Cách đây 77 năm, ngày 14 tháng 10 năm Bính-dần
(18/11/1926), Lễ Khai-Đạo đã diễn ra tại Chùa
Từ-lâm-tự Gò-kén Tây-ninh, tức là cũng vào ngày nầy
Đạo Cao-Đài đã được chính-thức khai-sáng tại nước
Việt-nam và cũng đã chính-thức ra mắt với nhơn-loại
trên toàn thế-giới. Hôm nay từ Toà-Thánh Trung-ương
Tây-ninh đến các Thánh-thất địa-phương trên toàn
thế-giới đều tổ-chức lễ kỷ-niệm ngày trọng-đại đó, và
cũng để đánh dấu ngày bước vào năm Đại-Đạo thứ 78 .
Mấy giòng sau đây, cốt ghi lại những nét tiến-triển
khái-yếu của nền Đạo được Đức Chí-Tôn khai-sáng tai
Việt-nam từ đó đến nay.
SƠ-LƯỢC ĐÔI NÉT VỀ SỰ HÌNH-THÀNH CAO-ĐÀI-GIÁO
Cách đây non một thế kỷ, vào khoản những năm 1920 đến
năm 1925, Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế đã
giáng-linh tại Việt-nam, dùng huyền-diệu tiên-gia
giáng-cơ giáo đạo, quy-tụ các Lương-sanh tiền-bối để
khai-sáng mối Đạo Trời gọi là Cao-Đài giáo, còn có tên
là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Trong thời-gian tiền-khai
gầy-dựng nền-móng của nền Đại-Đạo gần 5 năm.
Vào ngày 01 tháng 09 Bính-dần 28 vị cầm-quyền Đạo đại
diện cho 247 tín-đồ đầu tiên, đồng ký tên vào tờ
Khai-đạo gởi lên Thống-đốc Nam-kỳ lúc đó là Ông Le
Fol, do Ngài Lê-Văn-Trung viết bằng Pháp văn, đây
không phải là một đơn xin phép, mà là một Bản
Tuyên-ngôn sáng-lập một Tôn-giáo, lấy tên là Phật-giáo
chấn-hưng hay là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ. Sau đó
Hội-Thánh cũng đã gởi tuyên-cáo đến các vị Hoàng-Đế,
Tổng-thống, Nguyên-thủ quốc-gia, các hiệp-hội của các
nước trên thế-giới, cùng các cơ-quan truyền-thông
báo-chí thông-báo về sự khai-sáng nền Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ trên đất nước Việt-nam, nhờ vậy mà Đạo Cao-Đài
được tự-do truyền-bá cho đến ngày hôm nay.
Vào ngày 14 tháng 10 năm Bính-dần (18/11/1926) các vị
Lãnh-đạo Hội-Thánh thiết lễ Khai-đạo tại chùa
Từ-lâm-tự ở Gò-kén Tây-ninh. Đây là một ngôi chùa
Phật-giáo thuộc phái Đạo Thiền, do Hoà-Thượng Như-Nhãn
làm trụ trì, đứng ra lạc quyên xây cất chưa hoàn-thành,
nhưng Ngài Như-Nhãn và một số tín-đồ của Ngài nhập-môn
vào Cao-Đài, nên giao cho Đạo mượn và tiếp-tục
xây-dựng thêm cho hoàn-chỉnh, để làm cơ-sở đầu tiên
của tôn-giáo Cao-Đài. Nên lễ khai Đạo được tổ-chức tại
đây.
NHỮNG DỰ-NGÔN VÀ TIÊN-KHẢI VỀ SỰ XUẤT-HIỆN CỦA
CAO-ĐÀI
Trước khi Thượng-Đế khai-sáng Đạo Cao-Đài, đã có những
dự-ngôn tiên-khải của các Vì Giáo chủ cách trước đây
hàng mấy nghìn năm, nhất là tiên-tri của hai Vì
Giáo-chủ Phậât Thích-Ca và Chúa Cứu-Thếâ :
- Trước khi viên-tịch Đức Thích-Ca đã dự ngôn rằng:
“Ta chẳng phải là Vị Phật đầu tiên hay cuối cùng, mà
sau Ta vào thời kỳ mạc-pháp (thời cuối cùng của
đạo-pháp), sẽ có một Đấng lớn hơn Ta xuấùt hiện, Đấng
Chí Thánh Đại-giác độc nhất vô-song cực kỳ cao-thượng,
Đấng chúa-tể cả thần thánh và nhân-loại. Đấng đó sẽ
phổ-truyền một nền Đạo vinh-diệu lúc sơ-khai,
vinh-diệu lúc thịnh-hành và vinh-diệu cả buổi chung
cuộc”.
Tiên-khải nầy được chép trong Phật-tông nguyên-lý, đến
khi khai Đạo Cao-Đài Đức Thích-Ca đã giáng-cơ nhắc lại
với các môn-đồ Phật-tử câu nầy.
- Chúa Jésus cũng đã dự-ngôn trong hai nghìn năm Chúa
sẽ tái-lâm và khuyên dân-sự của Ngài hãy nhận biết
những điềm báo trước :
“Chừng đó sẽ có những điềm trên mặt trời, mặt trăng và
các vì sao. Các quyền-lực trên trời bị lay chuyển.
Dưới đất muôn dân sẽ lo-lắng hoang-mang trước cảnh
biển gào sóng thét, hải-hùng đón nhận những tai-ương
giáng xuống địa-cầu. Bấy-giờ thiên-hạ sẽ thấy con
người đầy quyền-năng và vinh-quang ngự trong đám mây
mà đến (Luca 281: 25-27).”
- Đạo Minh-sư ở Trung-hoa trong khoản năm 1650 vào
cuối nhà Minh đầu nhà Thanh có câu sấm-truyền có
đề-cập đến Cao-Đài như câu :
“ CAO như Bắc-khuyết nhân chiêm-ngưỡng,
ĐÀI tại Nam phương Đạo thống truyền”.
Câu nầy đã tiên-báo việc khai-sáng Đạo Cao-Đài ở
phương nam Trung-hoa.
-Trong Minh Thánh-kinh Linh-sám có câu:
“Mạng hửu Cao-Đài minh nguyệt chiếu” (uy-danh của
Đức Cao-Đài sáng tỏ như trăng soi).
- Trong Thanh-tịnh kinh của Lão-giáo cũng có câu :
“Công viên quả mãn thọ đơn-thơ,
Thiên-mạng phương khả truyền Đại-Đao Tam-Kỳ Phổ-Độ”.
(Công-quả đầy đủ sẽ được thọ lãnh Đơn-thơ.
Người có thiên-mạng khá nên truyền-bá Đại-Đạo Tam-kỳ
Phổ-Độ).
- Trong tác-phẩm “Đạo Cao-Đài : một tôn-giáo mới”
(The Caodai : A new Religious Movement), của Giáo-sư
Tiến-sĩ Sergei Blagov người Nga, cũng đã sưu-tập
được những câu nói về dự-ngôn của Cao-Đài như :
“Những đặc-tính Cao-Đài được tìm thấy trong bản tiếâng
Trung-quốc của Hội Thánh-kinh Anh-quốc và nước ngoài”
(The characters Caodai could be British and Foreign
Biblical Society).
SỰ MỞ ĐƯỜNG
CHUẨN-BỊ CỦA THƯỢNG-ĐẾ CHO SỰ KHAI-SÁNG ĐẠO CAO-ĐÀI
Trứớc khi khai-đạo tại Việt-nam hàng trăm năm,
Thượng-Đế đã cho chư Thần Thánh Tiên Phật giáng-trần
khắp năm châu, để thức-tỉnh loài người, chuẩn-bị một
tinh-thần quy-nhứt cho nhân-loại. Nên khi khai-đạo
Thượng-Đế có giáng cơ dạy rằng:
“Thầy chưa giáng-cơ lập Đạo tại nước Nam, chớ chư Thần
Thánh Tiên Phật dùng huyền-diệu nầy mà truyền-đạo cùng
vạn quốc” (TNHT/Q1/trang51 / Ấn-bản năm Nhâm-tý).
Nên khi học-thuyết Cao-Đài ra đời, đã được các nhà
hiền-triết trên thế-giới hưởng-ứng tiếp-thu một cách
nhanh chóng, xin đơn-cử một vài trường-hợp tiêu-biểu
sau đây :
- Vào ngày 13 tháng11 năm 1931, sau ngày khai đạo 6
năm, Đức Thánh Cha Godwin Trưởng-lão Tổng Giáo-hội
Eglise Gnostique Đức-quốc, đã gởi văn-thư cho
Hội-Thánh Cao-Đài Tây-ninh, cho biết rằêng họ đã
quyết-định chuẩn-bị liên-hợp với Cao-Đài-giáo để
tổ-chức các Giáo-hội Cao-Đài tại các quốc-gia phương
Tây.
- Vào khoản năm 1936-1937 Hội Thần-bí Triết-học tại
Đức đã liên-lạc với Hội-Thánh Cao-Đài Tây-ninh
yêu-cầu cung-cấp giáo-lý Cao-Đài để họ tìm hiểu.
- Giáo-chủ Đạo Đại-Bản (Oomoto), tại Nhật là Ngài
Isao Deguchi đã đến viếng Toà-Thánh Tây-ninh và
nhiều tín-đồ của Đạo nầy cũng đã nhiều lần đến
Toà-Thánh Tây-ninh để tìm hiểu giáo-lý Cao-Đài.
- Vào khoản năm 1862 Bà Blavastky (Nga) và Đại-tá
Olcott (Mỹ) đã thành-lập hội Thông-thiên-học
(Theosophy) một cơ-quan quốâc-tế Nghiên-cứu Tôn-giáo
với ba mục-đích:
a)- Gây tình huynh-đệ đại-đồng giữa nhân-loại không
phân-biệt nòi-giống giai-cấp, tín-ngưỡng tôn-giáo.
b)- Khuyến-khích nghiên-cứu các tôn-giáo, triết-lý
và khoa-học.
c)- Nghiên-cứu những định-luật thiên-nhiên chưa
giải-thích được và những quyền-năng ẩn-tàng trong
con người chưa khám-phá ra.
Tiêu-ngữ của Thông-thiên-học là :
“Không tôn-giáo nào qua chân-lý”.
Với phương-châm đề-cao tinh-thần quy-nhứt, và coi các
tôn-giáo là đứa con có cùng một nguồn-gốc, mục-đích
tạo một thế-giới đại-đồng.
Vì chủ-thuyết quy-nhứt và sự phát-triển tình
thương-yêu là một chân-lý tối-thượng để đem lại
hoà-bình, đó là một nhu-cầu cấp-thiết của nhân-loại
hiện nay.
SƠ-LƯỢC VỀ GIÁO-LÝ CAO-ĐÀI
Theo chơn-truyền của nhiều tôn-giáo cũng như Cao-Đài,
đã tin-tưởng rằng đã có một Đấng tự-hửu và hằêng-hửu
tạo-dựng nên vũ-trụ và vạn-hửu chúng-sanh trong đó có
con người, tuỳ theo địa-phương và tín-ngưỡng mà loài
người tôn-xưng Đấng ấy bằng nhiều danh-hiệu khác nhau,
đó là Thượng-Đế, là Đức Chúa Trời, là Jê-hô-va, là
Bhrama, là Allah, là Tạo-Hoá hay Hoá-Công, là Chân-Như,
là Đạo, là Thái-Cực … các tín-ngưỡng nầy đã đóng
vai-trò quan-trọng trong suốt chiều dài hình-thành
lịch-sử và sinh-hoạt văn-hoá của nhiều dân-tộc, ngày
nay các nhà khoa-học xã-hội trong thời-đại chúng ta,
cũng đã thừa-nhận rằêng tín-ngưỡng là một phần
quan-trọng trong sinh-hoạt văn-hoá của con người không
thể thiếu được.
Nhân-sinh-quan của Cao-Đài cho rằng: Con người được
sinh ra từ Thượng-Đế vốn lành, Ngài cho con người đến
thế-gian đặng học-hỏi để tiến-hoá, nhưng khi nhập-thế
vì nặng mang phàm-thể nên đã gây ra nhiều tội-lỗi, mà
lảng quên điều lương-thiện, và đã xa rời Ngài. Vì
Thượng-Đế đã tạo-dựng nên chúng sanh, đã dành trọn sự
thương-yêu và luôn cưu-mang nhân-loại, nên từ khi có
loài người đến nay Thượng-Đế luôn cho các Vì Giáo-chủ
giáng-trần để giáo-hoá loài người, và mong-mỏi cứu-vớt
họ trở về hội-nhập với Ngài, đó là lý-do các Tôn-giáo
xuất-hiện trên thế-gian. Theo chơn-truyền thì từ khi
có loài người đến nay Thượng-Đế đã ba lần cứu vớt
chúng-sanh nên ngày nay mới có tên là Tam-kỳ Phổ-Độ.
Những thời-ky đó có thể phân ra một cách ước-lệ như
sau :
- Thời-kỳøPhổ-Độ lần thứ nhút: thuộc vào thời tiền-sử,
nhơn-loại còn thuần-phát thiên-lương, nhưng nếp sống
còn lạc-hậu, Thượng-Đế cho các vì Giáo-chủ giáng-trần
chủ-yếu để khai-hoá chúng-sanh, nên đã có các Đấng
giáng-trần đó là Môise ở Trung-đông, Nhiên-Đăng Cổ
Phật ở Ấn-độ, Hồng-Quân Lão-tổ, Phục-Hy ở Trung-hoa để
dìu-dắt sự tiến-hoá của loài người.
- Thời kỳ thứ hai, loài người đã tiếân-hoá, thời-kỳ
nầây con người đã khá tiến-bộ, đã có văn-tự, có
lịch-sử, đời sống xã-hội đã được tổ-chức có quy-củ,
nhưng con người chỉ biết nội tứ phương mình, chưa
tiếp-xúc liên-hệ rộng-rãi với nhau. Lúc này loài người
tuy đã tiến-hoá, nhưng con người vì cạnh-tranh để
sinh-tồn, lại thiếu tình yêu-thương, nên tranh-đấu sát
hại lẫn nhau, gây nhiều tội ác, không còn vâng lời các
Vì Giáo-chủ và xa rời Thượng-Đế. Nên Thượng-Đế đã cho
các Vì Giáo-chủ giáng-trần một lần nữa để giáo-hoá con
người bỏ dữ về lành, các Vị Giáo chủ đó là Đức Thích-ca
mâu-ni ở Ấn-độ. Khổng-Tử, Lão-tử ở Trung hoa, Đức
Jésus Christ, Mahommet ở Trung-đông để con người mỗi
địa-phương tin-tưởng người đồng-chủng với mình mà
vâng-phục, tín-ngưỡng vào các Ngài, để ăn ở hiền-lương
đạo-đức, biết thương-yêu lẫn nhau. Lần này gọi là
Nhị-kỳ Phổ-độ.
- Thời-kỳ thứ ba: Ngày nay nhân-loại đã hiệp-đồng, con
người cũng đã tìm thấy một vài thiên-thể ngoài trái
đất, trên thế-giới loài người đã liên-lạc với nhau như
trong một làng mạc nhỏ bé, con người đã đạt được
văn-minh tiến-bộ trong lãnh-vực vậât-chất, nhưng về
văn-minh tinh-thần lại càng tụt hậu, họ đã xa rời
đạo-đức, một số người đã đánh mất lương-tâm, nên trong
khi tạo nên phương-tiện vật-chất, thay vì để phụng-sự
cho đời sống con người, thì họ cũng tạo nên những
vũ-khí tối-tân giết người hàng loạt, nhất là trong
buổi hạ-nguơn nầy, họ đã tiêu-diệt lẫn nhau để dành
quyền bá-chủ cho mình, gây thảm-hoạ tương-tàn
tương-sát, hết tranh-giành thuộc-địa, lại đánh nhau vì
chủ-nghĩa, vì tôn-giáo, vì sắc-tộc, thật nhân-loại
đang lâm vào cảnh :
“Mạnh hiếp yếu lấy gan hung-bạo,
Dữ lấn hiền gươm giáo là hơn.
Nhẫn lo chác oán cưu hờn,
Hại nhau nào biết nghĩa-nhơn thế nào”.
(Nữ trung tùng phận/Chơn-linh Đoàn-thị-Điểm giáng
cơ)
Sự-kiện nầy chính loài người đã nhận thấy, và có người
đã phải than rằng :
“Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (khoa-học
mà không có lương-tâm là một sự huỷ-hoại tâm-hồn).
Do đó các Đấng Thiêng-liêng đã ví một số người như
ác-thú :
“ Tỷ như ác thú nhốt hầm,
Ăn nhau cho đả nào cần mệnh nhau”.
(Nữ trung tùng phận/Chơn-linh Đoàn-thị-Điểm giáng
cơ)
Lại nữa ngày nay nhờ phương-tiện giao-thông liên-lạc
tiến-bộ, mà các Tôn-giáo đã truyền-bá song-song với
nhau trên khắp thế-giới, nhưng về tín-ngưỡng nhân-loại
lại được đóng khung trong Tôn-giáo mình đang phụng-thờ,
vì những giáo-lý, giáo-luật và nghi-lễ khác nhau giữa
các tôn-giáo, mà nhân-loại đã chống-đối lẫn nhau,
thậm-chí những phần-tử cực-đoan của nhiều tôn-giáo còn
tạo nên những cuộc Thánh-chiến ác-liệt.
Thượng-Đế vì thương-yêu con cái của Ngài, nên ngày nay
chính Ngài đã giáng-linh dùng huyền-diệu cơ-bút để
quy-tụ Lương-sanh các chủng-tộc lập-thành Hội-Thánh,
cùng với chúng-sanh của các sắc dân, để làm Thánh-thể
của Ngài tại thế-gian, Hội-Thánh là đầu não,
chúng-sanh là tay chân, máu thịt, để sự giáo-truyền
không bị ngăn-ngại; và để giúp cho sự điều-hành và
truyền-bá nền Đai-Đạo được trôi-chảy trường-cửu, chính
Ngài đã ban cho Pháp-cánh-truyền, và truyền cho
Hội-Thánh lập Tân-luật để hợp với trình-độ tiến-hoá
của chúng-sanh ngày nay, vì Cựu-luật của các Tôn-giáo
trước đây có nhiều điểm không còn thích-nghi với đời
sống con người. Thượng-Đế còn ban cho con người có
quyền tự-do sửa đổi luật-lệ cho phù-hợp với từng
trào-lưu tiến-hoá của loài người, đây cũng là một
Thiên-khải mới mẻ, nói lên sự tương-quan giữa
Thượng-Đế và Con người nhất là trong lãnh-vực
tôn-trong quyền tự-do. Bởi vậy nên Pháp-chánh-truyền
và Tân-luật là hai bửu-bối mà người tín-đồ Cao-Đài lúc
nào cũng tuyệt-đối tuân-thủ.
Mặc khác, tuy con người đã tiếp-xúc rộng-rãi với nhau,
nhưng cũng vẫn còn mang tâm-trạng phân-biệt chủng-tộc,
kỳ-thị tôn-giáo, nên nếu Thượng-Đế giáng-trần bằng
hình-thể một con người của sắc dân nào đó, thì
nhân-loại sẽ không nhìn nhận, mà còn có thể giết đi mà
chớ !!! Nên ngay trong biểu-tượng thờ-phụng Thượng-Đế,
Ngài cũng dạy dùng “con mắt” của chúng-sanh làm
Thiên-nhãn, để tượng-trưng cho Ngài, việc thờ
Thiên-nhãn hiện nay được coi là huyền-bí, vì
Thượng-Đế chưa thể cho loài người hiểu rõ hết được,
nhưng theo thiển-ý của chúng tôi thì cũng có một phần
ý-nghĩa là để tránh tình-trạng kỳ-thị của loài người,
vì hình-ảnh của Thượng-Đế là cả Vũ-trụ và vạn-hửu
chúng-sanh, nên không thể có một con người trần-thế
nào đủ tượng-trưng cho Ngài.
Do đó Thượng-Đế đã chọn sắc dân nhỏ bé Việt-nam làm
nòng-cốt và đất nước Việt-nam làm Thánh-địa để khai mở
mối Đạo Trời. Vì Việât-nam là nơi địa-linh nhân-kiệt,
đứng về phong-thuỷ địa-lý, thì đất Việt-nam là một
long-mạch bắt nguồn từ Hy-mã-lạp-sơn trải dài ra sát
biển đông, là một bân-công nhìn ra Thái-bình-dương bao-la,
nên đã sản-sinh ra dân-tộc Việt-nam đạo-đức hiền-lương,
nhưng cũng hào-hùng bất-khuất, tuy đã chịu hàng nghìn
năm lệ-thuộc của phương Bắc và gần một trăm năm bị
đô-hộ của phương Tây, nhưng đã anh-dũng đấu-tranh
giải-phóng cho mình để tồn-tại, đồng-hoá các tà-thuyết
ngoại-lai, giữ được cho mình một bản-sắc văn-hoá riêng,
một phong-hoá riêng cho dân-tộc. Hơn nữa Việt-nam là
nơi tiếp-cận giữa hai nền văn-hoá Đông Tây, là nơi
hội-ngộ của hai ý-thức hệ duy-tâm và duy-vật, người
Việât-nam lại sớm biết dung-hoà giữa khoa-học và
huyền-linh, tức là đã biết tiếp-thu các nền văn-minh
tinh-thần và văn-minh vật-chất để làm phong-phú cho
đời sống của mình. Người Việt-nam lại sớm biết
sùng-thượng Trời Phật, đã tín-ngưỡng hầu hết các nền
chánh-giáo mà Thượng-Đế đã khai-sáng trên thế-gian,
một dân-tộc như vậy, sản-sinh trên một đất nước như
vậy, nên trong buổi Tam-kỳ Phổ-Độ nầy Thượng-Đế đã
chọn sắc dân Việt-nam làm hạch-tâm khai-sáng nền
tôn-giáo Cao-Đài, để hướng-dẫn văn-minh tinh-thần cho
nhân-loại.
Khai-đạo kỳ ba nầy Thượng-Đế không phế bỏ các tôn-giáo
củ, thiết-lập một tôn-giáo mới, có một giáo-lý khác lạ,
mà lại quy Tam-giáo là Nho, Thích, Lão và hiệp Ngũ-chi
là Nhơn-đạo, Thần-đạo, Thánh-đạo, Tiên-đạo và Phật-đạo,
với tôn-chỉ là “Tam-giáo quy-nguyên, Ngũ chi phục-nhứt”,
cốt làm cho mỗi tôn-giáo cùng nhìn nhau từ một
nguồn-cội sinh ra. Để nhân-loại biết nhìn nhau là anh
em cùng mộât cha, hầu chung sống với nhau một cách
hoà-bình. Kiến-tạo cho thế-gian một Thiên-Đạo
công-bình giải-thoát một Thế-Đạo nhơn-nghĩa đại-đồng.
Về Thiên-đạo, thì Đạo Cao-Đài xem mọi linh-hồn là
chơn-linh phân-tánh từ Thượng-Đế, có cùng một
nguồn-gốc, tuy về mặt hửu-hình có sự chênh-lệch trong
trình-độ tiến-hoá, có phân-biệt giới-tính, đẳng-cấp,
nhưng về mặt linh-hồn đều là anh em với nhau. Đạo
Cao-Đài chấp-nhận sự khác-biệt trình-độ giữa con người
và con người, nên sẵn-sàng thương-yêu nâng-đở để cho
mỗi linh-hồn tự-do sốùng và tiến-hoá theo tánh-phận
của mình một cách bình-đẳng, không chủ-trương áp-đặc,
theo kiểu kéo cổ vịt cho dài và thâu giò hạt cho ngắn,
làm đảo-điên huynh-đệ. Về công-bình, Thượng-Đế không
chủ-trương sang bằng tài-sản, mà sang-bằng tham-vọng
của con người bằng tình thương-yêu và đời sống đạo-đức.
Vì nhân-loại có thương-yêu mới biết tôn-trọng lẫn nhau,
chấp-nhận và dung-hoà sự bất đồng-đẳng giữa người và
người, biết nhường cơm xẻ áo, chung vui sớt thảm với
nhau, giúp-đở cho nhau được tự-do sống theo tánh-phận
của mình .
Về phương-diện giải-thoát đạo Cao-Đài dẫn-dắt con
người thoát khỏi sự ràng-buộc của lục-dục thất-tình,
đã tạo nên sự khổ-đau của nhân-thế, bằng phương-pháp
lập-công bồi-đức, thiền-định tịnh-luyện, để đạt được
phẩm-vị hiền-nhơn và từ từ tiến lên Thần Thánh Tiên
Phật, mà thoát ra ngoài vòng sinh-tử luân-hồi.
Về Thế-đạo, theo Tiên-Nho thì bác-ái thương người là
nhơn, trung-dũng cứu người là nghĩa, nên về mặt
nhân-sinh Cao-Đài lấy nhơn-nghĩa làm giềng mối trong
Đạo Làm Người. Vì con người có giữ tròn hai điều nầy,
mới biết thương-yêu nhau, binh-vực lẫn nhau, coi nhau
như anh em, xem xã-hội như một người, xem vũ-trụ như
nhứt thể, để góp phần vào việc kiến-tạo một xã-hộâi
an-lạc, thương-yêu lẫn nhau trong đức háo-sanh của
Thượng-Đế, hợp với lẽ Trời, thực-hiện một thế-giới
đại-đồng cả tinh-thần lẫn vật chất.
SƠ-LƯỢC VỀ SỰ PHÁT-TRIỂN CỦA NỀN ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
Ngược giòng Đạo-sử, từ ngày mượn chùa Từ-lâm-tự Gò-kén
Tây-ninh, là một ngôi chùa Phật-giáo mới xây cất còn
dở-dang, khi mượn chùa này Hội-Thánh phải kiến-tạo
thêm cho hoàn-chỉnh, để đặt cơ-sở nền Đạo tại đây, từ
đó sự phát-triễn càng ngày càng đông, chỉ trong vòng
sáu tháng đã có hơn 40 vạn tín đồ; thì Hoà-thượng
Như-Nhãn đòi lại chùa một cách gấp rút, nhưng đây có
lẽ cũng do Thiên-ý, muốn cho nền Đạo của Chí-Tôn có
một địa-bàn quy-mô và rộâng-rãi hơn, hầu thích-nghi
với nhu-cầu truyền-giáo trong tương-lai, nên Ơn Trên
đã giáng cơ chỉ bảo Hộâi-Thánh đến mua một khu đất 96
mẫu tại làng Long-thành còn rừng rậâm hoang-vu của một
Pháp kiều, sau đó đã khai-khẩn và mua thêm, từ chỗ
xây-dựng nơi thờ-tự và nhà cửa tạm ban đầu bằng tranh,
tre, nứa, gổ… Sau đó Hội-Thánh vừa phổ-độ chúng-sanh,
vừa phát-triển xây-dựng đền-đài dinh-thự tại nơi nầy,
để làm cơ-sở Trung-ương của nền Đạo, cho đến ngày nay.
Người tín-hửu Cao-Đài bao-giờ cũng nhớ đến công-lao
của Đức Giáo-chủ Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc với sự
hướng-dẫn của các Đấng Thiêng-liêng đã tạo nên một
Toà-Thánh nguy-nga với một kiến-trúc vượt bậc, để ngày
nay toàn thế-giới tìm đến để chiêm-ngưỡng.
Để có được một sự phát-triển như ngày hôm nay, nền Đạo
đã phải trải qua muôn nghìn sóng gió, vì thế-lực của
thực-dân phong-kiến lúc bấy-giờ muốn huỷ-diệt nền Đạo
từ lúc còn phôi-thai, ngay trong trứng nước, như
Triều-đình Huế đã ra Chỉ-dụ Cấm Đạo Cao-Đài truyền-bá
ở Trung-kỳ, nơi đây thuộc phạm-vi quyền-lực của
Hoàng-triều lúc bấy giờ. Còn phần nhượng-địa Nam-kỳ
thuộc thế-lực thực-dân Pháp, họ cũng đã xua quân
chiếm đóng Toà-Thánh Tây-ninh, đóng cửa các
Thánh-thất địa-phương, không cho hành-đạo lễ-bái … còn
bắt đày Đức Giáo-Chủ Hộ-Pháp Phạm-công-Tắc và nhiều
chức-sắc cao-cấp sang tận Đảo Madagascar, châu Phi,
cùng giam-cầm đày-ải các chức-sắc, chức-việc và tín-đồ
khắp trong nước, vào các nơi lao-tù ma-thiên nước độc
trong đất liền và ngoài hải đảo, thậm-chí họ còn ngầm
chôn địa lôi thuốc nổ dưới nền Đền-Thánh Tây-ninh để
chờ ngày giật sập, sự-kiện này đã được một Thiếu-tá
Pháp cho biết sau nầy, nhưng Đức Hộ-Pháp đã nói rằng :
thuốc nổ mà chưa gắn ngòi thì nằm lâu dưới đất cũng
trở thành đất khỏi cần phải lo.
Dù nền Đạo đã trải qua muôn nghìn gian-nan thử-thách,
nhưng con thuyền Đạo của Đấng Chí-Tôn vẫn cập được
nhiều bến đổ vinh-quang, cội Đạo của Thượng-Đế đã ăn
sâu vào lòng thánh-địa Việt-nam mà còn toả bóng ra
khắp năm châu bốn bể. Ngay tại Đền-Thánh Trung-ương,
từ một khu rừng rậm hoang-vu 96 mẫu, theo đà
phát-triển từ đó đến nay, nơi nầy đã trở thành một
châu-thành Thánh-địa cả nội và ngoại-ô rộng hơn 20
nghìn mẫu, gồm một giáo-khu có cộâng-đoàn giáo-dân
trên 200.000 người. Hiện nay Cao-Đài đã trở thành một
tôn-giáo lớn có hơn 5 triệu tín-đồ đang hoạt-đọâng
tích-cực tại Việt-nam, và trên thế-giới.
Hiện nay một số viện Đại-học trên thế-giới đang giảng
dạy học-thuyết Cao-Đài, có một ít người đã bảo-vệ
thành-công luận-án Cao-Đài và họ đã trở thành Tiến-sĩ
giảng dạy ở Đại-học. Tiêu-biểu nhất là Giáo-sư Tiến-sĩ
Sergei Blagov người Nga sinh sống tại tại Mốt-cu, ông
nầy đã bảo-vệ thành-công luận-án Cao-Đài từ năm 1991.
Giáo-sư Blagov đã từng đi thuyết-trình tại các đại-hội
Tôn-giáo thế-giới về Cao-Đài giáo, Ôâng ta cũng đã
giảng-dạy môn Cao-Đài cho một số sinh-viên Nga tại
viện Đại-học Moscova. Còn có nhiều sinh-viên cao-học
của các nước như Pháp, Úc … cũng đang nghiên-cứu
học-thuyết Cao-Đài, gần đây có người đã sang tận đất
nước Việt-nam xa xuôi nầy, thu-thập tư-liệu Cao-Đài để
bảo-vệ luận-án của mình.
Về sự liên-hệ trên trường quốc-tế, thì từ khi khai Đạo
đến nay, Cao-Đài giáo cũng đã được các tổ-chức và
hiệp-hội Tôn-giáo mời tham-dự hầu hết các hội-nghị
tôn-giáo thế-giới, và trên diễn-đàn của các hội-nghị
này, đại-biểu Cao-Đài-giáo đã có dịp trình-bày tôn-chỉ,
mục-đích cũng như giáo-lý của tôn-giáo mình và đã được
cử-toạ nhiệt-liệt hoan-nghinh. Trong khi sinh-tiền của
Đức Giáo-chủ Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc cũng đã chu-du các
nước trên thế-giới như Pháp, Nhật, Hàn-quốc, Đài-loan
và Cambodia … khi Đức Ngài đến nơi nào, cũng được các
Quốc-vương và Nguyên thủ Quốc-gia tôn-kính như
quốc-khách và tiếp đón nồng-hậu.
Tóm lại sự lập-giáo của Cao-Đài có những yếu-quyết
căn-bản quan-trọng sau đây:
Về Thượng-Đế : Cao-Đài giáo cũng như nhiều Tôn-giáo
khác đã tin-tưởng rằêng: Thượng-Đế chỉ có Một, là Đấng
tự-hửu và hằng-hửu đã sáng-tạo ra vũ-trụ, thế gian và
vạn-hửu chúng-sanh.
Về con người cũng như vạn-hửu chúng-sanh : Cao-Đài
giáo đã tin rằng do Thượng-Đế tạo-dựng theo hình-ảnh
và khuôn-linh của Ngài, Ngài đã ban cho chúng-sanh
nhất là con người có quyền độc-lập trước Thượng-Đế,
Thượng-Đế đã tạo-dựng nên con người là một hửu-thể tự-do,
có toàn-quyền định-đoạt số-phận của mình và dìu-dắt
thiên-lương của mình để tiến-hoá, nếu ăn ở hiền-lương
thì được thăng-tiến, ăn ở hung-dữ thì bị đọa-đày.
Đạo Cao-Đài khai-sáng có tôn-chỉ mục-đích rõ-ràng :
nhắm xây-dựng bản-thân con người để tiến tới một
xã-hội hoà-bình, tự-do và dân-chủ, nội-dung nầy đã
được các Đấng Thiêng-liêng để trong hai câu liễng ghi
trước cửa chánh-môn vào Đền-Thánh là :
“Cao thượng Chí Tôn Đại-Đạo Hoà-bình Dân-chủ mục,
Đài tiền sùng bái Tam-kỳ cọng hưởng tự do quyền”.
Đạo Cao-Đài còn chủ-trương nâng-cao dân-trí, giúp cho
con người biết làm tròn thiên-chức của mình, nên
Thánh-ngôn Cao-Đài có dạy:
“Nâng niu cho dân-trí lẫy-lừng,
Dân thì đáùng phận làm dân,
Chúa cho đáng chúa, Triều thần đáng quan”.
(Trích “Nữ trung tùng phận”/Chơn-linh Đoàn-thị-Điểm
giáng-cơ).
Về bổn-phận người công dân. Đạo Cao-Đài cũng khuyên
rằng:
“Chớ làm con giặc tôi loàn,
Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà”.
(Trích “Kinh Sám-hối”).
Nên trải qua gần non một thế-kỷ, các thế-hệ Cao-Đài đã
chăm lo tu-hành, làm lành lánh dữ, sản-sinh nhiều bậc
trí-thức con nhà Đạo, đã giúp ích cho Đời, cũng như
những tín-hửu bình-thường đã tích-cực xây-dựng
bản-thân, xây-dựng gia-đình, còn đóng góp công-sức
trong công-cuộc xây-dựng tổ-quốc.
KẾT-LUẬN
Để kết-luận mấy giòng nầy chúng tôi xin mượn câu nói
của Chương-Thái-Viêm một học-giả Trung-hoa đã than
rằng: “đề cập đến Tôn-giáo chẳng khác nào đi vẽ vết
chân chim đang bay trong không trung” bởi vì chân chim
thì có thật đấy, nhưng vẽ lại cho người ta thấy thì
thật là khó-khăn. Vậy ở đây, với ngôn-ngữ hửu-hạn của
con người mà trình-bày một đạo-lý bao-la, thì
chắc-chắn có lắm điều thiếu sót và không được rõ-ràng,
vậy kính xin Quý bậc cao-minh cảm-thông lượng-thứ.
Nhân kỷ-niệm lần thứ 78 ngày hoằng khai Đại-Đạo, chúng
ta thành-tâm cầu-nguyện Thầy Mẹ Thiêng-liêng ban
hồng-ân cho toàn thế-giới loài người biết thương-yêu
lẫn nhau, để con người thoát khỏi nạn đao-binh khói
lửa, sớm chung sống với nhau trong hoà-bình, và cầu
xin Ơn-Trên từ-bi quan-phòng phù-hộ cho thế hệ con em
chúng ta, vững-tâm nối gót đàn anh, phụng-sự đạo-pháp
và chúng-sanh để Đại-Đạo được hoằng-khai khắp năm châu
bốn bể.
Dã Trung Tữ