NHỮNG CUỘC
MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

NGƯỜI TỰ SÁT TẠI SAMARITAINE
***
Vừa qua các báo chí đều
đưa tin về câu chuyện như sau : « Vào
khoảng 7 giờ tối ngày 7 tháng 4 năm 1859, tại
doanh nghiệp Samaritaine có một người đàn ông
trạc 50 tuổi, ăn vận lịch sự đến
thuê phòng tắm. Khoảng 2 tiếng sau do không thấy ông
ta ra, người phục vụ quyết định vào
phòng tắm xem có phải vì vị khách cảm thấy khó
ở không. Và ông ta được chứng kiến một
cảnh tượng kinh hoàng : người đàn ông
bất hạnh đã tự vẫn bằng một nhát
dao cạo vào cổ họng, máu chảy ra nhuộm đỏ
cả nước trong bồn tắm. Người ta không
xác định được danh tính của người
này và đã chuyển xác ông ta về Morgue »
Chúng tôi cho rằng có thể
cuộc nói chuyện với linh hồn của người
xấu số này sẽ mang lại nhiều điều
bổ ích. Vì vậy đã tổ chức cầu hồn
người này vào ngày 13 tháng 4, 6 ngày sau khi ông ta chết.
1. Cầu xin Thượng
đế toàn năng cho phép linh hồn của người
tự sát tại phòng tắm ở Samaritaine ngày 7 tháng 4
năm 1858 đến nói chuyện với chúng tôi
- Hãy chờ một chút
... (vài giây sau) : Anh ta đến rồi
Chú ý : để hiểu
được vì sao có câu trả lời này cần biết
rằng trong tất cả các buổi cầu hồn luôn
có một siêu linh quen thuộc (với người cầu
hồn hoặc có quan hệ gia đình với linh hồn
người được cầu) luôn xuất hiện
mà không cần phải gọi đến. Chính linh hồn
này sẽ đưa các linh hồn được gọi
tới qua truyền đạt lại các lời mời
đối với các linh hồn ở cùng đẳng cấp
hoặc cao hơn, và ra lệnh với các linh hồn ở
cấp thấp hơn. Các buổi cầu hồn do cô Ermance
Dufaux làm đồng tữ đều
được Thánh Saint Louis hỗ trợ,
và chính câu trả lời trên là của Người.
(Caodaifrance : vị Thánh St Louis là vị thần minh giáo dưởng và bảo hộ cho
Thông Linh hội Paris, cũng như Thông Linh học tin rằng mỗi một người chúng ta
đều có một Thần minh theo bảo hộ và dẩn dắt, nếu mà ta tin vào vị ấy, người VN
còn gọi vị ấy là "Quới nhân" )
2. Ông đang ở đâu ?
- Tôi không biết .... Hãy
cho tôi biết tôi đang ở đâu vậy ?
3. Ông đang ở số
35 phố Valois (Palais-Royal), giữa những người chuyên nghiên
cứu về thông linh, và đang rất quan tâm đến
ông.
- Các ngài hãy nói là tôi còn
sống đi .... Tôi cảm thấy ngẹt thở trong
mồ lắm rồi.
4. Ai đã động
viên ông tới đây với chúng tôi?
- Tôi tự cảm thấy
dễ chịu hơn
5. Nguyên nhân nào khiến
ông tìm đến cái chết ?
- Tôi đã chết rồi
sao ? .... Không thể nào ... tôi vẫn đang trong thân
thể của mình mà ... Các ông không thể hiểu được
tôi đau đớn thế nào đâu !... Tôi ngạt
thở !... Cầu xin bàn tay nào đó giúp tôi kết thúc
nỗi dày vò đau đớn này !
Nhận xét : Linh hồn
của ông ta, cho dù đã rời bỏ thể xác vẫn
ngụp lặn trong cái mà người ta gọi là vòng cuốn
của vật chất hữu hình ; những suy nghĩ
cảm nhận trần thế vẫn còn dai dẳng ;
khiến cho ông ta không tin rằng mình đã chết.
6. Tại sao ông không
để lại một dấu tích gì để người
ta có thể nhận ra ông?
- Tôi đã bị ruồng
bỏ ; Tôi chạy trốn nỗi đau để
rồi phải chịu sự dằn vặt
7. Giờ đây ông
vẫn mai danh ẩn tích bởi những lý do cũ chứ ?
- Vâng, đừng đổ
thêm lửa vào vết thương đang nhỏ máu nữa
8. Ông có thể cho chúng
tôi biết tên tuổi, nghề nghiệp và địa chỉ
trước kia của ông không ?
- Không ... hoàn toàn không thể
...
9. Ông đã từng
có gia đình, vợ con chứ ?
- Tôi đã bị bỏ
rơi ; không ai thương yêu tôi cả.
10. Ông làm gì để
đến mức không ai thương ông cả ?
- Có bao nhiêu người
như tôi chứ! ... Một người đàn ông có thể
bị bỏ rơi ngay trong gia đình của mình khi không
có trái tim nào yêu thương anh ta nữa.
11. Khi tự vẫn,
chằng lẽ ông không hề do dự sao ?
- Tôi muốn chết ...
tôi mong được ngơi nghỉ.
12. Chẳng lẽ ý
niệm về tương lai không thể ngăn cản
ý định tự vẫn của ông sao ?
- Tôi không tin vào đó nữa ;
tôi chẳng có gì để hy vọng. Mà tương
lai là hy vọng.
13. Ông đã phản ứng như
thế nào khi ông cảm thấy sự sống đang tắt
dần trong ông ?
- Tôi không nghĩ gì cả ; tôi cảm
thấy ... Nhưng cuộc sống của tôi chưa tắt
... hồn tôi vẫn còn trong thể xác ... Tôi chưa chết
đâu ... nhưng tôi cảm thấy vòi bọ đang gặm
nhấm thể xác tôi
14. Ông cảm thấy thế nào
khi đã hoàn toàn rời bỏ cuộc sống ?
- Điều đó là thật sao ?
15. Lúc cuộc sống tắt đi
trong ông, ông cảm thấy đau đớn lắm không ?
- Ít đau đớn hơn lúc sau
đó. Bởi chỉ có cơ thể là đau đớn.
Thánh Saint Louis giải thích thêm: Khi linh
hồn thoát khỏi gánh nặng đang đè lên nó, Nó cảm
thấy khoái lạc của sự đau đớn.
- Tình trạng đó luôn xuất hiện
sau khi tự tử à ? (Câu hỏi đặt ra với
thánh Saint Louis)
- Đúng như vậy, linh hồn
của kẻ tự vẫn sẽ ở lại với
thể xác cho đến khi hết thời hạn kiếp
sống của anh ta. Cái chết tự nhiên là do sự
sống yếu dần đi, còn tự vẫn là ngắt
đi hoàn toàn sự sống.
16. Những người chết
đi do các nguyên nhân tai nạn không do chủ quan của
mình có gặp tình trạng tương tự không bởi
nó cũng làm rút ngắn cuộc sống tự nhiên ?
- Không bao giờ. Các ông hiểu thế
nào là tự vẫn? Linh hồn chỉ chịu trách nhiệm
với những gì nó làm ra mà thôi.
Nhận xét: Chúng tôi đã chuẩn
bị hỏi linh hồn của người đàn ông
xấu số này rất nhiều câu hỏi về tình
trạng hiện tại linh hồn, nhưng khi nghe những
câu trả lời vừa rồi, chúng trở nên vô nghĩa.
Chắc chắn ông ta không ý thức được tình
trạng của mình; đau đớn là điều duy
nhất ông ta có thể tả lại.
Những linh hồn vừa thoát kiếp,
nhất là khi ở trần thế không trau rồi để
nâng mình vượt lên vật chất thường không
tin cái chết đã đến. Nhìn qua, có thể cho điều
đó là kỳ lạ, nhưng chúng tôi có thể giải
thích điều đó một cách rất tự nhiên. Nếu
hỏi một người lần đầu tiên bị
mộng du rằng phải chăng anh ta đang ngủ,
hầu như anh ta sẽ luôn trả lời rằng “không”,
và câu trả lời đó hoàn toàn thực tế. Chính người
hỏi đã đặt ra một câu hỏi không phù hợp
và không đúng chỗ. Khái niệm “ngủ” trong ngôn ngữ
thường dùng của chúng ta luôn đi cùng với thể
trạng tạm thời mất đi các cảm giác. Thế
nhưng người mộng du vẫn nhìn thấy, suy
nghĩ và ý thức được sự tự do tinh thần,
không tin rằng anh ta đang ngủ, và thực tế đúng
là như vậy nếu hiểu theo đúng nghĩa của
từ này. Vậy anh ta sẽ trả lời “không” cho đến
khi quen với cách hiểu mới. Tình trạng của người
vừa mới chết cũng tương tự, họ
cho cái chết là không thực. Giống như người
mộng du, họ vẫn nói, vẫn nhìn, vẫn cảm
giác được, do vậy họ không tin mình đã chết.
Họ sẽ chỉ tin điều đó khi đã ý thức
được thể trạng mới của mình.
Trích “
Le suicidé de Samaritaine – La Revue Spirite 1858 “
Dịch giả
Lan Châu – NTT hiệu chính.