Phần Thứ Nhất
QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ
NGUỒN GỐC CÁC TINH CẦU
Thánh ngôn dạy "Khi chưa có chi trong càn khôn thế giới thì khí hư vô sanh ra có một Thầy (1) và ngôi của Thầy là Thái Cực" (TN2, tr 62). "Nếu không có Thầy thì không có chi trong càn khôn thế giới" (TN1, tr.31)
Vậy càn khôn thế giới là gì ? Khắp cả càn khôn thế giới gọi là vũ, chỗ cùng gọi là trụ. Vũ là trùm cả bốn phương trên dưới. Trụ còn có nghĩ là xưa qua nay lại, nên từ trong từ ngữ vũ trụ bao hàm nghĩa không gian thời gian.
Trước khi chưa định ngôi Thái Cực thì trong không gian còn mờ mịt với khí hồng mông, vì còn trong thời kỳ tổn nguyên. Không gian ấy tức là vô cực. Trong vô cực có một lý thiên nhiên tuyệt diệu, tuyệt huyền và một khí tự nhiên. Lý và khí ấy lần lần ngưng kết, đông tụ qua nhiều thời, nhiều kiếp mới kết thành một khối linh quang bao gồm các sự tốt lành. Chừng đúng ngày giờ, khối ấy nổ tung ra một tiếng dữ dội phi thường, làm rúng động cả không gian, rồi có một điển đại linh quang từ trong tiếng nổ ấy văng ra mà lăn lộn quây quần nhau giữa không trung, bắn tỏa hào quang rất chiếu diệu rạng ngời
trùng trùng, điệp điệp, rực rỡ chói lòa khắp cả mọi nơi. Aáy là ngôi chúa tể của Càn Khôn vũ trụ đã biến hóa ra (2).
Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành, trọn tốt, toàn trí, toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận, vô cùng, nắm trọn quyền hành thống chưởng cả càn khôn vũ trụ và lấy các thể âm dương mà phân thanh hiện trước, làm máy động tịnh để gom tụ các khí đặng hóa sanh muôn loài vật (ĐT, tr. 176).
Máy âm dương do tác động của đấng toàn xây chuyển không ngừng để tạo ra các hiện tượng trong vũ trụ và các tinh cầu. Tinh cầu có quả trượt quả thanh, quả trên cao, quả dưới thấp, có cái sáng và tối chuyển động theo trật tự (TN1, tr 69). Tuổi tinh cầu cũng không đồng đều, có tinh cầu mới hình thành, có tinh cầu đã già cỗi tan biến mà không ảnh hưởng gì đến vũ trụ rộng lớn.
Như thế, vũ trụ là một đại thể nhịp nhàng, không thể phân ly, rộng lớn vô cùng, trong đó có vô số thế giới (TN1, tr 69). Mỗi thế giới gồm những hệ tinh cầu lớn nhỏ quây quần với nhau theo luật pháp thiên (3). Các cung các cõi từ trượt tới thanh, từ nặng tới nhẹ, từ tối tới sáng đều là những tần số điển khác nhau của Thầy tạo thành các cõi này được sức sống tồn tại là nhờ nguồn điển lực cung cấp từ trung tâm vũ trụ. Trong vũ trụ có rất nhiều tinh đoàn mà gần ta nhất là Thái Dương hệ, có nhiều tinh cầu quay chung quanh mặt trời, có những tinh cầu) ánh sáng không chiếu tối như Diêm Vương tinh (Pluton). Trong Thái Dương hệ, địa cầu ta ở, theo giáo lý Cao Đài là địa cầu thứ 68 (TN2, tr.30) mà bậc Đế vương nơi địa cầu này chưa vào lực chót của địa cầu 67 (TN1, tr.68). Xem thế, càng lên cao, các tinh cầu càng thánh thiện, văn minh hơn.
Điều này, các báo chí thế giới có đề cập đến 1 loài người xa lạ ở tinh cầu khác đến trái đất ta trong mấy năm gần đây tại
Ấn Ðộ, những người hành tinh khác đến dựng một cột sắt với độ tinh khiết hoàn toàn.
Tại bãi Braalbek, những người ở tinh cầu họ đã đến xây dựng một bãi phóng hỏa tiễn vĩ đại.
Tại Cao nguyên Nazca (Péru) người vũ trụ đã để lại một sân bay lớn với những hình vẽ khổng lồ mô tả thú vật, chín muôn côn trùng.<>
Nhất là các phi thuyền thám hiểm không gian, như phi thuyền của Mỹ chẳng hạn, có mang theo bản tín hiệu của người trái đất gởi cho các tinh cầu khác, nếu có giống người văn minh hơn để biết sự hiện hữu của con người ở địa cầu 68 này.
Những lý giải trên cũng phù hợp với con đường tu tiến của Đạo Cao Đài từ Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo (4) tương đương với sự tiến triển đi lên của các tinh cầu như tinh cầu nhân đạo của ta là địa cầu 68, sự đạo đức văn minh của địa cầu này chưa thể so với địa cầu 67 là tinh cầu thần lực, cứ thế mà tăng tiến lên địa cầu khác … "Ít nữa con người phải chuyển kiếp trăm ngàn lần, công phu khổ hạnh mới đặng bỏ địa cầu này đến địa cầu khác" (ĐT, tr.104).
Các địa cầu được ánh sáng rọi tới là cõi dương quang (tức cảnh quang cõi dương), dưới quyền thống quản của Đức Chí Tôn, phần còn lại ánh sáng không chiếu tới được dưới quyền cai quản của Phật Mẫu, gọi là cõi âm quang, âm cảnh (tức cảnh quang cõi âm) hay Trường đình (TN2, tr.85) (5) như Diêm Vương tinh chẳng hạn.
Như thế, quan niệm về sự hình thành và an bày vũ trụ của giáo lý Cao Đài không khác gì khoa học. Nhưng khoa học chỉ căn cứ vào những hiện tượng thực thể mà nghiên cứu giải thích, chớ không thấy được tác động sâu xa của Đấng toàn năng, nên không thể nào giải thích được cái bản chất của vũ trụ, cái mà loài người đang khao khát muốn hiểu biết.
Để xác định, chính Đức Chí Tôn đã tạo ra Càn Khôn vũ trụ và "thống ngự vạn vật" (KL, tr.18) , Ngài dạy thờ Ngài như sau : "một quả Càn Khôn như trái đất tròn quay. Bề kinh tâm (đường kính) 3m33, sơn màu xanh da trời. Cung Bắc Đẩu và tinh tú vẽ lên quả Càn Khôn. Thầy kể Tam thập lục thiên, Tứ đại bộ châu ở không không trên không khí, còn Thất thập nhị địa, Tam thiên thế giới đều là tinh tú. Tính lại, 3072 ngôi sao, con liệu vẽ lên đó cho đủ, trên sao Bắc Đẩu vẽ con mắt Thầy. Đáng lẽ, quả Càn Khôn phải bằng pha lê, đúc trên 1 ngọn đèn thường sáng. Aáy là lời cầu nguyện rất quý báu cho cả nhân loại". (Đàn cơ 17-6-1926)
Xem thế, quả Càn Khôn không phải là trái đất, mà là 1 Thiên cầu (6). Các tinh tú nói trên xa gần khác nhau, nhưng trong đêm mắt ta thấy như ghi trên một hình cầu màu xanh rất lớn (7) đó là thiên cầu. Thiên nhãn lại vẽ gần ngay trên thiên xích đạo của thiên cầu, vì người ở nước Việt Nam (gần địa xích đạo) thấy sao Bắc Đẩu nằm ngang trên đường chân trời (tức ngang tầm mắt).
Còn ngọn đèn thường sáng, đó là giả mượn tâm đăng, Phật Tiên truyền đạo cũng do đó, nhân loại thành Đạo cũng ở đó. Ngọn đèn Thái Cực để ngay chính giữa Thiên cầu, không lay động, không xao xuyến, chiếu soi khắp cả Càn Khôn. Mặt trời, mặt trăng có lúc sáng, hồi tối (đối với con người), chớ đèn Thái cực, nơi Thầy ngự thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng. Nhơn vật nhờ đó mà sanh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui. Vũ trụ nhờ đó mà quang vinh trường cửu. Người tu hành nhờ đó mà tạo Phật tác Tiên, siêu phàm nhập Thánh (ĐT, tr.61). đó là không phải là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhân loại hay sao ?
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
(1) Thánh ngôn là từ chỉ chung các lời của các Đấng vô hình giáng dạy, in trong 2 quyển Thánh Ngôn hiệp tuyển viết tắt là TN. Đức Chí tôn khi dạy đạo xưng Ngài là Thầy, gọi chúng sanh là con.
(2) Đại thừ chơn giáo, Gia Định, trước tiết tàng thơ 1956, tr 175. Đại thừa chơn giáo viết tắt là ĐT, ngào phần dạy vô vi, phần sau giải thích những ẩn ngữ, những đoạn văn súc tích của bộ "Thánh Ngôn hiệp tuyển" như về vũ trụ, về địa cầu 67 và 68 .. có thể coi là quyển sách giải lý của bộ "Thánh ngôn hiệp tuyển"
(3) Pháp thiên là phép trời, nhờ luật nà Càn Khôn thế giới sanh hóa vô cùng.
(4)Đạo ở đây là con đường tu, con đường giải thoát.
(5)Trường đình là nơi linh hồn nhập thể hay giải thể, xét mình coi kiếp sanh có bao nhiêu phước tội.
(6) Quả càn khôn vì quá lớn nên chỉ tạc thờ tại Tòa Thánh mà thôi, còn các Thánh Thất thì thờ Thiên nhãn in trên giấy.
(7) do hiệu quả phép phối cảnh (effet de perspective)
LUẬT BẢO TỒN VẠN VẬT
Trong vũ trụ, các vật thể có sự tương quan nhịp nhàng với nhau, khống chế lẫn nhau, không có cái nào cô lập, không có cái nào vượt qua cái nào, không có cá thể nào tách ra ngoài toàn thể mà có thể tồn tại được. Cái này phải nương vào cái nọ mà sinh thành, cái nọ phải nương vào cái kia mà hiện hữu theo luật pháp thiên, cứ như thế đến vô cùng tận.
Xem như sự sống, sự chết chẳng qua chỉ là những lần biến hóa chơn thần, chuyển luân từ hình hài này qua hình hài khác trong cầu một địa cầu hay từ địa cầu trược lên địa cầu thanh sạch hơn (ĐT, tr.104). Chẳng khác nào nước trong thiên nhiên, tùy theo nơi lưu trú mà có bản thể khác nhau. Khi ở biển, nước gặp nắng hạn bốc hơi thành mây mưa đổ xuống đồng bằng tắm mát cỏ cây, rồi chảy ra sông nuôi tôm cá, hay giúp nguồn nước uống nuôi con người, tạo thành máu huyết tiết ra mồ hôi. Sự chuyển luân ấy dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng không thể mất đi. Mỗi vật thể có số lượng nhất định, tuy thay đổi về vị trí, biến thành vật khác, chớ phân lượng của nó không tăng không giảm, không tiêu diệt.
Sự hủy hoại của vật này là sự hình thành của vật khác và một vật khác kế tiếp, cứ chuyển luân mãi mãi. Sự còn mất theo tôn giáo chỉ là sự siêu thoát hay sự thay đổi hình dạng mà thôi như "bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh" (KL, tr.101)
Thật vậy, mỗi hiện tượng tiêu diệt đó còn lại cái không mà cái không này chẳng trường cửu, nên đưa đến sự phát sinh hiện tượng khác, trở lại về cái có. Cái có này cũng không bền vững nên sẽ diệt để trở về cái không. Như vậy, các hiện tượng có không thật là giả tạm.
Trong Đạo Đức kinh, Đức lão Tử có nói : "Đạo thường vô vi, nhi vô bất vi" hay "Thiên hạ vạn vật sanh vi hữu, hữu sanh vi vô" (vạn vật dưới trời đều sanh ra từ cái có, có này sinh từ hư vô).
BA NGƯƠN ĐẠO
Ngươn của giáo lý Cao Đài gồm cả việc tạo ra vũ trụ, vạn vật có thể coi là các thời kỳ địa chất và các thời kỳ lịch sử nhân loại, nên gọi chung là ngươn vạn loại.
Từ hồng mông cho đến ngày nay, Đạo Cao Đài chia làm 3 ngươn : thượng ngươn, trung ngươn và hạ ngươn, chuyển sang thể pháp trong một năm cũng có ba ngươn, rằm tháng bảy (âm lịch) là trung ngươn và rằm tháng mười (năm Bính Dần 1926) thuộc thời hạ ngươn mạt kiếp để bảo tồn nhân loại.
Thời thượng ngươn còn gọi là ngươn tạo hóa, tức là ngươn gầy dựng vũ trụ. "Thầy lại phân tính Thầy mà sanh ra vạn vật là vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm" (TN2, tr.62) khởi nguyên vũ trụ còn hỗn độn rồi phân chia âm dương, trái đất nguội dần nhăn nheo thành núi biển sông hồ đất đá. Mặt đất ổn định, các loài cây cỏ xuất hiện, sau đó mới có các giống thú và chim muông, cuối cùng thì loài người mới xuất hiện (1) giai đoạn này kéo dài trong nhiều tỷ năm loài người khó phân biệt nổi. (2)
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
(1) Theo thuyết tiến hóa của Darwin, con người do loài hầu nhân (homo sapiens) hóa thành. Theo Thần học Cao Đài, loài thú nhờ tu luyện mà chuyển hóa thành người (xem ở sau) rồi thành Thần, Thánh …
(2) Đến ngày nay các nhà bác học Mỹ, Liên Xô vẫn còn tranh cãi về sự xuất hiện của loài người. Bác học Mỹ cho loài người xuất hiện cách đây trên triệu năm. Bác học Liên Xô cho trên 600
ngàn năm.
Con người còn mới hóa sinh còn thuần phát thiên lương, tương thân tương ái, sống hòa hiệp trên dưới, không xâm lấn của nhau vì của cải thiên nhiên còn nhiều. Họ sống chung cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt. Khí thiên nhiên còn trong lành không bị ô nhiễm khói nhà máy, nên con người cộng hưởng thanh nhàn khoái lạc và vui say mùi Đạo. Lẽ đó, thời thượng ngươn (3) mới có tên là đời Thánh đức hay thời Thượng Đức nên cũng gọi là ngươn Thánh Đức.
Thời Trung Đức nối tiếp thời thượng ngươn, lòng người bất nhứt, thâm hiểm, nhiều nết xấu, tật hư, đánh mất thiên lương, cậy sức mình mà bức hiếp lẫn nhau, tương sát, tương tàn, mạnh còn yếu mất, mới sanh ra biết bao trường quyết chiến không kể đồng loại, đồng chủng cùng một nguồn gốc mà ra.
Lẽ đó thời Trung ngươn (4) mới có tên là đời Thượng lực, nên còn gọi là ngươn tranh đấu.
Thời hạ ngươn tiếp nối sự đấu tranh ngày càng ác liệt, ghê tởm, con người mưu mô hơn, chê sức mạnh mà dùng trí não, nên mới tạo ra chước quỷ mưu tà, kế sâu bẫy độc tàn hại lẫn nhau. Nhờ chính sự tranh đua, các phát minh khoa học giúp con người tiến bộ, tạo ra vũ khí hạt nhân tàn sát lẫn nhau vô cùng.
Lẽ đó, thời Hạ ngươn (5) mới có tên đời mạt kiếp (ĐT, tr. 33-34). Nhưng Đức Chí Tôn không thể cho con cái Ngài tiêu diệt
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
(3) Thời Thượng ngươn trùng với bốn nguyên đại địa chất và một phần thời thượng cổ của lịch sử loài người. So sánh này nhằm cho người đọc dễ lãnh hội mà thôi.
(4) Thời Trung ngươn trùng với thời trung cổ trong lịch sử loài người
(5) Thời Hạ ngươn tương ứng với lịch sử thế giới cận đại và hiện đại
Nên chính Ngài dùng huyền diệu giáng trần để giáo Đạo mà cứu vớt sanh linh, thế nên Hạ ngươn này còn gọi là ngươn bảo tồn để phục tùng lại đời Thánh đức, sống chung cộng đồng quyền lợi và sinh hoạt (TN1, tr.51) bằng cách tu theo con đường nào để được ân xá và cứu rỗi.
Tạo đời cải dữ ra hiền
Bảo sanh nắm giữ diệu huyền Chí Tôn.
(KL, tr.45)
Tóm lại, sự vận chuyển các tinh cầu (trong không gian) ba ngươn đạo (thời gian) và luật bảo tồn vạn vật hợp thành vũ trụ quan của Đạo Cao Đài; ba ngươn đạo là chu trình kín biểu hiện hết thịnh tới suy về hình thức, nhưng về nội dung thì thời Thánh Đức buổi đầu do thiên lương mà có thể khác xa đời Thánh Đức của đời bảo tồn do sự giáo hóa đạo đức đạt thành. Thế giới mai sau không có kiểu phong phú như hiện nay song có ngàn kiểu phong phú khác giúp con người phúc lạc sung sướng. Về của cải vật chất trong đời Thánh Đức buổi đầu vật thực thiên nhiên còn nhiều chỉ hái lượm, nhưng đến đời này nhờ tiến bộ khoa học, máy móc làm ra của cải nhiều, phẩm chất có khác nhau, nhưng chung qui vẫn là sự cộng đồng sinh hoạt và quyền lợi, hợp lẫn với sự cộng ưu hòa ái. Nói một cách khác, kỷ nguyên Thánh Đức là ngươn của thế giới đại đồng, xã hội này được tạo lập do con người biết thương yêu kính trọng nhau, không còn phân biệt màu da chủng tộc, giai cấp, tôn giáo con người có trình độ tiến hóa cao về đạo đức và lòng từ bi bác ái.