PHƯỚC THIỆN &
KINH TẾ
TRONG TÔN GIÁO
CAO ĐÀI
G.H. Thượng Màng Thanh
Một người ăn mày đi đến trước cửa một ngôi nhà
chìa tay van xin, một người trong nhà bước ra bỏ vào
tay ông một vật gì đó, ông xá lia lịa rồi bước đi. Ông
đến trước nhà bên cạnh cũng một giọng khàn khàn thảm
thiết ông kêu gọi lòng nhân từ của kẻ khác, cũng có
một người trong nhà bước ra bỏ vào tay ông một vật gì
đó, rồi ông lại ra đi...
Hai động tác giống y hệt như nhau là cho người
ăn mày một món quà, nhưng chưa chắc đã là hai hành
động phước thiện. Có kẻ ban cho kẻ van xin kia một
đồng tiền hay bát gạo là cách xua đuổi vẹn toàn danh
dự nhứt của người trong nhà, vừa được tiếng đời khen
tặng là kẻ có lòng nhân, vừa tránh khỏi phải nghe
những tiếng kêu than thống khổ của kẻ hành khất, làm
quấy rầy cái cảm giác hả hê về điều gọi là người đang
sống trong nhà.
Ban cho kẻ khác tiền của chưa phải là làm phước
thiện, làm việc chỉ vì động cơ muốn được người khác
tặng cho mình cái danh làm phước cũng chưa phải là
Phước Thiện, mặc dầu kẻ thật sự làm phước thiện thường
ban cho người đời tiền của và cũng thường được người
đời gọi tên như vậy. Chính yếu tố tâm linh ngộ được
chơn lý hay không, mới quyết định bên ngoài là phước
thiện hay cái bóng của phước thiện.
Vắng yếu tố bên trong ấy, hoạt động bên ngoài
chỉ là sự bắt chước, dẫu rằng đôi lúc sự bắt chước như
vậy cũng rất cần thiết cho cuộc sống xã hội. Phước
Thiện không phải là sự bắt chước, làm ra vẻ, mà phải
bắt nguồn từ nội tâm rọi sáng vì ánh Đạo tâm. Ngộ được
Đạo thì tức khắc có hành động biểu lộ tinh thần phước
thiện, cách biểu lộ của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh
có thể không giống nhau.
Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, phước thiện
không có nghĩa là bố thí, một tay bên nây giành giựt
chèn ép sự sống của nhơn sanh, tóm thâu tiền của vào
nhà, mà tay bên kia bố thí, thu mười cho một vẫn được
tiếng là người hay bố thí của, nhưng hành động đó
không phải là phước thiện, vẫn là sự tính toán nhiều
lời ít lỗ., vẫn là cách thương yêu của cái trí so đo,
chưa phải tình thương vô lượng mà Đức CHÍ TÔN và Đức
PHẬT MẪU đã đặt vào tâm của mỗi người.
Trong Đàn cơ tại Thảo Xá Hiền Cung
ngày 30/10- Kỷ Tỵ (dl 30/11/1929), Đức DIỆU
TRÌ KIM MẪU đã dạy về PHƯỚC THIỆN như sau :
“... Từ đây, Thiếp dùng hiệu QUI THIỆN cho pháp hiệu
DIÊU TRÌ. Thiếp lại dặn hãy lựa chọn kẻ
nào đặng từ bi, bác ái, đạo đức khiêm cung mới đặng
nhập. Hương Hiếu, con khá nhớ nghe !
Như vậy, vì cái tình thương vô lượng ấy khiến
chúng ta không thể nào rời bỏ cuộc đời được, chúng ta
phải nhập thế, giải quyết những nhu cầu cấp thiết của
đời sống thi phàm, tức phải quáng xuyến vấn đề kinh tế.
Dĩ nhiên Phước Thiện không phải là kinh tế, nhưng
Phước Thiện bao gồm kinh tế.
Đời sống con người càng chật vật vì chén cơm
manh áo, nơi ăn chốn ở. Trên khắp hoàn cầu đâu đâu nạn
nhân mãn cũng chực chờ đe dọa nhân loại. Nếu Phước
Thiện là một lối bố thí hời hợt thì nó chẳng giải
quyết cái khổ trước mắt về nạn áo cơm của nhơn sanh,
hóa ra tôn giáo chỉ là ảo tưởng siêu hình, hứa hẹn mà
không giúp đở được gì.
Phước Thiện là một lối giá trị của tôn giáo vào
những vấn đề của đời sống thể xác, nhưng chính hành
động đó lại là lối nâng cao giá trị tôn giáo đến tuyệt
vời, mô tả bằng những nấc thang THẬP NHỊ ĐẲNG CẤP
THIÊNG LIÊNG, mà cái đỉnh cuối cùng của nó đồng thể
cùng CHÍ TÔN vậy.
Nơi mạng sống của mỗi người, Chơn Thần chỉ có
nương náu được trong xác thân. Lo cho đời sống của xác
thân chính là lo cho Chơn Thần vậy. Một thân thể yếu
đuối không thể là cái nhà tốt cho một Tinh Thần linh
hoạt. Đời sống người tín đồ nghèo đói thì khối Tinh
Thần của người trong tôn giáo vì đó mà liên lụy. Phước
Thiện vì vậy là lối giúp cho khối Tinh Thần của tín đồ
thêm vững mạnh.
Trọng vô, bỏ hữu, thì chẳng thể huờn
nguyên tam bửu. Tôn giáo không giải quyết được
vấn đề kinh tế thì khó làm cho Tinh Thần nhơn sanh
hiệp cùng Thiên Lý.
Người làm Phước Thiện là người tổ chức đời sống
kinh tế cho nhơn sanh với tinh thần bất vụ lợi cho bản
thân mình. Buổi ra đi hai tay trắng, lúc trở về cũng
trắng tay, nhưng nhìn lại quảng hành trình, thấy có
những kẻ no cơm ấm áo cùng với những nụ cười thoải mái
của nhơn sanh, ấy là công nghiệp của người tu Phước
Thiện.
Dĩ nhiên Phước Thiện chẳng phải vỏn vẹn có bao
nhiêu đó mà còn nhiều nữa, kể cả những hoạt động thuộc
phạm vi thần quyền.
Triết lý Phước Thiện nằm trong “Tứ Diệu Đề”
của nhà Phật. Bốn cái khổ hình của con người là
sanh, lão, bịnh, tử. Phước Thiện giải quyết từng vấn
đề một, trong chủ trương lập nhiều cơ quan thiết dụng
cho xã hội, như : nhà bảo sanh, dưỡng lão đường, y
viện, học đường, hay tổ chức khách đình,“nhà thuyền”
để lo việc tang tế, hay các cơ sở kinh tế, công nghệ,
lương điền . v.v...
Chủ trương ấy Hội Thánh đã ghi thành Luật hẳn
hòi, nhưng một bộ Luật không, cũng như triết lý suông,
chẳng giải quyết được điều gì cả, mà chỉ là nền tảng
của công cuộc cải tạo xã hội.
Một kế hoạch dầu hay cách mấy, nhưng nếu không
có đủ người điều hành đúng mức cũng chưa bảo đảm kết
quả. Thành quả của Phước Thiện, vì vậy phần nào tùy
thuộc vào Cửu Trùng Đài là cơ quan giáo hóa
nhơn sanh, phải tạo ra được những lớp người có
tinh thầân Phước Thiện thì mới có kẻ xông pha vào đời,
quán xuyến các dịch vụ kinh tế và xã hội, trong tinh
thần bất vụ lợi.
Cổng trước là Cửu Trùng Đài, cổng sau là
Phước Thiện, rồi đến một chân trời bao la có
đủ điều kiện cho một đời hằng sống.
Phước Thiện vì vậy không phải chỉ là những hoạt
động bố thí của cá nhân, như người đời xưa nay thường
nghĩ mà nó còn là một đường lối tổ chức đời sống hữu
hình của xã hội, lấy tâm linh làm căn bản, đặt đúng
vai tuồng của kinh tế trong đời sống con người, nó
khác chủ nghĩa của các nhà duy vật lấy kinh tế làm căn
bản. Đó là một đường lối lấy Đạo làm gốc, nhằm cải tạo
xã hội bằng tinh thần đạo đức. thể hiện trong những
hành động nhập thế vào các lãnh vực xã hội và kinh tế.
Đường lối ấy kêu gọi tinh thần bố thí của cá nhân và
tổ chức cho công cuộc bố thí có hiệu năng hơn.
Không có tinh thần Phước Thiện đã lập ra
sau Hiệp Thiên và Cửu Trùng Đài. Không có được
tâm linh giác ngộ thì sự vầy đoàn xung quanh những lợi
lộc về kinh tế, chưa hẳn sẽ bảo đảm nổi sự bình an
cho những người trong cuộc, vì chính những mâu thuẫn
nội tại của các vấn đề kinh tế trong luật cạnh tranh
và tham vọng của những phần tử con người trần tục
trong cộng đồng, sẽ xô đẩy cả một công trình kiến tạo
xã hội vào sự rối loạn và tê liệt. Những cuộc khủng
hoảng về kinh tế quy mô trong những tổ chức tôn giáo
sẽ đưa đến những hậu quả tàn hại khôn lường về đức tin
của tín đồ và quyền uy của Giáo Hội.
Yếu tố keo sơn mầu nhiệm thực hiện nổi công cuộc
cải tạo xã hội nầy, chính là đức tin và sự khôn ngoan
của tín đồ. Tài nguyên của tổ chức Phước Thiện chính
là tài nguyên của cá nhân nằm lẻ tẻ khắp đó đây, đức
tin và sự khôn ngoan vầy đoàn họ lại, kéo theo sự tập
trung tài nguyên và nhân lực vào một cuộc chung sống
quy mô. Khối tài nguyên được tập trung ấy có thể phân
tán vào phương diện tồn trử, nhưng về phương diện vầy
đoàn nó là một khối của cộng đồng, tuy rằng cá nhân có
quyền hưởng thụ trên đó.
Lấy tiền của nhơn sanh mà lo cho nhơn sanh, công
nghiệp của người làm Phước Thiện ở chổ lo lắng ấy. Sự
tập trung tài lực nào cũng tạo nên một sức mạnh, khéo
sử dụng thì bảo tồn vạn linh, không khéo sử dụng thì
chính sức mạnh ấy lại làm khổ sở cho nhau.
Đã mang lấy mảnh hình hài nầy, ai ai cũng phải
có ăn mới sống, có mặc mới ấm, phải có nhà ở mới tránh
được gió sương, cho nên kẻ nào nắm chặc quyền phân
phát cơm áo trong tay, kẻ ấy có cơ hội bắt buộc thể
xác nhơn sanh phải tùng phục quyền hành của mình, dù
không bao giờ được toại ý trọn vẹn.
Tổ chức Phước Thiện của Tôn giáo CAO ĐÀI là
đường lối chính trị giải thoát khổ nạn của nhơn sanh
bị của tiền vật chất ràng buộc vào quyền hành của tham
vọng, nó là phương pháp phá vòng ràng buộc của cơ đời,
chớ không nhằm thay đổi vai trò chủ nhân ông nắm quyền
phân phát áo cơm của xã hội hiện nay.
Nó nhắm đến sự điều hòa đời sống kinh tế của
nhơn sanh, vì vậy can dự bằng chính sách và đường lối
vào tổ chức kinh tế, nó không nhằm thỏa mãn tham vọng
của tiền bạc vật chất tại thế gian của con người, nên
không chấp nhận sự cạnh tranh sống chết giữa những con
người và tổ chức mệnh danh là Phước Thiện.
Nói rõ hơn : Phước Thiện không phải là đường lối
tư bản, cũng không phải là lối kinh tế rập khuôn theo
kiểu kinh tế của xã hội chủ nghĩa, mà nó là một cách
thực hiện đường lối chánh trị của Đạo Cao Đài.
Tại sao nó không tùng theo một khuôn mẫu nào
của thế giới cả ?
- Bởi tự căn bản Đạo CAO ĐÀI là con đường
để cho các bậc THÁNH, TIÊN, PHẬT đọa trần do theo đó
mà hồi cựu vị.
- Để cho bậc nhơn phẩm do theo đó mà lánh
khỏi luân hồi, nên đời sống kinh tế tuy cần ích cho sự
sống thể hài, nhưng chính nó lại là sự ràng buộc con
người với cõi tục.
PHƯỚC THIỆN là một lối mở ra nên tinh thần hoạt
động phải đặt trên căn bản siêu thoát, nghĩa
là cứu cánh, không phải là vấn đề cơm áo, nhà cửa
hay quyền hành điều khiển, mà là một sự vượt lên trên
tất cả các thứ ấy để trở về cùng cảnh hư vô.
Nó không được phép nhầm lẫn “cứu cánh với
phương tiện”. Cái quyền có của trở thành vô nghĩa
đối với người làm Phước Thiện, tuy rằng đường lối ấy
không tước đoạt quyền tư hữu của người sống trong cộng
đồng, không buộc họ phải hy sinh trọn vẹn cho một
tương lai ở thế hệ mai sau hay ở xứ Thiên Đàng, trái
lại hễ làm thì có ăn, hợp quần trong tình thương, tức
có sứ mạng và mức sản xuất sẽ gia tăng, nhu cầu vì vậy
được thỏa mãn. Và sự thỏa mãn ấy chỉ là một vấn đề
trong nhiều vấn đề khác của đời tu, cho nên đạt đến
tình trạng sung mãn về kinh tế, Phước Thiện không phải
là tự mãn mà nó chỉ là một tư thế giúp cho con người
đừng bị vướng kẹt vào đời sống trần tục nầy.
Con người vốn từ đời sống vĩnh cửu mà ra, chỉ
hiện thực trên mặt địa cầu trong khoảng thời gian ngắn.
Phước Thiện Cao Đài giải quyết nó đúng với tinh
thần tạm bợ của một lần thác sinh, nên nó không nhằm
đến sự chiếm đoạt của cải vật chất tại thế gian.
Bởi nhiệt độ gia tăng nhân số trên toàn cả địa
cầu, cùng với những đòi hỏi cho cuộc sống ngày càng
tấn hóa của nhân loại, vấn đề kinh tế trở nên nghiêm
trọng, nên người tu phải giải quyết nó, vì vậy cho nên
cơ quan Phước Thiện Cao Đài được mệnh danh là cơ
quan “bảo tồn”, vì thương đời mà chịu khổ cùng đời;
chớ không hề trốn chạy, chối bỏ trách nhiệm.
PHƯỚC THIỆN CAO ĐÀI ra đời là vì vậy, nó giải
quyết toàn vấn đề, chớ không phải chỉ là những phản
ứng lẻ tẻ, có tính cách “động lòng trắc ẩn” của
một từ tâm trước cảnh ngộ éo le, chợt thấy trên đường
đời.-