PHẠM MÔN
(tiếp theo)
Họ và Tên
1 /. Ðinh văn Tiết
2/. Nguyễn tự Thế
3 /. Lại văn Sắc
4 /. Võ văn Ðợi tự Ðại
5 /. Võ văn Lẽo
6 /. Võ văn Dần
7 /. Nguyễn văn Linh
8/. Trần văn Như
9/. Bùi văn Nguyệt tự
10 /. Ðỗ văn Viện
11 /. Nguyễn văn Ráng
12/. Trịnh văn Phận
13 /. Nguyễn văn Sĩ tự Ðại
14 /. Lê văn Tri
15 /. Phan văn Ðức
16 /. Phạm công Ðằng
17 /. Trần văn Lợi
18/. Phạm văn Lê
19 /. Nguyễn văn Thông
20 /. Nguyễn văn Yên
21 /. Trịnh Phong Cương
22 /. Lê văn Gấm
23 /. Nguyễn văn Lư
24 /. Phạm văn Út
25 /. Trần văn Nhượng
26 /. Võ văn Chở
27 /. Ðặng văn Cận
|
Ðạo-Hiệu
Chí-Khiết
Xế-Thiền
Trường-Ðức
Linh-Ðoán
Trì-Hoán
Hậu-Hối
Huyền-Sinh
Tín-Thành
Nhựt-Diệu
Ðiền-Quân
Hiệp-Phố
Nhơn-Ái
Trạch-Thiện
Triết-Hóa
Thượng-Chiếu
Thượng-Ðạt
Chuyên-Ðại
Thừa-Hậu
n/a
Hướng-Nhàn
Trọng-Phương
Diệu-Âm
Quản-Lự
Lưu-Thiện
Tường-Thị
Trường-Tài
Viễn-Kiến
|
Phẩm-Tước
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Giáo-Hữu Phái Thượng
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
n/a
n/a
Ðốc-Nhạc
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
|
Trách-Nhiệm
Ðầu-Họ Phước-Thiện
Gia-Ðịnh
Ðầu-Họ Phước-Thiện Châu-Ðốc
Ðầu-Họ Phước-Thiện Hà-Tiên
Ðầu-Họ Phước-Thiện Rạch-Giá
Ðầu-Họ Phước-Thiện Trà Vinh
Ðầu-Họ Phước-Thiện Sa-Ðéc
Ðầu-Họ Phước-Thiện Bến-Tre
Ðầu-Họ Phước-Thiện Long-Xuyên
Ðầu-Họ Phước-Thiện Tân-An
Ðầu-Họ Phước-Thiện Sóc-Trăng
Ðầu-Họ Phước-Thiện Thủ-Dầu-Một
Ðầu-Họ Phước-Thiện Tây-Ninh
Ðầu-Họ Phước-Thiện Biên-Hòa
Ðầu-Họ Phước-Thiện Mỹ-Tho
Ðầu-Họ Phước-Thiện Bà-Rịa
Ðầu-Họ Phước-Thiện Chợ-
Lớn
Ðầu-Họ Phước-Thiện Vĩnh-Long
Ðầu-Họ Phước-Thiện Gò-Công
Ðầu-Họ Phước-Thiện Cần-Thơ
Ðầu-Họ Phước-Thiện Bạc-Liêu
Ðầu-Họ Hành-Chánh Bạc-Liêu
Sau thế Ô, Dần ở Sa-Ðéc
C.Q.T. Mc T.T. TòaThánh
Tài-Xế cho Ðức Thầy
Sau khi Cầu-Phong bệnh nặng
Chưởng-Quản Bộ-Nhạc
n/a
|
Nữ-Phái ( Ðầu-Họ
Phước-Thiện Nữ )
Họ và Tên
1/. Trịnh thị Bền
2/. Lê thị Rổi
3 /. Võ thị Bông
4/. Võ thị Thoàn
5/. Ðinh thị Kiên
6 /. Lưu thị Sen
7 /. Trần thị Ơn
8 /. Ðinh thị Tiết
9 /. Nguyễn thị Gạo
|
Phẩm-Tước
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Lễ-Sanh Giáo-Thiện
|
Trách-Nhiệm
Ðầu-Họ Phước-Thiện
Nữ Bạc-Liêu
Ðầu-Họ Phước-Thiện Chợ-Lớn
Ðầu-Họ Phước-Thiện Rạch-Giá
Ðầu-Họ Phước-Thiện Mỹ-Tho
Ðầu-Họ Phước-Thiện Tân-An
Ðầu-Họ Phước-Thiện Tây-Ninh
Ðầu-Họ Phước-Thiện Vĩnh-Long
Ðầu-Họ Phước-Thiện Sa-Ðéc
Ðầu-Họ Phước-Thiện Gia-Ðịnh
|
Những Tỉnh không có Ðầu-Họ Nữ,
thì Nam-Phái kiêm luôn.
Riêng phần Nữ-Phái,
cũng có một số người kê dưới
đây được Ðức Thầy cho mỗi
người một Ðạo-Hiệu:
Họ và Tên
1/. Từ thị Kế
2/. Lê thị Lơi
3/. Ðinh thị Chén
4/. Phạm thị Hoành
5/. Lê thị Chín
6/. Trần thị Ơn
7/. Lưu thị Sen
8/. Lâm thị Nhiệp
|
Ðạo-Hiệu
Thừa-Thiện
Hồng-Huệ
Hàm-Ðức
Giáo-Thành
Thiền-Tín
Quang-Ái
Duy-Từ
Ngọc-Căn
|
Ðức Thầy mời Ngài Khai-Pháp Trần
Duy Nghĩa trở về Hiệp-Thiên-Ðài
lãnh trách-nhiệm Chưởng-Quản Phước-Thiện,
vì Khai-Pháp đang làm Q. Ngọc Chánh Phối-Sư
bên Cửu-Trùng-Ðài và đưa Ông
Phối-Sư Ngọc-Trọng-Thanh làm Q. Ngọc
Chánh Phối-Sư.
Khi cuộc bắt thăm, Anh
Em Phạm-Môn mới Cầu-Phong mỗi người
đi hành Ðạo một Tỉnh, trong Nam-Phần
Việt-Nam. Ðức Thầy dạy những Anh
nầy phải ở thường-trực tại
Tòa-Thánh để học về cách-thức
Hành-Chánh-Ðạo, nghi-lễ, ngoại-giao,
đi lễ, nhứt là phải thuộc làu
hết Kinh Thiên-Ðạo và Thế-Ðạo
cùng giọng đọc kinh, mỗi đêm đều
tụ đến Hộ-Pháp-Ðường để
học, từ 6 giờ đến 10 giờ, bổn-thân
Ðức Thầy chỉ dạy, Hộ-Pháp-Ðường
thời nầy còn là nhà cột cây, lợp
tranh, nền đất, ba căn y không có chái,
nên không được rộng lắm, nên
Anh Em tụ đến đông là có ý
hơi chật.
Trước nhứt Ðức
Thầy dạy các Anh đi lễ và học
Kinh Thiên-Ðạo, Thế-Ðạo. Vì Tân-Kinh
lúc đó các Ðấng mới cho nên
chép lại bằng chữ viết, chớ chưa
có in ra, và cũng chưa có máy đánh
chữ. Mỗi người chép một bản
Kinh để học thuộc lòng, khổ nhứt
là những người không biết chữ,
phải nhờ người khác đọc giùm,
đặng đọc theo học thuộc lòng,
người sáng dạ còn đở khổ,
bằng tối dạ học tới ba hoặc bốn
ngày cũng chưa thuộc bài nào. Hễ
người nào không thuộc đương
nhiên bị rầy.
Về đi lễ, mỗi
hiệp đi 4 hoặc 6 người. Khởi đầu
Ðức Thầy đi trước, các người
nầy đi sau, đi lại đôi ba lần,
thì Ðức Thầy đứng riêng ra ngoài
xem hễ ai đi trật thì Ðức Thầy
sửa lại, và tập mãi như vậy cho
đến cả tuần-lễ mà có người
vẫn còn trật, nhứt là lối đi
lưỡng-nghi, tứ-tượng và bát-quái.
Thỉnh-thoảng Ðức
Thầy dạy về tư-cách khi đến Quan-Viên,
Nhân-Sĩ, các Tôn-Giáo bạn, nhà thờ
chùa, miếu phải như thế nào ? Thậm
chí đến cách lạy. Lạy theo mỗi
Tôn-Giáo, lạy Ông Bà, Ðức Thầy
đều dạy đủ chi-tiết mỗi cách
lạy, Ðức Thầy cũng lạy trước,
Anh Em tập lạy theo sau. Cách lạy thường
sự, mà lạy khó nhứt là lạy Ông
Bà theo cổ-lệ của Việt-Nam, có người
lạy cả chục lần cũng chưa đúng
như Ðức Thầy lạy để Anh Em xem
mà tập theo.
Ðức Thầy nói :
Qua vẫn biết mấy em, mấy con từ trước
đến giờ chỉ lo về rung-rẫy nên
nay phải học những việc nầy là lựng-khựng,
nhưng nay mấy em đã lãnh trọng-trách
trong cơ cứu-khổ là đi khai mở Cơ-Quan
Phước-Thiện, làm đàn Anh của nhơn-sanh,
dìu-dẫn nhơn-sanh trên con đường
tạo công lập-vị nơi cãnh Thiêng-Liêng
mà không học sao được, dầu có
khó-khăn bao nhiêu cũng phải ráng học.
Ðặc-biệt về văn-kiện
nhờ Ngài Khai-Pháp Hiệp-Thiên-Ðài
Chưởng-Quản Phước-Thiện tận-tâm
nghiên-cứu, lập thành hai mươi bốn
(24) kiểu công-văn rồi in hệt ra cho mỗi
vị Ðầu-Họ Phước-Thiện một
bản. Về việc học-tập đã tạm
xong, nên mấy Anh đã lãnh nhiệm-vụ
đi hành Ðạo địa-phương xin
phép đi làm mướn hoặc ai có thể
mua bán chi tùy ý để kiếm tiền
sắm áo mão Lễ-Sanh một b Ðại-Phục
và một b Tiểu-Phục cùng quần áo
thường dùng để đem theo, nhứt
là áo Tiểu-Phục hai b mới được.
Vì hồi đó, hễ ra khỏi nhà là
mặc áo Tiểu-Phục, hơn nữa là
tiền xe đi đến Tỉnh nhiệm của
mình.
Ðến tháng 8 năm
Ất-Hợi (1935), Ðức Thầy cho Ông Nguyễn
văn Gia Thủ-Bổn Phạm-Môn hay đến
ngày 18 tháng 8 Ất-Hợi ( 15/9/1935 ) sẽ
làm Lễ Hồng-Thệ cho những vị Phạm-Môn
chưa Hồng-thệ kỳ trước, Ông Thủ-Bổn
Phạm-Môn liền gởi thơ các Sở
hay, và đúng ngày đã định Anh
Chị Em đều tựu về nhà sau tại
Hộ-Pháp-Ðường ( chỗ Tịch-Tâm-Hiên
), chỗ Bà Phối-Sư Hương-Tranh ở
hiện nay, nhưng hồi đó nhà cột
cây lợp tranh.
Việc Hồng-Thệ ( Ðào-Viên-Pháp
) kỳ nầy cũng thi-hành y như kỳ mồng
3 tháng Giêng Nhâm-Thân ( 1932 ) và kỳ
nầy kết-quả được 52 Nam và 27
Nữ.
Những người Hồng-Thệ
ngày 18 tháng 8 Ất-Hợi ( 15/9/1935 ) danh-sách
như dưới đây:
Họ và Tên
1- Võ văn Sáng
2 - Nguyễn văn Hưng
3 - Trần văn Ðịnh
4 - Văn Tấn Bảo
5 - Lê Phước Ðặng
6 - Lê văn Khả
7 - Trịnh văn Tiết
8- Võ văn Ðành
9 - Lê văn Quốc
10 - Trịnh văn Hưu
11 - Lê văn Tuấn tự Tân
12 - Trần văn Rỡ
13 - Trịnh văn Bân
14 - Nguyễn văn Bồng
15 - Lê văn Gàn
16 - Huỳnh văn Ngữ
17 - Trần văn Ân
18 - Ðặng văn Khê
19 - Trần văn Thạnh
20 - Cao văn Thành
21 - Nguyễn văn Niên
22 - Huỳnh văn Hiếu
23 - Lâm văn Nhân
24 - Lâm văn Ðứa
25 - Nguyễn văn Gia
26- Hà Minh Lý
27 - Cao văn Thọ
28 - Trương Công Thắng
29 - Phạm văn Hường
30 - Nguyễn văn Thìn
31 - Võ văn Chí
32 - Nguyễn văn Quận
33 - Trần văn Dậu
34 - Dương văn Thai
35 - Ðào văn Mê
36 - Trà văn Phiên
37 - Lê văn Hay
38 - Nguyễn văn Biếu
39 - Nguyễn văn Tư
40 - Cao văn Giai
41 - Lê văn Lưu
42 - Nguyễn văn Mòi
43 - Lê văn Giáp
44 - Võ văn Dần
45 - Phan văn Ðức
46 - Phạm văn Liềng
47 - Phạm văn Sậy
48 - Trần Duy Nghĩa - Khai-Pháp HTÐ
49 - Trần Quang Thế - Tiếp-Lễ NhạcQuân
50 - Thượng-Trí-Thanh - Phối-Sư
51 - Thái-Gấm-Thanh - Giáo-Sư
52 - Trang văn Giáo - Tả-Phan-Quân
Nữ-Phái - Họ và Tên
1 - Ngô thị Giềng
2 - Lê thị Hàm
3 - Lê thị Hơn
4 - Phan thị Tư
5 - Nguyễn thị Ninh
6 - Ðinh thị Chén
7 - Từ thị Kế
8 - Lý thị Yếu
9 - Lê thị Ngơi
10 - Ðỗ thị Chắc
11 - Huỳnh thị Khoa
12 - Võ thị Thoàn
13 - Lâm thị Mèn
14 - Tô thị Bằng
15 - Võ thị Thêu
16 - Lê thị Lơi
17 - Phạm thị Hoảnh
18 - Lê thị Nừng
19 - Lê thị Chinh
20 - Trần thị Ơn
21 - Lưu thị Sen
22 - Trịnh thị Giống
23 - Văn kim Giai
24 - Trần thị Nữ
25 - Lý thị Gần
26 - Lâm thị Nhiệp
|
Xã
Cẩm-Giang
Gia-Lộc
Long-Cang
Lương-Hòa- Lạc
Long-Cang
Gia-Lộc
Gia-Bình
Thạnh-Phước
Thái-Mỹ
Gia-Bình
Gia-Bình
Thái-Mỹ
Gia-Bình
Gia-Bình
Gia-Lộc
Gia-Bình
Long-Hiệp
Gia-Lộc
Long-Hiệp
Hiệp-Ninh
Long-Cang
Gia-Lộc
Thạnh-Phước
Thạnh-Phước
Long-Cang
Long-Thành
Hiệp-Ninh
Bình-Chánh
Bình-Nhựt
Thạnh-Ðức
n/a
Bình-Chánh
Tân-Bữu
Gia-Bình
Tân-Lập
Thạnh-Ðức
Mỹ-Lạc-Thanh
Gia-Lộc
Thạnh-Phước
Hưng-Mỹ
Gia-Bình
n/a
Long-Thành
Thanh-Mỹ
n/a
Thạnh-Phú
Thạnh-Phú
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
Xã
Gia-Lộc
Long-Thành
Long-Thành
Trường-Hòa
n/a
Gia-Bình
Gia-Lộc
Long-Thành
Gia-Lộc
Long-Thành
Bình-Nhựt
Gia-Lộc
Gia-Lộc
Lộc-Hưng
Lộc-Hưng
Gia-Lộc
Gia-Lộc
n/a
Bình-Nhựt
Trường-Hòa
Bình-Nhựt
Gia-Lộc
Trường-Hòa
Long-Thành
Long-Thành
Long-Thành
|
Quận
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
n/a
Châu-Thành
n/a
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Hốc-Môn
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Hốc-Môn
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
n/a
Trảng-Bàng
n/a
Châu-Thành
n/a
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
n/a
Châu-Thành
Châu-Thành
n/a
n/a
Trảng-Bàng
n/a
n/a
n/a
Trảng-Bàng
n/a
Trảng-Bàng
n/a
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Mộc Hóa
Châu-Thành
n/a
n/a
Cai-Lậy
Cai-Lậy
Tòa-Thánh
Tòa-Thánh
Tòa-Thánh
Tòa-Thánh
Tòa-Thánh
Quận
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Mộc Hóa
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Thủ-Thừa
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
n/a
Thủ-Thừa
Trảng-Bàng
Thủ-Thừa
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
|
Tỉnh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Mỹ-Tho
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Gia-Ðịnh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Gia-Ðịnh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tân-An
Tân-An
Tây-Ninh
Gia-Ðịnh
Tân-An
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Tân-An
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Trà-Vinh
Tây-Ninh
Tân-An
Tây-Ninh
Trà-Vinh
n/a
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tỉnh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tân-An
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tân-An
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Nam-Vang
Tân-An
Tây-Ninh
Tân-An
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
|
Bước qua đầu tháng 9 Ất-Hợi (
1935 ) Ðức Thầy cho hay, người nào
có lãnh-lịnh đi hành Ðạo hãy
sắp đặt đặng sáng 12-9-Ất-Hợi
là đi.
Ðến ngày 11-9-Ất-Hợi
( 1935 ), mấy Anh Em được lịnh bổ
đi hành Ðạo đều tựu đến
Hiệp-Thiên-Ðài đặng sáng ngày
12 lên xe đi. Hơn nữa, một số đông
Anh Chị Em Phạm-Môn mặc dầu không
có lịnh bổ đi hành-Ðạo trong kỳ
nầy, cũng tựu về đây để
đưa thân-hữu của mình đi tha-phương
hành Ðạo. Vì thế nên cuộc tiễn
đưa nầy rất đông.
Lối 4 giờ sáng ngày
12-9-Ất-Hợi ( 9-10-1935 ), mấy Chị dọn
cơm lên xong hết vì đã nấu sẵn
từ khuya, cả Anh Em ăn cơm xong rồi, vào
6 giờ sáng Anh Em đồng kéo nhau vô Hộ-Pháp-Ðường
làm lễ từ-giả Ðức Thầy, rồi
đến Ðền Thánh cầu nguyện và
căn-dặn lần chót. Ðức Thầy nói:
Nay mấy Em đi hành Ðạo, Thầy không
có món gì để tặng, vậy Thầy
tặng chung cho mấy Em một bài thi để
hằng tâm kỷ-niệm.
" Buồn chưa đạt
được phép thần-thông,
Dụng thế phân thân hiệp đại-đồng.
Ước tóm địa-cầu làm một
cửa,
Mong gom thiên-hạ lại đồng tông.
Ðưa gương diệu-lý dìu Âu-chủng,
Cầm kiếng Thiêng-Liêng chiếu Á-đông.
Bước tục từng quen nơi cửa Ðạo,
Ðường văn gặp bạn cũng vui lòng.
Khi tiễn ra xe, vì xe đã
dặn trước nên đến đậu tại
cửa số 1 Nội-Ô Tòa-Thánh ( Cửa
Hòa-Viện ), Ðức Thầy dặn thêm
: " Mấy Em khi tới địa-phương hễ
gặp chùa Phật, nhà Thờ, hoặc Ðình
Thần nơi các Xã, thì xin phép người
ở đó vào làm Lễ ra mắt với
các Ðấng ấy, và vừa rồi có
lịnh của Hội-Thánh mới ban cho các
địa-phương, hễ có Chức-Sắc
đến, khi vào đãnh Lễ Ðức Chí-Tôn
thì phải tiếp rước có chuông trống
tùy theo phẩm-tước, nhưng mấy Em bên
Phước-Thiện nên khước-từ điều
ấy.
Lúc từ-giả lên
xe, Ðức Thầy và cả Anh Em Phạm-Môn
lớn nhỏ đều đổ lẽ bịn-rịn
với nhau, nên mãi đến 8 giở xe mới
bắt đầu lăn bánh. Khi xe xuống tới
Gò-Dầu thuộc xã Thanh-Phước là
quê-hương của Ông Phạm-Công-Ðằng,
Anh Em nơi đó đón xe ngừng lại
để tiển đưa một lần nữa.
Vì sự tiển đưa và bịn-rịn
như vậy, gần 12 giờ trưa xe mới tới
Chợ-Lớn. Anh Em đều vào Thánh-Thất
Chợ-Lớn nghỉ và dùng cơm trưa
tại đây, vì Hội-Thánh đã cho
hay trước nên vụ cơm nước đã
chuẩn-bị sẳn sàng. Dùng cơm xong liền
kéo nhau ra bến xe Lục Tỉnh kiếm xe đi
về Tỉnh của mình đắc-lịnh bổ-nhiệm..
Ðặc-biệt là Ðạo Nghị-Ðịnh
Thuyên-Bổ Ðầu-Họ Phước-Thiện
kỳ nầy do Ngọc Chánh Phối-Sư và
Ngài Khai-Pháp Hiệp-Thiên-Ðài Chưởng-Quản
Phước-Thiện đồng ký tên và
Ðức Hộ-Pháp phê-chuẩn.
Những vị Ðầu-Họ
Phước-Thiện buổi đầu tiên khi
đến địa-phương đều ở
tại các Thánh-Thất chung với Ðầu-Họ
Hành-Chánh-Ðạo, nhưng việc ai nấy
lo, nếu gặp việc cần đều chung lo
giúp-đỡ lẫn nhau.
- Ðầu-Họ-Ðạo
Hành-Chánh lo phổ-độ nhơn sanh.
- Ðầu-Họ Phước-Thiện lo cho người
Hiến-Thân vào Phước-Thiện khai mở
Cơ-Sở Lương-Ðiền, Công-Nghệ
và Thương-Mãi.
Về việc Ðạo-sự
lúc nầy tiến-triển rất khả quan,
nhứt là việc người Hiến-Thân
vào Phước-Thiện và vụ khai mở
Sở Lương-Ðiền.
Ðến ngày 27 tháng
Chạp Ất-Hợi (1935), các vị Ðầu-Họ
Phước-Thiện tiếp được điện-tín
của Ngài Khai-Pháp Chưởng-Quản Phước-Thiện
cho phép về ăn Tết, mỗi người
được về thăm gia-đình đến
ngày 8 tháng Giêng Bính-Tý (1936), phải
có mặt tại Tòa-Thánh để cúng
Vía Ðức Chí-Tôn và đãi-lịnh
Hội-Thánh.
Qua ngày mùng 9, Ðức
Thầy cho kêu hết những vị Ðầu-Họ
Phước-Thiện họp đủ mặt tại
Hộ-Pháp Ðường, Ðức Thầy
ban cho mỗi vị bốn phép Bí-Tích là
:
Ðức Thầy trục Thần,
khai khiếu, truyền Ðạo, cách thức hành-pháp
cho từ người, Ðức Thầy lại ban
cho mỗi vị một cây bạch-đăng (
đèn cầy trắng ) và dặn khi nào
gặp việc khó-khăn không giải-quyết
được, đợi lúc 12 giờ khuya để
lên đốt cây đèn cầy nầy, và
thành tâm cầu-nguyện thì Thầy sẽ
giúp cho.
Khi các việc xong, Ðức
Thầy dặn, cúng Lễ Rằm tháng Giêng
rồi trở xuống Ðịa-phương lo phận-sự
của mình. Còn về bảng chỉ-dẫn
Hành-Pháp, Thầy sẽ gởi xuống sau.
Việc Hành-Pháp nầy phải ráng tập
luyện, khi nhận thấy được, sẽ
thực-hành, và khi Hành-Pháp, sự kết-quả
như thế nào, nhớ Phúc-Trình về
cho Thầy biết .
Nhờ Ðức Thầy truyền
Thần, khai khiếu và truyền Pháp, nên
việc Hành-Pháp rất kết-quả khả-quan
nhứt là Phép Giải-Oan và Giải Bệnh.
Sự hiệu-lực thấy hiển-hiện trước
mắt, nên mỗi kỳ Ðàn, Bổn-Ðạo
tụ đến cúng rất đông để
được Giải-Oan luôn thể.
Về việc huyền-diệu
hiển-hiện trong sự Giải-Oan, Giải Bịnh,
xin đơn cử đôi việc như sau:
Hồi năm Bính-Tý
(1936), Ông Lễ-Sanh Võ văn Dần, Ðạo-Hiệu
là Hậu-Hối, được lịnh đổi
về trách nhiệm Ðầu-Họ Phước-Thiện
Tỉnh Hà-Tiên, nơi đây có người
Ðạo Cao-Ðài rất ít, nên người
Hiến-Thân vào Phước-Thiện lại
càng ít hơn các Tỉnh khác, chỉ
tạo đc nhứt một nhà Sở Phước-Thiện,
còn Ðạo-Sờ nơi nhà Sở Phước-Thiện
nầy chỉ có 2 người mà cả hai
người đều quá nghèo, hàng ngày
phải đi làm củi mướn để
mua gạo cho vợ con sống qua ngày. Chính
Ông Ðầu-Họ buổi đầu cũng
phải đi làm mướn để kiếm
tiền mua gạo, tự sống chớ không ai
cung-cấp hết.
Một hôm nọ, Sở
làm củi cho hay bắt đầu từ ngày
mai ngưng hoạt-đông. Ông Ðầu-Họ
Phước-Thiện Giáo-Thiện Võ văn
Dần kiểm-điểm lại số gạo chỉ
còn dùng đôi ba ngày, nên Ông mượn
chiếc ghe nhỏ của người Bổn-Ðạo
ở gần nhà Sở Phước-Thiện, rồi
tự chèo đi xuống Quận Giồng Riềng
thuộc Tỉnh Rạch-Giá, trước là
thăm Ông Ðầu-Họ Phước-Thiện
tại đây là Ông Giáo-Thiện Võ
văn Ðại. Khi ghe đến Thánh-Thất
Giồng Riềng, là chỗ Ông Ðầu-Tộc-Ðạo
Hành-Chánh Lễ-Sanh Thượng Vinh Thanh, đồng
Văn-phòng. Vừa bước lên bờ, chưa
kịp vô nhà thì có tiếng la ồn
lên rằng: " Nó đến đó, nó
xách cái phảng rượt chém người
ta đó ". Ông Giáo-Thiện Dần nghe tiếng
la, liền ngó lên phía trước thấy
một người đàn ông độ 30-35
tuổi, tay xách cái phảng đang rượt
theo một người. Ông Ðầu-Tộc-Ðạo
tại đây- Lễ-Sanh Thượng-Vinh-Thanh
- trong nhà hậu Thánh-Thất chạy ra, vừa
thấy Ông Giáo-Thiện Dần thì mừng
liền nói lớn : " May quá, có Ông Ðầu-Họ
Phước-Thiện đây. Vậy nhờ Anh
lớn giải-bịnh giùm cho thằng nầy,
nó điên dữ quá! Tôi có giải-bịnh
cho nó mà không biết, bị nó giựt
đứt vải áo của tôi ".
Ông Dần nói : " Hết
gạo mấy bửa nay, nhịn đói muốn
chết, nên đến mấy Anh xin ít gạo
lúa, chớ ai biết giải-bịnh gì đâu
?"
Ông Ðầu-Tộc Vinh:
" Anh giúp giùm vụ nầy đi, rồi muốn
mấy gịa cũng có ", và kéo tay Ông
Ðầu-Họ Dần đi. Kế người
điên chạy tới.
Ông Dần đứng ngay
thẳng lại, tay chỉ ngay mặt người
điên hô lớn : " Ðứng lại !".
Người điên liền đứng khựng,
mặt có vẽ sợ hải.
Ông Dần:
- Bỏ cái phảng xuống đất.
Người bịnh điên buông nhẹ cái
phảng xuống đất.
Ông Dần đưa tay ngoắt và nói:
- Ði lại đây.
Người bịnh điên vẩn đứng
yên, và ngó qua phía khác, như có
ý muốn chạy.
Ông Dần: -Sau không lại đây? Còn
muốn chạy trở lại hả? Chư Thần
trói nó lại giùm tôi.
Người điên tự tréo tay qua, như
người bị trói.
Ông Dần:
- Chư Thần lôi nó lại đây cho tôi.
Người bịnh điên tự đi ngay lại
chỗ Ông Dần.
Ông Ðầu-Họ Dần:
- Ông Ðầu-Tộc vô Thánh-Thất biểu
Lễ-Vụ sắp đặt nhang đèn đặng
tôi giải-bịnh cho người nầy.
Rồi day lại ngó ngay người bịnh điên
và nói:
- Chư Thần dắt nó theo tôi vô Thánh-Thất.
Khi vô đến Thánh-Thất,
Ông Ðầu-Họ Dần lấy áo mão
Lễ-Sanh mặc vào và lấy 9 cây nhang
bó lại đốt cháy, rồi đem trước
Thiên-Bàn làm Lễ và thỉnh Pháp
xong, day lại biểu người bịnh quỳ
xuống, khi Ông Ðầu-Họ vừa họa-phù
xong là người bịnh té nằm dài
bất tỉnh, không còn cựa quậy chi hết,
những người hiện-diện tại đây
đều kinh sợ, e rằng rủi chết luôn
sẽ bị ở tù cả đám.
Ông Ðầu-Họ nói:
-Không sao đâu, tôi truyền Thần là
nó tỉnh lại.
Qua một lúc, Ông Ðầu-Họ liền
đến truyền Thần cho người bịnh.
Người bịnh lần-lần tỉnh lại
và ngồi dậy ngó dớn-dác có vẻ
hoảng-hốt.
Ông Ðầu-Họ:
-Ai nhập vào xác đây?
Người bịnh:
- Tôi là............................( Quên tên )
Ông Ðầu-Họ:
- Tại sao thời kỳ Ðức Chí-Tôn
ân-xá khai Ðạo để độ các
bậc Chơn-Hồn tu-hành lập-công bồi-đức,
hầu được siêu-thoát mà nhà
ngươi không lo tu-hành lại đi phá
thiên-hạ vậy?
Người bịnh:
- Tôi cũng muốn tu mà không làm sao tu
được.
Ông Ðầu-Họ:
- Bây giờ người chịu nhập-mơn
vào Ðạo làm Môn-đệ của Ðức
Chí-Tôn không?
Người bịnh tỏ vẽ hân-hoan nói:
- Nếu Ông cho tôi nhập-môn, tôi đi
ơn Ông lắm!
Ông Ðầu-Họ Phước-Thiện liền
kêu Ông Chành-Trị-Sự đến đặng
cho người nầy
Nhập-Môn, cũng may là Ông Chánh-Trị-Sự
ở gần đây nên đến liền và
cho vị nầy Nhập-Môn. Khi biên Sớ Cầu-Ðạo,
xong rồi đọc cho nghe.
Ông Ðầu-Họ:
-Tôi có ý-kiến là Ông Chánh-Trị-Sự
nên cử vị Ðạo-Hữu mới nầy
làm chức Tuần-Ðạo để có
phận-sự lập công với Ðạo.
Ông Chánh-Trị-Sự và Ông Ðầu-Tộc
đều đồng-ý, nên viết Tờ-Cử
liền, ký tên đóng dấu xong, liền
đọc cho Ông Ðạo mới nghe, và hỏi
Ðạo-Hữu bằng lòng hay không ? Vị
nầy tỏ vẽ rất mừng và cám-ơn
các Ông nầy đồng thời xin phép
kiếu lui. Từ nay người nầy hết bịnh
luôn.
Luôn dịp xin kể tiếp
một chuyện huyền-diệu nữa là vụ
xãy ra tại .........Vĩnh-Long.
Nguyên Ông Ðầu-Họ Phước-Thiện
đầu tiên tại Vĩnh-Long là Ông Lễ-Sanh
Giáo-Thiện Trần văn Lợi, năm Bính-Tý
(1936), được một số anh em Hiến-Thân
vào Phước-Thiện, nhưng không có
cây để tạo nhà Sở Phước-Thiện.
Có người hướng-dẫn đến Ông
Chủ Ðiền để xin cây vườn
của Ông.
Ông Chủ Ðiền nói:
- Cây trong vườn của tôi hết cây
lớn. Hiện còn một cây rất to và
suông tốt lắm ở dựa mé sông.
Nếu Ông đốn được thì tôi
cho.
Ông Ðầu-Họ Phước-Thiện Vĩnh-Long:
- Nếu Ông Chủ Ðiền vui lòng cho thì tôi đốn được.
Ông Chủ Ðiền bằng lòng và dắt
Ông Ðầu-Họ ra chỉ cây. Người
Ðạo-Sở cùng đi với Ông Ðầu-Họ
thừa dịp Ông Chủ Ðiền cách xa
liền nói nhỏ với Ông Ðầu-Họ
rằng: " Cây nầy có Ông Bà khuất
mặt ở đây linh lắm, không ai dám
đến đây chặt cây quơ củi
chi hết. Nếu ai đng đến đây thì
nhứt đầu, đau bụng hoặc ói mữa,
hay nóng sảng chẳng hạn; phải cúng
gà, vịt, có người phải cúng tới
heo mới mạnh ".
Ông Ðầu-Họ nói: " Mình làm nhà
Sở Phước-Thiện, tức là của Ðạo,
chớ phải làm riêng cho mình đâu
mà sợ. Hễ Ông Chủ Ðiền cho thì
tôi đốn được chớ không sao
đâu" . Ðồng thời Ông Ðầu-Họ
đến bên cây mà Ông Chủ Ðiền
vừa chỉ cho, đứng thẳng người
ngó ngay vô thân cây và ngọn cây
và nói rằng: " Tôi xin thưa cho Ông Bà
vị nào ở nơi cây Ðại-Thọ
nầy hay, xin quí Ông Bà dời đến
nơi khác ở, vì Ông Bà kiếm nơi
khác rất dễ. Còn tôi đang cần
tạo nhà Sở Lương-Ðiền Phước-Thiện
để cho nhơn-sanh có phương lập
công bồi đức, và cũng để
làm ra lúa gạo đem về Tòa-Thánh
Tây-Ninh cho nhơn công tạo-tác Tổ-Ðình
dùng. Vì Phước-Thiện mới phôi
thai, nên không có tiền mua cây, nay nhờ
Ông Chủ Ðiền hứa cho tôi cây nầy
để làm nhà Sở Phước-Thiện
và tôi định ngày mai tôi đến
đốn cây nầy, xin Ông Bà nào ở
nơi cây nầy linh-thiêng chứng-giám chấp-thuận
cho ". Khấn xong Ông Ðầu-Họ cho Ông
Chủ Ðiền hay, ngày mai lên đốn
cây và kiếu ra về.
Qua ngày sau, Ông Ðầu-Họ
Phước-Thiện mượn một chiếc ghe
với 4 người Ðạo-Sở Phước-
Thiện đem theo rìu búa, cưa, đòn
gát. Khi đến, Ông Ðầu-Họ vô
nhà cho Ông Chủ Ðiền hay, rồi trở
ra tại gốc cây sắp đốn, ngó ngay
lên ngọn cây cũng nói y như hôm
qua, rồi bổn-thân Ông Ðầu-Họ
cầm rìu đốn một hơi, rồi trao
lại cho Anh Em tiếp-tục đốn cho đến
ngã, rồi dứt ra làm hai, tùy theo việc
cần dùng và lăn xuống xong, khiêng vô
ghe, khi làm xong mặt trời cũng vừa lặn
khuất. Anh Em bắt đầu chống ghe ra vừa
đến giữa sông, bỗng có một ánh
lửa sáng như đèn pin lớn xẹt tới
rồi cứ đão qua quanh lại vòng theo
chiếc ghe đang chở cây, khiến Anh Em trên
chiếc ghe rất hoảng-kinh lo ngại nên nói:
" Thưa Ông Ðầu-Họ, chắc Ông Bà
không cho mình đi nên giáng-hạ theo mình
đó."
Ông Ðầu-Họ nói: " Mấy Anh Em cứ
việc chèo ghe đi, có tôi đây không
sao. Nói rồi Ông Ðầu-Họ ngước
mặt ngó lên ánh lửa sáng và nói:
" Ông Bà nào giáng xuống đó, xin
nghe tôi nói đây: Tôi là Giáo-Thiện
Trần văn Lợi, vâng-lệnh Thầy tôi
là Ðức Hộ-Pháp, và Hội-Thánh
Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ Tòa-Thánh
Tây-Ninh thuyên-bổ tôi xuống đây
làm trách-nhiệm Ðầu-Họ Phước-Thiện
tỉnh Vĩnh-Long để khai mở Cơ-Sở
Phuớc-Thiện, nhưng vì mới phôi-thai,
Ðạo quá nghèo không có tiền mua
cây cất nhà Sở, nên phải xin cây
nầy của Ông Chủ Ðiền đem về
dùng làm nhà Sở, và tôi cũng đã
thưa với Ông Bà ngày hôm qua rồi,
sao Ông Bà hôm nay lại còn theo hoài
như vậy. Nói rồi hối Anh Em dưới
ghe chèo đi mặc dầu ánh lửa sáng
không còn bay đến trước đầu
ghe và cập sát hai bên ghe, nhưng vẫn
bay theo ghe, ánh lửa sáng không lúc nào
dứt, có lúc lại sáng rực lên như
đèn, rọi sáng cả hai bên mé sông,
làm cho những người có nhà dọc
theo bờ sông cả thảy đều kinh ngạc,
sợ không hiểu là ứng-hiệu gì
?
Những hiện-tượng
ánh sáng nầy vẫn theo ghe mãi như vậy,
đến lối trên hai ngàn thước mới
thôi.
Cách lối tuần-lễ
sau ngày đốn cây hôm nọ, có người
ở gần nhà Ông Chủ Ðiền đến
cho Ông Ðầu-Họ hay, là từ ngày
Ông đốn cây đó đến nay, những
người đến đó chặt mót nhánh
đem về làm củi đều bị Ông
Bà quở, đều bị bịnh hết, đã
nguyện vái lạy xin hết sức mà cũng
không hết, nên nhờ Ông Ðầu-Họ
có phương chi giúp giùm kẽo họ
chết vì bị hành dữ lắm !
Ông Ðầu-Họ nói:
Ngày mai tôi lên và liền ngày sau Ông
Ðầu-Họ Vĩnh-Long cùng đi với một
vị Ðạo-sở đến tận nhà Ông
Chủ Ðiền cho cây hôm trước, và
nhờ Ông Chủ Ðiền cho người nhà
của mấy người bịnh hay giùm, nói
với họ đến đây, như người
nào bịnh nhiều đi không được,
thì người thân trong nhà đi thế.
Khi tụ đến đầy-đủ, Ông Ðầu-Họ
nói tại Anh Em lấy củi mà không có
xin và tôi cũng chưa hứa cho nên Ông
Bà mới quở. Vậy hãy đem hết số
củi đã lấy tại hôm nọ đến
đây rồi tôi giúp cho là yên chớ
không sao đâu.
Khi Anh Chị Em đã đem
đủ số củi lấy nơi đây hôm
nọ, của ai nấy để riêng đó.
Ông Ðầu-Họ bước ra sân ngó
ngay về phía ci cây đốn hôm trước
nói rằng : Thưa Ông Bà ở chỗ cây
đaị-thọ, vừa rồi Ông Chủ điền
đã cho tôi trọn cây nầy, và Ông
Bà đã cho tôi đem về làm nhà
Sở Phước-Thiện, còn cái tàng cây,
luôn cả nhánh lớn nhỏ. xin Ông Bà
cũng cho luôn Anh Em lối xóm đây đem
về nấu cơm ăn chớ Ông Bà để
lại cũng không dùng việc chi được.
Tiếp theo mỗi người có phần củi
bước đến hỏi xin và Ông Ðầu-Họ
đồng-ý cho, thế là những người
bịnh vì tại lấy củi nơi đây
đều hết bịnh.
Vì những huyền-diệu
các Ðấng Thiêng-Liêng ban-bố hộ
trì nên Bổn-Ðạo hiến-thân vào
Phước-Thiện tấp-nập, và đồng
thời các tỉnh khác trong miền Nam Việt-Nam
cũng tương -tợ như vậy, nghĩa là
cũng nhờ huyền-diệu việc Giải-Oan,
Giải-Bịnh của các Ông Ðầu-Họ
Phước-Thiện mà người Hiến-Thân
vào Phước-Thiện như lượn sóng
tràn bờ.
Cũng trong năm Bính-Tý
(1936), có lịnh của Ngài Khai-Pháp Chưởng-Quản
Phước-Thiện dạy các vị Ðầu-Họ
Phước-Thiện chọn người đã
hiến-thân trọn đời vào Phước-Thiện
đưa vào Tòa-Thánh đặng nhập
vào công thợ tạo-tác Tổ-Ðình
lối bốn trăm (400) người, kể cả
Nam lẫn Nữ. Ðức Thầy dạy, nếu
ai bằng lòng hy-sinh làm Tổ-Ðình phải
Minh-Thệ thủ-trinh trong thời gian tạo-tác
Tòa-Thánh, khi làm xong mới lập gia-đình,
dầu Nam hay Nữ cũng phải như vậy.
Ðến ngày mùng 1
tháng 11 năm Bính-Tý (14/12/1936), khởi công
tạo-tác Tòa-Thánh. Các Họ-Ðạo
Phước-Thiện trong miền Nam Việt-Nam đều
tổ-chức Sở Lương-Ðiền để
sản-xuất lương-thực cần dùng
nơi Cơ-Sở và giúp-đở cho những
người bịnh tật, khốn-khổ tai nàn
và dành ra một phần đặc-biệt
đem về Tòa-Thánh, cho công thợ tạo-tác
Tổ-Ðình dùng hằng ngày nơi Trại-Ðường,
kể cả thợ hồ, thợ mc, thợ cưa,
thợ sắt, Sở đắp vẽ, Sở lò
gạch, Sở đào đá v.v...
Về ngân-quỷ tạo-tác
do Hộ-Viện là Ông Giáo-Sư Thượng-Chất-Thanh
giữ, Chức-Sắc các địa-phương
dầu Hành-Chánh hay Phước-Thiện cũng
đăng nơi Hộ-Viện nầy. Nhưng về
các Ðầu-Họ Phước-Thiện, sau khi
Ngài Khai-Pháp Chưởng-Quản Phưóc-Thiện
duyệt chứng xong mới đem qua đăng cho
Hộ-Viện. Còn về Lương-Thực thì
đầu Hành-Chánh hay Phước-Thiện
đều đăng cho Thủ-Bổn Phạm-Môn
và Phước-Thiện do Ông Lễ-Sanh Giáo-Thiện
Nguyễn văn Gia đảm-trách.
Phước-Thiện chịu
trách-nhiệm gồm luôn cả về hành-lý
cho Chức-Sắc các Ðịa-phương và
Quan, Hôn, Tang, Tế. Dầu cho Chức-Sắc,
Chức-Việc và Ðạo-Hữu Hành-Chánh
hay Phước-Thiện thì Phước-Thiện
cũng phải đài-thọ tất cả, hơn
nữa, về Chức-Sắc hay Bổn-Ðạo
có bịnh hoạn tổn phí về thuốc
men thì Phước-Thiện phải hoàn-toàn
chịu hết. Vì thế nên từ đó
tại Tỉnh thành Tây-Ninh có Thầy Chín
Khai ( Ðỗ Tâm Khai ) là Ðông-Y-Sĩ
nổi tiếng giỏi nhứt, nên đa số
bịnh nhân đều uống thuốc nơi
đây, lúc trước, phần Chức-Sắc
và công thợ có bịnh hốt thuốc
tại đây đều do Ông Thủ-Bổn
Giáo-Thiện Nguyễn văn Gia trả tiền.
Ðến sau thấy bận-rộn quá mất
thì giờ, nên Ông Thủ-Bổn nói với
Thầy Chín Khai rằng: Hễ những người
ở trong Tòa-Thánh ra hốt thuốc mà có
thơ giới-thiệu của tôi thì Thầy
biểu mấy em ghi Sổ để đó, cứ
cuối tháng tôi ra tính tiền trả một
lần.
Về việc tạo-tác
Ðền-Thánh, vá cả mọi việc về
Ðạo-sự mãi tiến như vậy cho đến
năm Mậu-Dần (1938) có cuộc Ðại-Hội
Nhơn-Sanh Phước-Thiện mới được
chính-thức khai-sanh, do Ðạo Nghị-Ðịnh
số 48 ngày 19 tháng 10 năm Mậu-Dần
( Dl. 10/12/1938 ), tức là Quyền Vạn-Linh công-nhận,
Ðạo Nghị-Ðịnh nầy do Ðức
Hộ-Pháp và Ðức Giáo-Tông Lý
Thái Bạch đồng ký tên.
Nguyên văn Ðạo Nghị-Ðịnh
như sau:
Văn-Phòng Hộ-Pháp
Số: 48/PT
Ðại-Ðạo Tam-Kỳ
Phổ-Ðộ
( Thập Tam Niên )
Tòa-Thánh Tây-Ninh
Ðạo Nghị - Ðịnh
Chiếu y Pháp-Chánh-Truyền
ban quyền-hành cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp.
Chiếu theo Ðạo Nghị-Ðịnh số:
4/60 phân-định quyền cho Cửu-Trùng-Ðài
và Hiệp-Thiên-Ðài ngày 4 tháng 11
Ất-Hợi (29/11/1935).
Nghỉ vì Hội-Thánh
duy có một mà quyền Ðạo có bốn
phương là:
Nghỉ vì Cơ-Quan Phước-Thiện cốt để mở
đường Thánh-Ðức cho toàn sanh-chúng có đủ phương-thế nhập vào
Thánh-Thể, người Ngoại-Giáo có thể nhờ nơi cửa Phước-Thiện mà hiệp cùng
Hội-Thánh.
Nên:
Nghị-Ðịnh
Ðiều Thứ Nhứt:
Hội-Thánh sẽ tuyển chọn trong hàng
Chức-Sắc Thiên-Phong đủ hạnh-đức,
đủ công-nghiệp đặng chiết ra
khai-hóa, giáo-hóa cả Cơ-Quan Phước-Thiện,
đặng cứu thế độ đời.
Ðiều Thứ Hai: Chức-Sắc
Phước-Thiện chú trọng nhập vào
Thập-Nhị Ðẵng Cấp Thiêng-Liêng
kê 12 sau đây:
Ðiều Thứ Ba: Những
người Ngoại-Giáo hay Chư-vị Ðạo-Nhơn
các nền Tôn-Giáo khác muốn nhập
vào cửa Ðạo thì Hội-Thánh do nơi
công-nghiệp Phước-Thiện của họ
mà định vị, tùy theo công-nghiệp
nhỏ lớn đặng định-phẩm từ
bậc Minh-Ðức tới Chơn-Nhơn mà thôi.
Còn bậc Hiền-Nhơn đổ lên thì
giúp Hội-Thánh giữ-gìn Chơn-pháp,
nên phẩm-vị nầy phải có cơ-bút
giáng phong mới đặng.
Ðiều Thứ Tư: Cả Cơ-Quan Phước-Thiện đều giao
cho Hiệp-Thiên-Ðài chưởng-quản.
Ðiều Thứ Năm:
Chức-Sắc Phước-Thiện không có
Ðạo-phục riêng, duy đặng Hội-Thánh
ân-tứ lịnh-bài, và sắc-lịnh kể
ra sau đây:
- Minh-Ðức và Tân-Dân
duy có lãnh cấp-bằng, mặc áo Ðại-phục
trắng trong mà thôi, không có dấu hiệu
chi ngoại-thể.
- Bậc Chức-Sắc Thiên-Phong hay là Chức-Việc
thì mặc đồ Ðại-phục của
mình, những người Ngoại-Giáo thì
phải mặc khăn đen, áo dài theo Quốc-
phục.
- Thính-Thiện, Hành-Thiện và Giáo-Thiện
thì lãnh sắc-lịnh có lịnh-bài
của mỗi phẩm-vị ấy, gắn giữa
dây sắc-lịnh ngay ngực.
- Chí-Thiện, Ðạo-Nhơn và Chơn-Nhơn
mang dây sắc-lịnh phái Thượng có
gắn lịnh-bài mỗi phẩm-vị của
họ ngay ngực.
- Phẩm Phật-Tử thì do cơ-bút nơi
Chí-Tôn định và mặc sắc-phục
chi thì tự Người định-đoạt.
Ðiều Thứ Sáu:
Sắc-lịnh và lịnh-bài của Phước-Thiện
duy mặc nơi các Thánh-Thất và Tòa
Thánh để chầu Lễ Ðức Chí-Tôn
mà thôi, không đặng dùng theo đồ
thường thế.
Ðiều Thứ Bảy: Cả Hội-Thánh Cữu-Trùng-Ðài
và Hiệp-Thiên-Ðài tùy phận-sự
của mình thi-hành Ðạo Nghị-Ðịnh
nầy ./.
Lập tại Tòa-Thánh,
ngày 19 tháng 10 năm Mậu-Dần. ( Dl. 10-12-1938
)
Giáo-Tông ( Ký tên
) Lý-Thái-Bạch
Hộ-Pháp, Chưởng-Quản Nhị Hữu-Ðài,
Hiệp-Thiên và Cữu-Trùng, ( Ấn ký
) - Phạm công Tắc
Vâng-lịnh Ban-Hành cho toàn Phước-Thiện.
Khai-Pháp Hiệp-Thiên-Ðài Chưởng-Quản
S. PT.
Trần Duy Nghĩa
Từ ngày Phước-Thiện
được chính-thức là một trong bốn
cơ-quan của nền Chánh-Trị-Ðạo
và phân định rõ phẩm-tước,
hơn nữa Ðạo-Luật năm Mậu-Dần
(1938) lại định rõ về nhiệm-vụ,
quyền hạn phân minh thì lại càng tiến-triển
khả-quan hơn trước, nhứt là về
tạo-tác Tổ-Ðình, phần công-thợ
hầu hết là người Phước-Thiện,
còn về lương-thực công thợ dùng
hằng ngày là do toàn Ðạo, các địa-phương
hợp-sức chung lo, nhưng phần lớn là
nhờ các Sở Lương-Ðiền Phước-Thiện
ở các tỉnh Miền Tây, có tỉnh
đem về Tòa-Thánh một năm tới gần
hai ngàn (2.000) giạ lúa, điển-hình
như tại Sở Lương-Ðiền Phước-Thiện
Hồng-Ngự ( Châu-Ðốc ), năm Kỹ-Mão
(1939) đem về Tòa-Thánh tới hai ngàn
giạ lúa (2.000 ), khoai lang và bí rợ chở
bằng ghe đem về tới bến Tạo-Tác
( ngang ngã ba Mít-Một đi xuống ) rồi
xe bò chở về kho Lương-Thực Tòa-Thánh.
Cũng trong năm Kỹ-Mão
(1939), cơ Ðạo đang tiến-triển thì
bỗng nhiên đùng một cái Chính-Quyền
Pháp ra lịnh đóng cửa các Thánh-Thất
và Cơ-Sở Phước-Thiện trong toàn-quốc,
nhưng những vị Ðầu-Họ và Ðầu-Quận
Phưóc-Thiện đã len-lõi ở lại
lo trách-nhiệm của mình để tiếp-tục
việc kiến-thiết Tòa-Thánh.
Tới kỳ Lễ Hạ-Ngươn
rằm tháng 10 Canh-Thìn (1940), các vị Ðầu-Họ
và Ðầu-Quận Phước-Thiện về
Tòa-Thánh chầu Lễ Ðức Chí-Tôn,
sáng ngày 16, Ðức Thầy kêu hết
qua Hộ-Pháp-Ðường rồi Ðức
Thầy dạy Anh Em đến thưa cho Ngài Khai-Pháp
Chưởng-Quản Phước-Thiện hay là:
Thầy tôi dạy đến thưa cho Sư-Thúc
hay rằng Thầy tôi không cho chúng tôi
đi hành-nhiệm Ðầu-Họ, Ðầu
Quận Phước-Thiện nữa. Lúc đó
Tòa-Thánh mới làm vừa kín chớ
chưa được hoàn-tất. Rồi Ðức
Thầy cho Anh Em Phạm-Môn phân ra kẽ lo tạo
Sở mới, người trở về Sở cũ,
lo tìm phương sinh-sống hầu bảo-bọc
lẫn nhau trong cơn khốn-khổ.
Bỗng dưng sét đánh
ngang mày, khiến toàn Ðạo như gà
mất mẹ, là ngày 4 tháng 6 nhuần Tân-Tỵ
( Dl. 27/7/1941), mật-thám Pháp ở Sài-Gòn
đến tại Tòa-Thánh bắt Ðức
Thầy ( Ðức Hộ-Pháp )đem về Sài-Gòn,
cách ít ngày sau đó tiếp-tục bắt
thêm Ông Khai-Pháp và nhiều Ông khác
nữa, kể chung như dưói đây:
1/. Ðức Hộ-Pháp Phạm
công Tắc.
2/. Khai-Pháp Trần Duy Nghĩa.
3/. Ngọc Chánh Phối-Sư Ngọc Trọng
Thanh.
4/. Q. Thái Chánh Phối-Sư Thái Phấn
Thanh.
5/. Giáo-Sư ( Công-Viện ) Thái Gấm Thanh.
6/. Sĩ-Tải Ðỗ Quang Hiển.
Cả sáu vị Ðại-Thiên-Phong
nay đều bị lưu đày sang hải-đảo
Madagascar thuộc Phi-Châu, cả toàn Ðạo
đều chịu cảnh như con mất cha, trò
mất Thầy nhốn-nhau lố-nhố. Tòa-Thánh
thì quân-đi Pháp chiếm lấy làm (
Thành Mới ). Riêng về Anh Em Phạm-Môn
còn ở nơi đây người thì về
gia-đình lo bề nhơn-đạo, nhưng lòng
trung-nghĩa đối với Ðạo, với Thầy
và với cả Anh Em không bao giờ phai lợt.
Anh Em thường tới lui thăm viếng và
bàn-bạc nhắc nhở nhau về Ðạo,
về Thầy và về Anh Em để đợi
ngày Ðức Thầy trở về cố-quốc
hầu tiếp nối bước đường
lập-công bồi-đức.
Sau khi Pháp bắt Ðức
Hộ-Pháp và Chức-Sắc Ðại-Thiên-Phong
đày sang Madagascar, lại thỉnh-thoàng bắt
thêm một số Chức-Sắc và Chức-Việc
đày đi nhiều chỗ khác nhau đại-lược
như:
- Ông Giáo-Sư Thượng-Sáng-Thanh
( sau là Ðầu-Sư ) bị đày ra Côn-Ðảo.
- Ông Giáo-Sư Thượng-Ðứa-Thanh
đày ra Bà-Rá.
- Ông Luật-Sư Phan-Hữu-Phước ( sau
là Thừa-Sử ) bị đày ra Sơn-La.
- Chánh-Trị-Sự Lê văn Ngà ở xã
Gia-Lc, quận Trảng-Bàng Tây-Ninh bị đày
ra Côn-Ðảo.
- Ông Chánh-Tri-Sự Gạo ( Hương-Cả
Gạo ở xã Vĩnh-Kim quận Châu-Thành
Mỹ-Tho bị đày ra Côn-Ðảo.
Còn một số Chức-Sắc
Cữu-Trùng-Ðài thì hợp-tác với
Nhựt-Bồn và kêu gọi một số Bổn-Ðạo
đến hảng tàu Michinan kế cầu chữ
Y Sài-Gòn núp dưới danh-nghĩa thợ
đóng tàu để được sự
che-chở của quân-đi Nhựt-Bổn, kỳ
thật là liên-hợp với Nhựt để
mưu đồ bàn-định kế-hoạch
lật đổ chính-quyền Pháp tại Việt-Nam,
giành lại chủ-quyền của dân-tộc.
Việc hợp-tác giữa
Chức-Sắc Cao-Ðài và quân-đi Nhựt
mỗi ngày thêm thắt-chặt và Tín-Hữu
Cao-Ðài gia-nhập vào đây cũng mỗi
ngày càng đông thêm. Khi cấp lảnh-đạo
nhận thấy lòng yêu nước và thương
Thầy đã thật sự nồng-nàn liền
tổ-chức thành đi-ngủ như quân-đi
rồi luyện-tập thể-thức như quân-đi
và bàn định kế-hoạch.
Ðến đêm 24 rạng
mặt 25 tháng Giêng năm Ất-Dậu nhằm
ngày 9-3-1945, Tín-Hữu Cao-Ðài tổ-chức
thành " Nội ứng Nghĩa-Binh " hợp với
quân-đi Nhựt lật-đổ chính-quyền
Pháp tại Miền Nam Việt-Nam. Chưa kịp
tổ-chức nền hành-chánh và quân-đi
được vững chắc, kế Nhựt bị
Ðồng-Minh đánh bại, và Ðồng-Minh
lại giúp Pháp giành lại chủ-quyền
tại Miền Nam, người Pháp lại cố
đặt nền Hành-Chánh như trước
để cai-trị Miền Nam nhưng vì lòng
yêu nước của dân-tc Việt-Nam quá
bồng-bột, nên Mặt-Trận du-kích chống
Pháp nổi dậy tứ-tung, nhứt là khối
Cao-Ðài, một là quyết cởi ách
nô-lệ giành lại quyền tự-chủ,
hai là dốc chí chống lại kẽ thù
đã bắt mất người thân yêu
tôn-kính của họ là Ðức Phạm
Hộ-Pháp.
Khi hiểu được mục-đích
khối Cao-Ðài, nên Pháp muốn xoa dịu
lòng căm hận, mới đưa Ðức
Hộ-Pháp trở về Việt-Nam và trả
lại quyền tự-do hành Ðạo. Ðức
Thầy về tới Sài-Gòn ngày 26 tháng
7 Bính-Tuất ( Dl. 22-8-1946 ) và về đến
Tòa-Thánh ngày 4 tháng 8 Bính-Tuất (Dl.-30-8-1946).
Vừa về dến Tòa-Thánh,
Ðức Hộ-Pháp liền tái-thủ Ðạo-Quyền,
chấn-chỉnh lại các cơ-cấu Hành
Chánh-Ðạo. Ðến tháng 10 năm Bính-Tuất
(1946), liền ra lịnh phục hồi Quyền Vạn-Linh
tức là tổ-chức Ðại-Hội Nhơn-Sanh
và Ðại-Hội Phước-Thiện, kỳ
hội nầy là kỳ Hội Ân-Xá nên
việc cầu-phong, cầu-thăng có phần
châm-chế, nhờ vậy mà sự kết-quả
về vụ cầu-phong được ân-phong
vào phẩm Lễ-Sanh và Giáo-Thiện khá
nhiều.
Ðến cuối năm Bính-Tuất
(1946), khi Ðại-Hội bế-mạc xong, Ðức
Thầy liền thành lập Hội-Thánh Phước-Thiện.
Ðầu tiên lập trước
4 viện là:
Sau đó, lối trên nữa
tháng mới tổ-chức công-cử thêm
cho đủ Cữu-Viện. Những vị lãnh
trách-nhiệm trong Hội-Thánh Phước-Thiện
kỳ đầu tiên kể như dưới đây:
-Ngài Hiến-Ðạo
Hiệp-Thiên-Ðài Phạm văn Tươi,
Chưởng-Quản Phước-Thiện.
1/. Thượng-Thống Hòa-Viện
Phước-Thiện, Chí-Thiện Võ văn
Lẽo.
Phụ-Thống Hòa-Viện Phưóc-Thiện
Giáo-Thiện Phạm văn Hương.
2/. Thượng-Thống Lại-Viện
Phưóc-Thiện Chí-Thiện Lê văn Tri
Phụ-Thống ( chưa có )
3/. Thượng-Thống Lễ-Viện
Phuóc-Thiện Ðạo-Nhơn Trịnh Phong Cương
- Quan-Sự: Chí-Thiện Huỳnh văn Phương
- Hôn-Sự: Chí-Thiện Tần văn Lợi
- Tang-Sự: Chí-Thiện Phạm công Ðằng
- Tế-Sự: Chí-Thiện Phạm văn Lê
4/. Thượng-Thống Học-Viện
Phước-Thiện Chí-Thiện Nguyễn văn
Gia
- Phụ-Thống ( chưa có )
5/. Qu. Thượng-Thống
Y-Viện Phưóc-Thiện Giáo-Thiện Lê
văn Thiệt
- Phụ-Thống Y-Viện Phước-Thiện Giáo-Thiện
Nguyễn văn Sáng
6/. Thượng-Thống Nông-Viện
Phưóc-Thiện Chí-Thiện Lê văn Gấm
- Phụ-Thống Nông-Viện Phưóc-Thiện
Chí-Thiện Phạm Duy Oai
7/. Thượng-Thống Lương-Viện
Phước-Thiện Chí-Thiện Trịnh văn
Phận
8/. Thượng-Thống Công-Viện
Phước-Thiện Chí-Thiện Nguyễn văn
Lư
- Phụ-Thống Công-Viện Phước-Thiện
Chí-Thiện Phạm văn Út
9/. Thượng-Thống Hộ-Viện
Phước-Thiện Chí-Thiện Ðỗ văn
Viện
- Phụ-Thống Hộ-Viện Phước-Thiện
Chí-Thiện Lê văn Giờ
Kế đến Tết Nguyên-Ðán
Ðinh-Hợi (1947), Ngài Hiến-Ðạo Phạm
văn Tươi về quê nhà ở Cần-Giuộc
ăn tết rồi bị kẹt luôn không trở
lên Tòa-Thánh hành Ðạo nữa được
nên Ðức Thầy chỉ định Ông
Ðạo-Nhơn Nguyễn Tự Thế làm Chưởng-Quản
Phước-Thiện và Phước-Thiện vẫn
mạnh tiến trên bưóc đường
hành Ðạo, cơ cứu-khổ lần-lần
khai mở thêm như: Cô-Nhi-Viện Dưỡng-Ðường
Phước-Thiện, Bảo-Sanh, Trại-Hàng Cấp-Tế,
các Sở Hốt Thuốc Nam miễn-phí để
giúp cho nhơn-sanh khi bịnh hoạn.
Ðến ngày 14 tháng
Giêng năm Ðinh-Hợi (1947), Ðức Thầy
ban ra Phương Luyện-Kỹ đặng vào
con đường Thứ Ba Ðại-Ðạo.
Phương Luyện-Kỹ
đặng vào Con Ðường Thứ Ba Ðại-Ðạo.
- Phải biết thân-thích
cùng cả nhơn vật tức là tìm nguyên
do của Vạn-Linh cùng Chí-Linh.
- Phải ân-hậu và khoan-hồng.
- Phải thanh-nhàn đừng vị-kỷ.
- Phải bình-tĩnh, nghĩa là đừng
chịu ảnh-hưởng của họa-phước,
buồn vui ( tập tánh không không đừng
nhiểm, vui cũng vui, buồn cũng buồn, nhưng
đừng để nọc buồn vui thấm vào
chơn-tánh ).
- Phải độ lượng khoan dung, tha-thứ.
- Phải vui-vẻ, phải điều-hòa, tự-chủ
và quyết đoán.
- Giữ linh-tâm làm căn-bản, hiếu-hạnh
với Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
Phương-Pháp Trị
Tâm
Vì tâm là hình-ảnh
thiên-lương.
Ðức-tin và khôn ngoan là kho chí bữu,
ngoài ra là của bỏ, là đồ vô
giá.
- Ai đã cố oán kẽ thù của mình
thì khó giữ thanh tâm công-chánh cho
đặng.
- Ai chẳng oán-hận mới thắng đặng
kẽ thù-nghịch của mình.
- Sự cừu-hận là khối thảm khổ
đệ nhứt của nhơn-sanh, nên người
hiền thì không biết đến hay là
từ bỏ cừu-hận oán ghét.
Thắng đặng khí nộ mình thì không
chọc ai giận dữ.
- Lấy thiện mà trừ ác.
- Lấy nhơn-nghĩa trừ bạo tàn.
- Lấy lòng quảng-đại đặng mở
tâm-lý hẹp hòi.
- Lấy chánh trừ tà.
Ấy là đường thương huệ kiếm.
Luyện thân, luyện trí.
- Ẩm-thực tinh khiết.
- Tư-tưởng tinh khiết.
- Tín-ngưỡng mạnh-mẽ nơi Chí-Tôn,
Phật-Mẫu.
- Thương yêu vô-tận.
Ấy là chìa khóa mở cửa Bát-Quái-Ðài
tại thế nầy. ( 14 tháng Giêng Ðinh-Hợi
1947 ).
Từ ngày thành-lập
Hội-Thánh Phước-Thiện thì việc
tiến-triển từ Trung-Ương đến Ðịa-
Phương đều rất khả-quan. Người
Hiến-Thân vào Phước-Thiện mỗi
ngày thêm đông, nhưng không may Phước-Thiện
lại chịu lấy tang chung là Ông Chưởng-Quản
Phước-Thiện Ðạo-Nhơn NguyễnTự
Thế qui-vị vào ngày mùng 9 tháng 11 năm
Ðinh-Hợi ( Dl. 20-12-1947 ). Cách lối tuần-lễ
sau, Anh Em đệ tờ lên Ðức Thầy
cầu xin định người kế-nhiệm Chưởng-Quản
Phước-Thiện và được Ðức
Thầy chỉ định Ông Ðạo-Nhơn
Trịnh Phong Cương cầm quyền Chưởng-Quản
Phước-Thiện và cứ noi theo luật-lệ
của Ðạo từ trước mà tiếp
nối ...
|