SẤM KÝ

Hà Ngọc Duyên

 

 

LTS: Bài nầy chúng tôi viết dựa vào sự góp ý và tài liệu của HH Trần Thái Xương, CTS Hương Đạo Camden, New Jersey, Hoa Kỳ.  Những giải đoán của chúng tôi về các bài sấm ký chỉ là sự đoán mò để quý độc giả giải trí trong lúc trà dư tửu hậu vào dịp đầu Xuân.  Kính mong được các quý Huynh Tỷ vui lòng góp ý, vì không ai có thể nói mình giải đúng một bài sấm ký vốn lúc nào cũng mập mờ hư thực.

 

Riêng những lời tiên tri của Nostradamus, chúng tôi cũng trích trong quyển “Nostradamus The Complete Prophecies” của John Hogue.  Sách dày gần 1000 trang.  Tác giả đã dành 23 năm để nghiên cứu về lời tiên tri của Nostradamus.  Tác giả giải thích từng đoạn thơ 4 câu của Nostradamus, đối chiếu một bên là bản chính viết bằng cổ ngữ Pháp văn và một bên dịch sang Anh ngữ.  Vì không hiểu hết ý của những lời tiên tri, chúng tôi xin ghi nguyên văn bằng Anh ngữ để quý đọc giả tìm hiểu thêm.

 

* NHỮNG LỜI TIÊN TRI VỀ TẬN THẾ TẬN DIỆT TRONG TÂN ỨỚC KINH THIÊN CHÚA VÀ TRONG GIÁO LÝ CAO ĐÀI.

 

Năm 2000 được coi như móc thời gian quan trọng để chờ đón một biến chuyển trọng đại của nhân loại: Ngày Tận Thế!

 

Hầu hết mọi người đều nghĩ là sẽ có tận thế, do sấm truyền báo trước, do linh cảm vì tình hình quốc tế căng thẳng cụ thể bằng việc xung đột và tàn sát lẫn nhau giữa chủng tộc, do việc thi đua vũ trang hóa học vi trung và vũ khí nguyên tử.  Nhưng chừng nào tận thế, chưa ai biết được?

 

* Ngày tận thế theo Thánh Kinh Thiên Chúa

 

Năm 2000 đã trôi qua rồi đến hơn nữa năm 2001, chưa có dấu hiệu gì của Ngày Tận Thế.  Cả đến lời tiên tri về sự tái lâm của Chúa Jésus Christ trên trái đất này cũng không thấy ứng hiện.  Tuy nhiên, có lẽ hầu hết mọi người trên thế giới đều công nhận trong vòng vài chục năm nay đã minh chứng những lời của Chúa Jésus đã nói lúc ngồi trên núi Oliver, khi các môn đồ đến hỏi Người có điều gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế.  Người đã nói ngày đó sẽ đến lúc mà có nhiều người sẽ mạo danh là đấng Christ; lúc mà khắp nơi nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc; lúc mà dân này nghịch dân khác, nước nọ nghịch nước kia; lúc mà đói kém và động đất  xãy ra khắp nơi; lúc mà có nhiều tiên tri giả nổi lên cám dỗ nhân loại và dỗ dành ngay đến những người được chọn; lúc mà những người mang danh Chúa Jésus Christ sẽ bị ganh ghét; lúc mà nhiều kẻ sẻ sa vào chước quỷ cám dỗ và phải nghịch nhau (xem Ma Thi Ơ 24-3 - Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước).  Đức Chúa Jésus Christ ý đã nói rằng những việc nầy chỉ là những đầu sự tai hại chớ chưa là cái cuối cùng.  Đại họa của nhân loại sẽ đến khi mà: “Sự tai nạn của những ngày đó vừa qua thì mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các ngôi sao trên trời sa xuống và thế lực của các từng trời rúng động”.  Chúa cũng cho biết tiếp rằng: “Khi ấy, điềm Con Người sẽ hiện ra trên Trời, mọi dân tộc dưới đất sẽ đấm ngực, và thấy Con Người lấy đại quyền, đại vinh ngự trên mây trời mà xuống”.

 

Như vậy Chúa Jésus trở lại với nhân loại sau khi con người chịu một đại họa khủng khiếp: mặt trời tối tăm, mặt trăng không sáng, ngôi sao sa xuống, thế lực trên trời rúng động.  Phải chăng đó là ngày tận thế, hay là cuộc chiến tranh nguyên tử làm nổ tung hành tinh nầy.  Vậy có phải ngày tái lâm của Chúa Jésus Christ tức là ngày tận thế?  Vậy chừng nào Chúa tái lâm?  Chúa đã nói trước: “Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa đến” và “Vậy thì các ngươi hãy chực sẵn, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ ”.

 

* Ngày đại họa của nhân loại, theo Giáo Lý Cao Đài

 

- “Tận diệt không có nghĩa là tận thế, vì tận thế có nghĩa là trái đất này sẽ tiêu tan, còn tận diệt có nghĩa là chỉ tiêu diệt cho tận cùng kẻ hung ác để “người lành gây dựng, kẻ dữ tiêu tan”.

- “Họa Âu tai Á sẽ vì thiên thơ mà sát phạt, gieo sầu để thảm, cho những giống dân nào, đã vì hung bạo mà gây nên điều thán oán khắp cả càn khôn này” (TG ngày 20-2-27).

- “Cang thường điên đảo, phong hóa suy vi, những mảng ghét lẩn nhau, giành xé nhau, mỗi Tôn Giáo phân chia, đạo nước nhà chẳng đoái” (TG 21-1-27).

- “Càn khôn càng náo nhiệt, ngày tận diệt đã hầu kề ... “ (TG 3-1-27).

- “Hiện nay vì Thế Gian rất hung bạo nên thời kỳ tận diệt đã hầu kề.  Nhân loại tàn sát lẫn nhau, bởi không biết dùng khoa học vào việc phải, nên nó mới biến thành chia rẽ và chiến tranh” (TG 1-10-26).

- “Dầu Thầy có khoan dung cách mấy đi nữa, thầy cũng không thể bôi xóa được tội lỗi của các con đã làm từ lúc tạo thành nhơn loại.  Từ nay thế giới phải chịu trong vòng hắc ám.  Tinh thần đạo đức đã tiêu mất, sự thù hận tràn ngập khắp hoàn cầu” (TG 27-10-26).

- “Nạn tiêu diệt hầu gần, hết chém giết lẫn nhau tới buổi bịnh chướng sát hại” (TG 5-2-27).

 

Điểm qua tình hình thế giới trong vòng hai thập niên qua, chúng ta thấy những gì đã, đang và có thể sẽ xảy ra đều đúng như những lời tiên tri trong Tân Ước và trong giáo lý Cao Đài: chiến tranh và bạo động khắp thế giới vì kỳ thị chủng tộc, vì kỳ thị tôn giáo, con người trở nên hung hãn chém giết nhau vì tư lợi, phong hóa suy đồi luân thường đảo ngược, khắp nơi đều có kẻ tự xưng là Chúa là Thượng Đế để lừa gạt đức tin của con người, nhiều bịnh chướng không phương cứu chữa như bệnh AIDS, hạn hán thiên tai động đất khắp nơi, nhân loại đói khổ lầm than trong cảnh người bóc lột người.  Rõ ràng đúng như Thánh Giáo Cao Đài: “Tinh thần đạo đức đã biến mất, sự thù hận tràn ngập khắp toàn cầu”.

 

Những sự việc đang và đã xảy ra chỉ là những dấu hiệu bắt đầu của đại họa của nhân loại.  Rồi đây những gì sẽ xảy ra để đưa nhân loại sẽ đi đến ngày cuối cùng tức là ngày tận diệt?

 

* Lời sấm của Bát Nương và của Đức Phạm Hộ Pháp

Chúng tôi xin mượn cuộc vấn đáp giữa Bát Nương và Đức Phạm Hộ Pháp để trả lời câu hỏi đó:

Bát Nương hỏi Đức Phạm Hộ Pháp :

“Dám hỏi Đại Huynh rõ máy trời,

Chừng nào ba lửa cháy ba nơi?

Năm sông đua chảy, năm sông cạn,

Bảy núi nổ tan, bảy núi dời.

Tận thế, Long Hoa sao chẳng thấy?

Tai Trời, ngạt khí có hay thôi?

Rồng bay, ngựa chạy cho ai cởi?

Đất dậy, dường bao đổi xác Trời?”

Đức Phạm Hộ Pháp trả lời :

“Hành tàng hư thiệt tại Cha Trời

Đông mậu, dương hồ hỏa khắp nơi

Châu ngũ khí hòa tan ác nghiệt

Thất sơn dấy động, thất sơn dời.

Thế tiêu xuân kỷ Long Hoa trổ,

Thưởng phạt đến cùng Thánh Đức thôi.

Long mã ban vương, Tiên trận kỵ

Cù phi hải sụp lý thay Trời.

Chúng tôi không thể hiểu hết hai bài sấm ký nầy, kính xin được quý huynh tỷ vui lòng góp ý giùm, ở đây chúng tôi chỉ xin lạm bàn 3 điều sau đây:

1. Ba lửa cháy ba nơi là ở đâu?

2. Bảy núi nổ tan, bảy núi dời là ở đâu?

3. Sau cùng chỉ còn đời Thánh Đức và một tâm thức tôn giáo mới.

* BA LỬA CHÁY BA NƠI

“Ba lửa cháy ba nơi” theo chúng tôi đó là ba ngòi nổ của chiến tranh thế giới thứ ba.  Chiến tranh lần nầy nếu xảy ra sẽ tiêu diệt nhân loại vì sự tàn phá của vũ khí sinh hóa và giết người hàng loạt.

 

Ngòi lửa thứ nhất hầu hết mọi người đều nghĩ đến là vùng Trung Đông nơi luôn luôn có sự xung đột giữa dân Palestinian và Do Thái, nếu không giải quyết được sẽ lôi kéo luôn cả khối Á Rập vào cuộc chiến.  Dân Do Thái lưu lạc khắp thế giới gần 2000 năm, sau thế chiến thứ hai dân Do Thái mới kéo về vùng đất củ lập quốc vào ngày 14-5-1948 do quyết định của Liên Hiệp Quốc.  Từ đó, vùng đất này luôn luôn có chiến tranh giữa Quốc gia Do Thái và nhiều nước Á Rập chung quanh.

 

Nhiều người nghĩ rằng vùng Trung Đông sẽ là ngòi nổ của thế chiến thứ ba.  Năm 1991, TT Iraq Saddam Hussein xua hàng triệu quan chiếm Kuwait, tình hình Trung Đông căng thẳng, mọi người lo sợ thế chiến thứ ba, và ai cũng nghĩ Saddam Hussein là kẻ chống chúa thứ ba (third antichrist).  Tưởng cũng nên nhắc lại kẻ chống chúa thứ nhất là Napoleon, Hoàng Đế nước Pháp, kẻ chống chúa thứ hai là nhà độc tài Hitler.  Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp đánh tan 1 triệu quân Iraq, nên hình ảnh của Saddam Hussein trở nên lu mờ.  Vậy kẻ chống chúa thứ ba là ai?

 

Nhà tiên tri Nostradamus không cho biết rõ ai là kẻ chống chúa thứ ba, nhưng đã nói đến nhân vật Mabus trong 2 khổ thơ sau đây:

Mabus will soon die, then will come,

A horrible undoing of people and animal,

At once one will see vengeance,

One hundred powers, thirst, famine when the comet will past

Tạm dịch: Mabus sẽ chết ngay sau đó, rồi một cuộc hủy hoại khủng khiếp con người và súc vật sẽ đến, tức khắc người ta sẽ thấy sự trả thù bằng hàng trăm lần quyền lực, đói khát khi sao chổi đi qua.

Đoạn thơ nói trên cho thấy Nostradamus không nói kẻ chống chúa thứ ba và cuối cùng, là một người lãnh đạo ở Âu Châu.  Theo John Hogue, đoạn thơ sau đây cho thấy kẻ chống chúa thứ ba dường như là một người khủng bố gốc Trung Đông hay Bắc Phi Châu, ông ta có thể có đủ vũ khí hóa học và plutonium để khống chế thế giới.  Kẻ đó là ai? Saddam Hussein, Abu Nidal, hay Muhammar Qadaffi?

“One who the infernal gods of Hannibal,

Will cause to be reborn, terror to all mankind,

Never more horror nor the newspapers tell of worse in the past,

Then will come to the Italians through Babel”

(xem John Hogue: Nostradamus, the complete Prophecies xuất bản tại Hoa Kỳ 1997)

Trong khổ thơ này Nostradamus đế cập đến Hannibal.  Hannibal chỉ huy quân thành Carthage.  Thành nầy được xây dựng năm 814 BC bởi người Pheneciens trong một bán đảo dọc Địa Trung Hải, ngày nay là Tunis, thủ đô nước Tunisia (Phi Châu).  Carthage một thời gian là thủ đô của một nước cộng hòa hàng hải cường thịnh.  Hannibal là một tướng đại tài đởm lược rất được lòng sĩ tốt.  Ông xuyên qua dãy núi Pyrénées vào xứ Gaulle, lên núi Alpes, tiến vào nội địa Ý.  Quân La Mã tuy đông mà thua nhiều trận, sau phải dùng chiến thuật du kích làm cho quân Hannibal khốn đốn, sức mỗi ngày một kiệt.  Lúc đó một tướng La Mã đem quân tấn công Carthage bất ngờ.  Hannibal đem quân về cứu nhưng không kịp.  Carthage bị La Mã đô hộ.  Tuy nhiên John Hogue lại nhìn Hannibal khác đi. Mabus và Hannibal được gọi là infernal gods (chúa địa ngục).  Hannibal's Baal được gọi là Hammon là vị thần chủ Carthage.  Khi Hammon Baal nổi giận, ông ta được coi như là ngự trị nổi kinh hoàng từ trên không trung (Terror from the skies).  Chính Nostradamus đã lưu ý thế hệ sau sự xuất hiện của Chúa Kinh Hoàng (King of Terror) từ trên trời xuống vào tháng 7 năm 1999, trong đoạn thơ sau:

“In the year 1999 and seven mothns (July)

A great King of Terror will come from the sky.

He will bring back the Great King Genghis Khan,

Before and after Mars rules happily.”

Tạm dịch: Chúa Kinh Hoàng vĩ đại sẽ đến từ trên trời vào tháng 7 năm 1999, sẽ đem lại sự kinh hoàng của thời Đại đế Thành Cát Tư Hãn.  Trước và sau (thời kỳ đó) Mars ngự trị một cách thanh bình.

Mars là thần chiến tranh, nhưng không phải là vị thần hủy hoại mà là vị thần bảo vệ cho cây cỏ và sự sinh trưởng của vạn vật.  Nostradamus cũng tiên tri thời kỳ kinh hoàng đó kéo dài 27 năm bằng những cuộc chiến tranh đẫm máu.

“The third antichrist very soon annihilated,

Twenty-seven years his bloody war will last,

Blood soak human bodies, and a

reddenned, icy hail covering the earth”

Theo John Hogue, năm 1999 không phải là năm chấm dứt chiến tranh 27 năm của kẻ chống chúa thứ ba mà là bắt đầu cuộc chiến tranh đó, và thời gian từ 1999 đến 2026, nếu Hoa Kỳ không có chính sách khéo léo thì các quốc gia Trung Đông, Á Rập và Hồi Giáo sẽ hướng về Trung Quốc, một siêu cường quốc mới đương đầu với Hoa Kỳ.  Trung Quốc sẽ trở thành nơi ẩn náo an toàn và trại huấn luyện cho cuộc thánh chiến (Jihad) của quân khủng bố.  Cũng theo John Hogue, Trung Quốc dù là cộng sản hay không cũng trở thành chế độ độc đoán tàn bạo của Thành Cát Tư Hãn tương lai.  Ngày xưa Napoleon đã nói Trung Hoa là con cọp ngủ.  John Hogue chưa hề nghĩ đến A Phú Hãn là nơi ẩn náu và là trại huấn luyện cho quân khủng bố.

 

Nostradamus cũng tiên tri Hoa Kỳ sẽ bị tấn công vào một thành phố ở vĩ độ 45 và ngọn lửa khổng lồ tỏa ra tràn ngập thành phố.  Thành phố đó theo sự suy đoán là New York (thật ra New York ở vĩ độ 42.5).

“At forty-five degrees (latitude), the sky will burn,

Fire approaches the great new city,

Immediately a huge, scattered flame leaps up,

When they want to have verification from the Normans (the Northen Bloc).”

Từ nhiều năm qua, nhiều tài liệu đã dẫn chứng kẻ chống chúa thứ ba là một người Hồi Giáo, và cuộc tấn công New York sẽ bằng hỏa tiễn do kẻ chống chúa thứ ba lãnh đạo.

Ở một đoạn khác, Nostradamus viết:

“The sun in 20 degrees Taurus there will be a great earthquake,

It will ruin the great theatre that is full up,

Darkness and trouble in the air, on the sky and land,

When the infidel calls upon God and the Saints.”

(tạm dịch: Mặt trời ở 20 độ trên chòm sao Thiên Ngưu.  Sẽ có một trận động đất lớn làm sụp đổ sân khấu vĩ đại đầy ấp người.  Bóng tối và sự kinh hoàng trong không khí, ở trên trời và trên mặt đất.  Khi kẻ phản bội kêu gọi Thượng Đế và Chư Thánh.)

 

Biến cố nầy tương tự biến cố ở New York ngày 11/09/01, nhưng lại xãy ra ở vĩ độ 20 (vĩ độ nầy ngang qua Bắc Việt Nam).

 

Nhưng ngày 11-9-2001, việc bọn khủng bố lái 2 chiếc máy bay dân sự đâm sầm và làm sụp đổ 2 tòa nhà World Trade Center ở Nữu Ước giết hại khoảng 4000 người, đã gây kinh hoàng và thảm họa cho Hoa Kỳ và toàn thế giới, vì hai tòa nhà WTC là biểu tượng của quyền lực kinh tế Hoa Kỳ và nền văn minh của nhân loại đã bị đánh sập.  Hoa Kỳ đã tuyên bố trận chiến tranh mới bắt đầu (New War), đó là chiến tranh chống khủng bố trên đất Hoa Kỳ và toàn thế giới.  Sự giải thích các lời tiên tri của Nostradamus đã được diễn đạt cách khác.  Người ta nghĩ đến 4 câu thơ nói trên ứng vào việc quân khủng bố đánh sập 2 tòa nhà WTC ở New York và Usama Bin Laden người chủ mưu việc khủng bố đó được đề cập đến như kẻ chống Chúa thứ ba.  Mọi người lo sợ chiến tranh thứ ba nổ ra, vì tổ chức của Usama Bin Laden sách động Thánh Chiến Hồi Giáo.

 

Hoa Kỳ trả đủa tấn công A Phú Hãn là nước chứa tổ chức khủng bố và trại huấn luyện khủng bố của Bin Laden và là nước chứa chấp cho Bin Laden và tổ chức khủng bố của ông ta trú ngụ và hoạt động.  Tuy chưa tìm được Bin Laden nhưng Hoa Kỳ đã chiến thắng, tiêu diệt chế độ Taliban, thiết lập một chế độ mới ở A Phú Hãn.  Hoa Kỳ đã bắn một mũi tên trúng được hai con chim: vừa tiêu diệt tổ chức khủng bố của Usama Bin Laden, vừa thiết lập một căn cứ quân sự tại Trung Á, chế ngự được Nga, Trung Quốc, và các nước Hồi Giáo, vì thủ đô Kabul của A Phú Hãn là một vị trí chiến lược quan trọng.  Kabul là cửa ngõ nối liền tất cả các nước trong Á Châu.  Từ Kabul người ta có thể đi đến các tiểu lục địa Ấn Độ, xuống miền Nam Á Châu, đến các nước Trung Á, lên miền Bắc Á Châu.

 

Theo chúng tôi vì thế Vùng Trung Á trở thành vùng sôi động.  Usama Bin Laden dù sống hay chết, tinh thần Hồi Giáo quá khích vẫn sẽ bộc phát noi theo bước chân của ông ta tạo thành nhiều bất ổn cho an ninh thế giới.  Vùng Trung Á không dễ ổn định, nhất là gần đây cường độ chiến tranh biên giới giữa Ấn và Pakistan gia tăng, và vấn đề Kashmir chưa giải quyết được, sẽ có nguy cơ một cuộc chiến tranh nguyên tử giữa hai nước, nếu Hoa Kỳ không khéo léo giải quyết.

 

Tóm lại “Ba lửa cháy ba nơi” theo chúng tôi là biến cố 11/9/01 ở New York bắt đầu New War ở Hoa Kỳ, ngòi lửa chiến tranh ở Trung Á và ngòi lửa chiến tranh ở Trung Đông.  Hoa Kỳ dùng chánh sách mạnh để tiêu diệt khủng bố khắp thế giới có thể thành công trong nhất thời, nhưng trong thời gian lâu dài về sau, sự trỗi dậy của tinh thần Hồi Giáo sẽ phản ứng lại chánh sách cứng rắn của Hoa Kỳ, sẽ làm tình hình an ninh thế giới cực kỳ nguy hiểm, có thể sẽ đưa đến thế chiến thứ ba.

 

Nostradamus đã nhiều lần nói đến “King of Terror”, “Terror from the sky”, “terror to all mankind”, “the sky will burn”, làm chúng tôi tin vào những việc đó ứng hiện vào việc sụp đổ hai tòa nhà World Trade Center.  King of Terror là hình ảnh của sự khủng bố gây kinh hoàng ở thành phố New York, Hoa Kỳ, không hẳn nói đến cá nhân Usama Bin Laden.

 

Thật ra hình ảnh Usama Bin Laden cởi ngựa làm chúng tôi nghĩ đến lời tiên tri trong Thiên Khải Huyền, của Tân Ước Kinh như sau: “Khi Chiên con mở ấn thứ nhì, tôi nghe sanh vật thứ nhì nói: Hãy đến! Liền có con ngựa khác sắc hồng hiện ra.  Kẻ ngồi trên ngựa được quyền cất lấy cuộc hòa bình khỏi thế gian, hầu cho người ta giết lẫn nhau; và có kẻ ban cho người một thanh gươm lớn” (chương 6 đoạn 3 & 4) và “Khi Chiên con mở ấn thứ tư, tôi nghe con vật thứ tư nói: Hãy đến! Tôi nhìn xem, thấy một con ngựa vàng vàng hiện ra.  Người cởi ngựa ấy tên là Sự Chết, và Âm Phủ theo sau người.  Họ được quyền trên một góc tư thế gian, đặng sát hại dân sự bằng gươm đao, bằng đói kém, bằng dịch lệ và bằng các loài thú dữ trên đất (chương 6 đoạn 7 & 8).

 

Khải huyền là sách tiên tri chót trong kinh thánh mà tác giả là thánh Gio-an.  Sách Khải huyền chứa đựng những lời tiên tri vô cùng quan trọng liên quan đến vận mệnh của toàn thể nhân loại trong thời kỳ sau cùng của lịch sử loài người.  Chủ đề của sách Khải huyền là sấm ngôn nói về thời kỳ Đại Thống Khổ, mà theo lời Chúa Jésus được ghi trong Phúc Âm thì thời kỳ Đại Thống Khổ là thời kỳ thanh tổng, thời kỳ thử thách của mọi người trên mặt đất và là thời kỳ sau cùng trước ngày tận thế.

 

Người cởi ngựa trong 2 đoạn nói trên có phải là hình ảnh Usama Bin Laden không?  Dù Usama Bin Laden còn sống hay chết hình ảnh của Ông ta trở thành thần tượng của dân tộc Hồi Giáo, hình ảnh đó tiêu biểu cho tinh thần Hồi Giáo cực đoan và tinh thần Jihad Hồi Giáo, sẽ làm cho tình hình thế giới sau nầy càng ngày càng sôi động bất ổn, có thể sẽ gây ra xung đột và chiến tranh tôn giáo.

 

* BẢY NÚI NỔ TAN BẢY NÚI DỜI

Thiên Khải Huyền, chương 6 đoạn 12, 13, 14, và 17 có ghi lời tiên tri như sau: “Tôi nhìn xem, khi Chiên con mở ấn thứ sáu thì có một cơn động đất lớn, mặt trời bèn trở nên tối tăm như túi lông đen, cả mặt trăng trở nên như huyết.  Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây và bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống đất.  Trời bị dời đi như quyển sách cuốn tròn, và hết thảy các núi, các đảo bị quăng ra khỏi chổ mình.  Vì thạnh nộ lớn của ngài đã đến, còn ai đứng nổi”.

Trong thiên Ma Thi Ơ chương 24, đoạn 29 ghi: “Sự tai nạn của những ngày đó vừa qua, thì mặt trời liền tối tăm, mặt trăng không sáng, các sao trên trời sa xuống và thế lực của các từng trời rúng động”.

 

Hình ảnh trong kinh thánh nói trên chỉ xảy đến sau khi một trận chiến nguyên tử khủng khiếp và đưa con người đi đến diệt vong của ngày tận thế.  Hình ảnh nầy được thể hiện trong lời của Bát Nương hỏi Đức Phạm Hộ Pháp:

“Năm sông đua chảy, năm sông cạn,

Bảy núi nổ tan, bảy núi dời.”

và lời của Đức Phạm Hộ Pháp đáp lại:

“Đông mậu dương hồ, hỏa khắp nơi,

Thất sơn dấy động, thất sơn dời.”

Bảy núi nổ tan, bảy núi dời” là hình ảnh của cuộc chiến tranh hủy diệt nhân loại.  Hình ảnh của chiến tranh hủy diệt đó được diễn tả trong 3 bài thi của Đức Phạm Hộ Pháp trong quyển “Thiên Thai Kiến Diện”.  Vì cuộc chiến tranh sắp tới là chiến tranh nguyên tử, hóa học, vi trùng, như trong câu hỏi của Bát Nương: “Tai trời, ngạt khí có hay thôi?

 

Chúng tôi xin ghi lại 3 bài thi của Đức Phạm Hộ Pháp viết vào năm Đinh Mão 1927, trong quyển Thiên Thai Kiến Diện, cũng có tính cách tiên tri.

“Nghe vang tiếng sấm nổ phương Tây.

Dị điểu bay lên liệng cả bầy.

Mỏ ngậm lửa hồng lôi điển nhoáng,

Đuôi lừa thủy quái vỏ phong gây.

Chờn vờn xé đất yêu gài rọ,

Lẩn bẩn ngăn sông quỷ đóng chài.

Túng tiếu lại cầu người chẳng tiếp,

Giao long chín miệng cắn nhai thây.”

“Nhai thây còn sót cũng nhiều người,

Bị trận mê hồn chết ngộp hơi,

Lễnh nghễnh thây phơi nằm chật đất,

Loi nhoi hồn chạy khóc lộng Trời.

Có người đầu khỉ mang đai sắt,

Hóa phép Thiên lung chiếu bóng ngời.

Che bớt nạn tai người sống rốn,

Đem vào Nam gởi để an nơi.”

“An nơi Tây lại trở xem Đông

Cửa nát nhà tan đã chập chồng.

Biểu loạn bốn phương thành nhốt cá,

Nước tràn khắp hướng núi đoanh rồng.

Thuyền trôi lố xố người trần lổ,

Tuyết bủa giăng giăng thứ lạnh lùng.

Sấm nổ động trời xoi đất lủng,

Tiêu tàn cảnh vật ngó không không.”

“Bảy núi” hay “Thất Sơn” ở đâu? Có phải ở Việt Nam không?  Theo chúng tôi, câu “bảy núi nổ tan, bảy núi dời” muốn ám chỉ ngày tận thế, theo lời sấm của Đức Mẹ tại Lafaset (Pháp) ngày 19-9-1846: “Thành La Mã vô đạo sẽ biến mất”.  Thành La Mã sẽ biến mất có nghĩa là bị hủy diệt.  Biến cố khủng khiếp nầy chỉ xảy ra trong 1 trận thế chiến nguyên tử (xem Trương Tiến Đạt: Quỷ Vương đã ra đời, xuất bản năm 2001 tại Hoa Kỳ).  Thành La Mã được xây trên bảy ngọn đồi, nên câu “Bảy núi nổ tan, bảy núi dời” ám chỉ thành La Mã bị hủy diệt.  Trong Thiên Khải Huyền, Thánh Gio-an đã báo trước một trận chiến mà chỉ nội trong 1 tiếng đồng hồ, thành Babylon sẽ bị hủy diệt.  Điều này cũng có nghĩa là sẽ có một trận chiến tranh nguyên tử.

 

Thiên Khải Huyền Chương 18 đoạn 16 viết: “Khốn thay!  Khốn thay!  Thành lớn kia, đã từng mặc vãi gai mịn, màu tía và màu điều, rực rỡ những vàng ngọc cùng hột châu!  Trong một giờ, sự giàu có sang trọng dường bao đã biến mất heat” và ở đoạn 21: “Bấy giờ một vị thiên sứ rất mạnh lấy một hòn đá như cối xay lớn quăng xuống biển mà rằng: ‘Ba-by-lôn là thành lớn cũng sẽ bị quăng mạnh xuống như vậy, và không ai tìm thấy nó nữa’”.

 

Thành Babylon ở đâu?  Babylon là thành phố thượng cổ, nằm ở tả ngạn sông Euphrate, cách thủ đô Baghdad của Iraq (Ba Tư) 160 km về phía Tây Nam (Baghdad ở hữu ngạn sông Tigris).

 

Khoảng 2500 trước TC, giống Semite thịnh lên ở vùng Chaldeé (Mesopotamia) lập thủ đô ở Babylon.  Vào năm 2105 trước TC, vua Amorite Soumouaboum thiết lập ở đó một triều đại và kế tiếp vua Hammourabi thiết lập một đế quốc rộng lớn.  Miền Nam Mesopotamia được gọi là Babylonia.  Từ đó, Babylon trở thành một thành phố rất quan trọng ở Đông Phương.

 

Babylonia ngày xưa là vùng ngày nay là Iraq, Syria, Palestine, Jordan, và Israel.  Câu “Năm sông đua chảy, năm sông cạn” của Bát Nương có lẽ nói đến 5 con sông liên hệ đến vùng chiến trận tàn phá La Mã.  Đức Phạm Hộ Pháp nói “hỏa khắp nơi” trong khi Bát Nương nói 5 sông cạn.  Năm sông đó là năm sông nào?  Theo chúng tôi 5 sông đó ảnh hưởng đến văn hóa và văn minh của các nước trong vùng lâm chiến.

 

- Sông TigrisEuphrate bắt nguồn ở Thổ Nhĩ Kỳ, chảy qua các nước Syria và Iraq và tuông ra vịnh Ba Tư.  Thung lũng nằm giữa hai con sông nầy nổi tiếng là thiên đường ở cõi trần và người Hi Lạp gọi là Mesopotamia, nghĩa là miền giữa hai sông (Lưỡng Hà Châu).  Miền Mesopotamia phì nhiêu, có hai khu vực.  Khu Đông Nam gọi là Chaldeé, khu Tây Bắc gọi là Assyrie.  Miền Mesopotamia là nơi gặp nhau của các con đường từ Đông qua Tây, từ Nam lên Bắc, trước sau có đến 10 dân tộc tranh giành.  Khoảng 2500 BC, một giống người gọi là Semite thịnh lên ở miền Chaldeé lập đô ở Babylon, và một đế quốc là Babylonia.  Vùng Lưỡng Hà Châu là vùng văn minh cực thịnh thời Thượng Cổ (2500 năm trước TL).

- Sông Nile biểu hiệu nền văn minh Ai Cập, chảy ra biển Địa Trung Hải.

- Sông Jordan ở vùng Cận Đông nơi có tranh chấp giữa Palestine và Israel, biểu hiện văn minh Do Thái.  Sông Jordan chảy ra Biển Chết (Dead Sea).

- Sông Danube ở vùng Trung Aâu dài 2850 km, thứ nhì ở Aâu Châu chảy ra Đức, Aùo, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, ra Hắc Hải.

Năm con sông nói trên biểu hiệu các nền văn minh Thượng và Trung Cổ của nhân loại: văn minh Lưỡng Hà Châu, văn minh Ai Cập, văn minh Phenecie, Carthage, và Hi Lạp, văn minh La Mã, và văn minh Do Thái.

 

Năm sông nầy cạn đi vì “Đông mậu dương hồ hỏa khắp nơi,” tức là các vùng bao quanh các con sông đó chìm trong biển lửa của chiến tranh.

 

“Đông mậu” là gì?  Theo Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh, Mậu có nhiều nghĩa: cây cỏ mọc tốt đẹp; bề dài, bề Nam Bắc.  Đông mậu là vùng rộng lớn từ Nam chí Bắc ở phía Đông.  Theo chúng tôi đó là Vùng Cận Đông (Near East).

 

“Dương hồ” là hồ lớn như biển, hay còn gọi là biển hồ, tức biển trong lục địa.  Trong vùng Cận Đông, miền Trung Á và miền Trung và Tây Âu, có nhiều biển trong lục địa, hay dương hồ, như Địa Trung Hải (Mediterranean), Hắc Hải (Black Sea), Biển Chết (Dead Sea), Biển Caspean (Caspean Sea), và Aral Sea.

 

Như vậy sự hủy diệt Thành phố La Mã, cũng xảy ra cùng lúc với chiến tranh ở các quốc gia ở vùng các dương hồ, đó là vùng Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi Châu.

 

Thành La Mã bị hủy diệt cũng được nói đến trong tiên tri của Thánh Malachy

Thánh Malachy, người Ái Nhĩ Lan, tên thật là Maelinhaedhoc O'Morgair, phiên âm sang tiếng La Tinh là Malachy O'Morgair sanh năm 1094 tại tỉnh Armagh, thuộc nước Ái Nhĩ Lan.  Thánh Malachy để lại cho Giáo Hội một bài sấm rất kỳ lạ.  Bài sấm được viết sau khi thánh Malachy viếng thăm Tòa Thánh La Mã vào năm 1139 sang đầu năm 1140.  Bài sấm nầy chính Thánh Malachy đã trao tận tay cho Đức Giáo Hoàng đương thời là In-no-cen-tê II.  Đó là một bảng liệt kê 112 danh hiệu truyền bí mà Ngài cho là danh sách 112 vị Giáo Hoàng tương lai nối tiếp nhau cai trị Giáo Hội Công Giáo.  Sau khi liệt kê 112 danh hiệu bí mật mà không hề đưa ra một câu sấm nào, Thánh Malachy đã đưa ra danh hiệu sau cùng của vị Giáo Hoàng thứ 112 là Petrus Romanus (Phêrô Người Thành La Mã), rồi liền sau đó, Thánh tiên tri đã đưa ra bài sấm vô cùng quan trọng như sau:

Phêro Người Thành La Mã sẽ cai trị trong thời Giáo Hội La Mã Thánh thiện chịu những vụ đàn áp sau cùng, sẽ chăn dắt đoàn chiên của mình giữa nhiều sự thống khổ; sau đó, thành phố trên bảy ngọn đồi sẽ bị hủy diệt và Quan Án đáng sợ sẽ xét xử muôn dân” (xem Trương Tiến Đạt: sđđ). 

Bài sấm nầy mang hai ý nghĩa:

- Giáo Hội Công Giáo sẽ bị đàn áp dữ dội.  Cuộc chiến tranh tàn phá thành La Mã sẽ mang tính chất tôn giáo vì Tòa Thánh La Mã Vatican tọa lạc ở La Mã.

- Trận chiến tranh nguyên tử thế giới sẽ xảy ra mới thiêu hủy được Thành Phố La Mã.  Thành phố xây trên bảy ngọn đồi chính là Thành Phố La Mã, thủ đô nước Ý.

Lời sấm của Thánh Malachy trùng hợp với lời tiên tri của Nostradamus, dù rằng Malachy sinh trước Nostradamus 400 năm và các bản văn nguyên thủy của Malachy chỉ được tìm thấy vào năm 1509 tức là 24 năm sau khi Nostradamus chết.  Chính Nostradamus cũng đã tiên tri: “Sự hủy hoại gần kề, không phải của những bức tường mà của chính mạng sống của người.  Hỡi Rome bao la, ngày tàn của mi đã gần kề, không phải sự hủy hoại của các bức tường mà chính mạng sống và bản chất của mi”.

Còn Thánh Malachy thì tiên tri: “Trong cuộc bách hại cuối cùng của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã, Peter người La Mã sẽ giữ chức Giáo Hoàng.  Ngài sẽ hướng dẫn con chiên qua khỏi vô vàn gian nan khổ ải.  Khi những gian khổ nầy đã vượt qua rồi thì Thành phố với 7 ngọn đồi sẽ bị hủy diệt và vị phán quan khủng khiếp sẽ phán xử dân chúng”.

 

Tiên tri của Bà Katarina Emmerick

Theo tiên tri của Thánh Malachy thì sẽ còn hai triều đại Giáo Hoàng nữa là tới ngày tận thế, nhưng chúng ta lại có thêm những sấm ngôn khác của một Bà Thánh người Đức tên Anna Katarina Emmerick, cho biết hai Giáo Hoàng sau cùng sẽ cai trị đồng thời trong cùng một thời gian.  Như vậy trên thực tế sẽ chỉ có một đời Giáo Hoàng nữa là tới ngày tận thế.  Tác giả Trần Tiến Đạt trong quyển “Quỷ Vương đã ra đời” ghi việc nầy như sau:

 

“Bà Thánh Emmerick sanh tại nước Đức năm 1774.  Bà là một nữ tu Dòng Thánh Au-gus-ti-nô và nổi tiếng là rất thánh thiện.  Bà được một đặc ân khá kỳ lạ là nơi hai chân hay tay và cạnh sườn của bà xuất hiện 5 thương tích như 5 thương tích của Chúa Giê-su khi xưa.  Bà cho biết bà được Chúa cho thấy nhiều linh kiến liên quan đến Giáo Hội Công Giáo La Mã vào thời kỳ gần ngày Tận Thế.  Trong các linh kiến ngày 13 tháng 5 và ngày 12 tháng 9 năm 1820, và được Chúa cho thấy Giáo Hội Công Giáo vào thời kỳ những năm sau cùng sẽ bị chia thành hai.  Mỗi Giáo Hội có Giáo Hoàng riêng.  Trong hai Giáo Hội đó, bà thấy có một Giáo Hội không có điều gì là thánh thiện, được xây dựng nên mà không có sự giám sát của một thiên thần nào.  Bà viết lại linh kiến về giáo hội giả này như sau:

 

'Tôi thấy có hai Giáo Hoàng.  Tôi thấy một Giáo Hội to lớn vĩ đại và kỳ lạ được xây dựng trái với mọi lề luật.  Trong Giáo Hội này, không có điều gì từ trời được đem xuống.  Chỉ thấy có sự chia rẽ và rối loạn.  Có lẽ đây là một Giáo Hội loài người xây dựng lên, xây dựng theo những kiểu cách hợp thời nhất, là Giáo Hội mới tại thành La Mã và là Giáo Hội không còn gì là chánh thống nữa.  Tôi thấy Giáo Hội giả này đem lại biết bao tai họa.  Tôi thấy nó to lớn và bành trướng; mọi tà phái rối đạo đủ loại đều đi tới thành phố (La Mã) này.  Hàng giáo sĩ địa phương thì trở nên nguội lạnh hờ hững, và tôi thấy một bóng tối lớn lao' .

 

Trong linh kiến ngày 25 tháng 8 năm 1820, bà thánh Emmerick thấy Đức Mẹ hiện ra và cho bà biết rằng cuộc đại thống khổ sẽ rất lớn lao.  Đức Mẹ bảo mọi người phải cầu nguyện, “nhất là cầu nguyện để cho Giáo Hội của Bóng Tối rời khỏi thành La-Mã”.

 

Bây giờ đem sấm ngôn của Thánh Malachy và sấm ngôn của Thánh Anna Katarina Emmerick đúc kết lại, chúng ta thấy rằng sau triều đại của Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II già yếu (80 tuổi) và bệnh hoạn này, sẽ chỉ còn một đời Giáo Hoàng nữa là hết.  Và trong triều đại của vị Giáo Hoàng sau cùng này, ngày Tận Thế, sẽ có biến cố Quỷ Vương ra đời.  Nói một cách khác, chúng ta hiện sống trong thời kỳ những năm sau cùng gọi là thời thế mạt, là thời kỳ Quỷ Vương ra đời.”

 

Tôi xin chép lại nguyên văn trong cuốn “Quỷ Vương Đã Ra Đời” của tác giả Trương Tiến Đạt và không dám luận bàn.  Theo tác giả, Quỷ Vương không phải là Chúa Quỷ với hình dung cổ quái trong chuyện hoang đường, mà là “kẻ chống chúa thứ ba” sẽ đem đại nạn kinh hoàng cho nhân loại và đó là ngày tận thế.

 

* MỘT BẬC CHÂN SƯ VÀ MỘT TÂM THỨC TÔN GIÁO MỚI.

Đạo Cao Đài không nói có tận thế,  Theo lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, trái đất nầy vẫn còn không bị tiêu tan.  Nhân loại bị tận diệt theo luật “sàn xẩy của Thiên Điều không sao tránh khỏi”, vì “thiên cơ đã định vậy”, để “mười phần chỉ còn lại một mà thôi”, nhằm “gạn đục lóng trong”, chọn người hữu phước sống trong đời Thượng Ngươn Thánh Đức.  “Thưởng phạt đến cùng Thánh Đức thôi” (Đức Phạm Hộ Pháp).

 

Theo giáo lý Cao Đài, con người trở về thời Thượng Ngươn Thánh Đức, để dự đại hội Long Hoa.

Hội Long Hoa tuyển phong phật vị” (Kinh Đại Tường)

 

Người tín đồ Cao Đài bao giờ cũng tin là đại hội Long Hoa sẽ đến không xa lắm.  “Thế tiêu xuân kỷ Long Hoa trổ” (Đức Phạm Hộ Pháp).  Đức Phật Di Lạc sẽ chủ trì Đại Hội nầy tuyển chọn người hữu căn hữu kiếp trở về với Đức Chí Tôn, theo cơ tận độ.  Đại hội Long Hoa tiêu biểu mục đích cuối cùng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là độ rỗi nhơn sanh đi đến hội Long Hoa là cuộc đại hội các đẳng chơn hồn của chúng sanh, cũng giống như ngày phán xét cuối cùng của Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo.

 

Theo Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, Chúa Jésus sẽ tái lâm phàm.  Thánh giáo Cao Đài cũng báo trước: “Chúa Cứu Thế đã đến với các con ... Rồi đây Chúa Cứu Thế sẽ trở xuống sau” (Thánh Giáo ngày 8-6-26).  Nhưng ngày Chúa tái lâm phàm lại có nghĩa là ngày tận thế.  Ngày nào Chúa trở lại với nhân loại?  Chúa đã báo trước: “Vậy thì các người cũng hãy chực sẵn, vì Con Người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ” (Ma Thi Ơ 24 - 43).  Và “kìa ta đến như kẻ trộm.  Phước cho kẻ tỉnh thức và giữ gìn áo xổng mình, đặng khỏi di lõa lồ và người ta không thấy sự xấu hổ của mình.”  (Khải Huyền 16:15) hoặc: “vậy hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết ngày nào chúa đến” (Ma Thi Ơ 24 – 42).

 

* Ai sẽ là vị chân sư trong tương lai của nhân loại

Đạo Cao Đài nói đến Đức Phật Di Lạc là chủ tọa Đại Hội Long Hoa, Kinh thánh Thiên Chúa nói Chúa tái lâm phàm.  Theo giáo lý Cao Đài, Đức Phật Di Lạc sẽ là Giáo Tông Vô Vi Đạo Cao Đài thời kỳ tịch đạo Đạo Tâm.  Còn Chúa tái lâm phàm có phải để dìu dắt nhân loại hay không?  Vị nào sẽ là vị chân sư của nhân loại trong tương lai

 

Về Phật Di Lạc

Theo Đạo Cao Đài, Đức Phật Di Lạc giáng lâm chủ trì Đại Hội Long Hoa chỉ là một ẩn dụ Phật Di Lạc (hay Di Lặc) biểu hiệu cho niềm vui.  Trong dân gian thờ tượng Phật Di Lạc ở trần, bụng phệ, cười toe toét, trẻ con ôm quanh mình Ngài.  Hình ảnh đó biểu hiệu vui vẻ hồn nhiên như trẻ thơ.  Mạnh Tử nói: “Người thành nhân giữ lấy cái tâm trẻ thơ của mình.”  Chúa Jésus cũng gọi: “Hãy lại đây với ta những đứa trẻ thơ.”  Thời đại Di Lạc biểu thị cuộc sống hồn nhiên, mộc mạc của trẻ thơ.  Đó là tâm trạng vô vi thoát tục của Tiên Đạo.

 

Ý nầy thể hiện trong câu: “Long mã ban Vương, tiên trận kỵ,” có nghĩa là Long mã ban cho Vì Vương cởi vào tiên trận.  Múa Long mã là nghi lễ đặc biệt của Đạo Cao Đài, biểu hiện việc cung nghinh Đức Chí Tôn.  Vì Vương ở đây là Phật Di Lạc, tức Di Lạc Vương Phật, một pháp thân của Thượng Đế.  Phật Di Lạc Giáo Tông Vô Vi Đạo Cao Đài thời tịch đạo Đạo Tâm, có phải là vị chân sư hay không?

Về Đức Chúa Jésus Christ

Nostradamus đã nói đến vị chân sư trong các đoạn thơ sau:

“The man from the East will come out of his seat,

Passing across the Apennines to see France.

He will fly through the sky, the rains, and the snow,

And strike everyone with his rod.”

(tam dịch:

Người đàn ông từ phương Đông sẻ ra khỏi ngôi vị của mình.

Vượt qua rặng Apennines để đến được Pháp. 

Ông ta sẽ bay ngang bầu trời, mưa bão và tuyết,

Và đánh mọi người với thần trượng của mình.)

Và một đoạn khác:

“Long awaited he will never return.

He will appear in Asia (and be) at home in Europe.

One who is issued from great Hermes,

And over all Kings of the East will be grown.”

(tạm dịch:

Chờ đợi lâu, Ông ta sẽ không bao giờ trở lại.

Ông ta xuất hiện ở Á Châu, có nhà ở Âu Châu.

Người thuộc dòng dõi Hermes cao cả.

Và tất cả vì vua của phương Đông sẻ trưởng thành.)

Theo John Hogue, Nostradamus đã nói rõ ràng rằng vị đại chân sư đến từ phương Đông.  Câu “long awaited he will never return” có ý nói đến Jésus Christ.  Theo John Hogue, vị chân sư của thế giới sẽ đến từ Ấn Độ hay Viễn Đông.  Chúa Jésus đã nói Người sẽ trở lại với tên mới như là “kẻ trộm trong đêm” (thief in the night).  Nostradamus mô tả vị chân sư thế giới theo cách của Hermes, người này được tôn trưởng như là Chúa của những kẻ ăn trộm (God of thieves).  Vậy theo John Hogue, các câu thơ trên của Nostradamus muốn nói đến vị chân sư sắp tới là Chúa Jésus.

 

Đức Phật Di Lạc giáng lâm và Chúa Jésus Christ Tái Lâm chỉ là một ẩn dụ về Thượng Đế

Nhưng Chúa sẽ chỉ đến như người đi đêm, và Chúa đã dạy: “Vậy hãy tỉnh thức, vì các người không biết ngày nào Chúa mình đến” (Ma Thi Ơ 24 - 42).

 

“Tỉnh thức” là sáng suốt nhìn lại chính mình, trở về nội tâm của mình để biết lấy mình (reviens toi toi même), tức là tìm Chúa ở trong tâm của mình.  Đức Phật Di Lạc là Chủ Tọa Đại Hội Long Hoa và là Giáo Tông Vô Vi Đạo Cao Đài thời tịch đạo Đạo Tâm, có nghĩa là lúc đó, con người trở về tìm đạo trong tâm của mình.

Thánh Giáo:

“Nhản thị chủ tâm,

Lưỡng quang chủ tể.

Tâm thị thần,

Thần thị thiên,

Thiên giả ngã giả.”

Có nghĩa là Tâm là thần, thần là Trời, Trời là Ta đây.

Theo đạo Cao Đài, Phật, Chúa, Lão Tử, Khổng Tử, vv, đều là hóa thân của Thượng Đế mà ra.  Đức Phật Di Lạc, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm, vv, đều là pháp thân của Thượng Đế, tên gọi khác nhau, vì nhiệm vụ khác nhau.

 

Đức Phật Di Lạc và Đức Chúa Jésus Christ chỉ là một ẩn dụ cho vị chân sư trong tương lai.  Vị chân sư thực sự chính là Thượng Đế Chí Tôn.  Chỉ có Thượng Đế mới xuất hiện ở phương Đông (giáng trần ở VN) mà quen thuộc ở Âu Châu (Chúa Jésus), theo Nostradamus.

 

Các tôn giáo khác chỉ coi Thượng Đế hiện hữu, nhưng chỉ hình ảnh trừu tượng hoặc là một biểu tượng của một quyền lực tối cao chỉ có trong lý trí.  Đạo Cao Đài quan niệm Thượng Đế chẳng những hiện hữu mà còn là hiện thực.

 

Hiện hữu vì tất cả càn khôn vũ trụ vạn vật chúng sanh đều bắt nguồn từ Thượng Đế mà có, nên Thượng Đế là Đấng Cha Chung.  Hiện thực vì Thượng Đế đã đến với con người qua huyền cơ diệu bút, dạy Đạo và lập Đạo.  Trong tương lai, tất cả tôn giáo, tất cả mọi người đều hướng về Thượng Đế như Đấng Toàn Năng duy nhất và Thượng Đế chính là vị chân sư trong tương lai.

 

Đức Chí Tôn đã dạy: “Nhân loại là một, một về chủng tộc, một về tôn giáo, một về tư tưởng.”

 

* Một tâm thức tôn giáo mới: Thượng Đế và Thương Yêu

Thánh Giáo nói trên đã được Đức Phạm Hộ Pháp giải thích trong câu: “Cù phi hải sụp LÝ thay trời”, có nghĩa là sau khi đại họa nhân loại xãy ra (cù phi hải sụp), thì LÝ sẽ ngự trị trong long mọi người.

 

Đức Phạm Hộ Pháp đã nói đến “LÝ thay Trời” tức là quan niệm LÝ thay quan niệm Trời.  Bởi vì quan niệm Trời được hiểu qua hình ảnh và ngôn từ khác nhau: Allah, Jehovah, Đức Chúa Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ông Trời vv, đã là mầm móng của chia rẽ và xung đột nhau vì đạo nầy đạo nọ.  Thí dụ: Hồi Giáo quan niệm chỉ có một Đức Chúa là Thánh Allah, và một tiên tri của Người là Mohamed.  Đạo Thiên Chúa thì cho rằng Đức Chúa Jésus Christ là con một của Đức Chúa Trời.  Trong khi đó Đạo Hồi là hỗn hợp Đạo Gia Tô và Đạo Do Thái và cùng thờ Thượng Đế.

 

Tín đồ đạo Phật chỉ tin Phật mà không tin Chúa.  Đạo Phật và Bà La Môn cùng xuất phát ở Ấn Độ nhưng lại chống đối nhau.  Chính Thống Giáo, Tin Lành, Thiên Chúa Giáo cùng một nguồn gốc nhưng cũng không hòa hợp nhau.

 

Do đó, cần phải trở về cái LÝ chung.

 

Lý là gì?  Lúc chưa có chi trong trời đất, vũ trụ chỉ là một cõi hồng mông mù mù mịt mịt lặng lẽ trống không, trong đó có một cái nguyên lý tự nhiên và một nguyên khí thiên nhiên.  Lý và khí tác động nhau đời đời kiếp kiếp tạo ra ngôi Thái Cực, tức Thượng Đế.  Thái Cực cũng là cái LÝ, nhưng là lý đơn nhất.  Thái Cực xoay vần nhau sanh ra Âm và Dương.  Âm Dương tác động nhau phát khởi ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật.  Thái Cực là Lý duy nhất tạo ra muôn loài.  Thượng Đế sinh ra tất cả.  Con người dù là bất cứ chủng tộc nào cũng do Thượng Đế sinh ra tất cả.  Các Tôn Giáo trên hành tinh nầy cũng do Thượng Đế tạo ra.  Ngày xưa có nhiều tôn giáo, vì giao thông khó khăn văn hóa khác nhau, nên tùy phong hóa mỗi nơi mà giáo đạo.  Nay thì khoa học tiến bộ, phương tiện giao thông liên lạc dễ dàng, nên Đức Thượng Đế mới gôm về một mối.  Thượng Đế là Cha chung của nhân loại, như Đức Phạm Hộ Pháp viết: “Hành tàng hư thiệt tại Cha Trời.”

 

Thánh Giáo dạy: “Người sống trên thế gian nầy, dầu thuộc giống dân nào, cũng chỉ có một Cha chung mà thôi, ấy là Trời đang chế ngự số mạng của các con.  Tại sao các con lại chia rẽ nhau vì sự bất đồng đạo lý, mà chính tất cả các con đều phải chung chịu đau khổ để rửa tội của các con ở cõi thế gian nầy” (TG 28-11-26).

 

Đức Chí Tôn đã dạy: “Nhân loại tàn sát nhau, bởi không biết dùng khoa học vào việc phải, nên mới thành chia rẽ và chiến tranh,” “tại sao các con lại phân chia đạo nầy đạo nọ,” và “các con hãy chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và hãy truyền bá khắp hoàn cầu thuyết hòa bình tương thân tương ái.”

 

Hình ảnh Đức Giáo Hoàng hôn cuốn Kinh Koran là một cử chỉ cao cả và đầy ý nghĩa hòa hợp tôn giáo.  Ngày 8/3/2000, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lơ II cùng năm vị Hồng Y và hai Giám Mục, trong đó có Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, đã xin lỗi thế giới về những lỗi lầm của Giáo Hội Công Giáo trong 2000 năm qua và xin Chúa tha thứ.  Thế giới đã đón nhận cuộc xưng thú tội lỗi của Giáo Hội Công Giáo đó như là một hành động can đảm và chân thành của Đức Giáo Hoàng (xem tuần báo Thời Mới số 20).  Năm qua, Đức Giáo Hoàng thăm Chính Thống Giáo (Orthodox) là một cử chỉ hòa hợp cao quý.

 

Thật ra, Đức Chí Tôn đã nói đến những sai lầm của Giáo Hội Thiên Chúa từ 1926 trong lời dạy 2 người Pháp, “Các con truyền bá đạo người, nhưng chính các con không hiểu chi cả.  Các con lại làm sai lạc bản chất tôn chỉ của nền Thánh Giáo.  Nhân loại phải chịu đau khổ vì sự biến thể của các Thánh Tông Đồ  … Giáo lý ấy đáng lẽ phải đem lại đem lại hòa bình và tương ái cho loài người, nhưng trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến tranh.  Bởi thế, nên nay chính Thầy phải đến để đem lại cho các con nền hòa bình đã từng hứa hẹn.” (Thánh Giáo 8/6/26)

 

Thánh Giáo cũng dạy: “Phải có một giáo lý mới mẻ đủ khả năng kềm chế nhân loại trong sự thương xót chúng sanh” (Thánh Giáo 1-10-26).  Giáo lý đó là gì?  Đức Chí Tôn dạy: “Giáo lý của Thầy là đại đồng”.  Đại đồng tôn giáo, đại đồng chủng tộc, đại đồng nhân loại.  Con người đi đến đại đồng vì có cùng một Cha chung là Thượng Đế Chí Tôn.  Nhân loại cùng có một Cha chung nên phải thương yêu nhau trong tình ruột thịt anh em.

 

Tóm lại lời dạy của Đức Chí Tôn: “Nhân loại là một, một về chủng tộc, một về tôn giáo, một về tư tưởng” là một tâm thức tôn giáo mới.  Một về tư tưởng ở đây chính là ý chí thương yêu nhau và cùng ý thức Thượng Đế là Đấng Cha chung của nhân loại.

 

Thương yêu là bản chất của Thượng Đế.  Thương yêu là chìa khoá mở cửa Bạch Ngọc Kinh, tức là con người muốn trở về với Thượng Đế phải thương yêu nhau.  Phải thương yêu như thế nào? “Thương yêu nhau trong Thánh Đức của Thầy.”

 

Chúa Jésus tái lâm có nghĩa ẩn dụ là sự thương yêu trở lại với nhân loại.  Sau ngày đại họa của nhân loại, con người mới biết thương yêu nhau.  Lúc đó chính là Chúa đến với mọi người.  Ngày nào sự thương yêu tràn ngập trên địa cầu, ngày đó đâu đâu trên hành tinh nầy cũng là nước của Đức Chúa Trời, tức là Thiên Đàng tại thế.  Đạo Cao Đài gọi là đời Thượng Ngươn Thánh Đức.

 

Đức Hộ Pháp đã nói: “Thưởng phạt đến cùng Thánh Đức thôi.”  Đạo Cao Đài gọi nước của Đức Chúa Trời là “Cảnh nhàn.”  “Cảnh nhàn chẳng phải đâu xa, chỉ ở nơi địa đàng, đây, mà vì nhơn loại không để ý tìm ra, cứ theo một lối thấp hèn mà quên đấng cao thượng” (Thánh Giáo 21-2-27).

 

Muốn tìm Chúa Jésus, muốn tìm thấy Thượng Đế, muốn tìm nước của Đức Chúa Trời, con người không phải đi đâu xa, mà hãy nhìn lại chính mình để tìm Chúa hay Thượng Đế trong tâm của mình.  Lời tiên tri của Chúa: “hãy tỉnh thức” tức là sáng suốt nhìn lại chính mình.  Tịch đạo Đạo Tâm của Đạo Cao Đài trong tương lai cũng có ý nghĩa là tìm đạo trong tâm của mình, bởi vì “Tâm là thần, thần là trời, trời chính là ta vậy.”

 

Nostradamus cũng tiên tri: “một tôn giáo mới thực sự sẽ ra đời mang lại sống sót cho con người bằng cách biến đổi tâm trí và gieo vào trái tim con người lòng thương yêu thay vì sợ hãi hay thù hận.”  Nostradamus tiên đoán về một tâm thức tôn giáo mới mẽ sẽ xuất hiện và nở hoa vào trước thế kỷ nầy” (xem bài Điểm sách “Nostradamus và những tiên đoán hậu bán thế kỷ” của Minh Đức – Hoài Trinh (đăng trong báo Vạn Thắng số 10).

 

Tôn Giáo mới trong tương lai sẽ là một tôn giáo vô hình, tức là một Đạo Vô Vi như Đức Chí Tôn đã dạy, con người trở lại tâm mình để tìm chân lý, nghĩa là phải phản tỉnh để hiểu lấy mình như Socrate đã nói: “Connais toi toi-même.”

 

về trang chủ