ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Nhan uyên kỳ là cờ của Thầy
Nhan Hồi tự là Nhan Uyên, học trò cưng của Đức Khổng Tử. Ông người
cần mẫn, thức khuya dậy sớm, học Kinh Thi, chuộng kinh Lễ, làm việc gì
không lầm lỗi hai lần, nói điều gì không cẩu thả. Khổng Tử khen là
người có nhân. Nhưng ông chỉ sống được có 31 tuổi thì mất.
Sử ký của Tư Mã Thiên viết
về Nhạn Hồi như sau : " Trong 70 môn đồ, Trọng Ni chỉ khen riêng Nhan
Hồi hiếu học, mà Nhan Hồi ( Uyên) thường xác xơ, ăn tấm ăn cám mà
cũng không được no, lại chết yểu. Trời kia báo đáp người thiện mà
như vậy ư ?"
Trong câu chuyện của Đức Phạm
Hộ Pháp nói với ông Đinh Công Trứ, cai trường Qui Thiện ngày 12-8-Đinh
Hợi (1947) như sau :
" Nhan Hồi buổi nọ cố công thật hành lý - thuyết bình đẳng nhân
loại, tránh nạn tương tàn tương sát nòi giống, nhưng rốt cuộc chưa làm
được thì chết"
Ngài nói tiếp :
" Em biết cây cờ trắng trương nó lên để làm gì ? Biểu hiện ấy có
phải để cứu nhân loài không ? chỉ một ngày kia, Thượng Sanh ra mặt
đời là cây cờ Cứu Thế, còn Thượng Phẩm cây cờ Cứu Khổ. Qua đã thay
cho Thượng Phẩm gầy dựng đào tạo. Thầy trò ta đã chung chịu cực khổ,
từ khoảng rừng xanh ít người lai vảng. Mà buổi nọ qua vắng mặt, em đi
ngược Thánh ý của qua."
"Cây cờ trắng dùng để khi nước nhà nòi giống ta xô xát, cốt nhục
tương tàn khốc liệt, vô phương cứu chữa, thì ngày ấy là giá trị của
nó"
Ngày giờ nào có kẻ thất thế, yếu cô, rách rưới, lang thang, đói cơm,
khát nước , khổ não tâm hồn của nòi giống, không ai binh vực che chở.
Chừng ấy nhiệm vụ trọng yếu của Thầy trò ta phải ra gánh vác. Đó
là CƠ CỨU KHỔ thực hiện"
Phong trào hòa bình chung sống
do các ông Thoại, Kỳ, Đại, Lợi tổ chức Ban Túc trực Bến Hải cắm cờ
Nhan Uyên tại đó kêu gọi hai miền Nam Bắc sớm thống nhất, bị chánh
quyền Ngô Đình Diệm giải tán.
Cũng nên biết vào ngày
23-10-1961 Sĩ Tải Phạm Duy Nhung thừa ủy quyền của Đức Hộ Pháp họp
báo tại nhà hàng Oái Kình Lâm ( Sài gòn) công bố các bức thư gởi
qua Mỹ, Anh, Pháp ( trong Hội nghị Genève) có đoạn viết " Chúng tôi
tin tưởng sự chân thành của qúi quốc với đại danh là liệt cường
luôn luôn có ý chí giúp đỡ dân tộc chúng tôi mà không vụ lợi"
ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và tra tấn đến chết.
Thật ra thì cờ nhan uyên không
có, chỉ có trong lý thuyết mà thôi. Một hôm trước hàng môn đệ, Đức
Khổng Tử đưa ra một đề tài để thảo luận. Giả thiết rằng trong nước
có loạn thì làm cách nào để trị loạn hay nhất. Trong hàng môn đệ
người trả lời cách này, kẻ trả lời cách kia. Chỉ có Nhan Hồi là đưa
ra ý kiến : làm một cây cờ trắng xông vào chốn ba quân, kêu gọi hai
tiếng trách nhiệm chấm dứt đổ máu.
Ý kiến đó được Đức Khổng Tử cho là kế hay hơn ca.
Kết luận câu chuyện của Đức
Phạm Hộ Pháp nói với ông Trứ là :
"Mấy em nếu có chí can đảm đến Thái Bình Dương sẽ gặp Thầy là buổi
sau này kìa. Dầu cho Thượng Sanh chừng đó có can đảm đến đó sẽ gặp.
Bằng chẳng vậy, cây cờ CỨU THẾ của Thượng Sanh về tay kẻ khác hay
là qua sẽ đến giữa trận giặc toàn cầu thứ ba"
Thế thường người ta nói Bạch
Vân Am, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm về trí sĩ sau khi dâng sớ hạch tội 18
triều thần lộng quyền. Năm 95 tuổi Ngài qui tiên về Bạch Vân Động
gồm có 3 vị gọi là Tam Thánh:
1. Nguyễn Bỉnh Khiêm : Thánh
danh Thanh Sơn Đạo Sĩ, sư phó Bạch Vân Động (Le Mâitre de la loge
Blanche ) ngươn linh Cardinal de Richelieu
2. Victor Hugo : Thánh danh Nguyệt Tâm chơn nhơn, Chưởng Đạo Hội Thánh
Ngoại Giáo (Mission Etrangère ) ngươn linh Nguyễn Du.
3. Tôn Dật Tiên : Thánh danh Tôn Trung Sơn ngươn linh là Nguyễn Trãi
Nhiệm vụ Tam Thánh là chăm
sóc chư tín đồ, ban phép Tam Thánh ( quen gọi tắm Thánh) khai khiếu trẻ
em và ban đạo hiệu cho tín hữu trưởng thành. Chia làm hai nhóm Bạch và
Vân.
- Nhóm BẠCH gồm có Bạch Linh (
Hồ Bảo Đạo), Bạch Minh ( Hồ Thái Bạch), Bạch Tuyết ( con gái ông
Ngọc Lịch Nguyệt) …
- Nhóm VÂN gồm có Vân Phong (
Bảo Thế Lê Thiện Phước), Vân Tinh ( Hiến Đạo Phạm Văn Tươi) , Vân
Đằng ( HT.Trần VR)…
Ngoài ra, có nhiều vị được Bạch Vân Động ban đạo hiệu mà không có
hai chữ Bạch Vân .
Chẳng hạn : Giáo sư Thượng Bảy Thanh ( Lê Văn Bảy) , đạo hiệu là
Phong Chí, Phối sư Thượng Chữ Thanh ( Đặng Trung Chữ) đạo hiệu là Ngạn
Sơn. Phối sư Thái Đến Thanh ( Huỳnh Văn Đến) đạo hiệu là Thông Quang….Dù
đạo hiệu dưới hình thức nào, những vị ấy đều tuân theo lịnh của vị sư
phó ( Le Maitre)
DƯỠNG SINH THI
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiêu tư, quả dục, vật lao thân
Thực thôi bán bão, vô khiêm vị
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hí ngôn, đa thủ tiếu
Thường hàm lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao quá bách xuân
Nguyễn Bỉnh Khiêm
TẠM DỊCH :
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị
Rượu chỉ vài phân, chớ quá từng
Miệng cứ câu đùa vui miệng mãi
Bụng thường nghĩ tốt bụng lâng lâng
Nhiệt thành, biến trá, thôi đừng hỏi
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm
Đứng trước đền Thánh nhìn vào,
ta thấy có hai pho tượng mặc khối giáp, đầu đội kim khôi. Pho tượng
bên phải ( ngoài nhìn vào) bức tượng có nét mặt hiền lành, tay cầm
đại đao. Đó là ông Thiện. Đối xứng qua bên trái, bức tượng này cũng
mặc khôi giáp nhưng nét mặt hung dữ, ta cầm búa đưa lên, tay kia cầm
Ngọc ấn tỉ phù. Đó là ông Aùc
Tương truyền, trong Nhứt kỳ phổ
độ, vua Tỳ Kheo về già lập một ngôi chùa để tu. Vua muốn truyền ngôi
lại cho con là Tỳ Văn (Ông Thiện ) nhưng ngại Tỳ Vũ ( Ông Aùc) tranh
đạt. Thế nên vua cha xuống chiếu cho Tỳ Vũ đi ra biên cương chiêu mộ
hiền tài. Ơû triều đình vua làm lễ truyền ngôi cho Tỳ Văn.
Khi Tỳ Vũ trở về thấy anh mình
là Tỳ Văn trên ngôi vua bất bình mà nói rằng : "Anh quá hiền mà
làm vua, dân chúng không sợ đâu, hãy nhường ngôi lại cho tôi. Tôi
dữ là dữ với kẻ hung ác, bạo tàn, vô nhân đạo. Chớ tôi không dữ
với những người hiền lương đạo đức"
Tỳ Văn thấy Tỳ Vũ muốn làm
vua, nếu ông chống đối nhứt định lưu huyết sẽ xảy ra. Thế nên bỏ
ngôi đem Ngọc ấn tỷ phù chạy lên chùa, nơi vua cha đang tu luyện để
nhờ phân xử. Vừa mới tới cửa chùa thì hồn viên tịch đắc Phật, bỏ
Ngọc ấn tỷ phù lăn lóc. Tỳ Vũ đuổi theo anh bắt gặp xác anh, hối
hận về việc làm sai trái của mình, rồi thoát xác. Vì thế người đời
mới nói : "Tu nhứt kiếp , ngộ nhứt thời"
Ông Thiện, Ông Ác tượng trưng
cho hai mặt của cuộc sống nên Đạo Cao Đài tôn thờ cả sự Thiện và
sự Aùc vì ác đúng lúc là Thiện, mà Thiện không đúng lúc là ác. Hai
trạng thái thiện ác trong xã hội được thể hiện luôn, nó thúc đẩy
và hỗ trợ cho sự tiến hóa của loài người " Thiện Aùc giai thiên
lý" ( Trình Minh Đạo). Nói một cách khác, Đấng Chí Tôn hiểu điều
ác, tội lỗi từ trong bản chất để không kết án tội lỗi, nếu đôi
lần có chê trách trừng phạt là để con người tiến hóa thánh thiện.
Thế nên, vượt lên Thiện Aùc thì mới mong siêu thoát vì " hào ly hữu
sai, Thiên địa huyền cách" ( Tăng Xán)
Không hiểu được cái lý cao
siêu của Thiện Aùc thì loài người còn chống báng lẫn nhau. " Những
giáo lý chủ trương chia đôi Thiện Ác, lấy Thiên đường dành cho hàng
Thánh Thiện, lấy địa ngục làm nơi đày kẻ tội ác thì đều hoàn toàn
ảo tưởng" ( Nguyễn Duy Cần, Chu Dịch huyền giải, trang ?? )
Hai ông Nhuận và Ruộng (
Nguyễn Ngọc Điền) là công quả xây dựng Toà Thánh. Vì cuồng vọng kéo
một số người nhẹ dạ xuống tóc mặc áo dà không ăn ngũ cốc nên
người ta gọi là Nhóm Tuyệt Cốc.
Mỗi người có một xâu chuỗi
bồ đề, họ tuyên bố đã luyện thành phép biến hóa, là bảo vật hộ
thân. Cây, đá, người bị xâu chuỗi đánh đều tan thành tro bụi, còn chỉ
vào bộ ngựa ván thì ngựa ván bay cao.
Họ chuẩn bị tuyên truyền phép
lạ như vậy để đợi thời cơ chiếm Đền Thánh.
Vào năm 1936, sau giờ Lễ Ngọ,các chức sắc chức việc và đồng nhi trở
về phòng riêng. Đền Thánh lúc ấy chỉ còn anh Nghiêm, tuần quân đứng
canh gác. Nên biết, Đền Thánh mới cất bằng cây ván thô sơ dễ vào
ra.
Bỗng nhiên, anh Nghiêm nghe tiếng động rất lớn trong bửu điện. Anh vội
chạy vào thì thấy độ mười người mặc áo dà ( nâu), đầu trọc, tay cầm
chuỗi bồ đề. Họ ra sức xô các cốt Phật, Tiên,Thánh, Thầy ngã xuống.
Anh Nghiêm báo động, bổn đạo quanh Đền Thánh chạy đến thì thấy Bảy
cái ngai đều bị các vị tả đạo leo lên chiếm ngồi chiễm chệ.
Bảy cái ngai trước cung Đạo là
: 1 ngai Giáo Tông, 3 ngai Chưởng Pháp, 3 ngai Đầu Sư.
Trong Đền Thánh hết ghế nên
một tên chạy ra trước Đại Đồng Xã tót lên chiếm con ngựa càn trắc
của Đức Phật Tổ đang cưỡi.
Bổn Đạo còn do dự vì sợ bảo
vật của họ có phép. Nôn nóng quá, một người liều mạng xông tới
ngai Giáo Tông kéo tên tả đạo xuống. Y tung chuỗi đánh trả anh thanh
niên. Nhiều bổn đạo thấy xâu chuỗi không biến thanh niên ra thành tro
bụi. Họ biết là đồ giả, nên hè nhau tiến tới xua đuổi bọn tả đạo
chạy ra khỏi bửu điện. Trong cùng thời gian, tại Quan Âm Các ở Ngã
Năm, hai nữ gian đạo sĩ xô cột Phật Quan Âm leo lên bàn thời ngôi
xưng là Phật Quan Âm giáng trần, bổn đạo tấn công, hai nữ tả đạo
tung chuỗi không hiệu nghiệm bị xô té rồi nằm vạ luôn.
Các tên cuồng vọng quyền tước
bỏ chạy. Bổn đạo thu dọn, gom được một bị chuỗi hạt bồ đề không linh
nghiệm. Đó là bài học để đời cho những kẻ hám vọng.