NHỮNG CUỘC MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

VONG LINH GIAO TIẾP QUA TIẾNG GÕ Ở BERGZABERN

( TIẾNG GÕ CỦA MA ! )

 

(Bài báo thứ hai)

 

Chúng tôi xin trích dưới đây các đoạn văn trong một tập sách nhỏ bằng tiếng Đức, do Ngài Blank, Chủ bút tờ nhật báo Bergzabern, xuất bản năm 1853, viết về hiện tượng vong linh giao tiếp qua tiếng gõ mà chúng tôi đã nói đến trong bài viết trước (số báo tháng năm). Những hiện tượng kỳ lạ được tường thuật trong đó, mà tính hiện thực của chúng là không thể nghi ngờ, đã chứng tỏ rằng chúng ta không có cớ gì để cho rằng đó là chuyện xảy ra ở châu Mỹ. Ta nhận thấy trong câu chuyện này sự chú ý chi tiết tỉ mỉ trong các hiện tượng quan sát được. Rất mong là mọi người trong những trường hợp tương tự sẽ có cũng một thái độ quan tâm và cẩn trọng như vậy. Giờ đây, ta đã biết rằng các hiện tượng đó không phải là kết quả của một thể trạng bệnh lý, nhưng chúng thường bộc lộ một cách rõ ràng ở những người rất nhậy cảm, dễ dàng bị kích thích hưng phấn quá độ. Trạng thái bệnh lý ở đây không phải là một nguyên nhân thực sự mà có thể là kết quả. Cảm giác hưng cảm (ám ảnh) từ các thử nghiệm trong các trường hợp tương tự, đã hơn một lần gây nên những tai nạn nghiệm trọng, những tai nạn này sẽ không hề xảy ra nếu như để các hiện tượng diễn ra tự nhiên. Các bạn sẽ tìm được trong cuốn Hướng dẫn thực hành các hiện tượng thông linh những lời chỉ dẫn cần thiết cho hiện tượng này. Bây giờ chúng ta sẽ cùng ngài Blank với bài báo Tổng hợp của ông:

 

“Đọc giả cuốn sách “Các con ma gõ” của chúng tôi đều nhận thấy là các biểu hiện của Philippine Senger mang tính chất khó hiểu và kỳ lạ. Chúng tôi đã tường thuật câu chuyện kỳ lạ này từ khi xuất hiện đến khi đứa trẻ được đưa tới bác sĩ hàng tỉnh. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục xem xét sự việc kể từ ngày đó.

 

Ngay khi đứa bé rời khỏi nhà bác sĩ Bentner trở về nhà cha mẹ, thì tiếng gõ và tiếng cào lại vang lên tại nhà bác thợ may Senger. Hiện tại, thậm chí ngay từ khi con gái nhà đó đã hoàn toàn được chữa khỏi bệnh, thì các biểu hiện trên càng dễ nhận thấy và thay đổi về bản chất. Trong tháng 11 năm 1852, vong linh này bắt đầu huýt sáo, và sau đó người ta nghe thấy tiếng động được so sánh như tiếng động trên đường do một bánh xe cút kít quay quanh trục xe han gỉ và khô dầu; nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất chắc chắn là sự đảo lộn của các đồ đạc trong căn phòng của Philippine, sự mất trật tự này kéo dài trong nửa tháng. Tôi thấy cần phải có một miêu  tả ngắn gọn về căn phòng này. Căn phòng dài khoảng 18 bước chân và rộng 8 bước. Người ta đi qua căn phòng chung để tới phòng này. Cánh cửa có hai bản lề mở ra từ phía bên phải. Giường của bé được đặt ở phía phải, ở giữa là một chiếc tủ và phía bên trái là bàn làm việc của Senger, trên đó có hai lỗ hình tròn được đóng bằng nắp đậy.

 

 Sự lộn xộn bắt đầu từ buổi tối khi bà Senger và cô con gái cả Francises đang ngồi ở phòng đầu tiên, gần một chiếc bàn, và đang bóc vỏ đậu. Bỗng nhiên chiếc ống xe sợi từ trong phòng ngủ rơi tỏm gần họ. Họ vô cùng sợ hãi vì họ biết đó là do một ai khác ngoài Philippine, lúc đó đang buồn ngủ và không có ở trong phòng, hơn nữa, chiếc xe sợi bị ném từ phía bên trái, mặc dù nó được đặt trong ngăn kéo của chiếc bàn nhỏ ở phía phải. Vì nếu chiếc xa sợi được ném đi từ phía giường thì nó sẽ đụng phải cánh cửa và bị chặn lại. Như vậy chắc chắn đứa bé sẽ không có tác động gì trong sự việc này. Khi mà gia đình Senger còn đang ngạc nhiên về sự việc vừa xảy ra thì có một cái gì đó rơi từ trên bàn xuống đất, đó là một mảnh khăn mà trước đó đã được nhúng nước trong một chiếc chậu thau đầy nước. Ở bên cạnh cái xe sợi lại có một ống điếu, còn nửa kia tẩu thuốc vẫn nằm trên bàn. Có một sự việc không thể hiểu được, là cánh cửa tủ nơi đặt chiếc xe sợi trước khi rơi xuống vẫn đóng, nước trong chậu thau không hề sóng sánh, và không một giọt nào rơi xuống bàn. Ngay khi ấy, đứa bé, vẫn đang trong trạng thái ngủ, kêu lên từ giường của mình: Ba ơi, đi đi, hắn ta đang ném đồ đấy. Ba đi đi, không thì hắn ta sẽ ném cả ba nữa. Họ nghe theo mệnh lệnh này, ngay khi ra đến phòng đầu tiên, chiếc tẩu thuốc được ném mạnh theo, mặc dù nó tự vỡ ra. Một chiếc thước kẻ mà Philippine dùng khi ở trường cũng lao theo đường tương tự. Người cha, mẹ và cô chị cả nhìn mọi sự một cách kinh hãi, và khi mà họ đang suy nghĩ để xem quyết định như thế nào thì một chiếc bào dài và một mảng gỗ lớn rời khỏi vị trí của mình ở một căn phòng khác. Trên bàn làm việc, các nắp đậy vẫn được giữ nguyên mặc dù vậy các đồ vật đặt trong đó lại cũng bị ném ra xa. Cũng tối hôm đó, các chiếc gối ngủ bị ném vào một chiếc tủ còn cái chăn thì bị ném ra cửa.

 

Một ngày khác, người ta đặt ở chân đứa bé một thanh kiếm bằng sắt tôi nặng khoảng 6 livre. Ngay sau đó, nó bị ném ra phòng đầu tiên; lưỡi kiếm đã được rút ra, và người ta tìm thấy nó trên một chiếc ghế trong phòng ngủ.

 

Chúng tôi còn chứng kiến các chiếc ghế đặt cách xa cái giường hơn 3 bước bị lộn ngược và các cửa sổ bị mở tung, mặc dù trước đó nó được đóng chặt, sự việc xảy ra ngay khi chúng tôi vừa quay lưng bước sang phòng thứ nhất. Một lần khác, hai chiếc ghế bỗng được đặt lên giường mà không hề làm chiếc chăn trên đó xộc xệch. Ngày 7 tháng 10, chúng tôi thử đóng chặt cửa sổ và căng lên trước một tấm vải trải giường màu trắng. Ngay khi chúng tôi vừa rời khỏi phòng, thì nghe thấy tiếng gõ dồn dập và đầy sức mạnh, mọi thứ rung chuyển, và những người qua đường thì sợ hãi chạy trốn. Chúng tôi vội chạy vào trong phòng, cánh cửa sổ đã bị mở toang và tấm trải giường trắng bị ném xuống chiếc tủ nhỏ ở kế bên, chăn và gối bị ném xuống đất, còn các ghế thì lật nhào, còn đứa bé vẫn nằm trên giường và chỉ được đắp bằng chính chiếc áo sơ mi trên người thôi. Trong suốt 14 ngày, bà Senger luôn bận bịu với công việc duy nhất là dọn giường.

 

Có lần, chúng tôi để một chiếc kèn acmônica trên ghế, và sau đó thì nghe thấy tiếng kèn. Ngay lập tức chúng tôi bước vào phòng, và vẫn như mọi khi, đứa bé vẫn nằm trên giường và chiếc kèn vẫn nằm trên ghế nhưng không còn rung lên nữa. Một tối, khi ông Senger vừa bước ra khỏi phòng con gái thì bị một chiếc đệm ghế ném vào lưng. Lần khác là một đôi dép đi trong nhà cũ, thường được đặt ở dưới giường, và tiếp đó là đến đôi guốc. Rất nhiều lần các cây nến đang được thắp trên bàn làm việc thì bị thổi tắt. Tiếng gõ và tiếng cào giờ đây luân phiên xuất hiện cùng với sự xáo trộn của các đồ đạc trong nhà. Chiếc giường gần như chuyển động bởi một bàn tay vô hình. Khi có lệnh “Hãy lắc chiếc giường” hay “Hãy ru bé ngủ” thì chiếc giường di chuyển theo chiều dài và chiều rộng của phòng  và gây nên tiếng động; khi có lệnh “Dừng lại” thì chiếc giường dừng lại ngay.

 

 Chúng tôi cần nhấn mạnh thêm là chính mình đã chứng kiến có 4 người đàn ông đã ngồi trên giường và cũng bị treo lên, họ không thể làm dừng các chuyển động của chiếc giường mà chính họ cũng bị nhấc lên cùng với chiếc giường. Sau khoảng 14 ngày, các xáo trộn đồ đạc trong nhà dừng lại, nhưng lại tiếp nối bởi những hiện tượng kỳ lạ khác.

 

Tối ngày 26 tháng 10, cùng có mặt với những người khác trong phòng, ngài Louis Soëhnée, đứng phía bên phải thuyền trưởng Simon, cả hai đều đến từ Wissembourg, cũng như ngài Sievert, từ Bergzabern. Lúc này Phipipine Senger đang trong giấc ngủ thôi miên. (2). Ngài Sievert đưa cho cô ta một mảnh giấy chứa một số sợi tóc để xem cô bé ấy sẽ làm gì. Cô bé mở giấy ra, nhưng không chú ý đến các sợi tóc để quan sát mà đặt chúng lên mi mắt vẫn đang nhắm, sau đó đưa ra xa như để xem chiều dài của chúng, rồi nói: “Tôi muốn biết có gì trong tấm giấy này ... đó là những sợi tóc của một quí bà không quen biết ... nết bà ấy muốn thì sẽ tới ... tôi không thể mời bà ấy được, vì không quen biết bà ta”. Những câu hỏi mà ngài Sievert đặt ra thì cô bé không trả lời; nhưng mảnh giấy được đặt trên tay của cô bé thì luôn nằm treo một chỗ, cả khi mà bàn tay này nắm vào và mở ra. Sau đó cô bé đặt nó lên ngón tay trỏ và dùng tay vẽ khá lâu một hình bán nguyệt, rồi nói “Không được rơi nhé”, mảnh giấy dính chặt trên đầu ngón tay, tiếp đó khi nghe lệnh “Bây giờ hãy rơi xuống”, mảnh giấy rơi ra trong khi bé không hề làm có một động tác nhỏ nào để làm cho nó rời ra cả. Bỗng nhiên, cô bé quay về phía tường và nói: “Bây giờ ta muốn thấy ngươi dính vào tường”, điều đó được mảnh giấy thực hiện và nó đính trên tường khoảng năm đến sáu phút, sau đó cô bé lấy nó ra. Một cuộc kiểm tra rất tỉ mỉ mặt tường và mảnh giấy sau đó đã không phát hiện ra sự có mặt của bất cứ loại keo dính nào. Chúng tôi cần nhấn mạnh là lúc đó căn phòng rất sáng, cho phép chúng tôi có thể quan sát chính xác mọi sự vật.

 

Tối hôm sau, mọi người đưa cho cô bé nhiều các vật dụng khác: như chìa khóa, tiền xu, hộp đựng thuốc lá, đồng hồ, vòng nhẫn bằng vàng bạc; và tất cả không có một trường hợp ngoại lệ nào, đều bị treo trên bàn tay của cô . Người ta nhận thấy là chất bạc kết dính mạnh hơn các vật liệu khác, vì người ta phải khó khăn để lấy các đồng bạc ra và điều đó gây cho cô bé đau đớn. Có một sự việc đáng ngạc nhiên nhất diễn ra như sau: vào thứ bảy, ngày 11 tháng 11, có một quân nhân đã đưa cho cô bé thanh kiếm và cả thắt lưng của mình, tất cả, nặng chừng 4 livre, đều bị treo trên ngón tay của người đồng tử và cân bằng ở tư thế đó khá lâu. Điều cũng không kém đặc biệt, là tất cả các vật thễ, có cấu tạo vật chất, đều có thể bị treo. Khả năng từ tính đặc biệt này được truyền một cách giản đơn qua các tiếp xúc bằng tay với những người nhạy cảm với các truyền dẫn huyền bí; chúng tôi có rất nhiều ví dụ về phần này.

 

Một vị đại úy, tên là Le chevalier de Zentner, đang đóng quân ở Bergzabern lúc này, cũng tham gia chứng kiến các hiện tượng trên nảy ra ý định đặt một chiếc la bàn gần cạnh đứa bé và quan sác các biến động. Ở lần đầu tiên, kim lệch đi 15 độ, nhưng ở những lần sau thì nó đứng yên, ngay cả khi đứa bé đặt nó lên lòng bàn tay và dùng tay kia vuốt ve. Việc này chứng minh cho chúng tôi là các hiện tượng không thể giải thích bằng tác động của dòng khoáng, bởi ít nhất thì tác động từ tính không tác động vào các vật thể một cách tương tự nhau.

 

Thường thường, khi cô bé ngủ mộng du bắt đầu các buổi trình diễn, cô gọi tất cả những người đang có mặt vào trong phòng. Cô chỉ gọi một cách đơn giản là: “Hãy tới đây ! Tới đây nào!” hay là “Hãy đưa đây ! Ðưa đây nào”. Và luôn luôn cô bé chỉ im lặng khi tất cả mọi người, không trừ một ai, đều đã đến bên giường mình. Khi đó, cô bé yêu cầu đưa cho mình một vật bất kỳ nào đó một cách hấp tấp và bồn chồn; ngay khi có được vật đó, cô vội đính nó vào ngón tay mình. Thông thường có từ mười, mười hai người thậm chí nhiều hơn nữa có mặt, và mỗi người đều đưa cho cô bé khá nhiều đồ vật. Trong các buổi trình diễn đó, cô hoàn toàn không khó chịu khi người ta lấy lại các đồ vật; Cô bé có vẻ quan tâm trước tiên đến những chiếc đồng hồ; cô mở chúng ra một cách vô cùng khéo léo, xem xét các chuyển động, rồi đóng chúng lại và đặt sang bên cạnh để tiếp tục xem các vật khác. Cuối cùng, cô bé trao trả lại cho từng người những đồ vật mà họ đã trao cho cô, cô xem xét các đồ vật ấy trong khi hai mắt vẫn nhắm, và không bao giờ nhầm lẫn chủ nhân của chúng. Nếu như ai đó giơ tay định lấy các đồ vật không phải thuộc về mình, cô bé sẽ đẩy người ấy ra.

 

Làm thế nào để giải thích việc phân trả phức tạp cho một số lượng người nhiều như vậy mà không hề có một sai sót nào? Người ta đã thử lại một cách uổng công khi  để  tự cô bé làm lại khi thức (mở mắt). Khi buổi trình diễn kết thúc, và những người lạ đã đi khỏi, thì những tiếng gõ và tiếng cào, tạm thời bị ngắt quãng lại nổi lên. Cần nói thêm là cô bé không muốn ai đứng vào phía chân giường gần với chiếc tủ gỗ,  giữa hai đồ vật đó là một khoảng cách bằng khoảng một bước chân người. Nếu ai bước vào đó thì cô bé sẽ ra hiệu cho ngưới ấy. Nếu người đó từ chối không nghe, thì cô bé lộ rõ vẻ lo lắng và ra hiệu yêu cầu rời khỏi nơi đó một cách khẩn thiết. Một lần cô đã thoả thuận với những người tham gia là không bao giờ chạm đến khu vực cấm kỵ đó, bởi cô ấy nói là cô không muốn tai hoạ xảy đến với ai đó. Lời cảnh báo đó rất thiết thực, đến mức không ai sau đó có thể quên.

 

Kể từ đó, thỉnh thoảng, trộn lẫn với tiếng gõ và tiếng cào là những tiếng rì rầm mà người ta có thể so sánh với tiếng động từ một sợi dây đàn lớn có âm trầm ; có một tiếng huýt sáo nào đó lẩn vào trong tiếng rì rầm này. Nếu ai đó yêu cầu một nhịp hành quân hay một điệu nhảy nào đó, mong muốn ấy sẽ được thoả mãn. Người nhạc sĩ vô hình rất chiều lòng mọi người. Với sự hỗ trợ của tiếng cào, anh ta gọi ra đích danh những người trong gia đình và những  khách lạ khác đang có mặt; những người này rất dễ dàng hiểu được điều mà anh ta muốn truyền đạt. Khi được gọi bởi tiếng cào, người được gọi đáp có tôi, để cho thấy là biết tiếng gọi đó nhằm vào mình. Khi đó, anh ta bắt đầu chơi có chủ đích một đoạn nhạc mà đôi khi được chơi trong các dịp vui vẻ. Nếu như một ai đó không phải người được gọi trả lời là có tôi, thì người gây tiếng cào này sẽ đưa ra một tiếng không, hiểu theo cách của mình, để biểu thì là anh ta chẳng có gì để nói với ngưới ấy lúc này. Buổi tối ngày 10 tháng 11 là ngày lần đầu tiên các hiện tượng này xuất hiện, và cho đến nay, chúng vẫn tiếp tục xảy ra.

 

Như vậy vong hồn giao tiếp qua tiếng gõ làm thế nào để chỉ đích danh mọi người? Trong rất nhiều tối, chúng tôi nhận thấy là có rất nhiều lời mời vong hồn làm việc này hay việc kia nhưng nó chỉ trả lời bằng một tiếng gõ đơn lẻ hay tiếng cào kéo dài. Ngay sau khi có tiếng gõ đơn lẻ, vong hồn thực hiện ngay những điều họ mong muốn anh ta làm; ngược lại, khi có tiếng cào, thì anh ta sẽ không thực hiện yêu cầu. Một bác sĩ đưa ra ý tưởng là một tiếng gõ nghĩa là vâng đồng ý, và hai tiếng gõ nghĩa là không đồng ý. và từ đó việc phiên dịch này luôn được xác thực. Người ta còn nhận thấy là bằng một loạt tiếng cào mạnh hay yếu, mà vong hồn đòi hỏi điều gì đó ở những người có mặt. Nếu chú tâm và nhận diện cách thức mà tiếng động được thực hiện, ta có thể hiểu được chủ định của vong hồn. Ví dụ như, người bố của gia đình Sebger kể rằng, buổi sáng khi bắt đầu ngày mới, ông ta nghe tiếng động vang theo một điệu nhất định; ban đầu tuy không hề quan tâm đến ý nghĩa của các tiếng động đó, nhưng ông ta nhận thấy là tiếng động chỉ dừng khi ông đã ra khỏi giường, từ đó ông ta hiểu rằng tiếng động có nghĩa là Ông hãy dậy đi. Cứ như thế  dần dần mọi người quen dần với ngôn ngữ này, và với một số tín hiệu thì người được chỉ định có thể nhận biết.

 

Ðến ngày kỷ niệm một năm vong hồn xuất hiện lần đầu tiên; có nhiều sự thay đổi tác động trên thể trạng của Philippine Senger. Tiếng gõ, cào và rì rầm vẫn tiếp tục, nhưng xen lẫn là một tiếng kêu đặc biệt, khi thì giống với tiếng kêu của một con ngỗng, lúc lại như tiếng một con vẹt, còn lúc khác lại như tiếng kêu của một con chim lớn, cùng lúc ấy người ta còn nghe thấy tiếng châm chích vào tường giống như tiếng một con chim đang mổ. Ở giai đoạn này, Philippine Senger nói rất nhiều trong khi ngủ, có vẻ như quan tâm nhiều nhất đến một con vật nào đó, giống như một con vẹt, đứng ở phía chân giường, vừa kêu vừa dùng mỏ mổ vào tường. Với mong muốn nghe được tiếng kêu của con vẹt, thì nó nghe thấy những tiếng kêu chói tai. Mọi người đã đưa ra rất nhiều câu hỏi, và nó cũng trả lời bằng những tiếng kêu cùng loại; nhiều người yêu cầu nó nói chữ Kakatoès, và họ nghe thấy tiếng Kakatoès rất rõ ràng như được chính con chim nói. Chúng tôi sẽ bỏ qua không nói đến những sự việc ít đáng quan tâm, mà sẽ đề cập đến những phần đáng chú ý nhất trong những thay đổi liên quan đến thể trạng cơ thể của cô gái trẻ.

 

Khi gần đến lễ Noel, các biểu hiện lại tiếp diễn với mức độ mạnh hơn; tiếng gõ và tiếng cào trở nên dữ dội và kéo dài hơn. Philippine cảm thấy đau đớn hơn bình thường, và luôn xin không ngủ tại giường của mình nữa mà ngủ tại giường của cha mẹ; cô bé lăn lộn trên giường của mình và kêu cứu Tôi không muốn ở đây nữa; tôi sẽ  chết ngạt mất; Họ sẽ cột tôi vào tường; Cứu tôi với! Cảm giác yên ổn chỉ trở lại với cô bé khi người ta chuyển cô sang giường khác. Ngay khi thấy cô bé trên giường thì những tiếng động rất mạnh được nghe thấy như xuất phát từ trên cao, giống như có một thợ mộc nào đó đang gõ vào các xà nhà; đôi khi tiếng động trở nên rất mạnh đến mức mà toàn bộ ngôi nhà chao đảo, các cửa sổ rung lên, và những người có mặt cảm thấy như mặt đất ở dưới chân rung chuyển; những tiếng động giống như tiếng gõ vào tường xuất hiện ở gần phía giường. Với các câu hỏi, thì những tiếng gõ được thực hiện như thường lệ và luôn xen lẫn với tiếng cào. Những sự việc sau đây, không kém lạ lùng, đã lặp đi lặp lại khá nhiều lần.

 

Khi mọi tiếng động đã ngừng hẳn, và cô bé được nghỉ ngơi trên chiếc giường nhỏ của mình, ngưới ta thấy cô bé gập người xuống, hai tay nắm chặt trong khi mắt vẫn nhắm. Ðầu của cô bé quay sang mọi phía, lúc bên trái, lúc bên phải như có một điều gì đặc biệt đang thu hút sự chú ý của cô. Một nụ cười đáng yêu xuất hiện trên môi cô, chúng tôi hiểu là cô giành nó cho một ai đó, và cô đưa tay ra, với cử chỉ này ta hiểu là cô đang nắm tay một vài người bạn quen biết nào đó. Chúng tôi nhận thấy là sau những cữ chỉ tương tự ấy, cô bé trở lại trạng thái van vỉ ban đầu, hai tay nắm chặt, đầu gập xuống chạm chăn sau đó lại ngẩng cao đầu và khóc. Khi đó cô thở dài và cầu nguyện với vẻ đầy nhiệt thành. Trong những lúc như vậy, vẻ mặt cô bé hoàn toàn thay đổi; nó trở nên tái nhợt đi và có vẻ già dặn như cô gái ở tuổi 24 hay 25. Tình trạng đó kéo dài khoảng hơn nửa giờ, và trong lúc đó cô bé chỉ nói duy một từ là ah! ah! Tiếng gõ, cào, rì rầm và tiếng kêu cũng dừng hẳn cho đến tận khi cô thức dậy.  Giờ đây tiếng động lại bắt đầu với một điệu mới, tìm cách tạo ra không khí vui vẻ trong lành để xóa đi cái cảm giác nặng nề lúc tham dự trước. Khi tỉnh dậy, cô bé trở nên rất đuối sức, cô bé hầu như không thể giơ tay, và những vật mà chúng tôi đưa ra không còn treo trên ngón tay cô nữa.

 

Rất muốn biết được những gì cô bé đã chịu đựng, chúng tôi đã hỏi chuyện cô nhiều lần. Và sau nhiều lần lặp lại, cô đã quyết định kể là cô đã thấy mình bị dẫn tới và treo trên cây thánh giá ở Golgotha, nỗi đau của những người phụ nữ thần thánh quì dưới chữ thập và sự hành xác tạo trong cô cảm giác cô không thể quay lại. Cô còn nhìn thấy đám đông phụ nữ và các cô gái đồng trinh trong chiếc váy màu đen, và rất nhiều người trẻ tuổi đi như trong một đám rước trên đường phố của một thành phố rất đẹp, cuối cùng cô thấy mình đứng trong một nhà thờ rất lớn và tham gia vào  một tang lễ.

 

Chỉ trong một thời gian ngắn, thể trạng Philippine Senger thay đổi theo hướng đáng nghi ngại cho sức khỏe, bởi khi thức đêm cô bé luôn nói vơ vẩn và mơ màng xa xăm, cô không nhận ra bố mẹ, chị gái hay bất cứ ai khác, tình trạng này còn thêm trầm trọng khi cô bé còn điếc hoàn toàn trong suốt 15 ngày. Chúng tôi không thể im lặng bỏ qua những sự việc đã xảy ra trong khoảng thời gian này.

 

Cô bé bỗng có biểu hiện điếc vào một buổi chiều lúc khoảng 3 giờ, và chính cô cũng đã thông báo là cô sẽ bị điếc trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ ngã bệnh. Ðiều đặc biệt là thỉnh thoảng, thính giác của cô lại được phục hồi trong khoảng ½ giờ, và lúc đó cô có vẻ rất hạnh phúc. Cô cũng báo trước thời gian mà tình trạng mất thính giác tác động đến mình và khi nó biến mất. Một lần, như những lần khác, cô thông báo là vào buổi tối, lúc 8 giờ 30, cô sẽ nghe rất rõ ràng trong vòng 30 phút; và trên thực tế, đến giờ được thông báo, thính giác của cô đã trở lại, và kéo dài đến 9 giờ.

 

Trong suốt khoảng thời gian mất thính giác, cô bé có nhiều nét thay đổi; khuôn mặt của cô tỏ vẻ ngu ngốc, vẻ mặt đó sẽ mất đi ngay khi cô trở lại trạng thái bình thường. Không gì có thể gây cho cô ấn tượng; cô luôn ngồi và nhìn mội người bằng con mắt bất động và không nhận ra ai cả. Chúng tôi không thể hiểu lẫn nhau được qua các lần ra hiệu, mà phần lớn là cô bé không trả lời mà chỉ dán mắt vào người đang đối thoại với mình. Một lần cô bỗng nắm lấy cánh tay một trong số những người có mặt và nói trong khi đẩy người này: Mi là ai vậy? Ở  hoàn cảnh này, đôi khi cô bé ngồi im bất động trên giường trong vòng hơn 1 giờ 30 phút. Ðôi mắt của cô nửa nhắm nửa mở và cái nhìn dừng lại ở một điểm nào đó. Thỉnh thoảng, ta thấy chúng đưa sang trái hoặc phải, rồi lại trở lại điểm cũ. Khi đó,  độ nhạy cảm của cô bé yếu hẳn đi. Mạch máu gần như không còn đập nữa, và khi bị dọi ánh sáng vào mắt, cô không có một  cử động nào; Ta có thể nói cô như đã chết.

 

Trong thời gian bị điếc, một tối khi ngủ, cô đòi mang đến một chiếc bảng con và phấn viết, sau đó cô viết lên bảng là: Vào lúc 11 giờ tôi sẽ nói một số điều, nhưng yêu cầu tất cả phải bình tĩnh và yên lặng. Sau khi viết những từ này, cô bé còn thêm vào 5 ký tự giống như ký tự la tinh, nhưng không ai có thể giải mã được. Chúng tôi viết lên bảng là không thể hiểu những ký tự này. Trả lời cho nhận xét này, cô viết Các ký tự đó các ông không thể đọc được. Và tiếp theo ở phía dưới là hàng chữ Ðó không phải là tiếng Ðức mà là tiếng nước ngoài. Tiếp theo, cô quay ngược bảng và viết tiếp lên mặt sau Francisque (chị gái cả của cô bé) sẽ ngồi trên bàn này và viết những gì tôi đọc cho cô ấy. Và cô cũng vẫn thêm vào 5 ký tự tương tự như những ký tự đầu, và đưa trả chiếc bảng. Nhận thấy là những ký tự này vẫn chưa ai hiểu được, cô yêu cầu đưa lại bảng và viết lên đó là Ðây là những mệnh lệnh đặc biệt

 

Trước 11 giờ một chút, cô nói Tất cả hãy yên lặng, mọi người hãy ngồi xuống và chú ý, đến đúng 11 giờ, cô bé trở về giường và bắt đầu giấc ngủ thần bí thường lệ. Một lúc sau, cô bắt đầu nói, và không hề ngắt quãng trong suốt một nửa giờ. Giữa các vấn đề khác, cô cho biết là trong năm nay, sẽ xảy ra những sự việc mà không ai có thể hiểu được, và mọi mưu toan nhằm giải thích chúng đều sẽ không có kết quả.

 

Trong thời gian cô bé Senger bị điếc, những hiện tượng như đảo lộn đồ đạc, các cánh cửa tự mở ra không được giải thích, nến bị dập tắt khi đặt ở bàn làm việc, diễn lại rất nhịều lần. Có một tối, hai chiếc mũ ngủ treo trên một mắc áo ở phòng ngủ lại bị ném trên bàn đặt tại một căn phòng khác, làm lật tung một tách đựng đầy sữa, làm nó tràn đầy ra sàn. Những tiếng gõ vào giường trở nên rất mạnh, đến mức mà đồ đạc cũng bị di chuyển, thậm chí thỉnh thoảng, chiếc giường bị xáo trộn với tiếng ì ầm mà lúc đò không thể nghe thấy tiếng gõ nữa.

 

Vì còn rất nhiều người không tin vài việc đó, hay những người cho những sự việc kỳ lạ này như trò trẻ con, mà theo họ, đứa trẻ đã tạo ra tiếng gõ và tiếng cào bằng chân và tay của mình, mặc dù sự việc trên đã được hàng trăm người chứng kiến, và đã xác nhận cô bé đã duỗi thẳng tay trên chăn trong khi các tiếng động vẫn được tạo ra, đại úy Zentner đã nghĩ ra một cách để thuyết phục họ. Ông ta mang từ doanh trại đến hai chiếc chăn rất dày, và mọi người đặt hai cái chồng lên nhau và họ phủ lên đó đệm và vải trải giường. Các tấm chăn lông rất dày, đến mức không thể có tạo ra một tiếng động nhỏ khi có tiếp xúc động chạm. Philippine, chỉ mặc một chiếc áo sơ mi và một chiếc áo ngủ tối, được đặt lên tấm chăn; ngay khi vừa được đặt lên, tiếng cào và gõ lại vang lên như trước, lúc thì từ các thành giường gỗ, lúc lại từ chiếc tủ bên cạnh, theo như ý muốn được biểu thị.

 

Luôn luôn, khi có người hát thì thầm hay huýt sáo, ma gõ sẽ đệm theo ngay, và các âm thanh ta nhận được tương tự như từ ba đến bốn loại nhạc cụ; chúng tôi nghe thấy cùng lúc tiếng cào, gõ, huýt sáo và lẩm bẩm theo nhịp hát. Cũng luôn luôn, ma gõ yêu cầu những người tham gia hát một bài nào đó; hắn ta chỉ định người theo cách mà chúng tôi đã biết; và khi đến lượt người này hiểu ra là ma gõ muốn tiếp xúc với mình, thì đến lượt mình anh ta sẽ đề nghị ngược lại ma gõ phải hát theo điệu này hay điệu kia; ma gõ sẽ trả lời bằng có hoặc không. Khi điệu nhạc được hát lên, tiếng rì rầm và tiếng huýt sáo đệm theo rất hoàn toàn đúng nhịp. Sau một điệu nhạc vui, ma gõ thường yêu cầu điệu: Thượng đế, chúng con ca tụng người, hay bài hát Napoléon đệ nhất. Nếu được đề nghị chơi một mình bài hát cuối cùng đó hay một điệu khác; ma gõ sẽ cho nghe từ đầu đến cuối.

 

Những sự việc cứ xảy ra trong căn nhà của gia đình Senger cả ngày lẫn đêm, cả trong khi đứa bé thức hay ngủ, cho đến ngày 4 tháng 3 năm 1853, là ngày mà các sự việc bước sang một thời kỳ khác. Ngày ấy được đánh dấu bằng một sự việc còn lạ kỳ những gì đã xảy ra trước đó.

 

Nhận xét - Bạn đọc hẳn sẽ không ít cảm ơn chúng tôi về phạm vi những gì mà chúng tôi đã đưa ra liên quan đến những sự việc lý thú trên, và chúng tôi nghĩ rằng mọi người sẽ đọc phần tiếp theo với không kém thích thú. Chúng tôi xin nhấn mạnh là những sự việc trên đến với chúng tôi không phải từ những câu chuyện bên kia Ðại Tây Dương, mà nếu vậy thì dù sao khoảng cách sẽ là một lý do bao biện cho những sự nghi hoặc nào đó; nó cũng không phải từ phía bên kia sông Rhin, bởi nó đã xảy ra ngay trong phạm vi biên giới của chúng ta, gần như ngay trước mắt chúng ta, bởi nó mới vừa xảy ra cách đây có 6 năm.

 

Như mọi người thấy, Philippine Senger là một đồng tử bẩm sinh phức hệ, ngoài những ảnh hưởng của cô bé lên các hiện tượng rất được biết tới như tiếng động và di chuyển, cô c̣n có khả năng mộng du xuất hồn. Cô bé đối thoại với những thực thể vô hình mà cô nhìn thấy, cùng lúc cô còn nhìn thấy cả những người có mặt nữa, và cô còn nói chuyện với họ, nhưng không phải lúc nào cũng trả lời họ, điều đó chứng tỏ rằng có đôi lúc cô trở nên hoàn toàn cách biệt. Với những ai đã hiểu biết về hiện tượng thoát hồn, thì những điều chứng kiến mà chúng tôi vừa thuật lại sẽ không gì có thể dễ dàng giải thích hơn; có thể trong những lúc xuất hồn, linh hồn cô bé đã đến một nơi xa xôi nào đó, ở đó, theo như trí nhớ, cô bé đã tham gia vào một buổi lễ tôn giáo. Ta có thể ngạc nhiên về ký ức của cô bé khi tỉnh lại, nhưng điều đó không có gì là khác thường; phần còn lại, chúng ta có thể thấy là ký ức của cô bé khá lộn xộn, và cần phải tác động để gợi lại nó.

 

Nếu ta chú ý quan sát sự việc xảy ra trong thời kỳ cô bé bị điếc, người ta không khó khăn gì để nhận ra đó là thể trạng nguyên thế. Bởi vì chứng điếc này chỉ là tạm thời, hiển nhiên là cô bé không hề có một cơ quan thính giác nào bị bệnh. Vậy đó chỉ là sự mất đi tạm thời các khả năng về mặt thần kinh, sự mất đi này hoàn toàn không phải là một dấu hiệu bệnh lý, bởi vào một thời điểm định trước, mọi việc lại trở lại trạng thái bình thường. Vẻ đần độn của cô bé liên quan đến trạng thái xuất hồn một cách hoàn chỉnh hơn, làm cho nó có thể di chuyển một cách tự do hơn, và chỉ để lại cho cơ thể những cảm giác hoàn toàn mang tính hữc cơ. Ta có thể thấy các hậu quả khủng khiếp có thể có nếu như áp dụng một cách trị liệu như trong những hoàn cảnh tương tự. Các hiện tượng như trên có thể xảy ra mỗi lúc; chúng ta cần cẩn trọng hơn, một sự thiếu cẩn trọng sẽ có thể làm tổn hại đến sức khoẻ thậm trí cả cuộc sống của đối tượng.

 

Giải nghĩa:

1/ Chúng tôi đã có dịp nói qua là đứa trẻ này bị ốm nhẹ; nhưng sau khi chữa trị, thì những sự việc trên đã xảy ra, đó là một minh chứng là chúng hoàn toàn độc lập với tình trạng sức khỏe của đứa trẻ.

 

2/  Một nhà thôi miên ở Paris đã có liên hệ với cô bé Philippine, và từ đó, bà này cũng thường đột nhiên rơi vào trạng thái mộng du. Và trong dịp này, dã xảy ra nhiều sự việc đáng chú ý mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong một dịp khác.  (Ghi chú của người dịch)

 

Trích “L'Esprit frappeur de Bergzabern.– La Revue Spirite 1858 “

Dịch giả Lan Châu – NTT hiệu chính.

về trang trước  

nguyên bản Pháp văn