LỊCH SỬ KIẾN
TẠO THÁNH THẤT NAM VANG
LTS –
Tài liệu sau đây được ghi chép lại theo tập tài liệu “Phạm Môn,
Minh Thiện, Phước Thiện” do tác giả Thanh Minh sưu tập.
Năm
1927 – Đức Hộ Pháp mỡ đạo tại Campuchia
Năm
1930 – Thánh Thất Cao Đài được đầu tiên xây cất tại số 37
đường Pasquier, nay là đường Pracheathippathey.
Năm
1954 – Tòa Đô Chính đuổi đất này với lý do lợi ích công cộng
để cấp cho Nha Thú Y Quân Đội (tham chiếu Công Văn số 949-BA và
4828-BA ngày 4/6/54 và ngày 29/10/1954 của Tòa Đô Chính Phnom
Penh).
Ngày
4/3/1955 – Tòa Đô Chính Phnom Penh cấp cho Hội Thánh 3 lô
đất khác tại Toul-Svay-Prey để thế các lô đất bị thâu hồi (tham
chiếu Permis d’Occupation Temporaire No. 158 du 4/3/55 và Công
Văn 4882-BA ngày 29/10/54).
Ngày
21/2/1955 – Hội Thánh Cao Đài xin cất Thánh Thất mới bằng
ván và ngói theo thể lệ lúc đó.
Ngày
17/6/1955 – Tòa Đô Chính cấp giấy phép xây cất (công văn số
577).
Ngày
30/6/1956 – Đức Giáo Chủ Cao Đài chỉ thị xin phép thay đổi
họa đồ để xin cất một Thánh Thất đại qui mô bằng gạch và bê tông
cốt sắt.
Ông Khâm
Trấn Đạo đến yết kiến Ông Đô Trưởng thì được cho biết không có
gì trỡ ngại, vì thế Hội Thánh cho xây cất theo họa đồ mới bằng
gạch và bê tông.
Ngày
30/4/1957 – tức 10 tháng sau ngày nộp đơn thì Tòa Đô Chính
mới trả lời bác đơn này và cho biết không thuận tiện cho phép
khai mỡ chùa này (tham chiếu Công Văn số 203-BA-C ngày 30/4/57).
Ngày
23/6/1957 – Hội Thánh lại nhận được lệnh của Đô Trưởng buộc
phải triệt hạ ngôi chùa đang xây cất được hơn phân nữa (tham
chiếu Công Văn số 581-BA-D ngày 23/6/57 của Tòa Đô Chính). Dĩ
nhiên việc thay đổi ý kiến trên của Ông Đô Trưởng phải có lý do
đặc biệt về chính trị, tôn giáo hay gì đó ?
Hội Thánh
liền can thiệp với nhiều nơi và chính Đức Hộ Pháp Giáo Chủ Đạo
Cao Đài xin ý kiến cùng gởi văn thư yêu cầu Nhà Vua và Thái Tử
SIHANOUK giúp đỡ (tham chiếu Thánh thư số 296-HP-HN ngày
21/5/57). Ngoài ra Đức Giáo Chủ còn tiếp xúc với vị Vua Sải để
nhờ can thiệp dùm.
Do đó, và
vì sự can thiệp từ nhiều nơi nên Tòa Đô Chính lại đưa vấn đề này
ra trước Tòa Án xét xử. Khi thực hiện việc này, chắc ông Đô
Trưởng phải có thâm ý gì đó.
Ngày
13/3/1959 – Tòa Sơ Thẩm phán xét Hội Thánh Cao Đài phải
triệt hạ ngôi chùa, Hội Thánh liền kháng cáo lên Tòa Thượng Thẩm
(tham chiếu phán quyết số 30 SALA LUCKHUR).
Trong
thời gian Tòa Án xét xử thì Hội Thánh Cao Đài đã vận động sau
đây :
-
Ngày 14/5/1959 – Đức Hộ Pháp đang trọng
bệnh có gửi hai văn thư đến Vua Cha và Thái Tử Sihanouk để
thống thiết yêu cầu ban cho một đặc ân cuối cùng đối với một
vị tu sĩ sắp lìa cõi trần (Đức Hộ Pháp qui Thiên ngày
17/5/1959 tại Nam Vang). Xin xem Tờ Di Ngôn của Đức Hộ Pháp
trong Bản Tin này.
-
Gần 100 Chức Sắc, Chức Việc và đạo hữu Cao Đài
đến dự thính lúc Tòa Thượng Thẩm xét xữ, vì thế Trạng Sư
Blasquier của Tòa Đô Chính đã phản đối, cho rằng Hội Thánh Cao
Đài có ý làm áp lực với Tòa Án.
-
Trấn Đạo đã làm Sớ cầu khẩn Đức Chí Tôn và Phật
Mẫu ban ơn lành cho việc này.
-
Ngày 2/9/1959 – Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa
lập tờ di chúc gửi cho Chính Phủ Hoàng Gia và toàn thể Đạo Cao
Đài nguyện xin tuyệt thực và tử tiết khi chùa bị phá vỡ để cầu
xin Đức Chí Tôn ân xá cho những lỗi lầm của người trần thế.
Ngày
22/10/1959 – Tòa Thượng Thẩm đã phán xét y lịnh của Tòa Sơ
Thẩm (tham chiếu bản án số 678 SALA OUTOR).
Ngày
17/11/1959 – Bộ Ngoại Giao báo tin cho Hội Thánh Cao Đài rõ
là theo chỉ thị của Vua Cha đã yêu cầu Tòa Đô Chính tạm ngưng
lệnh triệt hạ đến khi có phán quyết của Tòa Phá Án.
Ngày
27/12/1962 – Tòa Phá Án đã phán quyết hủy bỏ án lệnh của các
Tòa Án trên vì vô thẩm quyền và Tòa Đô Chính có toàn quyền ra
lệnh và thi hành triệt hạ vì đây là một vấn đề hành chính (phán
quyết số 442 ngày 27/12/1962 của SALA VIBICHAY).
Lệnh
triệt hạ không được thi hành đến khi có biến cố ngày 9/3/1970,
chùa này bị Quân Đội Khmer chiếm đóng.
Trong 2
năm Sứ Quán liên tục can thiệp gặp rất nhiều khó khăn đến nỗi
phải trình thượng cấp cho lệnh các phái đoàn đại diện Việt Nam
Cộng Hòa và nhất là Quân Lực VNCH can thiệp thêm nên ngày
25/6/1973, Quân Đội Khmer mới giao trả chùa lại cho Trấn Đạo
Kiêm Biên.
Ngày
3/7/1973 – Bộ Ngoại Giao Khmer lại nhắc nhở đến lệnh của Ông
Đô Trưởng Phnom Penh buộc phải triệt hạ chùa Cao Đài, nếu không
sẽ xử dụng đến công lực để phá hủy (Manu military) (tham chiếu
Công Văn, công hàm số 366 A-S ngày 3/7/1973 của Bộ Ngoại Giao
Khmer)
Ngày
17/7/1973 – Sứ Quán đã can thiệp mạnh mẽ và bác bỏ luận cứ
phải triệt hạ như sau (tham chiếu Công hàm số 792-PP-KV) :
-
15 năm nay không thi hành lệnh triệt hạ
-
Lý do phải triệt hạ vì vùng này đất ấy chỉ cho
cất nhà bằng ván và ngói, chứ không được xây cất bằng gạch bê
tông cốt sắt. Đến nay lý do ấy không tồn tại vì hầu hết các
ngôi chùa vùng này đều được phép xây cất bằng bê tông.
-
Đây là nơi trú ngụ của Việt kiều hồi hương
trong phạm vi lo liệu của Sứ Quán.
-
Về tôn giáo, Việt Nam Cộng Hòa đã giúp đỡ các
chùa Khmer rất nhiều và các việc xây cất đều được xây cất dễ
dàng trong tinh thần khoan dung.
-
Về chính trị, sự giao hảo tốt đẹp Việt-Khmer và
kêu gọi tinh thần hợp tác thân thiện tự do tín ngưỡng.
Ngày
24/3/1973 – Ngài Ngọc Đầu Sư, nhân danh Hội Thánh Cao Đài
Tây Ninh, đã gửi văn thư số 10-ND-TT tri ân Ông Đại Sứ VNCH tại
Campuchia về vụ Quân Đội Khmer trao trả lại ngôi Thánh Thất.
Trong văn thư cảm tạ này, Hội Thánh Cao Đài trung ương đã nhiệt
liệt thỉnh cầu Ông Đại Sứ mạnh mẽ can thiệp để lủy bỏ lệnh triệt
hạ Thánh Thất và xin phép được xây cất qua những đoạn văn như
sau: ”Sự phát triển tôn giáo Cao Đài tại Khmer Campuchia gắn
liền mật thiết với sự phát huy tôn giáo Cao Đài tại quốc nội.
Chính Đức Hộ Pháp chúng tôi đã quan niệm và tin tưởng chế độ tự
do của nước Cộng Hòa Khmer, nên đã di chúc gửi Thánh hài của Đức
Ngài nơi đây. Việt kiều ở trên đất Campuchia, cũng như tín hữu
Cao Đài nơi đó hoàn toàn đặt trọn niềm tin tưởng nơi Ông Đại Sứ
tranh đấu cho họ được hưởng mọi quyền tự do sanh sống, tự do tín
ngưỡng, bảo vệ chùa chiền khỏi bị hạn chế vì kỳ thị, cũng như
ngoại kiều đã được thụ hưởng quyền lợi rộng rãi của chính phủ
VNCH trên đất Việt. Hội Thánh chúng tôi xin trân trọng gửi gấm
toàn thể tín hữu Cao Đài nơi đây cho Ông Đại Sứ và xin hoan hĩ
tiếp tục can thiệp cho Đạo được tự do truyền bá trên đất
Campuchia, Thánh Thất được tái thiết hoàn toàn để rồi đây nhơn
sanh tu tĩnh, sùng bái, chiêm ngưỡng Phật, Trời.”
Ngày
16/10/1973 – Sứ Quán đã chuyển đơn của Ông Khâm Trấn Thái
Của Thanh xin phép xây cất ngôi chùa Cao Đài và xin Bộ Ngoại
Giao can thiệp để thỏa mãn đơn thỉnh cầu này (tham chiếu Công
hàm số 1100PP-K-XH ngày 16/10/1973 gửi Bộ Ngoại Giao Khmer).
Nhận thấy
Chính Phủ Khmer không trả lời nên Ông Đại Sứ đã chỉ thị cho
Phòng Kiều Vụ tiếp xúc chư vị Phụ Tá Đổng Lý và Bí Thư của Thủ
Tướng, Tổng Trưởng Ngoại Giao, Nội Vụ và Tôn Giáo thì được biết
vấn đề này được coi là có tính chất chính trị đã kéo dài trên 16
năm qua nên Hội Đồng Nội Các không dám quyết định.
Ngày
24/11/1973 - Ông Đại Sứ VNCH đã yết kiến Tổng Thống Cộng Hòa
Khmer, trình bày rõ rệt vấn đề chùa Cao Đài và được Tổng Thống
Lon Nol hứa cứu xét rộng rãi.
Ngày
4/12/1973 - Sứ Quán đã gửi Công Hàm cho Bộ Ngoại Giao Khmer
với đầy đủ hồ sơ để xin trình hẳn lên Tổng Thống Cộng Hòa Khmer
quyết định tiếp theo cuộc yết kiến vừa qua. Đồng thời Sứ Quán
cũng gửi một giác thư số 2260-PP-KV ngày 4/12/1973 cho Tổng
Thống Cộng Hòa Khmer nhắc lại lời hứa trong dịp yết kiến ngày
24/11/1973.
Nhưng 3
tháng sau vẫn chưa có kết quả, vã lại, vừa có sự thay đổi Nội
Các cùng một số nhân vật tại Phủ Tổng Thống nên Phòng Kiều Vụ
lại tiếp xúc riêng một vài nhân viên cao cấp thân tín và hầu cận
của Tổng Thống Lon Nol, thì được biết hồ sơ đã thất lạc. Phòng
Kiều Vụ lại tiếp xúc với chư vị cao cấp tại Phủ Tổng Thống để
nhờ phối hợp lập lại hồ sơ và tái trình nội vụ lên Tổng Thống.
Sau khi
được biết Tổng Thống Lon Nol sẳn sàng chấp thuận, thì ngày
19/4/1974, Ông Đại Sứ lại yết kiến Tổng Thống Lon Nol và được
chấp thuận ngay.
Ngày
20/4/1974, tức qua ngày sau, Ông Đổng Lý Văn Phòng, thừa
lệnh Tổng Thống Lon Nol, đã ký văn thư số 199-CAB-PRK, yêu cầu
Thủ Tướng Chính Phủ chỉ thị cho Tòa Đô Chính cấp giấy phép xây
cất. Vì lý do chính trị, Tổng Thống Lon Nol nêu lý do :”Tổng
Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã xử sự rất đẹp trong nhiều trường
hợp đối với Cộng Hòa Khmer, nên phải có chút gì đền đáp.”
Để tránh
mọi biến chuyển bất ngờ, Phòng Kiều Vụ đã tiếp xúc lần lượt với
Văn Phòng Thủ Tướng, Tổng Trưởng Nội Vụ, Đô Trưởng và cuối cùng
là Văn Phòng Tổng Trưởng Ngoại Giáo để tiếp nhận giấy phép chấp
nhận cho xây cất cùng các bản họa đồ đã được Ông Đô Trưởng chuẩn
phê (tham chiếu Công Hàm số 302-AS ngày 24/6/1974 của Bộ Ngoại
Giao Khmer chuyển giấy phép xây cất số 142 ngày 6/6/1974 của Tòa
Đô Chánh Phnom Penh).
Phụ ghi
về phần Ban Kiến Trúc tại Kiêm Biên Tông Đạo như sau
:
Đợt nhứt
trước khi khởi công tạo tác Thánh Thất gồm có
:
NGUYỄN
VĂN HUÊ (cựu Tá Lý) , NGÔ VĂN TRÌ (cựu Tá Lý), TRẦN VĂN LIÊNG
(cựu Tá Lý), và
LÊ VĂN
TRỢ (Thợ mộc).
4 vị này
đến làm cửa ngõ xong trở về Việt Nam.
Đợt nhì
gồm các Ông
:
NGUYỄN
VĂN TẤN, LÊ VĂN NGÂU, TĂNG VĂN HIỀN, VÕ VĂN HIỆP, NGUYỄN VĂN
CƯỜNG, NGÔ VĂN THỂ, HUỲNH VĂN BẢY, NGUYỄN VĂN SÁNG (người
ngoài gia nhập tại đây) và VÕ VĂN KHUÊ (Tổng Giám).
Trong 9 vị này lần lượt về Việt Nam trước khi công thợ bị trục
xuất hết 8, chỉ còn lại Ông Tổng Giám Võ Văn Khuê.
Đến ngày
mùng 1 tháng 8 Bính Thân (1956), các công thợ Ban Kiến Trúc đã
lên đến Nam Vang, theo danh sách sau đây :
TRẦN
VĂN THẢO, TRẦN VĂN THẾ, TRẦN VĂN TIẾN, TRẦN VĂN XINH, TRẦN VĂN
RÍ, NGÔ DI PHÚ (thợ mộc), VÕ VĂN TẠO, VÕ VĂN TƯ (thợ mộc), VÕ
VĂN BAN, VÕ VĂN LUNG, BẠCH VĂN SÁU, HÀ QUANG KIỆT, PHAN VĂN
LUÔNG, ÂU VĂN KHÔNG (thợ mộc), LÊ VĂN PHƯỚC, LÊ KỲ THẬP,
NGUYỄN VĂN XUÂN, NGUYỄN VĂN NA, NGUYỄN VĂN XƯA, NGUYỄN VĂN CÁP,
ĐINH VĂN HIỆP, NGUYỄN VĂN CHƯỚC, NGÔ VĂN PHẠM, LẠI TẤN NGHIỆM,
VÕ THỊ LIỄU, TRẦN THỊ NGHI.
Ban Kiến
Trúc đã khởi công tạo tác đến ngày 13 tháng 7 Đinh Mậu (1957)
thì đã bị bắt và bị trục xuất về Việt Nam, tiếp tục nằm tại trại
An Trí nội Phú Lợi cho đến ngày 13 tháng 6 Mậu Tuất (1958) tính
tròn một năm nghĩ ngơi (vì năm này nhuần).
Đợt thứ
ba
: qua Công Hàm 302-AS ngày 24/6/1974, nên đến ngày 5/9/1974, Hội
Thánh ĐĐTKPĐ đã có Huấn Lịnh số 256/HL và 266/HL do vị Chưởng
Quản Phước Thiện Lê Văn Trung thuyên bổ :
-
Phó Tổng Giám VÕ VĂN XỆ đến tiếp tục coi việc
tạo tác Thánh Thất nơi Kiêm Biên Tông Đạo
-
Tá Lý NGUYỄN VĂN CƯỜNG phụ trách phần đắp vẽ
trang trí
Rồi qua
một thời gian kế đến biến cố , nên công trình này bị ngưng trệ
từ sau 30/4/1975 đến nay.
Năm 1988,
đã có 2 công thợ VÕ VĂN LUNG và NGÔ DI PHÚ trỡ lại Nam Vang lo
trùng tu ngôi bửu tháp của Đức Hộ Pháp và tâm nguyện làm bổn
phận một học trò cư tang trả hiếu cho Đức Thầy. Sau đó có vị
NGUYỄN THỊ HÓA tình nguyện lên để phụ lực cơm nước cùng hai anh.
Riêng
phần các công trình kiến tạo nơi đây, hình ảnh do Ban Kiến Trúc
gìn giữ./.