Ðại - đạo  Tam -  Kỳ  phổ - độ

Tòa - Thánh  Tây - Ninh

 

  

 

GIÁO LÝ LƯỢT KHẢO

Tác gỉả : Tiếp Pháp Trương Văn Tràng

 

 

Chương thứ tư

 

Lễ nghi và Đạo Luật

1) LỄ-NGHI

a- Lễ nghi thờ cúng nơi Đền Thánh

Trong Bát-Quái-Đài có quả Càn-Khôn ; trên quả Càn-Khôn có Thiên-Nhãn ; giữa quả Càn-Khôn thường đốt một ngọn đèn, tượng trưng ngôi Thái-Cực. Tóm lại đó là tượng trưng thờ Đức Thượng-Đế ngự trên ngôi Thái-cực.

Khi cúng-tế, đốt hai ngọn đèn hai bên, danh gọi lư ng nghi quang, tượng trưng Âm và Dương.

Giữa bàn thờ đốt năm cây hương, tượng trưng Ngũ-hành.

Nghi lễ thờ phượng cúng tế nơi Bát-Quái-Đài, miêu tả được lý Đại vô-vi ; vốn có Thái-cực biến sanh Âm-Dương, Ngũ-hành và Âm-Dương, Ngũ-hành thuận-hành, nghịch chuyển mà định vị Trời đất, hoá sanh muôn loài. Kẻ học, nếu biết quan sát thì có thể ý hội được một bài học Đạo-lý.

Lễ-Nhạc : Đức CHÍ-TÔN dạy chúng ta dùng lễ-nhạc để cúng tế như xưa. Vậy sự hữu-ích của Lễ-Nhạc là làm sao, chúng ta cũng nên xét qua cho rõ.

Lễ : Khi cúng tế, anh Lễ-sĩ áo mão chỉnh tề, hai tay nâng tế-phẩm lên ngang mày, rồi từ từ theo nhịp nhàng của Âm-nhạc điện lễ đi lên.

Cái vẻ tề-chỉnh trang nghiêm ấy khiến người trông thấy phải sanh lòng kính. Thế thì tinh-thần của LỄ là Kính.

Nhạc : Tiếng trống, chuông, đờn, kèn, tiêu, thiều, nhiều thứ âm thinh khác nhau, đồng thời phát khởi một lượt. Đáng lẽ, chúng ta nghe hổn loạn lắm ; nhưng sự thiệt lại khác hẳn. Tiếng lớn nhỏ, giọng phù trầm, dường như nhịn nhường lẫn nhau, để cho mỗi nhạc cụ được thung dung bày tỏ sở-năng của nó. Thế nên, người ta nhìn nhận tinh-thần của Nhạc là hòa. Sách Lễ-ký chép rằng : Lễ là trật-tự của Trời-Đất, Nhạc là cái điều-hòa của Trời-Đất (Lễ giã Thiên Địa chi tự, Nhạc giã Thiên Địa chi hòa). Sở dĩ nói như thế là vì Thánh-Nhơn ngày xưa, quan sát cảnh tượng Võ-trụ, nhận ra luật trật-tự và thái-hòa của Trời-Đất, rồi theo đó mà chế thành Lễ-Nhạc, để cúng tế, làm cho đàn-tế trở nên tôn-nghiêm và tạo ra một bầu không khí kỉnh hòa, để cho mọi người triêm-nhiểm cái tập-quán đạo-đức. Đó là một phương-pháp hàm-dưỡng tâm tánh vậy.

Thật Thánh-nhơn chế ra Lễ-Nhạc tế tự, có sức mạnh cảm hóa lòng người rất sâu xa. Tỉ như : khi vào chùa miễu thì lòng ta kính tín ; còn khi thấy đám tang thì lòng ta bùi ngùi thương xót. Nay Đại-ĐạoTam-Kỳ Phổ-Độ dùng Lễ-Nhạc cũng không ngoài ý cảm hóa lòng người khuynh hướng về đạo đức vậy.

Lễ Dâng Tam-Bửu

Mỗi khi cúng đàn, chúng ta dâng Hoa-Rượu-Trà gọi là Dâng

Tam-Bửu , có ý nghĩa thế nào ? Xin xem kế đây :

HOA : Tượng trưng TINH

U : Tượng trưng KHÍ

TRÀ : Tượng trưng THẦN

Lễ dâng Tam-Bửu là một cách tiết lậu cho người hiểu rằng : trong châu thân người vốn có TINH-KHÍ-THẦN. Ba món báu ấy phải huờn nguyên hiệp nhứt thì mới đắc Đạo.

Lạy là gì ?

Thánh ngôn nói :

Lạy là tỏ ra bề ngoài lễ kỉnh trong lòng.

Chắp tay lạy là tại sao ?

Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm-Dương ; Âm-Dương hiệp nhứt phát khởi Càn-Khôn, sanh sanh hóa hóa. Ấy là Đạo.

Lạy kẻ sống hai lạy là tại sao ?

Là nguồn gốc của Nhơn-sanh lư ng-hiệp mà ra.

Vong phàm lạy bốn lạy là tại sao ?

Hai lạy phần người, một lạy Trời và một lạy Đất.

Lạy Thần Thánh ba lạy là tại sao ?

Là lạy Đấng ở vào thứ ba của Trời, và cũng chỉ về Tinh-Khí-Thần hiệp-nhứt. Ấy là Đạo.

Lạy Tiên Phật chín lạy là tại sao ?

Là lạy chín Đấng Cửu-Thiên Khai-hóa.

Còn lạy Thầy 12 lạy là tại sao ?

Các con không hiểu đâu : Thập-Nhị Khai-Thiên là Thầy, Chúa-tể Càn-Khôn Thế-Giái, nắm trọn Thập-Nhị Thời-Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy;

Cúng Tứ-Thời

Mỗi ngày, người Tín-đồ Đại-Đạo phải có bốn lần hầu lễ, gọi là cúng Tứ-Thời (Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu). Vừa xem qua thì người bàng-quan lầm tưởng : sự cúng tế là tại có tánh ỷ lại nơi Thần-quyền ; nhưng, sự thiệt, đó là một phương pháp hàm-dưỡng Tâm-tánh rất nhiệm mầu.

Xem như trước khi vào Đền-Thánh đặng chầu lễ CHÍ-TÔN thì chúng ta đã gạt bỏ những sự ưu tư, trần-tục ra ngoài. Đến khi nhập đàn, lần lượt Nhạc Lễ phát khởi. Đồng-Nhi tụng kinh. Hoàn cảnh trang nghiêm nầy khiến lòng chúng yên lặng và chỉ có một ý niệm thành kính Trời Phật mà thôi. Giá như chúng ta cứ giữ mãi cái Tâm-trạng Thành kính nầy thì chúng ta sẽ giữ trọn vẹn nguồn Thiên-lý ở trong Tâm-gian của mình ; tức cũng như câu sách nói rằng : Nhơn-dục tận tịnh Thiên-lý lưu hành . Nghĩa là lòng Nhơn-dục yên tịnh thì Thiên-lý làm chủ Tâm-gian.

Còn một lẽ nữa là theo Đạo tự nhiên, Ngươn-khí Trời Đất, mỗi ngày vượng bốn thời : Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Thời nầy kẻ học đạo nên tịnh tâm, tịnh thân của mình, để hàm dưỡng khí riêng của Trời Đất.

Còn khi đến trước Thiên-bàn, chúng ta bắt ấn Tý và niệm Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng ; ấy là ý nghĩa làm sao?

Nam-Mô Phật - Miệng nói, tâm niệm thì chúng ta nhớ rằng :

Bổn-phận chúng ta chẳng khá quên Đấng Toàn-Tri . Lòng ghi nhớ Đức Ngài để rồi noi theo chơn đức Ngài mà tiến bước trên đường tu tỉnh.

Nam-Mô Pháp. - Ấy là nhắc chúng ta nhớ lại rằng : Đạo-pháp huyền-vi, nhưng quí báu vô ngằn, mặc dầu khổ hạnh, chúng ta phải gắng sức làm theo ; chớ chẳng khá thối chí.

Nam-Mô Tăng.- Hội-Thánh là một nhóm Lương-sanh đại-diện cho Đức CHÍ-TÔN, để dìu dắt chúng ta. Vậy chúng ta phải tuân lời dạy dỗ của Hội-Thánh, để tiến bước trên đường học Đạo.

Tóm lại, trong sự cúng tế Trời Phật, tuy là hình thức mặc dầu, song hình thức ấy đem lại nhiều kết quả tinh-thần như :

a)- Trong lúc cúng tế thì tinh-thần và vật thể của chúng ta đều tịnh định ; mà hễ tịnh định thì chúng ta hàm-dưỡng được khí-thiêng của Trời-Đất.

b)- Trau rửa tâm hồn, về phương diện nầy đức CHÍ-TÔN dạy rằng : Trước khi vào lạy Thầy buổi tối, phải tự hỏi mình coi phận sự ngày ấy xong hay chưa và Lương-tâm có cắn rứt điều chi chăng ? Nếu phận sự còn nét chưa rồi ; Lương-tâm chưa an-tịnh thì phải biết cải quá, rán chuộc lấy cái lỗi của mình đã lầm thì các con chẳng lo chi không bì bực Chí-Thánh. Thầy mong rằng mỗi đức đều lưu ý về sự sửa mình. Đặng vậy thì may mắn cho Đạo và các con sẽ đặng thung-dung mà nêu gương cho kẻ khác .

Vậy đủ rõ, cúng tế là một phương pháp tu tâm rất nhiệm mầu, cho nên Thất-nương Diêu-Trì-Cung nói :

Lễ bái thường hành, Tâm Đạo khởi .

Thờ cúng Ông Bà nơi Tư-gia

Thờ cúng Tổ-Tiên là lễ tỏ lòng tôn kính nguồn gốc sanh thành dưỡng-dục. Lòng tôn kính ấy nơi người Việt-Nam, theo Nho-giáo thường phát biểu với một phương-thức rất tôn trọng.

Người Việt-Nam dù giàu, cũng như nghèo, khi cất nhà xong thì chọn một chỗ tôn-nghiêm hơn hết, để lập bàn thờ Ông Bà.

Ngày tế-tự, cả gia-tộc đều họp về nhà thờ, lo việc tế lễ. Hai ngàyTiên-thường và Chánh-giỗ, những người họ hàng vui vầy có khi nhắc lại sự tích Tổ-tiên, có lúc hỏi việc hàn huyên gia-tộc.

Giờ cúng tế, mỗi người đều có lòng thành kính rất mực. Khi ra vào, lúc qua lại, trước bàn thờ, họ cúi đầu tỏ vẻ sợ sệt, dường như Ông Bà đương ngự trên chỗ sở tôn. Giờ cúng tế ấy, hoàn cảnh im phăng-phắc, người Trưởng-tộc hành lễ rồi con cháu theo thứ tự vái lạy nghiêm trang.

Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-độ giữ nguyên vẹn sự thờ cúng Ông Bà, như đã nói trên. Vả chăng, đạo hữu đã có sẵn lòng đạo-đức rồi ; nay đem lòng nhân đức ấy để thờ cúng Ông Bà thì có lẽ cái phong tục xưa sẽ được thêm phần thuần mỹ hơn nữa.

Tóm lại, lễ-nghi, tế-tự đã kể qua : từ Đền-Thánh đến Tư-gia, thật là một bài học thực hành giản-dị mà đem lại nhiều kết quả. Tỷ như việc cúng tế đã đòi hỏi một lòng thành kính rồi, lễ-nhạc và nghi-tiết bên ngoài lại giúp cho lòng thành kính được quảng-đại thêm lên. Đó là tạo một không khí đạo-đức cho gia-đình xã-hội, còn riêng về cá nhân thì đó là một phép hàm dưỡng Tâm-tánh rất đắc lực.

b- Đạo-Luật.

Nhà nước có Quốc-pháp, cả Công-dân phải tuân hành đặng bảo-an xã-hội. Tôn-giáo có Đạo-Luật, cả Tín-đồ phải tùng đặng vững bước trên đường tu tỉnh. Quốc-pháp và Đạo-Luật, hình thức tương-đồng mà kết-quả tương-dị. Nhà cầm quyền phạt kẻ phạm Quốc-pháp. Đạo-luật chẳng có hình phạt, làm hậu thuẩn, song cách thưởng phạt rất công bình và chặt-chẽ, bởi vì Đạo-luật vốn là biến tướng Thiên-điều, nghĩa là Đạo-luật do luật Trời mà làm ra, người làn lành tự nhiên có phước đức trả lại, kẻ làm d tự nhiên có tai họa trả lại. Cách thưởng phạt lành d một mãy không sai chạy. Lưới Trời dường như thưa mà chẳng lọt một mảy lành d . Ấy vậy nên kẻ học Đạo cần phải có đức-tin luật công-bình Trời Đất thì mới có dạ tuân-hành Đạo-luật.

Tất cả Linh-hồn đều phải chịu dưới quyền thưởng phạt của Đấng cầm cân Thiêng-Liêng là Thượng-Đế. Luật thưởng phạt, về nguyên tắc rất đơn-giản, không có Tòa-án, không có tra-vấn, thế mà kết-quả rất kỳ-diệu ; mỗi việc lành d đều có báo ứng phân minh,cho nên có câu nói : Dói người còn dễ, đối Trời được đâu

Có người sánh luật Trời như luật Hấp-dẫn (La Loi d'attraction) hay luật Trọng-lực (La Loi de pesanteur). Linh hồn có tội lỗi, tự nhiên bị hấp-lực của vật-chất mà phải giam hãm vào bánh xe luân-hồi sanh-tử.

Còn Linh-hồn Thiện-mỹ, nhẹ nhàng tự-nhiên siêu thoát ra ngoài vòng Càn-khôn, một cách dễ dàng mau lẹ, cũng như lằn tư-tưởng xẹt đi kia vậy.

Mỗi tư-tưởng, mỗi lời nói và mỗi việc làm trong đời hiện tại đều lưu-tồn phần tinh-anh ở trong Thể-phách, mãi đến khi tử hậu. Thể-phách bày ra một bản thống-kê, có đủ việc hay, việc d , điều-lành, điều-d .

Trước bản thống-kê nầy, Linh-Hồn lặng lẽ ngắm xem tội-tình, phước-đức của mình và phán-đoán lẽ siêu-đọa cho kiếp vị-lai. Sự phán đoán đó do Thần Lương-tâm của người mà cũng là Trời nữa ! Giờ nầy người mới hiểu Trời ở bên cạnh Người. Pháp-luật của Đại-Đạo là biến-thể luật Trời ; thành thử kẻ học, ngoài sự châm theo luật-pháp, còn phải kiên sợ luật Nhơn-quả nữa.

Đạo-luật của Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ-độ kể như sau :

Lập Họ-Đạo.

Nhập Môn.

Ngũ-giới-cấm.

Tứ-Đại Điều-qui.

Luật xử-thế

Luật xuất-thế.

Lập Họ-Đạo

Địa-phương nào có hơn năm trăm Tín-đồ, đặng phép lập riêng một Họ-Đạo, đặt riêng một Thánh-Thất và Hội-Thánh sẽ phái Chức-sắc đến cai-quản.

Muốn lập Học-Đạo phải xin phép Giáo-Tông. Chức-sắc cai-quản Họ-Đạo và Thánh-Thất phải tuân mạng lịnh Giáo-Tông. Tín-đồ trong Họ-Đạo phải tùng quyền vị Chức-sắc cai-quản Thánh-Thất ; chẳng ai có quyền canh cải luật Đạo.

Mỗi tháng có hai ngày Đại-lễ : Sóc và Vọng. Ngày Đại-lễ cả Tín-đồ phải tựu về Thánh-Thất hầu lễ và nghe lời giảng giải Đạo-đức ; trừ ra, người vắng mặt, với một việc đáng kể thì mới đặng châm chế mà thôi.

Chức-sắc cai-quản Thánh-Thất, mỗi ngày phải cúng bốn lần, gọi là cúng Tứ-thời (Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu). Bổn-Đạo ở gần Thánh-Thất, nếu tiện thì nên đến hầu lễ mỗi thời cúng nơi Thánh-thất sở tại.

Nhập-Môn

Nhập-môn cầu Đạo chẳng có tốn kém lễ-lộc chi cả, nhưng phải có hai người tiến dẫn. Người tiến dẫn có phận sự dìu dắt kẻ mới nhập môn trên đường Đạo.

Chức-sắc cai-quản Thánh-Thất, phải tự mình, hoặc phải người thay mặt, đến tận nhà người mới nhập môn, hành lễ thượng tượng và chỉ vẻ cách thờ phượng cúng lạy, cách áp-dụng Đạo-luật, đặng sửa mình theo Đạo-Đức, nhứt nhứt cần giảng-giải cho minh bạch. Người nhập-môn rồi gọi là Môn-đệ của Đức CHÍ-TÔN và là anh em với tất cả mọi người. Mà đã là anh em thì phải hết lòng dìu-dắt, giúp đở lẫn nhau.

NGŨ - GIỚI - CẤM

Kẻ tu-hành phải trai-giới. Vậy trai-giới là gì ?

Trai tức là ăn chay, Giới tức là giữ giới cấm, đại để có năm diều :

1 - Bất sát-sanh

2 - Bất du-đạo

3 - Bất tà-dâm

4 - Bất tửu-nhục

5 - Bất vọng-ngữ

Tứ Đại ĐIỀU-QUI

Ngũ-giới-cấm và Tứ-đại Điều-qui là khuôn thước của người học Đạo ; chúng ta nương theo đó mà sửa mình.

a)- Vâng lời dạy bảo của người trên, không hở nghe lời khuyên của kẻ dưới. Nếu có lầm lỗi phải thiệt lòng cải quá lấy lễ hòa người, lấy lễ đãi người. Không yễm tài người hay, không che lấp lỗi mình. Giữ-gìn lời nói, tư-tưởng và hành-vi luôn luôn ở trong khuôn viên Đạo-đức, nhứt là nơi vắng vẻ lại càng phải cẩn mật hơn nữa.

b)- Không khoe tài giỏi của mình, không kiêu ngạo kẻ khác, phải giữ dạ khiêm cung, dầu ở nơi nào cũng vậy. Thường quên mình để làm nên cho người, nhứt là giúp người thành Đạo.

c)- Xử-sự tiếp-vật, nên lấy hạnh khiêm-cung làm đầu. Tinh-thần của lễ là kính. Phàm kính người thì luôn luôn hết dạ kính tin, dầu có mặt hay không cũng vậy. Đừng thấy giàu mà trọng, chẳng thấy khó mà khinh.

Thường lấy lời nhỏ-nhẹ khuyên bạn làm lành. Phép nước luật Đạo, hết lòng kính giữ. Đó là phương pháp giữ mình theo Đạo vậy.

Luật XỬ-THẾ

Cùng theo học một Thầy, tức thị anh em bạn đồng-môn, mà hễ anh em thì phải thương yêu, giúp đở lẫn nhau trên đường Đạo và đường Đời. Tình đồng Đạo, nếu ngày trước có hờn giận nhau, ngày nay nên hỉ-xả. Quên lỗi cũ đặng cùng nhau tạo một nền hạnh-phúc chung. Phải tránh việc cải-cọ hiện tiền, lấy đức nhẫn-nhục đãi nhau. Trên dưới thương nhau trên đường Đạo và đường Đời. Ấy là hiến lễ trân trọng cho Đại Từ Phụ vậy.

Nhơn-đạo vốn có Tam-cang, Ngũ-thường, Tam-tùng, Tứ-đức là trọng. Kẻ học Đạo lấy đó làm nền tảng cho cuộc đời mình. Gốc đã thành lập tự-nhiên ngọn nương theo mà sanh.

Người Tín-đồ Đại-đạo không đặng có hầu thiếp, trừ khi đã bị chích lẻ giữa đường, cần phải chấp nối. Hoặc giả, vợ chánh không con nối hậu, thì đặng phép cưới thiếp, song phải có vợ chánh ưng thuận mới đặng. Vợ chồng chẳng đặng để bỏ, trừ ra, tội nặng như : ngoại tình, thất hiếu, vân vân...

Con nít phải có cha đở đầu, phòng khi rủi bị thân côi. Con nít lên bảy tuổi phải cho học Đạo, học chữ. Việc quan, hôn, tang, tế, anh em chung lo với nhau như anh em ruột một nhà. Tang lễ không nên xa-xí, không nên quàn Linh-cửu lâu ngày, không nên dùng đồ màu sắc, không nên yến-ẫm. Việc cúng tế nên dùng đồ chay. Nhạc lễ theo Tân-luật, tang-phục y như xưa.

Quân-tử chi Đạo tạo-đoan hồ phu phụ, Đạo làm người khởi đầu tại việc lập vợ chồng ; gốc nếu rủi lầm lỗi thì sau ắt khó sửa chữa. Vậynên người Tín-đồ phải kết hôn với người đồng Đạo ; trừ ra, khi người ngoại Đạo ưng thuận nhập môn trước, rồi sau mới kết thành vợ chồng.

Trước lễ thành hôn tám ngày, chủ hôn trai phải dán bố cáo tại Thánh-thất sở tại. Ấy là ngừa trắc trở về sau. Lễ sánh duyên phải cầu chứng nơi Thánh-thất sở tại.

Việc sanh nhai, phải chọn một nghề nghiệp nào không có ý sát sanh hại vật, không bại tục tồi phong.

Răn phạt

Có luật tự nhiên có răn phạt ; nhưng cách răn phạt của Tôn-giáo chẳng giống luật Đời, mà thật cốt-yếu là răn dạy. Đại-khái như :

Kẻ nào phạm giới-luật, nếu có bạn khuyên can thì phải vui lòng nghe theo mà cải quá. Nếu kẻ phạm đã có một hai lầm bị khuyên can rồi, mà còn tái phạm nữa, thì chúng bạn được đem việc ấy trình bày với vị Chức-sắc cai quản Thánh-thất sở tại. Nếu vị Đầu-họ-Đạo đã dứt bẩn rồi mà kẻ ấy còn phạm tội nữa thì việc lầm lỗi ấy, có thể đem đến Hội-Thánh xem xét. Kẻ phạm luật Đạo, có thể bị trục-xuất, nếu tội lỗi không thể tha thứ được.

Luật XUẤT-THẾ

Tịnh-thất là một giáo-đường trang nghiêm. Tín-đồ vào đó đặng an-thần, dưỡng-trí, tu luyện đến công-viên quả-mãn. Nơi đây, mỗi người đặng thọ Bí-quyết của Đức CHÍ-TÔN truyền dạy và được dìu-dắt cho đến siêu-thoát ra ngoài vòng Càn-khôn.

Hạng Tín-đồ nầy là bực Tối Thượng-Thừa, xong xuôi tất cả bổn-phận làm người ; nghĩa là chẳng còn dính dấp với gia-đình, xã-hội nữa, mới đặng nhập Tịnh-thất. Hội-thánh sẽ xem xét kỹ-càng, trước khi thâu nhận.

Tịnh-thất có kỷ-luật riêng, ngày giờ công-phu, hoặc ăn nghỉ, mỗi mỗi đều nhứt định. Cấm người trong Tịnh-thất giao-tiếp với kẻ ngoài, hoặc thơ-tín, hay bàn chuyện cũng vậy.

Trong Tịnh-thất có luật riêng, kẻ ở Tịnh-thất nhứt nhứt phải tuân theo kỷ-luật ấy. Đó gọi là luật Xuất-thế.

Tóm lại : Lễ-nghi và Đạo-luật tuy hình thức khác nhau, nhưng đồng đem lại một kết quả. Nghi lễ để trau giồi Tâm-lý, Đạo-luật để cầm vững hành-vi. Cả hai đều giúp cho người vững bước trên đường tu-tĩnh.

Ấy vậy nên kẻ học phải biết quan sát, phải biết áp-dụng, hầu cho mình có một tinh-thần Kỷ-luật.

 

về trang chủ