Ðại - đạo  Tam -  Kỳ  phổ - độ

Tòa - Thánh  Tây - Ninh

 

 

GIÁO LÝ LƯỢT KHẢO

Tác gỉả : Tiếp Pháp Trương Văn Tràng

 

 

CHƯƠNG THỨ HAI

 

Nền tảng Đại Đạo 

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là một nền Tôn-giáo, do Đức Thượng-Đế sáng lập tại xứ Việt-Nam. Nền tảng là qui nguyên Tam-giáo, hiệp-nhứt Ngũ-Chi thành một Giáo-lý đại-đồng. Kế đấy, chúng tôi lần lượt giải bày cho rõ nền  Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ , Đức Giáo-Chủ và sự qui hiệp Tam-Giáo, Ngũ-Chi.

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là gì ?

Theo lẽ thường, ai cũng biết rằng : hễ việc chi đã có lần thứ ba, tất nhiên, trưc kia đã có lần thứ nhứt và lần thứ nhì. Thì Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là nền Đạo khai lần thứ ba, tất nhiên trưc kia cũng đã có hai lần rồi. Thế nên, chúng tôi xin kể sơ lược Đại-Đạo khai hai lần trưc, rồi sau sẽ giải đáp câu hỏi Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là gì ?

  • Đại-Đạo Nhứt-Kỳ Phổ-Độ (Thượng-cổ thời-đại)

1. Đức Nhiên-Đăng Cổ-Phật khai Phật-giáo

2. Đức Hồng-Quân Lão-Tổ khai Tiên-giáo.

3. Đức Văn-Tuyên Đế-Quân khai Nho-giáo.

  • Đại-Đạo Nhị-Kỳ Phổ-Độ (Trung-cổ thời-đại)

1. Đức Thích-Ca chấn hưng Phật-giáo.

2. Đức Lão-Tử chấn hưng Tiên-giáo.

3. Đức Khổng-Tử chấn hưng Nho-giáo.

Ngoài Tam-Giáo, lại có Đức Chúa Jésus Christ lập Thánh-Đạo bên Thái-Tây, Đức Khương-Tử-Nha chủ trương Thần-Đạo tại Trung-Hoa. Thật là Trung-Cổ thời-đại, là thời kỳ văn-minh Đạo-đức cực thạnh, Giáo-pháp hoằng khai, cho nên cũng gọi đó là thời kỳ Ngũ-chi Đại-Đạo phổ biến.

Thế đã rõ Đại-Đạo khai hai kỳ trưc. Bây giờ xin giải đáp câu hỏi :Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là gì ?

Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là một nền Đạo ln khai lần thứ ba, Phổ-Độ Chúng-sanh vi một cách rộng rãi, tức là phổ-độ tất cả Nhơn-Sanh, không phân biệt màu da, sắc tóc ; không phân biệt Tôn-giáo.

Hoặc nói trắng ra là đứng trưc Đức Thượng-Đế, cả Chúng-Sanh đều là con một Cha, đồng được Đại-Từ-Phụ cứu rổi như nhau.

Nhưng, có điều nên lưu tâm là Đại-Đạo khai kỳ ba có khác vi hai kỳ trưc về mặt hình-thức. Đại khái như Đức Giáo-Chủ của Đại-Đạo kỳ ba là Đấng Vô-hình ; ch không phải Giáo-chủ hữu-thể, như thời xưa. Đức Ngài dùng huyền-diệu cơ-bút để dạy đạo. Đó là những điểm mà chúng tôi cứu xét kể đây.

ĐỨC GIÁO-CHỦ Đại  Đạo

Ngày xưa, khai Tam-Giáo Đức CHÍ-TÔN phân tánh giáng trần mà lập Đạo. Nay Đức Ngài không mượn phàm thể, mà lại dùng huyền-diệu Cơ-bút để truyền Đạo. Ấy vậy nên Đức Giáo-Chủ Đại-Đạo là Đấng Vô-hình. Ngài là Đấng Chủ-tể Càn-Khôn, Thế-Giái ; nhưng, không xưng danh  Ngọc-Hoàng Thượng-đế , mà lại mượn tên   Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát  .

Thánh-danh ấy có ý nghĩa qui nguyên Tam-Giáo ; đại để như sau :

CAO-ĐÀI chỉ về Nho-giáo, có nghĩa là cái Đài cao rất mực (Thái-cực) ngôi của Đấng Chúa-tể Càn-khôn mà Nho-giáo sùng bái dưI nhãn hiệu  Thượng-Đế .

TIÊN-ÔNG chỉ về một vị Đại-giác Kim-Tiên trong đạo-giáo.

ĐI-BỒ-TÁT MA-HA-TÁT chỉ về một vị Phật trong Thích-giáo.

Vậy Thánh-Danh  Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát  là chỉ về sự qui nguyên Tam-giáo thành một nền Đại-Đạo, nhưng người ta thường gọi vắn tắt là  Đạo Cao-Đài .

Vả lại, các vì Giáo-chủ Tam-giáo ngày xưa vốn là người có thân-thể, tu-hành đắc Đạo, rồi đem cái sở-đắc của mình mà dạy Đời, cho nên người đời tôn lên ngôi Giáo-Chủ. Mà hễ có thân-thể thì tự-nhiên biết một thứ tiếng bổn xứ mà thôi. Như thế, nếu đem tư tưởng của mình mà truyền-thọ cho người ngoại-quốc thì có sự trở ngại về ngôn-ngữ  bất đồng. Có lẽ vì lý-do ấy nên Tam-giáo ngày xưa không phổ-truyền rỗng ln chăng ! Còn nay, Đức Giáo-Chủ Đại-Đạo là Đấng Vô-Hình, dùng huyền-diệu Cơ-bút để dạy dỗ thì Dân-tộc nào cũng có thể học trực-tiếp vi Ông Thầy Trời, nếu họ biết dùng phép  Thông-Thần-lực (Médiumnité) để thông công. Thế thì sự bất đồng ngôn-ng  chẳng còn là một vấn-đề thắc mắc nữa.

TAM-GIÁO QUI-NGUYÊN NGŨ-CHI PHC-NHấT

Ngày 24 tháng 4 năm 1926 (Dương-lịch) Đức Chí-Tôn giáng cơ dạy rằng :

Vốn từ trưc, Thầy lập Ngũ-Chi Đại-Đạo là :

Nhơn-Đạo

Thần-Đạo

Thánh-Đạo

Tiên-Đạo

Phật-Đạo

Thầy tùy phong-hóa của Nhơn-Sanh mà gầy Thánh-Giáo, vì khi trưc  Thế-giái chưa thông đồng. Nhơn-Sanh chỉ hành-đạo nơi tư-phương mình mà  thôi. Còn nay, Thế-giái tận thức, Nhơn-loại hiệp đồng thì Nhơn-Sanh  lại bị nhiều Tôn-giáo mà sanh nghịch lẫn. Vậy nên Thầy nhứt định qui  nguyên phục-nhứt.

Theo Thánh-ngôn trên đây, Đức Chí-Tôn qui Tam-giáo, hiệp Ngũ-Chi, là có ý muốn các Tôn-giáo liên-hiệp, để tận độ Chúng-Sanh và đó cũng tỏ cho người đời hiểu rằng : Tôn-Giáo mặc dầu ở Phương-đông hay Phương-tây, mặc dầu chẳng giống nhau về hình thức, về danh-từ ; song tựu trung Tôn-giáo nào cũng sùng bái một Đấng Cao-cả, Đấng Chúa-tể Càn-khôn Võ-trụ, hóa sanh muôn loài, tức Ông Cha chung của vạn-vật và các Tôn-giáo đều có một tôn-chỉ chung : Dạy người làm lành, lánh dữ mà thôi.

Thiết tưởng, ngày nào Nhơn-loại nhìn nhau là anh em một Cha, bạn học một Thầy, thì ngày ấy Nhơn-loại sẽ hòa-hiệp nhau để chung hưởng hạnh-phúc của Đại-Từ-Phụ dành cho. Thiên-hạ thái-bình là một điều mà Tín-Đồ Đại-Đạo cầu nguyện hằng ngày.

Nói về giáo-thuyết Đức CHÍ-TÔN đã lập ra Qui-luật, Lễ-nghi thờ cúng và Giáo-lý của một nền Tôn-giáo rồi Đức-Ngài còn dạy chúng ta phải tham-khảo Tam-giáo và trích học những điểm có thể đồng hóa vI Giáo-lýcủa Đại-Đạo. Thế đủ hiểu nền tảng Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ là Tam-giáo qui-nguyên, Ngũ-chi Hiệp-nhứt. Nghi tiết thờ phượng nơi Bát-Quái-Đài đủ chứng-minh điều ấy. Còn Giáo-thuyết thì tham bát cả Tam-giáo, Ngũ-chi và chiết lấy những phần nào thích ứngvi trình độ tấn-hóa của Nhơn-Sanh để học-hành.

 

về trang chủ