người họ hàng vui vầy : có khi nhắc lại sự tích Tổ-tiên, có lúc hỏi việc hàn-huyên gia-tộc. Giờ cúng tế mỗi người đều có lòng thành kỉnh rất mực. Khi ra vào, lúc lại qua trước bàn thờ, họ cúi đầu tỏ vẻ sợ sệt, dường như Ông Bà đương ngự trên chỗ sở-tôn. Giờ tế-lễ ấy, hoàn-cảnh yên lặng, người Trưởng-tộc hành lễ, rồi đến con cháu cứ theo thứ tự vái lạy trang nghiêm.

Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-Độ giữ nguyên vẹn cái lễ thờ cúng Ông Bà đó. Vả chăng, đạo-hữu đã sẵn có đạo-tâm, nay đem lòng đạo-đức ấy mà thờ cúng Ông Bà thì có lẽ cái phong tục cổ-truyền sẽ được tăng phần thuần-mỹ nữa.

Bổn phận đối với Cậu Cô Chú Bác

Cậu cô chú bác là anh em ruột thịt với cha mẹ, kẻ làm con chẳng những phải yêu mến, mà còn quí trọng, như cha mẹ nữa. Nếu vô phước mồ côi, thì chính cậu cô, chú bác, là người thay mặt cha mẹ mà nuôi mình. Đó đủ thấy rằng kẻ làm con phải thương mến quí trọng cô cậu, chú bác như cha mẹ. Khi thành gia thất rồi, tự-nhiênữai cũng có cậu cô, chú bác bên chồng, cũng như bên vợ. Kẻ làm con cháu cũng không vì lẽ gì mà chẳng thân ái những người ấy.

PHU-THÊ-CANG

Giềng mối chồng vợ

Chồng hòa, vợ thuận.

Trai lớn lên thì có vợ ; Gái lớn lên thì có chồng. Người ở đời, ai ai cũng phải có đôi bạn, rồi sau mới lập gia đình. Cái định luật ấy từ xưa đến nay, vẫn không thay đổi. Trong đạo vợ chồng, có điều tốt nhứt là hai người ấy được thuận hòa, ăn ở với nhau, từ tóc xanh, đến đàu bạc. Mà muốn được vậy thì mỗi người phải biết bổn phận của mình và phải hành-vi trong phạm-vi ấy.

Chồng là rường cột của gia đình, phải đảm đương mọi việc bên ngoài, để tạo hạnh-phúc cho gia-đình, nghĩa là phải làm lụng cho có cơm, có tiền để nuôi dưỡng gia-đình no-ấm ; kế đó, sẽ nói đến việc lễ-nghi đạo đức, tức là bày ra việc dạy dỗ. Cổ-nhơn nói : Giáo-phụ sơ lai, giáo-tử anh hài . Nghĩa là dạy vợ lúc ban sơ mới về, dạy con lúc còn thơ ấu.

Mà muốn dạy người, trước phải sửa mình. Giả tỉ như người chồng biếng nhác, không lo làm ăn, quanh năm cứ lêu-lõng chơi-bời, cờ bạc. Chồng như thế mà bảo vợ nên người, thì không thể được ; hoặc giả cha như thế mà bảo con đừng cờ bạc, rượu trà cũng không sao được. Người chồng chẳng những phải lo làm lụng để tạo hạnh-phúc cho gia đình, mà còn phải có tinh-thần hòa-ái nữa.

Về tâm lý, nên biết rằng vợ là bạn trăm năm, cha mẹ sắm cho. Ủàn bà là người yếu đuối, nương dựa nơi mình, gởi thân cho mình, để cùng nhau lo việc trăm năm gia thất. Hơn nữa, vợ chồng lại là người đầu ấp, tay gối với nhau, vui chung vui, buồn chung lo, nghèo chung chịu, giàu chung hưởng. Lòng có nghĩ như thế thì mới có dạ yêu đương và đùm bọc.

Người chồng có quyền khuyên lơn, dức bẩn người vợ, nhưng, trước phải làm xong nghĩa vụ của mình, như nói trên, rồi sau mới dùng đến quyền. Tuy nói rằng có quyền, nhưng, người chồng, lúc nào, cũng lấy tinh-thần hòa-ái làm cốt. Nghĩa là có khuyên lơn, dức bẩn người vợ thì cũng chỉ trong vòng lễ nghi, kính-mến ; chớ chẳng khá đang tay đánh đập, như kẻ võ phu.

Người vợ phải có tinh-thần thuận-tùng, nghĩa là phải biết dung-hòa với chồng, để tạo hạnh phúc gia-đình. Bát, đia trong sóng còn động, huống chi vợ chồng ăn ở với nhau cả đời, làm thế nào tránh khỏi một đôi khi bất đồng ý kiến. Giả tỉ như có trường hợp ấy xảy ra, thì vợ chồng nên nhịn nhục lẫn nhau, chồng nói vợ nghe, vợ nói chồng nghe, để phân trần điều hơn lẽ thiệt. Tương-y, tương-ỷ mà sanh sống trong vòng lễ-nghi đạo đức ; điều đó là tốt nhứt ; chẳng nên bắt chước phường hỗn-ẩu, chồng một lời đi, vợ năm bảy tiếng lại. Thế rồi sanh việc bất-hòa ; mà chồng vợ bất-hòa thì gia-đình tan nát.

Phận gái trọng nhứt là trinh-tiết ; bởi vậy người phụ-n có than phải giữ lấy thân ; mỗi ngày phải làm tăng giá-trị của mình thêm cao lên mãi. Tục ng nói : Đi ngang đám dưa không nên sửa dép ; đi ngang cây lý không nên sửa mũ. Đại ý câu nầy khuyên người ta phải hành-vi, ăn nói, đi đứng trang-hoàng, nhứt là phải tránh những cử chỉ nào làm người khác ngờ vực, cũng như đi ngang đám dưa thì không nên sửa dép, hoặc đi ngang cây lý không nên sửa mũ, vì làm như thế ngờ rằng mình bẻ trộm dưa, hay hái trộm lý.

Nội trợ là bổn phận đàn bà, cho nên người vợ phải chăm lo việc nhà : thiếu đủ phải biết, còn hết phải hay, sắp đặt đâu đó an bày, ăn cần ở kiệm, phải trọng tiền của chồng làm ra. Tục ng nói : Ăn nhịn qua ngày, ăn vay mắc nợ . Của chồng công vợ, chồng vợ cộng tác, để tạo hạnh phúc gia-đình.

Tóm lại, đạo vợ chồng cần nhứt là phải thuận-hòa, chồng chẳng nên ỷ quyền mà hiếp đáp vợ, vợ không nên cậy thế mà hỗn-ẩu với chồng. Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn !

Tân-luật Đại-Đạo nói : Hôn nhơn là việc trọng trong đời người. Phải chọn hôn trong người đồng đạo, trừ ra khi nào người ngoài ưng thuận nhập-môn thì mới được kết làm giai-ngẫu . Đó là có ý ngừa sự bất đồng tâm lý về sau.

Tân-luật lại cấm người đàn ông không đặng cưới hầu thiếp. Rủi có chích lẻ nửa đường, mới được chắp nối. Thoảng như vợ lớn không con nối hậu thì được phép cưới hầu thiếp ; song chính mình Chánh-thê đứng cướI mới đặng. Người đạo cũng chẳng được để bỏ nhau, trừ ra ngoại tình, hay bất hiếu với công-cô.

Ngũ-thường

Đổ lên là Tam-cang, còn Ngũ-thường là gì?

Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín gọi là ngũ thường, tức là năm đức thường, để xây dựng một phẩm vị làm người ; mà chúng tôi giảng kế đây :

NHÂN : Người ta ai cũng có bẩm thọ của Trời một điểm Linh-quang để làm tự-tánh của mình ; người đời gọi đó là nguồn Thiên-lý ở trong người. Nhân là cái phát động của nguồn Thiên-lý ấy ; cho nên Cổ-nhân nói : Nhân là hột-giống hóa-sanh đức-tánh tốt.

Chữ NHÂN đem ra mà ứng dụng vào đời sống thì nó gồm tất cả nghĩa vụ làm người ; thành thử, có câu nói : Nhân là đạo người (Nhân giả nhơn dã). Thực hành chữ NHÂN tức là áp dụng Thiên-lý vào đời sống thực-tế. Thế nên muốn làm NHÂN phải giữ lòng cho ngay thẳng ; nghĩa là chẳng cho tư-dục xen vào Tâm, để cho nguồn Thiên-lý ở trong Tâm ung-dung phát-triển theo lẽ tự-nhiên của nó, rồi người ta cứ theo đó mà làm cho hết bổn phận của mình. Đó là làm NHÂN vậy. Còn như muốn biết rộng ra nữa thì chúng ta nên xem Cổ-nhơn dạy phương pháp làm NHÂN như sau :

Có người hỏi phương-thức làm Nhân là thế nào thì Đức Khổng-Phu-Tử nói : Kỹ dục lập nhi lập nhơn ; kỹ dục đạt nhi đạt nhơn. Năng cận thủ tỷ khả vị Nhân chi phương . Nghĩa là mình muốn lập thân thế nào thì cũng giúp người cùng lập thân như mình ; mình muốn thông đạt đến đâu thì cũng giúp người cùng thông đạt như mình. Ai hay làm những điều đó là làm Nhân vậy.

Thầy Tử-Trương hỏi Nhân, Đức Khổng-Phu-Tử nói : Hãy làm năm điều nầy trong Thiên-hạ là Nhân, rằng : Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. Cung thì không khinh lờn, Khoan thì được lòng người, Tín thì được người tin cậy. Mẫn thì có công, Huệ thì đủ khiến được người .

Cũng có nhiều người khác hỏi cách làm Nhân, Đức Khổng-Phu-Tử tùy căn cơ kẻ hỏi mà trả lời, để khai hóa sở học của họ. Đạo Nhân rất rộng rãi, vì nó gồm tất cả đạo làm người.

Người có Nhân lúc nào cũng có thái độ ung dung tự-tại, bình-tĩnh yên lặng, mà trong lòng luôn luôn có một năng lực Trực-giác mẫn-thiệp ; việc đến thì họ biết ngay, với một cách mau chóng. Họ làm việc gì cũng thích hợp Đạo-lý. Họ thật-thà chất-phác mà giàu tình-cảm ! Đối với gia-đình thì hiếu-đễ, đối với xã-hội thì thuận-hòa, đối với từng người, từng vật thì yêu thương giúp đở. Trên thuận lòng Trời, dưới hòa với Chúng-nhơn, cử chỉ hành-động hằng khích lệ trên nền tảng Vạn-vật nhứt-thể việc lợi danh ở đời, họ không phải lánh hẳn ; nhưng, họ chẳng bỏ đạo-Đức để cầu lợi-danh. Đạo-đức với lợi-danh, nếu phải bỏ một thì họ rất vui lòng bỏ danh-lợi, để cầu Đạo-đức.

Đạo Nhân có thứ bậc như : thương cha mẹ thì khác với thương người láng giềng, thương anh em bậu bạn thì khác với thương cầm thú. Kịp đến sự giúp đở cũng vậy ; nghĩa là nuôi cha mẹ thì khác với nuôi trâu bò.

Đó là chỗ Đạo Nhân không giống với Bác-ái. Bác-ái dạy người ta phải thương trùm vạn-loại. Người cũng như vật, thân cũng như sơ. Bác-ái dành cho người xuất-thế, ly-gia ; còn Đạo Nhân thì thích ứng với người ở Thế, để thi hành Nhơn-đạo từ trong gia-đình đến ngoài xã-hội.

Thử hỏi tại sao ở đời lại có ngươi nầy hiếp kẻ nọ ? Thì đó chẳng qua là tại lòng oán-ghét lẫn nhau. Nếu cha con ghét nhau thì mất từ-hiếu ; vợ chồng ghét nhau thì mất thuận-hòa ; anh em ghét nhau thì mất yêu đương ; người trong thiên-hạ ghét nhau thì người mạnh hiếp kẻ yếu, người giàu lấn kẻ nghèo. Muốn tránh lòng oán ghét, chúng ta cứ mở long thương yêu (Nhân) cho rộng, rồi tự-nhiên lòng oán-ghét không có chỗ nương mà phải đi ra khỏi Tâm-gian của mình, cũng như hòa-bình làm hết chiến tranh vậy.

NGHĨA.- Nghĩa là cử chỉ tác-Động theo đạo-lý. Đối với bổn thân : Nghĩa làm cho người thành đức ; còn đối với người khác và vật thì Nghĩa giúp người và vật được an vui theo lẽ Đạo. Chữ Nghĩa, nếu theo sau chữ Nhân thì nó giúp chữ Nhân phát biểu đạo-đức ra ngoài. tỉ như chúng ta thấy kẻ nghèo thì chạnh lòng thương, đó thuộc về Nhân. Ra công giúp đở kẻ nghèo, đó thuộc về Nghĩa. Trường hợp nầy thì hai chữ Nhân Nghĩa phải đi kèm nhau mới thành đạo-đức. Trái lại, nếu có Nhân mà không có Nghĩa thì đạo-đức thiếu hình thức ; còn như có Nghĩa mà không Nhân thì đạo-đức thiếu tinh-thần. Giả như chúng ta thương kẻ nghèo mà không ra công giúp đở, thì lòng Nhân không thực hiện, còn như ra công giúp người nghèo mà không có lòng thương thì sự giúp đở ấy lại vì một ý gì khác ; chớ không phải là Nhân.

Nhưng phải hiểu rằng lòng dục lợi của người ta mạnh lắm ; cho nên muốn làm Nghĩa phải ngăn lòng dục lợi, để cho lòng Nhân phát triển tự nhiên mới được. Cổ-nhơn thường khuyên nhau : Tiền Nghĩa vị hậu lợi , tức là phải làm nghĩa rồi sau sẽ cầu lợi là lẽ như vậy.

LỄ.- Lễ trước dùng để tế tự, sau lan rộng đến nền nếp xử-sự, tiếp-vật mà nhơn-quần Xã-Hội thừa nhận. Chữ Lễ lại đồng-thể với chữ Lý ; cho nên nó phải tùy thời mà biến đổi, càng ngày càng tốt hơn, chớ chẳng khá cố-chấp mà phải sa vào cái hủ lậu.

Về phương diện tế tự. Lễ có mục phiêu thứ nhứt là làm cho đàn-tế được tôn nghiêm ; mục phiêu thứ nhì là đào-tạo cho người tâm-lý kính và thành. Có kính thì mới giữ được bản tánh của mình ; có thành thì mới cảm ứng được với Trời. Đó là LỄ giúp người hàm dưỡng tâm-tánh.

Lòng người lúc nào cũng có tình-cảm ; mà tình cảm xấu sanh nhiều hơn tình-cảm tốt. Lễ dùng để hạn chế tình cảm xấu và giúp cho tình-cảm tốt chóng thành. Sách Lễ-ký chép rằng : Lòng người ta lúc nào cũng có sự ham ăn uống, trai-gái và sợ cái nạn tử-vong, bần-khổ ; nếu người ta không nghĩ lại thì Thiên-lý ở trong người (tức Bổn-tánh) sẽ tiêu-diệt hết . Lễ giúp người giữ vẹn phần Thiên-lý ấy.

Trên đường giao-tế, Lễ phải có Nghi làm hình thức . Giả tỉ như chúng ta gặp người Trưởng-thượng, thì chúng ta đem lòng kính, đó thuộc về Lễ. Rồi chúng ta nghiêng mũ cúi chào, tỏ lòng kính ra ngoài ; đó thuộc về NGhi. Thế nên nói : Nghi tùy Lễ mà chế. Hai chữ Lễ-Nghi thiếu một thì không thành qui-tắc. Giả tỉ như : Chúng ta có kính trong lòng, mà không nghiêng mũ cúi chào, thì lòng cung kính không chỗ nương, để phát biểu. Trái lại, trong lòng không kính mà bên ngoài làm ra vẽ cúi chào. Nghi không Lễ thì chỉ là một hình thức khô-khan mà thôi.

Lễ-Nghi dùng để phân định ngôi thứ : tôn ti, thượng hạ. Giả tỉ trong đám hội đàm : người lớn cứ sổ-sàng ăn nói, sổ-sàng hành-động ; kẻ nhỏ thì hỗn-ẩu, không kính nễ người lớn. Thế thì làm sao mà hiệp nhau được ; cho nên nói rằng : thất Lễ thì loạn.

Học Lễ không phải khó khăn, như có người ta lầm tưởng. Bởi vì Lễ thuận lòng người mà dấy ; chớ không phải cư ng-bách. Cổ-nhơn thường khuyên nhau : trước học Lễ, rồi sau mới học Văn, tức là học Đạo-lý trước rồi sau sẽ học các khoa khác. Luật dùng để răn người phạm tội.

Lễ để ngăn tình-cảm xấu, thế mà người ta sợ Luật hơn sợ Lễ ; đó là tại Luật có hậu thuẩn là hình-phạt.

Nói về giữ Lễ thì khi đi đứng, nằm, ngồi, lúc nào cũng chẳng khá dễ-duôi. Ở thường thì cung, làm việc thì kỉnh, giao-thiệp thì hết lòng. Ba điều ấy, dầu ở chung với kẻ mọi rợ, cũng chẳng khá quên. Ra khỏi cửa thì kính, như hầu khách quí ; sai khiến kẻ dười thì kính như thừa hành lịnh trên ; nhứt cử, nhứt động, đều có Lễ, đó là người lịch sự. Hành-vi, lời nói và tư tưởng, mỗi mỗi đều có trước sau, là ngườI có tiết. Hành-vi, lời nói và tư-tưởng, mỗi mỗi đều thích trung, là người có độ. Tiết-độ là mực thước của người, cũng như nhịp trường-canh của âm-nhạc. Lễ là khuôn thước định ra tiết-độ ấy.

TRÍ.- Biết phân biệt điều lành để theo, điều d để tránh là ngườI Trí. Hoặc giả nói rằng : Người Trí biết đạo-đức, để hoán-cải điều-ác thành điều-thiện, mỗi ngày càng làm cho mình trở nên người có giá trị thêm hơn.

Muốn thành người Trí, chúng ta phải học hành. Vậy học-hành để mở trí ; mở Trí để biết làm người. Ấy vậy nên sự học, trước nhứt phải chánh-tâm và thành-thật làm theo Chơn-lý, mà chúng ta đã học được.

Học và Hành phải đi đôi mới gọi là biết. Nói tỉ : chúng ta biết thờ Trời là một việc rất hữu ích ; nhưng biết thờ Trời chưa đủ, thành thử chúng ta phải tế-lễ Đức CHÍ-TÔN hằng ngày, để tập cho mình có long thành kính. Lòng thành kính tức là Chơn-tâm, nó sẽ giúp cho chúng ta trừ khử Vọng-tâm và cảm thông với Thiên-lý. Thờ Trời, Tế Trời là một phương pháp làm sáng đức sáng của mình.

Thầy Tuân-Tử nói : Chẳng nghe không bằng có nghe ; có nghe không bằng trông thấy ; trông thấy không bằng biết rõ ; biết rõ không bằng làm được. Học để biết, biết để làm. Thế thì cái đức sáng của mình càng ngày càng sáng suốt thêm lên.

Sự học có nhiều lối : học với kinh nghiệm và học với trí nghĩ. Ví dụ : Chúng ta chưa biết lửa có tánh nóng. Nay vì có một duyên cớ gì, chúng ta chạm nhằm lửa mà phải phỏng tay. Thế là chúng ta nhờ bài học kinh nghiệm, để biết lửa có tánh nóng.

Đời người là một cuộc học. Nếu chúng ta rủi bị phiền não vì một việc gì, thì chúng ta chẳng khá trách Trời, chẳng khá trách người, chẳng khá trách sự vật, mà trái lại, phải tự xét mình tìm cho ra cái nguyên nhân nào làm cho chúng ta phải phiền não. Phải chăng : tại không biết, tại trễ-nải, tại tức giận. Khi đã thấy nguyên nhân tạo ra phiền-não rồi, chúng ta nên tìm phương giải-quyết, để cho cách xử sự lần sau được khá hơn.

Trí người là một trường hành-động. Khoa-học, ngày nay, nhờ Trí mà phát minh biết bao nhiêu cơ-khí kỳ xảo. Chúng ta nên dùng Trí của mình, để tìm biết đời sống của mình : Đại để như nhìn ra Võ-trụ bao la, biết bao nhiêu Thế-giái vận chuyển không ngừng, lại nhìn đến vạn-vật yên lặng, trang nghiêm, rồi nghĩ đến thân phận người ta ở đời : Sống như vậy rồi chết ra sao ? Và còn biết bao nhiêu những việc huyền bí trong Võ-trụ mà chúng ta chưa biết được.

Vậy chúng ta nên chép những vấn đề ấy, để rồi suy nghĩ, khám phá sự liên lạc của người với Trời, người với người, người với vật. Một khi chúng ta khám phá những lẽ bí-mật của Tạo-vật rồi, ắt chúng ta sẽ giải quyết được đời sống của chúng ta với một cách xứng đáng. Theo lý đương nhiên, đời sống chẳng phải tìm nơi sự lý nhỏ mọn trong vòng vật-dục, mà phải vượt ra ngoài, để rồi sống với Đạo, sống với Thượng-Đế và sống với Chúng-sanh.

Mục-đích của người Trí là biết Đạo, thế nên kẻ học phải kiên-tâm, trì chí. Cách học phải mở cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cùng, phân biệt cho rõ và hết sức làm theo để thành toàn cái biết của mình. Mỗi ngày xét mình ba lần và bền lòng làm mãi cho đến một ngày kia, chúng ta sẽ có Tâm trọn lành. Trí đã phát khởi, thấu hiểu Chơn-lý của cái thiện-ác và biết giới hạn của tình-dục rồi. Lúc bây giờ, chúng ta ung dung cảm thông với Thiên-lý mà sống với một thái độ thuận-hòa, bình-tĩnh, theo ĐạoTự-nhiên.

TÍN.- Tín là tin. Thủ tín là điều quí trọng của người ; nhứt là kẽ tu-hành.

Lời nói của mình thốt ra phải trọng nó ; nói ra rồi phải nhìn nhận, nếu nói không chắc một lần thì, về sau, mặc dầu chúng ta nói thiệt, người ta cũng không tin. Nhơn vô Tín bất lập . Người không đặng tín-nhiệm thì chẳng làm nên được.

Đối với mình lại phải cần thủ tín nhiều hơn nữa. Chúng tôi xin nhắc lại câu sách Đại học nói rằng : Sở vị thành kỳ ý giả vô tự khi dã . Nghĩa là : cái chỗ gọi là sửa ý thành thật cốt-yếu ở chỗ mình chẳng tự dối. Đại để câu nầy nói rằng nếu người ta tự dối mình thì mình không làm nên được.

Vị dụ : Chúng ta hứa với mình học cho giỏi . Thế mà rồi ít lâu lại quên mất, không làm được như lời hứa ; đó là tại sao ? Tại mình tự dối mình. Mà kẻ tự dối mình tức là dối Lương-tâm ; mà dối Lương-tâm là dối Trời. Thử hỏi Trời có nên dối chăng ?

Những kẻ bội ước, bất trung, nói rồi chối, hoặc điên-đảo xảo-ngôn, là kẻ xúc-phạm đến Thần-minh. Kẻ ấy thế nào cũng phải chịu tội. Mất lòng tín nhiệm của người, lại mất lòng tự-tín của mình, kẻ ấy thành ra một nhân-vật khả-ố. Nó hãm mình vào nơi khốn nạn. Kẻ học Đạo phải tự mình bó buộc mình : nói thiệt và thủ tín, vì khoản nầy rất khó dung chế.

Nói tóm lại, Ngũ-thường là năm đức thường để người ta noi theo mà sửa mình, hầu trở nên người đạo-đức ; trên thuận cùng Đức CHÍ-TÔN, dưới hòa mình với Nhơn-loại. Ngũ-thường dùng sửa người thành đạo-đức, cũng như thước quí, dùng để làm ra hình tròn, thước cũ dùng để làm ra hình vuông. Nếu muốn làm hình tròn và hình vuông mà chẳng có thước qui, thước cũ, thì làm sao nên được ; cũng như muốn sửa mình ra đạo-đức mà chẳng theo Ngũ-thường thì biết đâu mà học tập.

Theo cái thuyết Thiên địa vạn vật nhứt thể thì giữa chúng ta cùng vạn vật có một giây liên lạc, kết chặt tình đồng thể. Đạo nhân dạy chúng ta phải thương yêu và giúp đở các loài ; hầu cho muôn loài chung hưởng cái hạnh phúc thái bình của Trời dành cho chúng vật.

Phương pháp xử thế thì thiên hình vạn trạng, nghĩa lý vô cùng, kể không xiết, nhưng rút lại chỉ do Tâm mà thôi. Mà muốn bảo tồn Tâm chánh, học giả phải giữ năm đức thường : Nhân là thương xót ; Nghĩa là lẽ phải ; Lễ là hợp lý ; Trí là thông đạt và Tín là trì thủ. Ấy vậy nên chúng ta làm việc gì dầu lớn, dầu nhỏ, cũng phải hỏi lại Tâm mình, tức vị Thần-minh, ở trong người của chúng ta. Như thế, nếu chưa được chí-thiện như Thiên-lý ; nhưng không đến nỗi sai xa.

Phận gái

Tam-tùng - Tứ-đức

Mặc dầu trai hay gái đều có bổn phận làm người ; đại để như đã nói trong trương trước ; nhưng riêng về N -phái, Cổ-nhơn đã vạch sẵn một con đường : Tam tùng, Tứ đức mà kẻ Hậu-tấn nên noi theo.

Có người nói Thế-kỷ 20, văn minh vật chất đã phổ truyền. Phụ n từ Tây sang Đông, từ thành thị đến thôn quê, người người đều chen lấn trên đường Canh tân, nếu đem cái thuyết cũ kỹ Tam tùng, Tứ đức mà hô hào, thế có phải là đi ngước chiều Tấn-hóa chăng ? Không. Bởi vì Luân-lý cổ truyền của người Việt Nam vốn ở trong Nho-giáo, mà vì Thánh-sư của Nho-giáo là Đức Khổng-Phu-Tử có nói rằng : Luân-lý pháp luật phải tùy thời mà sửa đổi cho thích nghi với trình độ tấn hóa của Nhơn-sanh. Câu sách Trung-dung sau đây đủ chứng minh điều ấy rằng : Trọng-Ni tổ thuận Nghiêu-Thuấn, hiến chương Văn-võ, thượng luật Thiên-thời, hạ tập Thủy-thổ . Nghĩa là đức Trọng-Ni (Khổng-Phu-Tử) thuật lại Đạo Vua Nghiêu, Vua Thuấn, bắt chước Vua Văn, Vua Võ ; trên theo thời Trời mà quyền biến ; dưới tùng Thủy-thổ mà an vui. Văy chúng ta nên lược lại những qui-luật cổ-truyền, như cái thuyết Tam tùng, Tứ đức rồi chăm chước sửa đổi cho vừa lằn tấn hóa ; nghĩa là chúng ta giữ những cái Hay bỏ những cái Dở để đưa đoàn Em đi đến con đường Mỹ-tục thuần phong . Nghĩ như thế, nên chúng tôi yên trí soạn lại như sau.

TAM TÙNG.- Tam tùng là gì ?

Tam-tùng chỉ về người Phụ-n có ba chỗ theo là : Tại gia tùng phụ ; Xuất giá tùng phu ; Phu tử tùng tử ; để làm cho mình trở nên đứa con thảo, người vợ hiền, bà mẹ tốt.

1.- Tại-gia tùng-phụ.- Nghĩa là khi còn thơ ấu, ở với cha mẹ thì phải tùng cha mẹ. Bổn-phận làm con đối với Cha mẹ thì phải thảo. Đạo Hiếu không phân biệt trai hay gái, đại khái nói trong những trương trước. Riêng về phận gái chữ Tại gia tùng phụ có ý nghĩa đặc biệt là : Khi còn thơ-ấu, ở với Cha mẹ, mặc dầu mình có học thức đến đâu cũng chưa có kinh nghiệm ở đời, chưa hiểu nhơn tình thế-sự, cho nên những việc quan hệ đến đời mình thì nhứt thiết phải tuân lời cha mẹ. Nên biết rằng trong đời, chẳng ai thương chúng ta bằng cha mẹ ; chẳng ai lo cho chúng ta bằng cha mẹ. Từ xưa đến nay, chưa có người cha mẹ nào làm hại con. Vậy cha mẹ chúng ta cũng như muôn vàn người khác, hằng chăm lo cho con nên người. Chúng ta chẳng vì lẽ chi mà không tuân lờI Người. Thoảng như cha mẹ có dạy điều chi chẳng vừa ý,thì mình cũng nhỏ nhẹ xin sửa đổi, chớ không nên cải cọ mà thành ra ương-ngạnh.

Gần đây mới xuất hiện phong trào Tự do kết hôn. Vấn đề nầy có thể chắp thuận về nguyên tắc. Bởi vì vợ chồng là bạn trăm năm. Đôi bên cần phải tâm đầu ý hiệp, thì mới tạo nên hạnh phúc gia đình. Trái lại, nghĩa là kẻ trâu trắng, người trâu đen, thì cả hai đều phải chịu khổ trọn đời. Ấy vậy nên trước khi cưới nhau, người Trai và người Gái cần biết qua tâm lý của đôi bên.

Chúng tôi nói : Chấp thuận về nguyên tắc . Nghĩa là phận gái được quyền chọn lựa người bạn trăm năm của mình ; nhưng trước khi quyết định, phải chờ lịnh cha mẹ. Biết đâu : chúng ta vì trẻ lòng non dạ mà không phân biệt trắng đen ; biết đâu chúng ta mãi tìm hạnh phúc mà lại sa vào cạm bẫy tai hại. Việc tạo lập gia thất là việc lớn của người Đàn bà. Nói tỉ như chúng ta rủi lạc-lầm lần đầu tiên thì chúng ta phải chịu vô phước cả một đời.

Đó là chỗ mà phận gái phải dè dặt cho lắm. Còn kẻ làm cha mẹ, không nên ỷ quyền cha mẹ mà ép con. Ngạn ng nói : Ép dầu, ép mở, ai nở ép duyên. Có người gả con mà không giạm hỏi ý con, về sau, thành ra vô tình mà hại một đời của con. Đương môn, đói hộ, là một điều tốt, nhưng nó đứng vào hàng thứ nhì. Duy có điều : chọn dâu, chọn rễ kia, mới thật là trọng yếu.

Quyền cha mẹ, nghĩa làm con, đôi bên phải dung hòa với nhau, để đào tạo hạnh phúc cho con hơn hết. Nếu rủi cha mẹ qua đời thì phận gái cũng nên nghe lời người nuôi dưỡng như Cô, Cậu, Chú, Bác, v.v...

2.- Xuất giá tùng phu.- Khi có chồng rồi, phận gái phải ở với nhà chồng, cả một cuộc đời mới đó phải thi-hành ; nào là bổn phận đối với cha mẹ chồng,anh em bên chồng, nào là xử sự với kẻ ăn ở trong gia đình và người láng giềng ; mỗi mỗi phải cư xử cho trọn đạo ; nhứt là đói với chồng phải giữ gìn trinh tiết ; bởi vì người đàn bà mất trinh thì mất giá trị (xin xem bài Phu-Thê-Cang).

3.- Phu tử tùng tử.- Rủi chồng chết thì phải theo con ; khi con thơ ấu thì một lòng lo nuôi dưỡng giáo-hóa, còn khi con nên người thì một lòng sống với con cho tròn bổn phận của bà mẹ hiền.

Sách Nho chép chuyện bà thân sanh của Mạnh-tử chọn xóm ở, để cho con ăn học ; có lần Mạnh-Tử biếng nhác, Bà chặt khung cửi, làm cho con biết sợ mà lo học. Nhờ mẹ hiền mà thầy Mạnh-Tử trở nên bậc Á-Thánh. Đoàn Hậu-tấn nên noi theo gương làm cha mẹ đó mà lập thân mình.

Tứ Đức

Công, Ngôn, Dung, Hạnh

CÔNG.- Những việc văn chương, cung kiếm, như bậc anh thư thì chẳng nói chi, người Phụ-n còn có N -công thường thức cần phải thuần-thục, để làm tròn bổn-phận nội-trợ, như : may vá, nấu nướng, sắp đặt việc nhà có thứ tự. Vả chăng, nội trợ là bổn phận đàn bà, nếu người phụ-n không biết những việc thường ngày đó thì mất giá trị của mình ; cho nên phải siêng năng rèn tập.

NGÔN.- Ngôn là lời nói, người bàng quan do lời nói của mình mà đoán ra tâm lý. Tại sao ? Bởi có trong lòng mới tỏ ra ngoài ; thành thử lời nói năng phải cẩn thận. Không nói lả lơi, hoa nguyệt, không nói xằng, nói bậy ; không ngồi lê đôi mách, không nói dối. Muốn được vậy thì tập cho có thói quen rằng : Suy nghĩ trước, rồi sau mới nói , tức ngôn đoái hạnh, hạnh đoái ngôn.

DUNG.- Dung là dung nhan, diện mạo. Cần phải sạch sẽ, vẽ-vang, đi đứng trang hoàng, hình-dung yểu-điệu tự-nhiên, nghĩa là không phải sửa, cách đi đứng, vì có ý sửa là mất tự-nhiên, mà mất tự nhiên thì không đẹp.

HẠNH.- Hạnh là nết, mà nết lại do Tâm mà ra, cho nên muốn có hạnh, trước phải giồi mài bổn Tâm. Luân-lý dạy rằng phận gái phải hiền lành, hòa-nhã. Hiền lành thì ngăn được phóng tâm, hòa-nhã thì lkhỏi phải hỗn-ẩu, kiêu-căng. Trên đường giao-tế ; hoặc đối với người nhà hay người láng giềng, nhứt nhứt phải giữ ý thành thật trước hết. Có thành thật mới được người yêu mến tin dùng. Nói rút lại, Tam-tùng, Tứ-đức, nếu người Phụ-n lấy đó làm kỷ-cương ở đời thì mình sẽ được danh thơm là con thảo, vợ hiền và mẹ tốt.

Tóm luận, thi hành khoản đạo người trên nền tảng Tam-cang, Ngũ-thường, Tam-tùng, Tứ-đức, chúng tôi xin tạm một câu sách Đại-học để làm bài kết luận như sau :

Xưa kia, người ta muốn làm sáng cái đức sáng của mình trong Thế-gian, trước hết phải làm tròn bổn phận đối vối với nước mình (Trị-quốc) ; muốn trị-quốc, trước phải sửa xong việc nhà mình (Tề-gia) ; muốn tề-gia trước tu-thân mình ; muốn tu thân mình trước phải chánh-tâm : muốn chánh-tâm trước phải sửa ý ra thành thật (thành ý) ; muốn thành-ý trước phải khai hóa đến cùng tột cái biết của mình (trí-tri) ; mà trí-tri tại sự cách vật. Hoặc nói đảo lại là : Cách-vật rồi sau mới trí-chí ; tri-chí rồi sau mới ý-thành ; ý-thành rồi sau mới tâm-chánh ; tâm chánh rồi sau mới thân tu, thân-tu rồi sau mớI gia-tề ; gia-tề rồi sau mới quốc-trị ; quốc-trị rồi sau thiên-hạ thái-bình.

Trên đây là bổn chương trình Xã-hội-học mà người Á-Đông đã chăm theo tự ngàn xưa. Chương-trình ấy nhắm vào mục-đích hòa-bình Thế-giái, thức là mỗi người thảo luận với mọi người từ trong gia-đình đến ngoài xã-hội. Mà muốn đi đến mục-đích ấy, trước phải sửa mình. Đạo tu-thân bắt đầu từ cách-vật, trí-tri, đến thành-ý, chánh-tâm. Vả lại, Tâm vớI Tánh tuy có hai danh-từ, song vốn một, tức là nguồn Thiên-lý Trời phú cho người. Hễ người có Tâm-chánh, thì tự nhiên phần Thiên-lý sáng tỏ.

Như trước kia đã nói Thiên-lý ở trong người phát động là Đạo-nhân, mà Đạo Nhân là Đạo làm người vậy.

Ấy vậy nên người nào giữ trọn năm đức thường là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đã nói trước kia thì theo được Đạo Trời và cùng vạn-vật đồng thể. Làm người mặc dầu trai hay gái đều phải biết Đạo Nhân, tức cái phát-động của nguồn Thiên-lý ở trong người, rồi sau sẽ theo đó mà làm bổn phận mình. Được như thế thì trên không phạm luật trời, dưới lại hòa cùng mọi người. Vậy há chẳng phải an vui lắm sao !

 

về trang chủ