Ðại - đạo  Tam -  Kỳ  phổ - độ

Tòa - Thánh  Tây - Ninh

 

 

GIÁO LÝ LƯỢT KHẢO

Tác gỉả : Tiếp Pháp Trương Văn Tràng

Lời tựa  

của Ông Bảo Thế: Lê-Thiện-Phước

Học Đạo là tìm hiểu Chơn-lý và một khi thấu triệt rồi thì không còn vui thú nào ở thế-gian sánh kịp. Nhờ vậy, người hành đạo mới dám hy-sinh những cái gì ràng buộc Thần-trí và Tâm-hồn, ngõ hầu giải thoát cảnh trầm luân nơi bễ khổ đặng qui hồi nguyên bổn.

Từ xưa đến nay đã có nhiều Tôn-giáo xướng xuất nhiều phương hướng dìu dẫn nhơn-sanh trong trường sử sự tiếp vật theo đạo hóa-sanh của Trời-Đất. Song le, văn minh vật chất càng ngày càng tiến triển, như hiện giờ khoa-học gần như muốn chiếm đoạt cơ mầu-nhiệm của Tạo-Đoan, thì trái lại, tinh thần đạo đức của nhơn-sanh càng ngày càng lu lờ, mặc dầu các Tôn-giáo kia đã tận lực giáo nhơn qui thiện.

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ xuất-thế với một yếu-lý qui Tam-giáo hiệp Ngũ-Chi, thành-thử những Tu-Sĩ của nền tân Tôn-Giáo nầy không còn phân-biệt giáo phái, tức là coi nhau như bạn thân đồng theo một khuynh hướng  Cứu nhơn độ thế . Lẽ dĩ nhiên Đạo Cao-Đài phải có một Giáo-lý phù hạp với Trình độ của nhơn-sanh hiện tại đặng chuyển đọa vi-thăng, tiêu trừ nghiệp chướng. Huynh Tiếp-pháp Trương-văn-Tràng đã dày công soạn quyển Giáo-lý nầy cốt yếu giúp cho các bạn Tu-sĩ khỏi lầm lạc trên đường học Đạo;

  Sách nầy dành truyền bá các nơi, dầu nơi gia-đình Đạo-giáo, hay gia-thất bàng quan, đều nên đọc nó, bất luận là lúc nào, trong đời mình, sẽ thấy nó là nguồnữan-ủi để sửa mình khi rủi lâm vấp tội tình, hoặc nó sẽ là kim Chỉ-nam để vạch lối cho kẻ hành giả đem cái Ta giả-hiệp trở về cái Chơn thật bổn-ngã.

TÒA-THÁNH, ngày 28 tháng 8 năm Kỷ-Hợi

(30-9-59 d.l.)

Qu. Đầu-Sư Cửu-Trùng-Đài

Bảo-Thế

Ký tên : LÊ-THIệN-PHƯỚC

* * *   

TÒA-THÁNH, ngày 24 tháng 8 năm Kỷ-Hợi (26-9-1959)

 Tặng quyển Đại Đạo GIÁO LÝ 

của ông Tiếp-Pháp TRƯƠNG - VĂN - TRÀNG

***

Giáo-Lý  Đạo Trời thất ức niên,

Trương-Quân biên soạn để lưu truyền.

Tồn tâm chỉ rõ đường mê-giác,

Dưỡng tánh phân rành nẻo tục-tiên.

Vẹt ngút mây mù nâng đuốc huệ,

Gắng công học hỏi đánh tài hiền.

Noi theo chánh thuyết bền trau luyện,

Mới đạt chơn tu phép diệu huyền.

CAO-THƯỢNG-SANH

THỂ THEO CÂU  PHƯƠNG NGÔN

Cành hoa nở buổi rạng đông, chẳng phải muốn khoe sắc đẹp, hương thơm mà tại thời tiết bắt nó phải nở, cho nên nó không thể không nở được.

Mặc tình khách qua đường ai yêu hoa thì dừng chơn mà thưởngthức.

THAY  LI  TỰA

Nay khai Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Chí-Tôn không dùng lối giáng Trần như mấy lần trước, mà lại dùng Thần-Điển đặng truyền-giáo. Đức Chí-Tôn cũng không xưng danh  Ngọc Hoàng Thượng ĐẾ  mà lại tá danh  Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát , để cầm giềng nền Tân Tôn-Giáo. Cái lẽ tại làm sao Đức Chí-Tôn dùng phương-pháp khác hơn thời xưa thì xin xem bên trong quyển sách nầy sẽ rõ. Bây giờ, chúng tôi xin kể sơ lược cách Truyền-giáo của Đức Chí-Tôn, để độc-giả hiểu qua cái lẽ huyền-diệu của ông Thầy Trời. Như lúc ban đầu những người Thiện-nam, Tín-nữ , thượng sớ cầu Đạo thì Đức Ngài cho mỗi người một bài thi : hoặc bát cú, hoặc tứ-tuyệt. Trong bài thi, đức Ngài nói đời tư, hay tâm-lý của đương-sự, để mỗi người tự xét mình. Kịp đến sự dạy Đạo cũng vậy. Đức Chí-Tôn tùy căn-cơ mỗi Môn-đệ, cảm-hóa lần hồi : từ chỗ dễ đến chỗ khó, từ chỗ tối đến chỗ sáng, từ chỗ mê đến chỗ ngộ.

Lời dạy dỗ hấp dẫn kẻ học ham mà không chán, có đức-quả mà không biết. Thật phép giáo-hóa của Đức Chí-Tôn vô cùng khéo léo.

Thì chúng tôi cũng ở trong trường hợp ấy. Trước kia, không hiểu đạo-lý là chi, thậm chí đến đức-tin truyền thống của Tổ-phụ cũng chỉ còn phưởng-phất trong tâm-địa mà thôi. Rồi thình-lình đến năm Ất-Sửu

(1925) tại Sài-gòn, có một phong-trào  Phò-cơ, Chấp-bút, Xây-bàn  nổi lên. Ban đầu, vì tánh háo-kỳ, chúng tôi theo để tìm hiểu sự thật. Thế mà rồi vì ham mộ văn-chương, chăm theo không chán, mãi rồi lại ý-hội được Chơn-lý và sau cùng thì mộ Đạo. Nhờ sự khéo dạy dỗ của Đức Chí-Tôn mà chúng tôi hiểu được chút ít Đạo-lý.

Quyển sách nầy gồm có mười chương, mỗi chương gồm những bài học của chúng tôi, hoặc do Đức Chí-Tôn giáng cơ dạy, hoặc khảo-cứu trong kinh sách Tam-giáo, rồi sắp đặt thành thông-hệ mạch-lạc. Mặc dầu nghĩa lý nông-sơ, nhưng chúng tôi cũng thành-thật cống-hiến cho Bổn-đạo, gọi là làm công-quả.

Để biết qua cái đại-cương của quyển sách,chúng tôi xin trình bày sơ-lược mười chương sách đã nói trên. Còn như muốn biết tinh tường thì xin xem chi-tiết bên trong.

Chương thứ I -Tiểu-sử Đại-Đạo

Chương thứ II - Nền tảng Đại-Đạo

Chương thứ III - Hình thể Đại-Đạo

Chương thứ IV - Lễ nghi Đạo-luật

Chương thứ  V -Võ-Trụ-Quan

Chương thứ VI - Nhơn-Sanh-Quan

Chương thứ  VII - Sự giáo-hóa của Đại-Đạo

Chương thứ VIII - Hạ-thừa

Chương thứ IX - Thượng-Thừa

Chương thứ X - Tổng-luận.

Trong mười chương sách vừa kể trên : từ chương I , đến chương IV, chúng tôi trình bày Tiểu-sử Đại-Đạo và một Hội-Thánh gồm có 3 Đài, đại-diện Đạo-Đức tại thế-gian, để độc-giả biết qua nền Tân Tôn-giáo do phương thức nào xuất hiện và làm thế nào đặng nên gương đạo đức cho người đời soi sáng. Từ chương V đến chương IX, chúng tôi nghị luận Võ-Trụ-Quan, Nhơn-Sanh-Quan, cách giáo-hóa của Đại-Đạo để Độc-giả thấy chỗ thành lập đức tin của Tín-đồ Đại-Đạo. Thứ nữa, kẻ học sẽ nương Hạ-thừa mà tiến lần đến Thượng-thừa.

Hai lớp học nầy, (Hạ-thừa và Thượng-thừa), tuy khác trình độ, song cả hai đều lấy đạo Trời làm căn bản để sửa đạo Người ; nghĩa là kẻ Tín-đồ Đại-Đạo lấy thiên-lý làm then chốt cho đời sống của mình để thực-hành cái thuyết  Thiên địa vạn-vật nhứt thể  của Tam-giáo đời trước ; cứu cánh là giải-thoát kiếp Luân-hồi ra ngoài vòng sanh-tử.

Tài sơ, đức bạc, chúng tôi lấy làm ái-ngại mà cống-hiến quyển sách nhỏ nầy. Dĩ nhiên, sự khuyết-điểm thì chắc chắn không tránh khỏi. Mặc dầu vậy, chúng tôi cũng mong rằng : nó sẽ giúp ích cho người mới nhập môn một phần nào.

Tác-giả kỉnh đốn.

 

 

về trang chủ