Con người thường băn-khoăn đến vấn-đề nguồn-gốc,
thân-phận của mình, những câu hỏi như :
-
Con người là ai ?
-
Đến cỏi trần làm gì ?
-
Thác rồi về đâu ?
-
Tại sao trong kiếp-sanh lại tiếp-xúc với bao nhiêu
nan-đề như đấu-tranh, hận-thù, hạnh-phúc, đau-khổ.
Tất cả những vấn-đề này thuộc phạm-trù nhân-sinh
triết-học, khó có thể dùng ngôn-ngữ hửu-hạn của con-người
để giải-thích một cách thoả-đáng cho mọi người, ở
nhiều trình-độ để họ có thể hiểu tường-tận và
chấp-nhận được. Nên mỗi triết-gia, mỗi trường-phái,
mỗi tôn-giáo, điều có những lý-giải khác nhau, để
thích-hợp với nhiều trình-độ con ngườiø ở những
thời-điểm khác nhau, có khi còn mâu-thuẩn với nhau nữa.
Với tiểu luận này, căn cứ theo Nhân-sinh-quan của
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, sẽ cho chúng ta một nhận-đinh
khái-quát về Chân-lý con người theo các tiết-đoạn sau
đây.
BẢN NGUYÊN CON NGƯỜI
THEO QUAN NIỆM CỦA CAO ĐÀI GIÁO
Theo tín-ngưỡng của Cao-đài giáo tin rằng Thượng Đế đã
tạo dựng nên con người có cả tâm-linh lẫn thể-chất
theo khuôn mẫu của Ngài. Vì trong kinh Thiên-đạo có
câu :
"Đại Từ-phụ từ-bi tạo-hóa,
Tượng mảnh thân giống cả càn-khôn.
Vẹn toàn đủ xác đủ hồn,
Xoay cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh .
(Kinh Tắm-thánh/Giòng 5-8)
Theo đức tin này thì thưở ban đầu Đức Chí Tôn đã tạo
dựng nên càn-khôn thế-giới và vạn-hửu chúng sanh, Ngài
ban cho mỗi loài, mỗi vật đều có hai phần, một phần
hửu-hình đó là thể xác, một phần vô-hình đó là
linh-hồn, hai phần này nương nhau mà sinh-hóa tồn tại
.
Về sự tạo-dựng hình-thể muôn loài cũng như con người.
Đức Chí Tôn không cho biết cụ-thể như trong Thánh-kinh
Cựu-ước của đời thượng-cổ, là lấy đất tạo ra người nam,
hà hơi vào là có sự-sống, và lấy xương sườn người nam
để tạo nên người nữ và cho sống với nhau, để sinh-hóa
ra loài người ngày nay, đây là cách giáo-hoá cho con
người thời kỳ bán khai, với ngụ ý là thể xác con người
từ đất sinh ra, và Đức Chúa Trời hà hơi có nghĩa là
Ngài chiếc chơn-linh của Ngài để ban cho con người cái
linh-hồn tức là sự sống (theo quan-niệm của
Cao-đài-giáo). Còn ngày nay có lẽ lối giải thích ngụ-ý
này không còn phù-hợp với sự tiến hóa của con người.
Nên trong Tam-kỳ Phổ-độ Đức Chí Tôn đã cho chúng ta
biết một cách tổng-quát rằng: Ngài là ngôi Thái-cực,
Ngài đã dùng quyền phép phân ra lưỡng-nghi, đó là âm
và dương rồi âm dương giao-hòa mà sinh ra càn-khôn
vũ-trụ và vạn-hửu chúng sanh, nên trong hiện-tại, tất
cả sự vật đều có mang hai phần âm và dương, từ mỗi
nguyên-tử li ti trong cơ-cấu vật chất, đến các
tinh-cầu trong không gian, đều hiện-hửu của hai
lực-lượng này, nên trong kinh Thế Đạo có nói:
"Cơ sanh-hóa càn- khôn đào-tạo,
Do âm-dương hiệp đạo biến thiên”.
(Kinh Hôn Phối/Giòng 1-2)
Theo Thánh giáo Đức Chí Tôn cho biết tuần-tự trong sự
tạo ra hiện-tượng-giới như sau:
"Thầy phân Thái-cực ra lưỡng-nghi, lưỡng-nghi sinh ra
tứ-tượng. Tứ-tượng biến Bác-quái, Bác-quái biến hóa vô
cùng, mới lập ra càn-khôn thế-giới...(THNT/Q2/tr6)
Về sự tạo-dựng ra cơ-cấu hửu-hình Đức Chí Tôn còn cho
biết thêm trong thuyết Nhứt vị Tam thể: Phật, Pháp,
Tăng như sau:
"Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
"Thầy khai Bát-quái mà tác thành Càn-khôn thế-giới
nên gọi là Pháp.
"Pháp có, mới sanh ra Càn-khôn vạn-vật, rồi mới có
người nên gọi là Tăng.
"Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các
Đạo mà phục-hồi các Con hiệp một cùng Thầy .(TNHT/QI/trang
48).
Đó là tất cả những gì Đức Chí Tôn cho con người của
thời-đại ngày nay biết về phương-thức và tuần-tự của
sự tạo-dựng nên cơ-cấu hửu-hình, và tất cả sinh-vật ở
buổi ban-sơ, trong đó có con người; còn sự sanh-hóa từ
đó đến nay, thì như chúng ta thấy đều do âm-dương,
nam-nữ, trống-mái phối-hợp mà sanh sanh hóa hóa cho
đến vô-cùng. Sự sanh-hóa này đã được Đức Chí Tôn trù định
từ buổi ban-sơ, đó là Ngài đã ban cho mỗi loài một mầm
sống nguyên-thủy khác nhau, mà ngày nay khoa-học gọi
là yếu-tố di-truyền, chứa đựng trong mỗi tế-bào, từ
sinh-vật nhỏ như con kiến, đến sinh-vật to lớn như cá
voi, đều chịu sự chi-phối của yếu tố nầy, nhờ yếu-tố
nầy mà một con kiến sẽ sinh con kiến, chứ con kiến
không thể sinh ra con cá voi, hầu hết các sinh vật
biết cựa-quậy, bò-lết, bay-liệng, bơi-lội, leo-trèo,
chạy-nhảy, giống nào sẽ sinh ra giống ấy, do đó chúng
ta tin rằng Thượng Đế đã tạo dựng nên con người hoàn-hảo,
đầu đội trời chân đạp đất ngay từ ban đầu, chứ không
thể có một con vượn dã thú đi bốn chân mà là thủy tổ
của loài người được.
Còn về phương-diện tinh-thần là sự sống
ngự-trị trong mọi sinh-vật, là một điểm linh-quang của
Đức Chí Tôn ban cho, để giữ gìn sinh-mạng; còn gọi là
"sự phân-tánh giáng-sanh của Thượng Đế“. Sự phân-tánh
nầy có ở cả vật-chất, thảo-mộc và các sinh-vật hạ-đẳng
nũa, nên Đức Chí Tôn đã nói rằng;
“...Thầy phân-tánh Thầy ra vạn-vật là vật-chất, thảo-mộc,
côn-trùng gọi là chúng-sanh...(TNHT/Q2tr.62)
Về sự hình-thành nhân-loại được Đức Chí Tôn
cho biết như sau:
"...Một chơn-thần Thầy mà sanh hóa ra chư Phật, chư
Tiên, chư Thánh, chư Thần và cả nhơn loại trong
Càn-khôn thế-giới...“ (TNHT/Q1/tr 48).
Như vậy nhân-loại không chỉ có ở địa-cầu chúng ta, mà
còn hiện-hửu ở nhiều địa-cầu khác. Đây là môt điều
mang tính sáng-tạo mới-mẻ mà Đức Chí Tôn đã hé mở cho
loài người biết từ khi mới khai đạo cách đây hơn nửa
thế-kỷ. Đức Chí Tôn còn cho biết rằng trong vũ-trụ có
72 địa-cầu, địa-cầu chúng ta ở là địa cầu 68, và
giá-trị nhân-phẩm và trình-độ tấn-hóa của con người ở
mỗi địa cầu khác nhau:
“ Đứng bực Đế-vương ở địa-cầu nầy chưa đáùng vào bực
chót của địa-cầu 67. Cái quý trọng của mỗi địa-cầu tăng
thêm hoài cho tới đệ nhứt cầu...”
(TNHT/Q1/tr.68).
Sự-kiện này cũng phù-hợp với những điều mà gần đây các
nhà khoa-học đã căn-cứ vào những hiện-tượng UFO (những
vật thể bay không xác-định) xuất hiện ở nhiều nơi trên
thế-giới, mà họ đã phỏng đoàn rằng rất có thể có những
nền văn-minh cao-cấp ở các hành-tinh khác đến thăm dò
chúng ta. Theo
Thánh-giáo của Đức Chí-Tôn, chúng ta có thể suy ra rằng
trình-độ tấn-hóa của chúng ta còn quá ấu-trỉ. Vì
nghiên-cứu khoa học đã cho biết óc người chỉ mới khai
thác được 10%, trường-hợp đặc-biệt như Einstein cũng
chưa đến 30%, thế thì trên trường tiến-hóa đến một lúc
nào đó con người sẽ khai thác nốt 90% còn lại, chừng
đó chúng ta sẽ tiến kịp con người ở các hành-tinh
khác.Vì Thượng Đế tạo ra con người không bao giờ ban
cho ta cái gì dư thừa và vô-dụng cả.
Như vậy con người có nguồn gốc từ Đức Chí Tôn, nên đã
mang những nét linh-diệu, sáng-suốt, linh-hồn cũng vẫn
trường-tồn như Ngài; còn những sinh-vật hạ-đẵng, tùy
theo căn-cơ và sự tấn-hoá nhanh hay chậm, mà có những
bản-năng kỳ-diệu khác nhau; tỷ như một bóng điện sáng
ít hay là nhiều tùy theo công-suất của nó, nói một
cách khác là chúng-sanh ví như những tia lửa lớn nhỏ
khác nhau, còn Đức Chí Tôn là một ngọn đuốc, tuy cả
hai đồng phẩm chứ không đồng lượng.
Ta có thể nói từ Đức
Chí Tôn đến con người là một mạch sống nối liền, sự
hoàn-thiện của Đức Chí Tôn , có sẳn trong chúng-sanh,
do đó chúng-sanh luôn được sống, hoạt-động và tồn-tại
trong Ngài.
Theo học-thuyết linh-hồn tấn-hóa cuả Cao-đài-giáo, thì
Đức Chí Tôn đã ban cho vạn-vật tám loại linh-hồn, đó
là vật-chất kim-thạch hồn, thảo-mộc hồn, thú-cầm hồn,
nhân-loại hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn, phật hồn,
tám loại chơn-hồn này đầu kiếp vào thể xác tương-ứng
để tiến-hóa, nên Phật-Mẫu chơn kinh có câu:
"Càn-khôn sản xuất hửu hình ,
" Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng-sanh.
(Phật-Mẩu Chơn-kinh/giòng 7-8)
Mỗi loại chơn-hồn mang xác thân tương-ứng phụng-sự lẫn
nhau để tiến-hoá, như vật-chất nuôi thảo-mộc, thảo-mộc
nuôi thú-cầm, thú-cầm phụng-sự nhân-loại, nhân-loai
cũng phải đầu-kiếp nhiều lần để tu-luyện học-hỏi hầu
đắc thần, thánh, tiên, phật. Nên chúng ta nhận thấy
những loại thảo-mộc tiến-hoá cao có mang bản-chất của
thú-cầm, như các loại nấm, các loại cây cỏ ăn thịt,
cây mắc cở (khi va chạm đến thì nó tự lá khép lại)...,
những loại nầy nó có một đời sống thảo-mộc, mà lại
mang bản-chất giống như sinh vật ; những loại thú cầm
tiến-hoá cao cũng mang những bản-chất của nhân-loại,
như ngựa, chó, cá heo...nó cũng có những bản-chất
giống con người như thương-yêu, trung-thành; và
nhân-loại tiến-hoá cao cũng mang một ít bản-chất giống
thần thánh, tiên, phật. Tiến hóa theo con đường nầy
gọi là hóa-nhân, còn một loại nửa gọi là nguyên-nhân,
loại nầy theo chơn-truyền của Cao-đài-giáo, thì khi tạo-lập
vũ-trụ rồi, Đức Chí Tôn đã cho một trăm ức nguyên-nhân
xuống thế làm người để phụng sự cho cơ tấn-hóa của vạn-linh.
Như vậy nguồn gốc con người ở vào hai trường-hợp nầy,
một là hóa-nhân do sự tiến-hóa từ vật-chất lên, hai là
loại nguyên-nhân do Thượng Đế tạo-dựng từ ban đầu ; cả
hai đều là chơn-linh của Đức Chí Tôn cho đầu-kiếp
xuống thế-gian. Bởi vậy theo đức-tin của Cao-đài-giáo
thì nguồn-gốc và thân-phận của con-người rất là
quí-giá cao-trọng nên Giới tâm kinh có câu:
"Dễ gì lộn kiếp đặng làm người,
" May đặng làm người chớ dể duôi.
Vì con ngưòi được Thượng Đế tạo dựng như vạn-vật, nhưng
đặc-biệt con người được Ngài ban cho tính-chất
linh-thông hơn hết, nên Giới tâm kinh mới có câu:
"Đấng Tạo-hóa hóa sanh muôn vật
Phú cho người tính chất linh thông”
Con người là một tạo vật được Đức Chí Tôn sinh-thành
và được Ngài yêu quý vô cùng, nên Thánh-giáo Đức Chí
Tôn đã nói rằng:
"...Trong trời đất nhân sanh là con quý của Thầy,
nên Thầy hằng lo lường cho các con..." (Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển / quyển 2 / tr .29)
" Một điểm linh quang là một hồn người, là vật tối
linh của Thầy “(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
/quyển1/tr.10)
Như thế nói về Thân-xác thì con người là một tiểu
vũ-trụ, về Linh-hồn được Thiên-phú linh-thông hơn vạn-vật,
do đó con ngưòi và động-vật dù là khỉ vượn tuy hơi
giống như con người, nhưng nhất định không thể coi như
nhau được.
GIÁ-TRỊ NHÂN-PHẨM THEO QUAN-NIỆM CỦA CAO-ĐÀI-GIÁO
Nhân sinh quan của Cao đài giáo cho rằng
con người đã trải qua một quá trình luân hồi chuyển kiếp
lâu dài mới đến được địa-vị nhân-phẩm, và phải có cả
một hiện-tại và tương-lai tu-hành để thăng-tiến, mới
được dự vào hàng Cửu phẩm Thần Tiên
. Điều này họ có thể phấn-đấu để đạt được tại thế-gian,
ngay trong cuộc sống, chứ không cần phải đợi sang bên
kia cỏi tử. Nên chúng ta có thể kết-luận con ngươi đã
có một nguồn gốc và một quá khứ đáng tự hào, và tùy
theo mức độ thăng tiến hay sa-đọa trên trường đời mà
sẽ có một hiện tại phấn-khởi hay bi-đát, một tương-lai
vinh-diệu hay đen tối, cái đó còn tùy thuộc nơi sự
hoc-tập tu-luyện tinh-tấn của mỗi người. Luận về
giá-trị nhân-phẩm con người theo quan-niệm của Cao-đài-giáo
thì có những đặc-điểm sau đây:
- Con người là một linh hồn bất tử chứ
không phải là một thân thể hửu-sanh, hửu diệt này, đời
sống của nó được trải dài tại trần gian, đến bên kia
cỏi tử; còn gọi là cỏi Thiêng Liêng hằng sống. Nên con
người trường-tồn, chứ không chỉ giới hạn trong một kiếp
sanh ngắn ngủi, từ chiếc nôi đến nấm mồ là hết.
- Con người được Thượng Đế tạo dựng, có hai
phần: thể-xác và linh-hồn, thể-xác tuy có sanh diệt,
nhưng linh-hồn thì trường-tồn. Linh-hồn là một siêu
thực-thể được Thượng Đếphú-bẩm để chỉ huy thân xác,
khi hồn lìa khỏi xác thì dù cho thân xác có hoàn-hảo
bao nhiêu cũng vẫn bị thối-rửa. Chứ không phải thể xác
sinh ra linh-hồn như các nhà khoa-học vật-lý đã nhận-định,
thậm-chí linh-hồn có quyền quyết-định hủy hoại thể-xác,
như trường-hợp những người tự-tử vì chán đời, hoặc
những người quyết-định tuẩn-tiết để bảo-toàn phẩm-giá
cho con người khi họ bị xúc-phạm. Như vậy chứng tỏ rằng
linh-hồn luôn ở vị thế chủ-tể chỉ-huy thân xác.
- Con người có một quyền tự-do vô-biên, để tự định
đoạt lấy số phận của mình, nên dù cho trong kiếp sanh
hiện tại có bất hạnh đến đâu, cũng cần phải vui-vẻ đón
nhận một cách hiểu biết, vì đó là do nhân-quả của
chính mình đã tự chiêu-cảm từ bao kiếp trước. Trong
hiện-tại chỉ có cách cải-thiện là nên cố gắng vươn lên
để lập công bồi đức, hầu tự hóa-giải bớt oan-khiên
nghiệp chướng, và gieo nhân lành, để hưởng phước-ấm
ngay trong kiếp này và cho cả kiếp lai sinh. Trong lĩnh-vực
này Thượng Đế ban cho con người có được quyền độc-lập
hoàn toàn với Thượng Đếá, con người hoàn-toàn có quyền
tự chủ dìu-dắt thiên-lương của mình nên trong Kinh
Thiên-đạo có câu :
“ Dù cho phải mực Thiên-diều,
Cũng quyền tự-chủ dắt-dìu Thiên-lương.
(Kinh Giải Oan).
Ngài để cho con người tự-lập để định-đoạt lấy số-phận
của chính mình. Vì Thượng Đế là Đấng công-bình không
bao giờ thưởng phạt một cách vô cớ cả, điều nầy Ngài
đã xác nhận rõ-ràng rằng:
“Thầy đã nói cho các con hay trước rằng : nếu các con
không tự lập ở cỏi thế nầy, là cái đời tạm của các
con, thì Thầy cũng không bồng ẳm các con mà đở lên cho
đặng. - ấy vậy vấn-đề tự-lập là vấn-đề các con phải lo
đó -...”
(TNHT/Q1/tr.98).
Thượng Đế cũng vì thương-yêu chúng-sanh đã cố tìm hết
cách, lựa lèo lựa thế để cứu-rổi, nên Ngài đã cho biết
rõ mọi ngọn-ngành như sau:
“ Lựa lèo, lựa thế độ nhơn-sanh,
Khó dễ Thầy cho hiểu ngọn ngành.
Ám-muội thì nhiều mưu-trí ít,
Đường Tiên chẳng bước, đoạ thì đành.”
(TNHT/Q1/ tr.108)
Nhưng đa số con ngưòi vẫn chưa chịu tỉnh-ngộ, nên theo
luật công-bình thiêng-liêng thì chúng-sanh phải đành
chịu sự sa-đoạ lấy. Bởi vì:
“ Luật điều Cổ Phật không chừa tội,
Hình-phạt Chí-Tôn chẳng vị tình
(TNHT/Q2/ tr.4)
Dưới trần-gian có sự công-bình tuyệt-đối, tuy trong
cuộc sống có sự chênh lệch giữa sang hèn, hoàn-hảo và
tật-nguyền, đó là do nhân-quả của mổi người, nhưng
trong quan-hệ đối xử với nhau vẩn luôn luôn bình-đẳng,
tôn-trọng lẩn nhau, do đó mổi người phải được tự-do
sống đúng theo tánh-phận của mình, không có sự
phân-biệt đối-xử, hoặc bắt buộc phải vâng theo
tín-niệm của người khác một cách độc-đoán, theo kiểu
kéo cổ vịt ra cho dài, thâu giò hạc cho ngắn, làm đảo
điên huynh-đệ. Cho nên con người phải có bổn phận thương-yêu
giúp đở lẫn nhau, để mỗi người được tự-do tiến-hóa
theo tánh-phận của mình, đúng với ba tiêu-chuẩn của
Đạo là:
* Bảo sanh : Tôn-trọng sinh mạng
- con người không phải là một sản phẩm do con người
tạo nên, hể bất toàn thì vứt bỏ như một đồ vật - mà dù
do nhân-quả mỗi người, họ sinh ra có què-quặt
tật-nguyền đến đâu, cũng phải được nâng niu bảo-trọng,
không được ruồng bỏ.
* Nhơn-nghĩa : Con người đối xử
với nhau phải lấy lòng nhơn-ái, yêu thương đùm bọc.
Làm cho nhau các điều hửu-ích để cùng thăng tiến, thi
thố những hành-động nghĩa-hiệp để bênh-vực kẻ thế cô
sức yếu, lở bước sa cơ, nâng đở kẻ bị tai-ương
thống-khổ.
* Đại đồng : Mọi người sống
với nhau trong tình huynh-đệ, có quyền bình đẵng với
nhau , không bị phân-biệt đối-xử và không đấu-tranh
tàn-hại lẩn nhau, mà phải biết dung-hoà để cùng sống
chung với nhau trong hoà-bình.
- Cỏi trần là một trường học, con người sanh ra trên
thế-gian, là những học-sinh, sinh-viên đang theo học,
lần bước trên trường tấn-hoá, nên tuỳ theo kết-quả thu
đạt, màẵ con ngưới có những trình độ khác nhau. Nên
ngay tại cỏi trần, con người được ở trên một địa-vị
nào đó trong xã hội, ngay cái thân phận của con người
tốt hay là xấu là tự do mình tạo ra cả. Vì trong
vũ-trụ có luật-pháp rất công-bình, đặt để cho mỗi người
có một vai trò nhất định, trong một thời gian nhất định,
đó chính là số-phận đã an-bài theo luật nhân-quả, nên
dù có cao-sang hay thấp kém, cũng phải làm tròn cái
bổn-phận đó suốt trong một đời người.
Đề mục học-hỏi ở trường đời đó là sự "khổ " Qua nhiều
kiếp, các bài học đau khổ sẽ giúp cho con người tiến
hóa, sự đau khổ rèn luyện cho ta nhiều đức tính, dần
dần khi học hết các bài học tại cỏi trần, công phu
luyện tập viên mãn. Đứng về mặt thể xác thì ta đã trã
ơn thế gian, bồi đắp nợ mãnh hình hài, ngọn rau tất
đất, đã giúp ta trong đời sống vật-chất, đứng về phương-diện
linh-hồn là lúc ta đã đi hết bậc thang cuối cùng của
một chơn-linh đến thế-gian, là đạt đến chỗ giác-ngộ,
trọn lành và giải-thoát, trở thành một siêu-nhân, rồi
tiếp-tục phụng-sự Thượng Đế, thúc-đẩy cơ tiến-hóa của
vạn-linh, tức là con người đã trở nên một phần-tử
trong thánh-thể Chí-Tôn, để xoay cơ chuyển thế, làm
cho trần gian mỗi ngày càng thêm tươi đẹp và
thánh-thiện. Khi con người đạt kết quả này lúc đó mới
xứng đáng với nhận-định của Đức Chí Tôn là :
“Các con là Thầy, Thầy là các con “.
(TNHT/Q1/tr.30).
MỤC ĐÍCH ĐỜI NGƯỜI & THIÊN CHỨC CỦA CON NGƯỜI
Theo đức tin của Cao-đài-giáo thì vạn-hữu
chúng-sanh trong đó có con người, được Thượng Đếtạo-dựng
nên hình thể, đồng thời ban cho một tánh-linh còn gọi
là linh-hồn; những linh-hồn này từ cỏi trên, phải dấn
thân đến tận đáy cỏi phàm-trần là vật-chất, qua nhiều
lần thay hình đổi dạng, từ trược đến thanh, từ trong
tinh-hoa vật-chất, đến kim-thạch, thảo-mộc, thú-cầm,
rồi đến nhơn-loại. Sự xoay chuyển nầy ngôn-ngữ của
Cao-đài-giáo gọi là sự “luân-hồi chuyển kiếp “. Cái
vòng luân-chuyển nầy không phải diễn ra một cách ngẫu-nhiên,
mà chúng-sanh đến thế-gian đều có mục-đích và
thiên-chức do Trời ban, rõ-ràng nhất là ở con người.
Mục đích con
người đến thế-gian
Theo đức tin của Cao-Đài-giáo, con người
muốn cao-thăng phẩm-vi thì bắt-buộc phải đầu-kiếp
nhiều lần đến cỏi trần nương vào xác thân, lập công
bồi đức, mới được thăng-tiến đến Niết-bàn, nên Thánh
giáo Đức Chí- Tôn đã dạy rằng:
"...Cái phẩm vị các con buộc phải tái
sanh nhiều kiếp mới đến địa vị của mình nơi Niết-bàn...(TNHT/Q1/tr
68).
Như vậy trong vòng luân-hồi các đẳng chơn-hồn phải đầu-kiếp
đến thế-gian ngàn muôn lần để tiến-hoá, từ vật-chất
lên đến con người, rồi từ con người lại phải tái-sanh
nhiều lần nửa để tu học hầu đạt đến ngôi vị Thần,
Thánh, Tiên, Phật. Sự luân-hồi chuyển-kiếp này có mục-đích
đưa linh-hồn con người nương vào xác thân để tấn-hóa,
nên trong kinh Thiên-đạo có câu :
"Vòng xây chuyển linh hồn tấn hóa,
“Nương xác thân hiệp ngã càn khôn .
(Kinh Giải Oan)
Tức là các đẵng chơn hồn đến thế gian mang xác thân
tương-ứng để tu-luyện học-hỏi, qua mỗi kiếp sanh nhờ
đó mà tấn-hóa, trở nên khôn ngoan và thánh thiện hơn,
và dần dần đạt đến mức toàn năng, hoàn thiện, để trở
về hội hiệp cùng Thượng Đế, tức là nhập vào cỏi Niết-bàn,
theo ngôn-ngữ của Cao-đài-giáo gọi là cỏi Thiêng-liêng
hằng sống.
Theo quan-điểm trên, thì con người có mặt nơi cỏi trần
có ba mục-đích sau đây:
- Giáng-sinh để cứu-thế độ nhân :
Đây là trường-hợp những chơn-linh cao-trọng có sứ-mạng
giáng trần để cứu vớt nhân-loại, như Đức Thích-Ca,
Lão-Tử, Khổng-Tử, Chúa Jésus và nhiều chơn-linh Thần,Thánh,Tiên,
Phật khác nửa. Các Đấng này thường là các bậc
nguyên-nhân được Thượng Đế tạo dựng từ khi có trời
đất. Các Ngài đến thế-gian để phụng sự cho cơ tiến-hóa,
lập nên các tôn-giáo, các nền nhân- sinh triết-học, để
hướng-dẩn con người tiến-bộ.
- Đến cỏi trần để học tập :
Đây là đại đa số người bình-thường, lớp người này đến
thế-gian học hỏi để tiến-bộ nhất là tiến bộ về đạo-đức
tinh-thần, tại cỏi trần con người gặt hái được những
thành tựu ngay trong cuộc sống, với những phẩm hạnh
tốt, để có dưọc một bản-thân an-lành, một gia-đình hạnh-phúc,
một xã-hội đạo-đức, một quốc-gia thịnh-trị, một thế-giới
thanh-bình, đó là sự thành tựu viên mãn của con người
đầu kiếp đến cỏi trần, rồi từ con người còn phải
luân-hồi chuyển kiếp đến cỏi trần học hỏi nửa để tiến-hóa
lên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Con người có thể
chứng quả ngay tại cỏi trần, chứ không cần phải đợi
sang bên kia cỏi tử.
- Đọa sinh đến cỏi trần để trả quả
:
Các chơn-linh này có thể là nguyên-nhân, hay hóa-nhân,
nhưng trong kiếp sanh nào đó, đã gây ra tội tình,
không được hội-nhập vào Niết-bàn, mà phải đầu kiếp đến
thế-gian để trả quả, chiụ sự đọa-đày, nếu quá nặng có
thể thành quỉ-nhân. Đến khi trả xong nghiệp-quả, rồi
vẩn phải tiếp-tục trở lại cỏi trần để học hỏi như trường-hợp
thứ hai nêu trên cho đến khi viên-mãn.
Như vậy ta có thể nói nguồn-gốc con người từ cỏi trên,
đến trần-gian tu-tập để đạt đến phẩm-vị thanh-cao, nên
họ chỉ là những người khách, điều nầy Đức-Chí-Tôn đã
dạy:
“ Chim về cội, nước tách nguồn từ xưa kiếp con người
giữa thế, chẳng qua là khách đi đường, phận-sự muốn
cho hoàn-toàn cần phải có bền-chí khổ tâm, có bền-chí
mới đạt đặng phẩm-vị thanh-cao, có khổ-tâm mới rõ
tuồng đời ấm lạnh...”
(TNHT/Q1/tr.74).
Còn trường-hợp nữa dù cho là Thần, Tiên đi nữa, mà có
lầm-lỗi phải đầu thai đến cỏi trần để trả quả, thì họ
cũng chỉ là khách trần, trường-hợp nầy Đức Chí Tôn
cũng dạy rằng:
" Cỏi trần là chi ?-
Khách trần là sao ?-
Sao gọi là khách ?-
Trần là cỏi khổ để đọa bậc Thánh Tiên có lầm lỗi...Ấy
là cảnh sầu để tra xong quả, hoặc về ngôi cũ, hoặc trả
không xong quả, phải mất chơn-linh mà luân hồi, nên kẻ
bị đọa trần gọi là khách trần ( TNHT/QII/Trang 3 ).
Tóm lại mục-đích của con người có mặt trên thế-gian họ
chỉ như là người khách, một là để cứu-thế độ-nhân, hai
là học-hỏi để thăng-tiến, nếu hai trường-hợp này không
thực-hiện tốt, mà lại sa-ngã gây thêm nghiệp-chướng
tội-tình, thì sẽ nằm vào trường-hợp thứ ba gọi là
đoạ-trần tức là đến thế-gian để trả quả.
Thiên-chức con người
Con người đến thế gian là những khách trần, lần bước
trên đường đạo để tiến hóa, đó là cái thiên-chức của
Trời ban cho mỗi người. Đức Chí Tôn đã nói rằng:
"Sanh ra phận làm người, đã mang cho mình một trách
nhiệm đặc-biệt, phải gắng sức làm cho hoàn toàn, hầu
chờ buổi chung quy, tương công chiết tội, tiêu quả
tiền khiên mà nâng mình vào địa vị cao thượng hơn phẩm
vô vị chốn sông mê nầy”.
(TNHT/Q2/tr.22).
Ngay tại trần gian con người được đặt trên một địa vị
nào đó trong xã hội, cũng đều do luật công-bình, tùy
theo quá-trình tiến-hóa của họ. Ngay thân phận mỗi người
tốt hay xấu, là do tự mình tạo ra, vì trong vũ-trụ có
luật-pháp rất công-bình, nó bắt mỗi linh-hồn phải mang
theo khối tiền-khiên nghiệp-chướng của mình đã tạo ra
từ bao kiếp trước, như một bản án gọi là đinh-mệnh,
luật công-bình đó an-bài cho mỗi chơn-linh một nơi đầu-kiếp
tương xứng theo tác-động của luật nhân-quả, để có một
chơn-thần khí-chất được cấu-tạo từ căn-bản cho cả ba
phương-diện hình thể, tinh-cảm và trí-tuệ, xấu hoặc
tốt ngay từ trong bào-thai. Những ưu khuyết-điểm nầy
sẽ tạo nên bản-chất của đứa trẻ từ khi mới lọt lòng
mẹ, cho đến khi khôn lớn nên người. Nếu từ nhỏ được
cha mẹ uốn-nắn và lớn lên con người biết cố-công gắng-sức
tu học lánh dữ làm lành để biến-cải định-mệnh, làm
tròn cái thiên-chức của một đời người, thì người đó
sẽ có dịp đón nhận một thiên-chức cao hơn trong kiếp
lai sinh. Điều nầy Đức Chí Tôn đã dạy rằng:
“Mỗi bậc phẩm đều đặng một vai tuồng của Đấng cầm
quyền thế giới ban cho, dầu thanh cao, dầu hèn hạ,
cũng phải gắng làm cho rồi trách nhiệm, hầu buổi chung
cuộc, hồn lìa cỏi trần đặng đến nơi khởi hành mà phục
hồi công cán...”
(TNHT/Q1/tr 74).
Trên con đường tiến-hóa, con người được Thượng Đế ban
cho Thiên-tánh, đó là một bản-chất rất thiêng-liêng
mầu nhiệm ẩn-tàng nơi mình, nếu con người đừng để
vô-minh che lấp, và tu-học một cách tinh-tấn để
phát-triển nó thì cũng sẽ đắc đạo tại thế, rồi có thể
đem thành công đó phụng-sự cho Thượng Đế, giúp cho cơ
tiến-hóa của toàn thể sanh chúng, vấn-đề nầy chơn linh
Đoàn Thị Điểm đã giáng cơ dạy rằng:
"Xác tại thế đã nên thần,
Ba mươi sáu cỏi đặng gần linh thiêng.
Hiệp Tạo hóa cầm quyền chuyển thế.
Dạy vạn
linh dụng kế từ-bi
Sanh ấy ký, tử ấy qui
Diệu-huyền cơ Tạo có gì gọi hơn”
(Trích Nử Trung Tùng Phận)
Đây là những lãnh-vực nằm trong phạm-trù nhân-sinh
triết học của Cao-đài giáo, nên đối với tất-cả vấn-đề
tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ, tức là Ta đối
với Ta, Ta đối với Gia-đình, đối với Tổ-quốc và đối
với Xã-hội loài người, cũng đều lấy đó làm kim chỉ nam,
để tạo một cuộc sống an-lành thăng-tiến cho bản thân,
hạnh-phúc cho gia-đình, phồn-vinh cho tổ-quốc và đại-đồng
cho nhân-loại.
Chân-lý của đời người là như vậy, nhưng nhiều
người lại không chịu tìm hiểu, mà cố tìm lối mòn đường
tắt để mưu cầu hạnh-phúc riêng cho mình, nhưng khốn
nỗi không có con đường tắt nào mà lại không qua
quá-trình tu-luyện theo tuần- tự để đạt được sự
chánh-tâm, thành-ý, tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình
thiên-hạ mà kiến tạo được một thứ hạnh-phúc chân-thật
bao giờ. Lắm kẻ thì cố cầu Trời khẩn Phật để được ban
ơn, nhiều người thì bon-chen danh-lợi để được vinh-hoa
phú-quý, chức-trọng quyền-cao, kẻ gian-hùng có
thực-lực hơn thì gây ra chiến-tranh chà-đạp lên tự-do
của dân-tộc khác, những sự- kiện này đã tạo cho thế-gian
một thảm-hoạ :
“Mạnh hiếp yếu lấy gan hung bạo,
Dữ lấn hiền gươm giáo là hơn.
Nhẫn lo chác oán cưu hờn,
Hại nhau nào thiết nghĩa nhơn thế nào”.
(Nữ Trung Tùng Phận)
Sự-kiện này chính họ đã tự đem minh vào nghiệt-cảnh đài
mà họ không hề hay biết, điều này chơn-linh Đoàn-thị-Điểm
đã giáng cơ cho thấy hậu-quả những hành-động đó như
sau:
“ Đường hung-ác nẻo chông gai
Lần chen vào chốn nghiệt đài gọi ngoan”.
(Nữ Trung Tùng Phận)