CHƯƠNG
THỨ BA
Hình
Thể Đại Đạo
Đức Giáo-Chủ Đại-Đạo là Đấng Vô-Hình, để
đại-diện cho Đại-Đạo tại Thế-gian, Đức Ngài lập
một Hội-Thánh, gồm có ba đài kể như sau :
BÁT-QUÁI-ĐÀI
Một tòa Bửu-Điện kiến-trúc theo hình Bát-Quái
để thờ Đức Thượng-Đế và chư Phật, Tiên, Thánh,
Thần, danh gọi Bát-Quái-Đài. Chúng tôi xin kể nghi-tiết
thờ phượng nơi Đài Bát-Quái.
1/ Thánh-tượng thờ Đức CHÍ-TÔN.
Trên ngôi cao ngất kia, thờ Thiên-Nhãn, vẽ lên trên
quả Càn-Khôn ; chính giữa quả Càn-Khôn, thường đốt
một ngọn đèn sáng. Đó là tượng-trưng thờ Đức Thượng-Đế,
ngự trên ngôi Thái-Cực. Đức Ngài là Chúa-Tể Càn-Khôn,
thống trị vạn-vật, nay chưởng-giáo Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ, Đức Ngài tá danh Cao-Đài
Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát,
mà chúng tôi đã giải bày nơi trang trước.
a) Quả Càn-Khôn. Thánh-Ngôn - Quả Càn-Khôn hình tròn như trái
đất, bề kính tâm ba thước, ba tấc ; lớn quá ; song,
phải vậy mới hạp với cơ mầu-nhiệm Tạo-Hóa.
Màu xanh da Trời, cung Bắc-Đẩu và các vì Tinh-tú
phải có đủ trên quả Càn-Khôn. Các con thể theo sách
Thiên-văn, vẽ ngôi Bắc-Đẩu tỏ rõ, bên cạnh có hai
bánh lái, trên ngôi Bắc-Đẩu vẽ Thiên-Nhãn mà thờ.
Đáng lẽ quả Càn-Khôn phải làm bằng thủy tinh,
chính giữa thường đốt một ngọn Thái-Cực đăng. Ấy
là phép cầu nguyện chung cho cả Nhơn-loại nhưng, chưa
kịp thì các con tùy tiện mà làm. Còn chư Thần, Thánh,
Tiên, Phật lên cốt rồi cứ để dài theo phía dưới .
b) Thiên-Nhãn
Nay như hỏi tại sao thờ Thiên-Nhãn lài gọi là thờ
Trời, thì Thánh-Ngôn nói rằng :
Nhãn
thị chủ Tâm ;
Lưỡng quang chủ-tể ;
Quang
thị thần ;
Thần
thị Thiên ;
Thiên
giã ngã dã.
Nghĩa
là : Mắt là chủ Tâm ; hai yếng-sáng trong mắt là Chủ-tể
; yến-sáng là Thần ; Thần là Trời ; Trời là Ta vậy.
Còn một lẽ nữa : cơ mầu nhiệm của sự đắc
Đạo là Thần hiệp với Khí-Tinh, tức Tam-bửu huờn nguyên
thì mới siêu phàm, nhập Thánh. Trái lại, nếu có Tinh-Khí
mà chẳng có Thần thì không thể nhập cảnh Hằng-sống.
Thờ Thiên-Nhãn cũng là tiết lậu cơ đắc Đạo : bởi
Thần là món báu thứ nhứt phải có và phải hiệp với
Tinh-Khí thì người mới tạo được Nhị-xác-thân mà vào
cõi An-nhàn tự tại ;
Lại có Thánh-Ngôn của Đức CHÍ-TÔN dạy rằng :
Từ ngày Đạo bế, tu thì nhiều mà người đắc
Đạo vốn ít, vì Thần là cơ mầu-nhiệm mà lại bị khiếm.
Nay Thầy đến huờn nguyên Tam-bửu cho các con đắc Đạo.
Các con hiểu Thần cư tại Nhãn thì nên bố-trí cho Đạo-hữu
các con hiểu với. Nguồn Tiên Phật yếu nhiệm tại đó
.
Vả lại, Đại-Đạo Nhứt-Kỳ và Nhị-Kỳ Phổ-Độ
Đức Giáo-Chủ có phàm thể, cho nên người ta dùng cốt
tượng để thờ. Còn nay khai Đại-Đạo Tam-Kỳ, Đức
CHÍ-TÔN không giáng trần, lại dùng phép huyền-diệu Cơ-bút
mà lập giáo. Ấy vậy sự thờ Thiên-Nhãn cũng chỉ về
thờ Thần, mà Thần là Trời vậy.
2/ Tam-Giáo và Ngũ-Chi
Nghi tiết thờ Tam-giáo, Ngũ-chi kể như vầy :
a) Tam-giáo :
- Kế
cận quả Càn-Khôn, thờ Đức Thích-Ca.
- Tả
có Đức Lão-Tử.
- Hữu
có Đức Khổng-Phu-Tử.
- Đó
là thờ ba vị Giáo-chủ Thích, Đạo, Nho.
- Đức
Lý-Thái-Bạch là Nhứt-Trấn Oai-Nghiêm.
- Đức
Quan-Âm là Nhị-Trấn Oai-Nghiêm.
- Đức
Quan-Thánh Đế-Quân là Tam-Trấn Oai-Nghiêm.
Ba vị nầy đại diện cho Tam-giáo trong cơ Phổ-Độ
kỳ ba.
b) Ngũ-Chi :
-
Ngôi
Giáo-Tông, Chưởng-Pháp, Đầu-Sư tượng-trưng Nhơn-Đạo
-
Đức
Khương-Thương tượng-trưng Thần-Đạo
-
Đức
Chúa Jésus-Christ tượng-trưng Thánh-Đạo.
-
Đức
Lý-Thái-Bạch tượng trưng Tiên-Đạo.
-
Đức
Thích-Ca tương trưng Phật-Đạo.
Tóm lại, Bát-Quái-Đài là nơi hội Công-Đồng Tam-Giáo,
Ngũ-Chi, Đức Chí-Tôn vi chủ, cũng như Hồn-Đạo ; cả
Giáo-pháp do Đài nầy truyền ra.
II.
HIỆP-THIÊN-ĐÀI
Theo danh từ mà cắt nghĩa : Hiệp-Thiên-Đài là cái
đài hiệp vớI Trời, có phận sự làm trung gian, kết liên
Bát-Quái-Đài và Cửu-Trùng-Đài thành một Hội-Thánh.
Có phận sự làm môi giới cho Bát-Quái-Đài vô-vi và Cửu-Trùng-Đài
hữu hình, thành thử Hiệp-Thiên-Đài có hai nhiệm vụ
là :
1) Thiêng-liêng
2) Phàm-trần
1- Nhiệm vụ Thiêng-liêng.
Hiệp-Thiên-Đài là nơi Đức CHÍ-TÔN ngự, tiếp
xúc với Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài, tức là nơi Đức CHÍ-TÔN
và các Đấng Tiêng-Liêng giáng cơ truyền-giáo. Điều quan
trọng là nếu chẳng có Hiệp-Thiên-Đài thì Cửu-Trùng-Đài
không thông công với Bát-Quái-Đài hoặc nói rõ ra là :
nếu chẳng có Hiệp-Thiên-Đài
thì người chẳng có phương tiện thông công với Trời.
Thế nên Đức CHÍ-TÔN dạy :
Hiệp-Thiên-Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng-Liêng
mối Đạo. Hễ Đạo còn thì Hiệp-Thiên-Đài còn. Lại
nữa, Hiệp-Thiên-Đài là nơi Giáo-Tông đến tiếp xúc
với Tam-thập-lục-thiên, Tam-Thiên-Thế-Giái, Lục-Thập-Bát-Địa-cầu,
Thập-Điện-Diêm-Cung, đặng cầu siêu cho Nhơn-loại.
2- Nhiệm vụ Phàm-trần.
Hiệp-Thiên-Đài có ba chi : Pháp-, Đạo, Thế . Đức
CHÍ-TÔN dạy :
Hiệp-Thiên-Đài dưới quyền Hộ-Pháp chưởng quản.
Tả có Thượng-Sanh,
hữu
có Thượng-Phẩm. Thầy lại chọn Thập-Nhị-Thời-Quân
chia ra làm ba chi :
Hộ-Pháp chưởng quản Hiệp-Thiên-Đài, kiêm chi Pháp dưới có
:
Bảo-Pháp
Hiến-Pháp
Khai-Pháp
Tiếp-Pháp
Chi-Pháp lo bảo hộ luật Đời và luật Đạo, chẳng
ai hành-động sai luật mà Hiệp-THiên-Đài không biết.
Thượng-Phẩm chỉ-huy phần Đạo, dưới có :
Bảo-Đạo
Hiến-Đạo
Khai-Đạo
Tiếp-Đạo
Chi Đạo lo phần Đạo, nơi các Tịnh-thất, và các
Thánh-thất, xem xét
chư Môn-đệ Thầy, binh vực chẳng ai phạm luật, đến
khổ khắc đặng.
Thượng-Sanh chỉ huy phần Thế, dưới có:
Bảo-Thế
Hiến-Thế
Tiếp-Thế
Khai-Thế
Tiếp-Thế
Thầy khuyên các con lấy tánh vô-tư mà hành-đạo.
Thầy cho biết trước rằng : Có trọng quyền ắt có trọng
phạt .
Tóm lại, cả Giáo-Pháp của Đại-Đạo do Bát-Quái-Đài
truyền ra.
Hiệp-Thiên-Đài có phận sự truyền-bá Giáo-Pháp cho Cửu-Trùng-Đài
và giữ-gìn Giáo-Pháp ấy cho khỏi bị canh cải.
III. CỬU-TRÙNG-ĐÀI
Bát-Quái-Đài tỷ như Hồn-Đạo, cả Giáo-Pháp do Đài nầy truyền
dạy.
Cửu-Trùng-Đài tỷ như Thể-Đạo, cả Giáo-Pháp nương Đài nầy
mà hình dung Đạo-Đức ra Thế-gian để Đời soi sáng.
Theo chữ mà cắt nghĩa : Cửu-Trùng-Đài là cái Đài
thể theo Cửu-Trùng-Thiên mà kiến trúc, có chín nấc :
cao thấp khác nhau,
Cửu-Phẩm Thần-Tiên vâng lịnh Ngọc-Hư-Cung trị Thế-Giới vô
hình, cũng như Cửu-Trùng-Đài vâng lịnh Bát-Quái-Đài
mà chưởng quản mối Đại-Đạo tại Thế-gian, về mặt
hữu vi. Vậy tất cả Chơn-linh trong Càn-Khôn, Võ-Trụ đều
phải vào Cửu-Trùng-Đài và tuần tự theo đẳng cấp thấp
cao để đoạt vị Thiêng-Liêng của mình;
Cửu-Trùng-Đài do một Hội-Thánh quản trị, mạng
danh là Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài gồm có một phÁi Nam
và một phái Nữ .
Đức CHÍ-TÔN lập Pháp-Chánh-Truyền cho cả hai phái
như vầy :
1.
Chức-sắc
Nam-Phái.
GIÁO-TÔNG : Là anh cả của các con, có quyền thay
mặt cho Thầy dìu dắt các con, trong đường Đạo và đường
đời. Có quyền về phần xác mà chẳng có quyền về phần
Hồn. Giáo-Tông đặng phép thông-công cùng Tam-Thập-Lục-Thiên
và Thất-Thập-Nhị-Địa-Cầu rổi cho các con.
CHƯỞNG-PHÁP : Ba vị Chưởng-Pháp của Tam-Giáo, tuy
phân biệt, song trước mặt Thầy, coi như một, có quyền
xem xét luật lệ, trước khi ban hành, hoặc nơi Giáo-Tông
truyền xuống, hoặc dưới Đầu-Sư dâng lên.
Nếu
cả hai chẳng thuận, Chưởng-Pháp phải dâng lên Hộ-Pháp,
đến Hiệp-Thiên-Đài, cầu Thầy sửa chữa, hay tùy ý
lập luật khác.
Chưởng-Pháp
có quyền xem xét kinh điển trước khi phổ thông. Nếu
có kinh điển nào làm tồi bại phong-hóa, Chưởng-Pháp
có quyền trừ bỏ.
Buộc
cả Tín-Đồ phải giúp Chưởng-Pháp hành-sự. Trước luật
Đời, Thầy khuyên các con rán giúp đở lẫn nhau. Chưởng-Pháp,
mỗi vị có ấn riêng.
Ba ấn phải đủ trên mặt luật, mới đặng thi hành.
ĐẦU-SƯ : Ba vị Đầu-Sư có quyền cai-trị phần
Đạo và phần Đời của chư Môn-Đệ. Đầu-Sư có quyền
lập luật, song phải dâng lên cho Giáo-Tông phê-chuẩn.
Muốn phê-chuẩn luật-lệ, Giáo-Tông phải giao cho
Chưởng-Pháp xem xét trước, coi luật-lệ ấy quả thật có ích
cho Nhơn-Sanh chăng ! Ba vị Đầu-Sư phải tuân lịnh Giáo-Tông
truyền dạy.
Thoảng có luật lệ nào quá hà khắc Tín-đồ, Đầu-Sư có quyền
xin hủy bỏ. Thầy khuyên các con rán giúp Đầu-Sư trong
khi hành-sự. Thầy lại dặn các con, nếu có điều cần,
nên nài xin nơi Đầu-Sư.
Ba chi tuy khác, song quyền hành như một. Luật lệ
nào của Giáo-Tông truyền dạy, mà cả ba đồng bất tuân,
thì luật-lệ ấy phải trả lại Giáo-Tông, truyền lịnh
cho Chưởng-pháp xem xét. Ba vị Đầu-Sư có ba ấn khác
nhau. Mỗi giấy tờ phải có đủ ba ấn mới đặng thi
hành.