Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ
Tòa-Thánh Tây-Ninh


Hạnh-Ðường

Tài-Liệu
Huấn-Luyện Chức-Việc Bàn-Trị-Sự Nam-Nữ

( Khóa Canh-Tuất 1970 )

Hội-Thánh Giữ Bản-Quyền
Ấn-Hành năm Canh-Tuất 1970

 

Hành-Chánh-Ðạo

 

* Bổn-Phận Chức-Việc Bàn-Trị-Sự đối với Hội-Thánh

Thánh-Giáo Ðức Chí-Tôn dạy: " Thầy dùng Lương-sanh mà cứu vớt Quần-sanh, cả Lương-sanh ấy Thầy dùng quyền Thiêng-Liêng dạy-dỗ, trước un-đúc nơi lòng một khiếu từ-bi cho tâm-địa có tình ái-vật ưu-sanh theo tánh đức háo-sanh của Thầy, dùng lợi khí phàm-tục để độ-rỗi người phàm-tục.

Những Lương-sanh ấy hiệp lại làm một lập-thành Hội-Thánh là xác-thân phàm, tức là hình-thể hữu-vi của Thầy tại thế để Thể-Thiên Hành-Hóa, làm gương mẫu mà giáo-hóa dìu-dắt con cái của Thầy trên đường Ðạo và đường Ðời, trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Ðộ để Thầy tránh khỏi phải hạ-trần như lúc Nhứt-Kỳ và Nhị-Kỳ Phổ-Ðộ ".

Bổn-phận của Chức-Việc Bàn-Trị-Sự phải tuân mạng-lịnh của Hội-Thánh truyền dạy, không được phép trái với sở-định của bề trên, chẳng nên lấy ý riêng của mình mà canh-cải bất tùng giáo-hóa, phải giữ lễ-nghĩa khiêm-cung đối với Chức-Sắc Hội-Thánh cho vẹn toàn bổn-phận làm em, dầu người có kém tài, kém trí đi nữa, đàn em cũng chẳng nên khinh-khi, vi-lịnh. Khinh-khi vi-lịnh người tức là buộc vào mình cái tội bất tuân Luật-Pháp.

Thảng như Chức-Sắc bề trên cầm quyền hành-chánh của Ðạo rủi có làm việc chi ngộ-bất-cập-lượng sai-siển một đôi điều không phù-hạp với Luật Thương-Yêu và Quyền Công-Chánh, thì bổn-phận của đàn em được phép gián-can với lễ-độ của tình huynh-đệ nhứt gia, chỉ rõ những việc làm khuyết-điểm dể cho đàn em suy độ mà cải-cách hành-vi cho phù-hợp nhơn tâm thuận tùng thiên-lý.

Một điều nên ghi nhớ trong Tứ-Ðại-Ðiều-Qui là " Dưới gián trên đừng thất khiêm- cung " mà lỗi đạo làm em và bị phạm luật Ðạo.

Tóm lại bổn-phận Chức-Việc Bàn-Trị-Sự đã mang danh là Hội-Thánh em, mà đối với Hội-Thánh cùng Chức-Sắc đàn anh bề trên được như vậy thì bao giờ Hội-Thánh cũng tín-nhiệm và thương yêu đàn em có tâm vì Ðạo, và cũng làm tròn sứ-mạng Thiêng-Liêng của một Chức-Việc đối với Hội-Thánh.

 

Bổn-phận Chức-Việc Bàn-Trị-Sự đối với Bổn-Ðạo.

 

Chúng ta đã công-nhận Ðức Chí-Tôn là Ông Cha chung của Nhơn-loại về phần Thiêng-Liêng, tức nhiên Nhơn-loại là Anh Em với nhau, mặc dầu khác màu da sắc tóc; cái tình Huynh-Ðệ nầy giữa người đồng Ðạo càng thêm thâm-thúy và mật-thiết hơn.

Ðức Chí-Tôn có giảng dạy:

Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một Ðạo tức cùng Cha.
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hòa.

Vậy Chức-Việc Bàn-Trị-Sự đối với Bổn-Ðạo đàn em phải hết dạ thương-yêu, thành-thật giúp-đỡ và dìu-dắt đàn em trên đường Ðạo cũng như trên đường Ðời. Phải giữ hạnh khiêm-cung, từ-nhượng, dùng lời dịu ngọt mà dạy-dỗ, nhứt là phải đối xử cho công-bình, giữ mình cho trong sạch, để nêu gương tốt cho đàn em bắt chước.

Chức-Việc Bàn-Trị-Sự được quyền sai khiến đàn em trong phạm-vi quyền-hạn của mình. Phải chỗ khiến thì ôn-tồn mà khiến, chẳng phải chỗ sai chớ cưỡng-bách mà sai, đừng làm điều chi quá quyền mà mất niềm hòa-khí cùng nhau trong tình Huynh-Ðệ của Ðại gia-đình Tôn-giáo.

Chức-Việc Bàn-Trị-Sự là người đã mang nơi mình một trọng-trách thay cho Hội-Thánh, thân-cận với Nhơn-sanh trong Hương-Ðạo, thì bổn-phận của mỗi vị cần phải thực-thi đúng theo trách-nhiệm của mình y trong Pháp-Chánh-Truyền, tóm-lược sau đây:

 

1/. Chánh-Trị-Sự:


Mỗi Hương-Ðạo có một vị Chánh-Trị-Sự thay mặt Hội-Thánh làm đầu cho Tín-Ðồ, gọi là Ðầu Hương-Ðạo, làm Anh Cả trong địa-phận ấy, chịu trách-nhiệm về phần Ðời và phần Ðạo đối với Hội-Thánh.

Vì vậy Chánh-Trị-Sự phải là người đầy-đủ đạo-hạnh, hiểu hết về Luật-Pháp Chơn-Truyền của Ðại-Ðạo, có đủ năng-lực dìu-dẫn Bổn-Ðạo được trong ấm ngoài êm, chăm nom giúp-đỡ sanh-hoạt của Môn-đệ Thầy, giúp khó trợ nghèo, coi cả Tín-Ðồ như em ruột.

 

2/. Phó-Trị-Sự:


Là người thay mặt cho Chánh-Trị-Sự trong một Ấp, gọi là Tri-Lý-Ðạo để lo về phần Hành-Chánh-Ðạo, đặng phép sửa đương giúp-đỡ, dìu-dắt, dạy-dỗ chư Tín-Ðồ trong địa-phận trấn-nhậm.

Về mặt xã-hội, giúp-đỡ Bổn-Ðạo trong xóm ấp được tương-thân tương-trợ, gặp người hoạn-nạn thì Phó-Trị-Sự phải sốt-sắng kêu gọi Bổn-Ðạo chung tâm trợ giúp. Phó- Trị-Sự có quyền giáo-hóa chớ không có quyền sửa-trị.

 

3/. Thông-Sự:


Là ngưòi thay mặt Chánh-Trị-Sự trong một Ấp, gọi là Thông-Lý-Ðạo, để lo về phần Luật-lệ.

Thông-Sự có quyền răn dạy người Ðạo phạm Luật-Pháp của Ðạo, bằng cách giải-thích khuyên lơn, nếu đôi ba lần mà người phạm lỗi không biết ăn-năn chừa cải, thì Thông-Sự có quyền phúc-sự lên Chánh-Trị-Sự khuyên-giải hoặc định phạt sám-hối.
( Ðọc kỹ chú-giải trong Pháp-Chánh-Truyền ).

 

Quyền-Hành và Luật Công-Cử Chánh, Phó Trị-Sự và Thông-Sự.

Quyền Hành-Chánh-Ðạo địa-phương có hai vấn-đề quan-trọng là Quyền-Hành và Luật Công-Cử Chức-Việc Bàn-Trị-Sự.

Ðể thi-hành theo nguyên-tắc, khỏi vi-phạm Luật-Pháp Chơn-Truyền của Ðạo; vì nhiều nơi đã tỏ ra lắm điều sơ-sót trong việc công-cử Bàn-Trị-Sự, hoặc cũng có nhiều trường-hợp thi thố quyền-hành của 3 phẩm: Chánh-Trị-Sự, Phó-Trị-Sự và Thông-Sự không đúng theo quy-định của Pháp-Chánh-Truyền. Sự sơ-sót ấy do nơi quyền Hành-Chánh địa- phương không được châu-đáo ở hạ-từng cơ-sở nơi Hương-Ðạo và Ấp-Ðạo, căn-bản của nền Chánh-Trị-Ðạo.

 

I/. Quyền-Hành.

 

Chức-Việc Bàn-Trị-Sự có 3 phẩm yếu-trọng là:

Thông-Sự, Phó-Trị-Sự, Chánh-Trị-Sự.

- 1/. Thông-Sự: là người cầm Luật-Pháp, nên trong Pháp-Chánh-Truyền gọi là Hộ- Pháp em, nghĩa là đồng-quyền, đồng-thể không hơn không kém, nhưng Hộ-Pháp cầm- quyền toàn Ðạo khắp Thế-Giới, còn Thông-Sự chỉ trong địa-phận một Ấp mà thôi, vì thế mới gọi là Hộ-Pháp em.

- 2/. Phó-Trị-Sự: Người cầm-quyền Hành-Chánh, tức là Chánh-Trị-Ðạo, ở Pháp- Chánh-Truyền gọi là Giáo-Tông em. Hễ quyền trên lớn lao bao nhiêu, thì quyền dưới cũng thế, nhưng Phó-Trị-Sự chỉ cầm-quyền một Ấp-Ðạo. Hai vị Phó-Trị-Sự và Thông-Sự đều đồng-thể cùng nhau, không ai lớn ai nhỏ, cũng như Giáo-Tông và Hộ-Pháp, song quyền-hành riêng biệt, Phó-Trị-Sự có quyền về Hành-Chánh-Ðạo, còn Thông-Sự có quyền về Luật-Lệ.
Phó-Trị-Sự và Thông-Sự có quyền ứng-cử chức Chánh-Trị-Sự.

- 3/. Chánh-Trị-Sự: Người cầm-quyền Luật-Pháp, và Hành-Chánh-Ðạo; tại sao người cầm hết 2 quyền? - Bởi vì Chánh-Trị-Sự là Ðầu-Sư em, nên phải kiêm cả 2 quyền, và làm đầu trong một Hương-Ðạo, trong Luật-Pháp cấm người không cho đi ngoài ranh-giới Chánh-Trị-Sự khác.

Ngoài ra Luật-Pháp còn nghiêm-cấm không cho công-cử Chánh-Trị-Sự nội-dung, Chánh-Trị-Sự Ðầu-Văn-Phòng, hoặc Chánh-Trị-Sự Phổ-Tế.

 

Il/. Luật Công-Cử.

 

Theo như thường tình ở ngoài Ðời thì ta cũng thấy, Luật công-cử Hội-Ðồng Xã, Ấp, Hội-Ðồng Tỉnh, và Dân-Biểu, Thượng Hạ Nghị-Viện ...

Hễ có công-cử, thì có người ra ứng-cử và người thừa-sai ( cử-tri ), quyền ứng-cử mỗi người đều có như quyền công-cử.

Phó-Trị-Sự và Thông-Sự phải chịu cho Tín-Ðồ trong Ấp Ðạo xúm nhau công-cử, mà trong một Hương-Ðạo chia ra nhiều Ấp-Ðạo. Mỗi Ấp có một Thông-Sự và một Phó-Trị Sự làm đầu.

Chánh-Trị-Sự phải chịu cho toàn cả Phó-Trị-Sự và Thông-Sự xúm nhau công-cử, chớ không phải để cho Tín-Ðồ xúm nhau công-cử ( Tín-Ðồ chỉ được mời đến dự-kiến để phê-bình, chỉ-trích hoặc đồng-ý ứng-cử-viên và ký tên vào vi-bằng công-cử ).

Hồ-sơ ứng-cử-viên gồm có:

    1- Ðơn xin ứng-cử.
    2- Chứng-chỉ hạnh-kiểm.
    3- Tờ khai lai-lịch công-nghiệp.

Chức Chánh-Trị-Sự phải có làm Phó-Trị-Sự hoặc Thông-Sự mới được ra ứng-cử.
Hồ-sơ ứng-cử phải nạp cho Ðầu-Phận-Ðạo.

Sau khi Ðầu-Phận xem xét xong hồ-sơ mỗi vị rồi thì phải gởi danh-sách cho toàn Chức-Việc trong Hương hiểu biết và định ngày công-cử trước nhứt là 10 ngày.

Chánh-Trị-Sự đắc-cử mỗi nhiệm-kỳ là 5 năm.

Ðắc-cử rồi mà vô cớ phế-phận không trọn khóa đắc-cử, thì không được kể công- nghiệp, mặc dù có viện lý-do. Chánh-Trị-Sự mãn-khóa được quyền ra ứng-cử và tái-cử lại một khóa nữa ( thủ-tục cũng như mới ra ứng-cử vậy ).

Luật công-cử Phó-Trị-Sự và Thông-Sự cũng y như công-cử Chánh-Trị-Sự. ­ng-cử- viên Phó-Trị-Sự và Thông-Sự phải là người Ðạo-hữu giữ thập-trai, có Ðạo-tâm, sốt-sắng và có năng-lực hành-sự.

Mỗi Tín-Ðồ khi được nhập-môn thiệt-thọ nghĩa là sau khi đổi Sớ Cầu-Ðạo tạm rồi đều có quyền đầu-phiếu công-cử và ứng-cử Phó-Trị-Sự hay Thông-Sự, nhưng Nam, Nữ riêng biệt.

Một khi có cuộc công-cử Chức-Việc Bàn-Trị-Sự thì phải thành-lập một Ủy-Ban chứng-sự, lo xem xét cuộc công-cử hầu tránh điều gian-lận trong khi đầu phiếu.

Ủy-Ban nầy gồm có ba nhơn-viên:

    1- Ðầu-Phận-Ðạo sở tại làm Chủ-tọa.
    2- Luật-Sự Pháp-Chánh địa-phương Giám-thị.
    3- Chánh-Trị-Sự Ðầu Hương-Ðạo kế cận chứng-kiến.

Sau cuộc đầu-phiếu công-cử xong, thì phận-sự Ủy-Ban nầy phải tuyên-bố liền danh-sách người đắc-cử, kế lập Vi-Bằng công-cử và tờ cử 3 bổn y nhau gởi về cho Khâm- Thành Thánh-Ðịa, nhờ sự xem-xét và phê-kiến, rồi giao trả lại cho Phận-Ðạo 1 bổn để hồ-sơ lưu-chiếu, 1 bổn để hồ-sơ văn-phòng Khâm-Thành, còn 1 bổn gởi về văn-phòng Lại- Viện ( Nội-Chánh ). Ðến mãn hạn kỳ 6 tháng tạm-vị, nếu xét đủ tinh-thần phục-vụ, hạnh- kiểm tốt, không phạm Luật-Pháp Ðạo, thì Ðầu-Phận-Ðạo lập phúc-trình và hồ-sơ ứng-cử luôn cả vi-bằng công-cử, tờ-cử đính theo 3 ảnh bán thân ( 4x6 ). Hội-Thánh sẽ ban Ðạo-Cấp chánh-vị. Ðó là cuộc công-cử đúng phép.

Trường-hợp đặc-biệt: Ðề-cử về Hương-Ðạo mới phổ-độ lập-thành, thì Ðầu-Phận- Ðạo có quyền đề-cử, nghĩa là lựa chọn trong hàng Ðạo-Hữu vị nào có hạnh-kiểm tốt, Ðạo-tâm, sốt-sắng, lập thành Bàn-Trị-Sự gồm 1 Chánh-Trị-Sự, 1 Phó-Trị-Sự và 1 Thông- Sự.

Sau khi đề-cử xong, vị Ðầu-Phận-Ðạo phải đệ tờ Hội-Thánh xin chứng-nhận mới có giá-trị.

( Ðính theo mẫu Vi-Bằng công-cử và Tờ cử ).

 

Vi-Bằng
Công-Cử Chánh-Trị-Sự Ðầu Hương-Ðạo___________

Do thơ-mời của Ðầu-Phận-Ðạo_____( tên Phận-Ðạo )________ có mở cuộc hội nhóm ngày____tháng____năm__________dl:__________đúng_____giờ tại Văn-Phòng Phận-Ðạo___________________để công-cử Chánh-Trị-Sự Ðầu-Hương-Ðạo____________ để thay thế vị Cựu Chánh-Trị-Sự________( tên, họ )________vừa mãn-khóa ( hoặc vì duyên-cớ khác thì nói rõ ra, ví-dụ ngưng quyền-chức, triệu-hồi, truy-tố, v.v... )

Sau đây thành-phần của Ủy-Ban xem-xét cuộc công-cử:

      * Ủy-Ban Trọng-Tài:
      - Ðầu-Phận-Ðạo_____( tên Phận-Ðạo )__ Chủ-Tọa.
      - Ðại-Diện Pháp-Chánh địa-phương___________
      - ________________________________Giám-Thị.
      - Chánh-Trị-Sự_____________________________
      - Ðầu Hương-Ðạo kế cận_____________________

      * ­ng-Cử-Viên:
      - ________________________________Giám-Thị.
      - Phó-Trị-Sự_______________________________
      -_________________________________kể tên tất cả.
      - Thông-Sự________________________________
      - _______________________________Kể tên tất cả.

Sau khi tất-cả chư-vị Phó-Trị-Sự và Thông-Sự hiện-diện bỏ thăm kín, Ủy-Ban trọng-tài khui thăm và công-bố liền danh-sách vị________________được đa số thăm hơn hết là________________________thăm ( biên số thăm ), đắc-cử Chánh-Trị-Sự, Ðầu-Hương-Ðạo_____________________.

      Lập tại Văn-Phòng Phận-Ðạo
      ngày___tháng__năm_____
      Dl:_____, ______, 197...


      Chủ-Tọa

      Giám-Thị:
      - Ðại-Diện Pháp-Chánh địa-phương__________
      - Ðầu Hương-Ðạo kế cận__________________

      Chức-Việc dự-cử:
      Phó-Trị-Sự___________________
      Phó-Trị-Sự___________________
      Phó-Trị-Sự___________________
      Thông-Sự______________________
      Thông-Sự______________________
      Thông-Sự______________________

Ðạo-Hữu:
___________________________
___________________________
___________________________
___________________________
___________________________
___________________________

* * *


Văn-Phòng
Ðầu Phận-Ðạo

Số:____T.C.

Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ
( .............. niên )
Tòa-Thánh Tây-Ninh

Châu-Thành Thánh-Ðịa
Phận-Ðạo_________

Tờ Cử Chức___________

Chiếu y Pháp-Chánh-Truyền về khoản phân-định quyền-hành Bàn-Trị-Sự và Luật công-cử.
Chiếu y Vi-Bằng hội nhóm tại ăn-Phòng________________số:_______ngày_ tháng______năm______( Dl____/___197 ).
Do _________________ Chủ-Tọa, tất cả ________ Hương-Ðạo ____________ đồng công-cử vị__________________tuổi, sanh-quán Hương-Ðạo__________________ Tộc-Ðạo____________________Châu-Ðạo_______________.
Nhập-môn ngày_______tháng_____năm______ ( Dl:____/____/ 197 )
Trai-giới__________
Vị nầy tánh-hạnh tốt, hiền-lương chơn thật.
Ðắc-cử chức_________________Hương-Ðạo:_________________Phận-Ðạo:_ _________________Châu-Thành Thánh-Ðịa.
Vị trên đây phải trọn vâng mạng lịnh Chức-Sắc bề trên, và tuân y Luật-Pháp Chơn-Truyền của Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ Tòa-Thánh Tây-Ninh mà hành-đạo, chẳng đặng canh-cải điều chi ngoài Tân-Pháp.

Lập tại Văn-Phòng,
ngày_____tháng____năm_________
( Dl:_____/______/ 197 )

 

      Người đắc cử
      ( Ký tên )

      Phê-kiến
      Cho tạm-vị 6 tháng, nếu tròn phận-sự
      sẽ đem vào chánh-vị và ban Ðạo-cấp.

      V.P. , ngày____tháng____năm______.
      ( Dl:_____/______/ 197 )
      Khâm-Thành Thánh-Ðịa
      Giáo-Sư

 

Phương-Pháp Hành-Lễ Cầu-Hồn Khi Ðã Chết Rồi

Bàn-Trị-Sự hành-lễ y như cách hành-lễ cầu hấp-hối.

 

A- Phương-pháp hành lễ tẩn-liệm.

 

Phải cúng Thầy nhằm tứ thời, có dâng sớ Tân-cố và dâng Tam-bửu ( Bông, Rượu, Trà ) vị chứng-đàn là Chánh-Trị-Sự.
Khi hành-lễ cúng thời xong, tất cả người trong gia-quyến đều quỳ cầu-nguyện Chí-Tôn, rồi đến chỗ người chết quỳ lạy xác một lần, Ðồng-nhi khởi tụng kinh Tẩn-liệm: Dây oan nghiệt dứt rời trái chủ...v.v... tụng xong, tang-chủ lạy xác một lần nữa, vị chứng-đàn trở về Thiên-Bàn xá Chí-Tôn và xả ấn.

Các chi tiết hành-lễ vừa kể trên từ phẩm Chánh-Trị-Sự đổ xuống Ðạo-hữu thì vị chứng-đàn là Chánh-Trị-Sự thực-hành. Còn từ phẩm Chức-Sắc Lễ-Sanh trở lên thì phương- pháp cầu hấp-hối, cầu hồn khi đã chết rồi, đến tẩn-liệm, Ban-Trị-Sự chỉ hành-lễ theo nghi-thức như trên. Riêng về phần chứng-đàn, trước đầu người bịnh hấp-hối, chết rồi nơi khoản C phải nhượng cho Ðầu-Phận hay Khâm-Thành nếu có thỉnh đến.

Phần thượng-sớ Tân-cố vị Chánh-Trị-Sự phải đưa lên cho Ðầu-Phận-Ðạo thay mặt Hội-Thánh dâng sớ tại Thánh-Thất hay tư-gia người đã chết.

B- Phần hành-lễ thành-phục phát tang tại tư gia.

 

Trường-hợp nầy, có lắm khi tùy hoàn cảnh gia-đình tang-chủ thỉnh cầu như: thành-phục phát tang kế tiếp hành-lễ tế điện cầu-siêu và an-táng luôn, cũng có gia-đình duy trì vì phải coi giờ thành-phục phát tang hay ngày an-táng.

Do đó, mới có việc không thỏa-mãn giữa nhau, vậy thì lễ thành-phục phát tang kế tiếp cúng tế cầu-siêu và an-táng luôn là phương-tiện cho gia-đình hoặc Bàn-Trị-Sự là tốt nhứt. Còn việc coi ngày giờ thành-phục phát tang hay an-táng nếu quá hạn tam nhựt, thì buộc tang-gia phải bảo-đảm quan-tài về hơi hám ( điều đó bất đắc-dĩ mà thôi ), Bàn-Trị-Sự cũng nên khuyên gia-đình tang chủ trong ba ngày tống-táng, hơn là duy-trì lâu ngày có nhiều bất lợi.

Việc thành-phục phát tang, Bàn-Trị-Sự chỉ cầu-nguyện Chí-Tôn vì mới thiết lễ cúng Thầy hồi tẩn-liệm.

C- Phần lễ cáo-từ Tổ.

 

Có lễ-nhạc hoặc không có, trước phải đặt một bàn nghi ngoài để kiến Thần-Hoàng bổn cảnh, đất đai ngũ phương một mâm cơm trai hay hoa quả bánh nước tùy gia vô hữu. Còn một mâm dâng trên bàn thờ Tổ-phụ ( Cửu huyền thất tổ ), một cái mâm đựng đồ tang để cáo-từ Tổ. Khi xong bưng mâm tang qua bàn vong ( linh-cữu ) hành-lễ. Vị Chánh-Trị-Sự đứng phát tang phải mặc Ðại-phục.

Nghi-tiết trên từ hàng Lễ-Sanh trở xuống Ðạo-hữu, Lễ-sĩ mặc áo màu xanh. Từ Giáo-Hữu trở lên, Lễ-sĩ mặc áo màu đỏ. Lễ-Sanh, Giáo-Thiện một cây Lộng và Phướn Thượng-Sanh; Giáo-Hữu, Chí-Thiện trở lên hai cây Lộng và Phướn Thượng-Phẩm.

Nên lưu-ý, dầu Nam hay Nữ, Phướn Thượng-Sanh tả ( trái ), Phướn Thượng-Phẩm hữu ( mặt ) trong ngó ra chớ không phải để Nam tả Nữ hữu.

Ðãnh lễ Ðức Chí-Tôn trước khi cáo-từ Tổ.

Cách lạy khi qui-vị: Lễ-sanh trở lên thì 3 lạy quỳ, còn từ Chánh-Trị-Sự trở xuống Ðạo-hữu lạy 4 lạy, 2 quỳ, 2 đứng theo nghi thường lệ.

D- Phần hành-lễ cúng tế và cầu-siêu cho Chức-Việc xuống Ðạo-hữu.

 

Ðoạn nầy chiếu theo quyển Tang-Lễ Ngài Cố Tiếp-Pháp Chơn-Quân thì hành lễ đủ kinh dầu thiếu trai-giới 10 ngày. Chỉ đặc-biệt, người qui-vị giữ trọn 10 ngày chay thì được thọ truyền Bửu-pháp, nghĩa là thỉnh Chức-Sắc hành Pháp đoạn căn mà thôi, dưới 10 ngày là không được hưởng Pháp nầy.

Trường-hợp vừa kể trên, đối với trẻ em từ 10 tuổi trở lên, nếu trường-trai hoặc thập-trai cũng được thi-hành theo nghi-lễ nầy.

Còn 10 tuổi trở xuống, thì chỉ thượng-sớ và cầu-siêu mà thôi.

Riêng về phần Chức-Sắc Lễ-Sanh, Giáo-Thiện, Giáo-Hữu, Chí-Thiện trở lên được phép tạm để tư-gia hành-lễ chờ ngày di-quan vào Khách-Ðình hay Báo-Ân-Từ thì Bàn-Trị- Sự hành-lễ theo các chi-tiết đã nói trên ( nghĩa là từ khi hấp-hối, chết rồi đến cầu-siêu, để di-quan và phải đưa vào Khách-Ðình hay Báo-Ân-Từ tùy theo phẩm-vị, nên chung lo giúp-đở tang-quyến đến khi an-táng xong ).

E- Phần lễ phát hành an-táng.

 

Ðảnh lễ Ðức Chí-Tôn trước khi cáo-từ Tổ, cúng vong, cầu-siêu, khiển-điện, di linh-cửu ra thuyền Bát-nhã, đi đến Báo-Ân-Từ thỉnh Linh-vị vào bái lễ Ðức Phật-Mẫu, đến Ðền-Thánh cũng thỉnh Linh-vị vào bái lễ Ðức Chí-Tôn. Nếu trường-hợp đi ngoài ngang qua Thánh-Thất hay Ðiện-Thờ thì cũng thi-hành như vào Nội-Ô.

Tuần-cửu chỉ làm tại Thánh-Thất hoặc Ðền-Thánh mà thôi. Ngoại trừ những trường-hợp đặc-biệt bất-khả kháng mới được làm tại tư-gia.

 

F- Phần hành-lễ tuần-cửu từ nhứt đến cửu-cửu tại tư-gia.

 

Thiết lễ cúng Thầy có thượng Sớ dâng Tam-Bửu ( bông, rượu, trà ) vào thời Ngọ và khai tuần-cửu.

Trong lễ nầy, nếu tang-gia có cúng phẩm Tổ-Phụ, Ông Bà và vong linh thì tự tiện nguyện vái, Bàn-Trị-Sự chỉ hành-lễ tuần-cửu và tụng kinh Di-Lạc 3 lần, để cầu-nguyện cho linh-hồn người được siêu-thoát là xong.

Mỗi tuần-cửu hành-lễ y như trên, đến ngày mãn-cửu, tức là cửu thứ 9, tang-gia có cúng phẩm-vật thì việc cáo-từ Tổ cúng vong theo nghi-thức thường lệ.

 

G- Phần hành-lễ Tiểu và Ðại-Tường tại tư-gia.

 

I/. Thiết lễ cúng Thầy, có thượng Sớ, dâng Tam-Bửu vào thời Ngọ và khai tuần Tiểu hay Ðại-Tường.

Trong lễ nầy, nếu có Lễ-Nhạc tế-điện hoặc châm-chước thì có cáo-từ Tổ. Tiếp hành-lễ tế-điện, cúng tế xong, lễ thành khỏi tụng kinh khai Tiểu hay Ðại-Tường nơi bàn vong nữa, vì đã khai trước Thiên-bàn sau thời cúng rồi.

Il/. Ðoạn Lễ thành nếu Ðại-Tường thì một người trong tang-quyến đứng trước bàn vong để lời tạ-ơn chung các Cơ-Quan, thân-bằng cố- hửu y như khi đám xác, dứt rồi vị Chánh-Trị-Sự mặc Ðại-phục, sắp Ðồng-nhi trước Thiên-bàn mời tang-quyến đến, vị Chánh-Trị-Sự quỳ trước, tang-quyến quỳ sau cầu-nguyện Ðức Chí-Tôn để xả tang, bắt đầu đốt lá Phan và Linh-vị, đồng-nhi tụng 3 biến Vãng-sanh Thần-chú, dứt niệm câu chú Thầy 3 lần, tang-quyến lạy Ðức Chí-Tôn, rồi qua bàn thờ tang vong, kế vị Chánh-Trị-Sự xả tang cho một người trưởng trong tang-quyến, còn bao nhiêu tự lột khăn tang trên đầu xuống và đứng dậy, xá bước ra ngoài sẽ cởi đồ tang ra đốt hay để tùy gia-quyến. Ðến đây là hết phần lễ Tang-tế sự.

Tóm lại, nghi lễ nầy tạm thực-hành, chờ khi có quyển Tang-lễ thống nhứt, Hội- Thánh sẽ cho thi-hành y theo đó.

Phần Hôn-Nhơn

 

Chiếu Tân-Luật điều thứ 6 đến thứ 10 dạy sự chọn Hôn trong người đồng Ðạo, trừ khi nào người ngoài ưng thuận nhập-môn thì mới được kết làm giai-ngẫu.

Tám ngày trước lễ Sính-hôn, chủ Hôn Trai phải dán Bố-cáo nơi Thánh-Thất sở tại cho trong Bổn-đạo hay biết, sau khỏi điều trắc-trở.

Làm lễ Sính-hôn, hai đàng Trai và Gái phải dến Thánh-Thất hoặc Ðền-Thánh mà cầu lễ Chung-hôn ( tức là lễ Hôn-phối ).

 

Phương-pháp thực-hành:

 

Tất cả người trong Ðạo, khi kết thành Hôn-nhơn cho con, cháu, phải tuân-hành theo Tân-Luật như sau:

- 1/. Trước hết phải chọn Hôn người trong Ðạo, như " Ðiều thứ 6 của Tân-Luật "
- 2/. Trước ngày Sính-hôn, phải đăng Bát-nhựt tại Thánh-Thất sở tại " Ðiều thứ 7 Tân-Luật ".
- 3/. Khi làm lễ cưới, cả hai đàng Trai và Gái phải xin phép lập lễ Hôn-phối tại Thánh-Thất hoặc Ðền-Thánh " Ðiều thứ 8 Tân-Luật ".
- 4/. Cấm không được cưới hầu thiếp, trừ khi nào không con nối hậu, thì đặng phép cưới hầu thiếp, nhưng chính người chánh-thê đứng cưới mới đặng " Ðiều thứ 9 Tân-Luật ".
- 5/. Cấm người trong Ðạo không được để bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay thất hiếu với công cô " Ðiều thứ 10 Tân-Luật ".

Trường-hợp bất khả kháng, hành-lễ tại tư-gia, Bàn-Trị-Sự thi-hành như sau:

- A. Buộc chủ-hôn Nam, Nữ phải xin phép Ðầu-Phận, Bàn-Trị-Sự hỏi rõ việc kết hôn nêu trong điều thứ 6 và thứ 7 của Tân-Luật.
- B. Mỗi khi Bổn-Ðạo gã, cưới, phải thỉnh Bàn-Trị-Sự hay Ðầu-Phận đến chứng-sự hoặc hướng-dẩn cách thức hành-lễ để tránh điều bất trắc trong vụ, trừ ra trong gia-đình của Chức-Sắc Ðại-Thiên-Phong dĩ hạ " Dù hành-lễ nơi tư-gia ".
- C. Khi Bàn-Trị-Sự đến chứng-sự hành-lễ, phải hoàn-toàn chịu trách-nhiệm, nên cần lưu-ý mọi việc châu-đáo theo phép Ðạo.
- D. Phần hướng-dẩn hành-lễ, trước hết nếu đôi bên Trai, Gái có thỉnh Chánh-Trị- Sự, thì 2 vị nầy vào cầu-nguyện Chí-Tôn, kế 2 suôi gia Nam Nữ, sau là chàng rễ. Khi xong tiếp bái lễ Từ-Ðường ( Ông Bà quá vãng ).

Ðoạn trình Hội-Thánh, Quốc-Vương, Thủy-Thổ, Ông Bà tại tiền ( sống ), Cha Mẹ và tiếp Công Cô.

Lưu-ý:- Khi lên đôi đèn hành-lễ Cửu-Huyền Thất-Tổ, thì tùy chủ-hôn hoặc sở cậy người trong thân-quyến có đủ phước đức, vì lệ nầy thành tục.

Tóm lại, phần nghi-lễ trên đây tạm thực-hành, chớ Hội-Thánh ban hành lễ thống nhứt sẽ tuân theo.

 

Luật-Pháp Chơn-Truyền

 

Ðể bảo-thủ Chơn-Truyền khỏi bị tay phàm canh-cải ra phàm-giáo, nên trong cửa Ðại-Ðạo có đủ Luật và Pháp.

    Luật là Tân-Luật.
    Pháp là Pháp-Chánh-Truyền.

Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền là qui-củ chuẩn thằng của Ðạo, cũng như Hiến- pháp là điều luật của một nước. Người dân biết tôn-trọng Hiến-pháp, nước mới có trật-tự an-ninh, thái-bình thiên-hạ. Còn tín-đồ của Ðạo, có trọn tuân-hành Luật-Pháp, mới giữ được Chơn-Truyền chánh-giáo.

Ðạo là con đường Thiêng-Liêng siêu-việt cứu độ chúng-sanh thoát khỏi chốn trần ai tội-lỗi mà loài người còn phải chịu đày-đọa, vay vay, trả trả dưới phép nhơn-quả luân-hồi. Nếu người giữ Ðạo biết trọn tuân luật-lệ, thực-hành y theo Luật-Pháp Chơn- Truyền là ung-dung tiến bước trên con đường chánh-đạo, nhược bằng hành-vi ra ngoài Luật-Pháp thì phải bị sự lôi cuốn của vật-chất, người hành Ðạo như thế đã xa Chơn- Truyền Chánh-Giáo và sa vào Bàn-Môn Tả-Ðạo rồi vậy.

Người giữ Ðạo mà tuân-y theo Luật-Pháp ví như người thợ hành nghề có mực thước. Thợ không mực thước thì chẳng tạo nên vật dụng trang-hoàng. Còn người Ðạo chẳng giữ-gìn khuôn viên Luật-Pháp Chơn-Truyền của Ðạo thì không đắc-vị Thần, Thánh Tiên, Phật nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống, mà trái lại còn sa đọa vào đường tội lỗi muôn năm ngàn kiếp trong phép Luân-Hồi.

 

Tân-Luật Chương Il : Về người giữ Ðạo.

 

* Ðiều thứ chín: Muốn xin nhập-môn phải có hai người đạo-đức tiến dẫn đến người làm đầu trong họ. Hai người tiến dẫn phải lo-lắng chỉ biểu và dìu-dắt người mới cho hiểu biết đạo-lý.

* Ðiều thứ mười: Mỗi Thánh-Thất từ đây phải lập minh-thệ. Còn ai mới vô Ðạo, mỗi ngày đem tên vào sổ, phải ra đứng giữa Ðại-điện thề liền. Buộc phải thuộc kinh, và thông-hiểu Luật-Pháp của Ðại-Ðạo truyền ra.

* Ðiều thứ mười một: Người làm đầu trong Họ, hay là Chức-Sắc thay mặt cho mình phải đến làm lễ cúng khai Ðàn trấn Thần an-vị cho người mới vào Ðạo.

* Ðiều thứ mười hai: Nhập-môn rồi được gọi là Tín-Ðồ có hai bực:

    - 1/. Một bực còn ở Thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai-kỳ hoặc 6 hoặc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ-Giới cấm và phải tuân theo Giới- Luật của Ðại-Ðạo truyền bá. Bậc nầy gọi là người giữ Ðạo mà thôi, vào phẩm Hạ-Thừa.

    - 2/. Một bậc đã giữ trường-trai, giới-sát và Tứ Ðại Ðiều-Qui gọi là vào phẩm Thượng-Thừa.

* Ðiều thứ mười ba: Trong hàng Hạ-Thừa, ai giữ trai-kỳ từ mười ngày sắp lên, được thọ truyền Bữu-pháp, vào Tịnh-Thất có người chỉ luyện Ðạo.

 

Chương Ill : Về việc lập họ Ðạo.

Từ điều thứ mười sáu đến điều thứ hai mươi.

 

Chương IV : Về Ngũ-Giới cấm.

* Ðiều thứ hai mươi mốt ( từ số 1 đến số 5 ).

 

Chương V : Về Tứ Ðại Ðiều-Qui.

* Ðiều hai mươi hai ( từ số 1 đến số 4 ).

 

Chương VI : Về Giáo-Huấn.

Từ điều thứ hai mươi ba đến điều thứ hai mươi lăm.

 

Chương VIl : Về hình phạt.

Từ điều thứ hai mươi sáu đến điều thứ hai mươi tám.

 

Chương VIll : Về việc ban-hành Luật-Pháp.

 

* Ðiều thứ ba mươi hai:

 

Thế-luật: Từ điều thứ nhứt đến điều thứ hai mươi bốn.

Bàn-Trị-Sự cần mẫn nhắc-nhở và giáo-hóa trong hàng Thiện-Tín phải học-hành thông suốt Tân-Luật, nhứt là phần Thế-Luật đặng làm phép hằng tâm mà tu-học, trau-giồi cho xứng phận là Môn-đồ của Ðức Chí-Tôn.

 

Hồ-Sơ Kiện-Tụng

 

Người đồng Ðạo phải nhìn nhau như con một Cha, Anh Em một nhà. Nếu có sự kiện-tụng xãy ra là điều bất-đắc-dĩ mà thôi.

Người tiên-cáo phải nộp cáo-trạng tường-trình sự việc rõ-ràng, có nhân-chứng nhìn nhận. Nộp cho Trưởng Thập-Nhị Gia sở tại, Trưởng Thập-Nhị Gia quan-soát minh bạch, mời hai bên tiên-cáo và bị-cáo đến khuyên nhủ, lập vi-bằng hòa-giải cho đôi đàng được thấu triệt ai là phải, ai là trái, đặng thông-cảm trên lẽ phải, rồi tự thuận cùng nhau.

Thoảng như bất hòa vì lẽ đôi bên ngoan cố, thì Trưởng Thập-Nhị Gia lập tờ-phúc, lấy công tâm trình-bày sự thật kèm nội-vụ gởi đến vị Thông-Sự Ấp mình định đoạt.

Vị Thông-Sự khi tiếp đặng hồ-sơ kiện tụng phải xem-xét kỹ-lưỡng tìm thêm yếu-lý của sự thật trong vụ đầy-đủ, sẽ mời đôi bên tiên, bị-cáo, nhân-chứng đến lấy lời khai từng người rồi quan-soát lại với hồ-sơ trước coi lời-lẽ thế nào? Sự phải quấy về ai, mới mở cuộc hòa-giải, phải lập vi-bằng hòa-giải, nếu êm-hòa thì lập tờ tự-thuận đôi bên ký tên. Nhược bằng đôi bên còn chống báng, thì Thông-Sự giữ dạ vô tư lập phúc-trình đến Chánh-Trị-Sự đầu Hương-Ðạo giải-quyết.

Ðầu-Hương-Ðạo phải tìm mọi lý-lẽ, từng khía cạnh trong nội-vụ, cho có đủ bằng- chứng cụ-thể hoặc minh-tra hay mật-tra tùy trường-hợp để tìm sự thật đặng hòa-giải cho đôi đàng.

Việc hòa-giải phải căn-cứ vào: Tân-Luật, Luật-Lệ xử-đoán, Ðạo Nghị-Ðịnh, và Pháp Chánh-Truyền mà thi-hành cho tròn trách-nhiệm.

Việc hòa-giải kiện-tụng trong đường Ðạo phải giữ theo trật-tự đẵng-cấp như là đến Trưởng Thập-Nhị Gia, đến Thông-Sự, đến Chánh-Trị-Sự, đến Ðầu-Phận, hoặc Ðầu-Tộc- Ðạo, đến Khâm-Thành hoặc Khâm-Châu Ðạo.v.v...

Chú-ý: Mỗi giấy tờ đều phải có đương-sự ký tên đề ngày, tháng, năm. Như tờ-khai đương-sự ký tên rồi, người lấy lời khai cũng phải ký tên thị-chứng mới hợp-lệ.

 

Quyền Sửa-Trị.

 

Khi đã nhận trách-nhiệm Bàn-Trị-Sự thì quyền giáo-hóa chư Tín-Ðồ trong Hương-Ðạo hoặc Ấp-Ðạo của mình cai-quản và có quyền hòa-giải những sự xích-mích giữa người Bổn-Ðạo.

1/. Khuyên giải: Khi có người phạm lỗi nhẹ về Thế-Luật hoặc thiếu hạnh-kiểm, làm mất tư-cách người Ðạo, làm tổn thương chung cho người đồng Ðạo, thì Bàn-Trị-Sự có bổn-phận phải dạy khuyên cho người phạm lỗi biết ăn-năn sám hối.

2/. Răn phạt: Nếu vị nào chẳng biết sửa mình chừa lỗi lại còn tái phạm, thì Bàn-Trị- Sự có quyền răn-phạt bằng quỳ hương, tụng kinh sám-hối.

3/. Hòa-giải: Những việc xích-mích tranh-tụng thường sự giữa người đồng Ðạo dầu thuộc về việc Ðời, hay việc Ðạo, Bàn-Trị-Sự chẳng nên dễ-dãi bỏ qua để mất niềm hòa-khí, sanh những mầm hờn giận ghét-ganh mất tính tương-thân tương-ái cùng nhau.

Trong trường-hợp nầy, Chức-Việc Bàn-Trị-Sự cần mời hết cả đôi bên đến dùng lời đạo-đức giải-thích phép Ðời, luật Ðạo, lời thuận lẽ êm, cân-phân phải quấy cho đôi bên hiểu rõ, rồi hòa-giải cho được thuận-hòa cùng nhau.

4/. Răn trị: Người giữ Ðạo buộc phải tuân-y Luật-Pháp của Ðạo.

Luật có Tân-Luật và Luật-Lệ xử-đoán.
Pháp có Pháp-Chánh-Truyền.

Thoảng như có vị nào phạm Luật, phạm Pháp về mấy khoản nặng mà Bàn-Trị-Sự hiểu biết hay do Trưởng Thập-Nhị Gia phúc-tờ lên thì chẳng nên im-ẩn, mà chính mình Bàn-Trị-Sự phải đích thân đến tận nơi xãy ra, mở cuộc minh-tra cho minh-bạch, hoặc mời đến Văn-Phòng hạch-vấn cho ra lẽ, rồi phúc-sự lên Lễ-Sanh Ðầu-Phận hay Ðầu-Tộc để cho người liệu phương giáo-hóa, hay là Ðầu-Phận đệ tờ với nội-vụ lên Khâm-Thành định đọat.

5/. Kiện-tụng: Khi có việc kiện-tụng rắc-rối đại sự, Chức Việc Bàn-Trị-Sự đã hết lời hòa-giải mà chẳng đặng, đôi đàng vẫn cố tình tranh hơn thiệt, hoặc vì quyền-lợi, hoặc vì danh-thể cá-nhân có ảnh-hưởng đến quyền dân-sự, thì chừng đó mới buộc lòng để đôi đàng kiện đến Tòa-án Quốc-gia.

Còn những vụ tranh-tụng về phần Ðạo mà Bàn-Trị-Sự hòa-giải không đặng, thì nên dùng quyền điều-tra riêng với tánh-cách vô tư, rồi phúc-sự nội-vụ lên Lễ-Sanh Ðầu-Phận- Ðạo phân xử.

* Chú-ý:
Việc Hành-Chánh-Ðạo phải giữ đúng trật-tự đẵng-cấp, Trưởng Thập-Nhị Gia chăm sóc 12 gia-đình, Phó Trị-Sự giáo-hóa một Ấp-Ðạo, Thông-Sự gìn Luật-Pháp một Ấp-Ðạo, Chánh-Trị-Sự có quyền giáo-hóa và sửa-trị trong một Hương-Ðạo./.

 

-- Chung --

 

về trang chủ