Ðại
- đạo Tam
- Kỳ
phổ - độ
Tòa - Thánh
Tây - Ninh
GIÁO LÝ LƯỢT KHẢO
Tác gỉả
: Tiếp Pháp Trương Văn Tràng
Chương
thứ năm
Vỏ
trụ quan
ĐẠO
Muốn bàn giải cái quan-niệm Võ-Trụ, lẽ tất-nhiên,
chúng ta phải nói đến chữ Đạo ; bởi vì Trời-Đất
vạn-vật đều do Đạo mà sanh sống và cũng do Đạo mà
tấn-hóa đến chỗ Chí-thiện, Chí-mỹ, Chí-nhơn.
Thế mà Đạo ra sao ?
Đức CHÍ-TÔN có dạy rằng :
Khi chưa có Trời-Đất thì khí Hư-vô sanh có một
Thầy, và ngôi của Thầy là Thái-cực ; Thầy phân Thái-cực
ra Lư ng-nghi ; Lư ng-nghi sanh Tứ-Tượng ; Tứ-Tượng biến
ra Bát-quái ; Bát-quái biến hóa vô cùng mà lập thành Càn-khôn
Thế-giái, rồi Thầy phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật
là : Vật-chất, Thảo-mộc, Côn-trùng, Thú-cầm và Người,
gọi là Chúng-sanh (Xem hình Bát-quái nơi trương 49)
Bài Thánh-ngôn trên đủ khái-niệm cái Đạo xây-dựng
Võ-Trụ và sanh hóa muôn loài ; nhưng, rất vắn tắt thành
ra khó hiểu cho người ít đọc Đạo-thơ. Thừa dịp nầy,
chúng tôi xin phân tách và thuyết-minh cho rõ thêm hơn như
sau :
a)-
Khí Hư-vô mà Đức CHÍ-TÔN nói trên đây vốn vô-danh,
vô-sắc. Đức LÃO-TỬ tạm gọi là Đạo, rồi ngài giảng
rằng :
Hữu nhứt vật hổn thành, Tiên Thiên địa sanh,
tịch hề liêu hề, độc lập nhi bất cải, châu hành nhi
bất đải, khả dĩ vi Thiên-địa mẫu, Ngô bất tri kỳ
danh, tự chi vi Đạo . Có một Đấng tự sanh, chớ chẳng
phải giống chi sanh được, có trước Trời Đất, lặng
yên một mình ở trong cõi Thái-hư mà không nghiêng đổ,
lưu-hành khắp nơi mà không mệt mỏi ; Đấng ấy khá gọi
là nguồn sanh hóa Trời Đất ; Ta chẳng biết tên chi, song
mượn chữ gọi là Đạo.
Vậy Đức Lão-Tử quan niệm Đạo là Đấng Tạo
Hóa, rồi Ngài mô tả chữ Đạo đại lược như vầy :
Ta suy diễn thì thấy Đạo lúc nào cũng có một, không
biết đâu là đầu đuôi, manh mối ; thế mà nơi nào cũng
có Đạo. Ta trông lên phía trên thì không thấy phản-chiếu ánh-sáng, xem xuống
phía dưới thì không thấy ẩn-khuất bóng tối, lâng lâng
trong sạch, hồn nhiên giản-dị mà chính Đạo là bản
thể của Võ-Trụ, Chúa-Tể của muôn loài.
Cái Bản-thể của Võ-Trụ nói đây, kinh Phật gọi
là Chơn như và nói rằng : Chơn-như giã Võ-Trụ chi bổn
thể ; nải bất sanh, bất diệt, bất tăng, bất giảm,
vô thỉ, vô chung. Võ-Trụ chi hiện tượng, hữu sanh-diệt,
hữu tăng-giảm, hữu thỉ chung, vị chi vạn pháp. Vạn-pháp
tức Chơn-như, Chơn-như tức Vạn-pháp . Nghĩa là Chơn-như
là bổn-thể của Võ-Trụ, không sanh, không diệt, không
tăng , không giảm, không thỉ, không chung. Còn Võ-Trụ là
hiện tượng của Chơn-như ; Võ-Trụ có sanh tử, có tăng
giảm, có thỉ chung, nên kêu là Vạn-pháp. Vậy Vạn-pháp
là Chơn-như ; Chơn-như là Vạn-pháp.
Muốn rõ thêm, chúng ta hãy xem lời của ông Chu-Liêm-Khê
là một Danh-nho đời Tống bên Tàu nói rằng : Vô-Cự nhi
Thái-Cực ; nghĩa là Vô-Cực là Thái-Cực. Tại sao ? Bởi
vì Vô-Cực là Tịnh-thể ; Thái-Cực là Động-thể. Cái
động-thể vốn do nơi tịnh-thể mà ra, cho nên nói Vô-Cực
với Thái-Cực là một. Ông lại nói rằng Vô-Cực, nguồn
gốc của Võ-Trụ ; nó là không không và ở ngoài những
cái mà loài ý hội được. Nhưng, tuy nói là Không mà chẳng
phải là Không hẳn, vì Vô-Cực vốn tự tại, bất sanh,
bất diệt. Cái tự tại ấy chưa phát động thì gọi là
Vô-Cực ; còn khi đã phát động rồi thì gọi là Thái-Cực.
Vậy Vô-Cực với Thái-Cực là một gốc ; nhưng Vô-Cực
thì yên lặng mà Thái-Cực thì phát động và Hóa-sanh ra
Thế-giái vạn-hữu.
Tóm lại Tam-giáo đều quan niệm cái lẽ Đạo như
nhau, nhưng cách lập ngôn và dùng danh từ để giảng-giải
thì bất đồng. Đại để như nói Vô-Cực hay khí Hư-vô
vốn một thể với Thái-cực. Nhưng, Vô-Cực hay khí Hư-vô
thì siêu-việt quá người ta không thể khái-niệm được
mà chỉ khảo-sát được Thái-Cực là cơ biến dịch hóa
sanh Trời Đất vạn-vật mà thôi. Lẽ nầy chẳng khác
nào Kinh Phật nói : Chơn-như là Vạn-pháp ; Vạn-pháp là
Chơn-như. Nhờ tham khảo cơ biến hóa ấy mà người ta
hiểu được Đạo là khí Hư-vô, Vô-cực hay Chơn-như.
b)-
Câu thứ hai trong bài Thánh-nhôn trên kia nói rằng : Thầy
phân Thái-cực ra Lư ng-nghi, Lư ng-nghi sanh Tứ-Tượng, Tứ-tượng
biến ra Bát-quái, Bát-Quát biến hóa vô cùng mà lập thành
Càn-Khôn Thế-giái ; rồi Thầy phân tánh Thầy ra mà sanh
ra vạn-vật là : Vật-chất, Thảo-mộc, Côn-trùng, Thú-cầm
và Người gọi là Chúng-sanh.
Chỗ nầy, Ông Chu-Liêm-Khê nói rằng : Thái-cực có
hai thể : Động và Tịnh. Động thì sanh Dương ; Tịnh
thì sanh Âm. Thái-cực chỉ có một Động một Tịnh mà
phân ra Lư ng-nghi, tức Thái-cực sanh Âm-Dương nhị khí.
Âm-dương có tánh tương-khắc mà lại tương-hòa.
Bởi tương-khác cho nên Âm-Dương gặp nhau thì xô-xát ;
chính sự xô-xác ấy thành cơ biến hóa. Mà xô-xác cùng
cực rồi lại điều-hòa ; chính sự điều-hòa ấy là
cơ định vị Trời Đất. Thử hỏi Âm-Dương nhị khí
xô-xát, điều-hòa, cách nào mà định vị Trời Đất ?
Thì sách chép rằng : Trong lúc Âm-Dương hỗn-độn, khí
nhẹ bay lên thành Trời ; khí nặng chìm xuống thành Đất.
Khi Trời Đất định vị cao thấp rồi trong khoảng không
gian ở giữa Trời Đất, khí Âm khí Dương lại xô-xát
điều hòa nữa mà sanh hóa muôn loài. Vạn-vật đến lượt
chúng nó, khi đã trưởng thành thì giống đực, giống
cái giao-cấu mà sản xuất thêm mãi ; chỗ nầy, Kinh Dịch
nói : Thiên-Địa nhơn huân vạn-vật hóa thuần ; Nam Nữ
cầu tinh vạn-vật hóa sanh .
Ông Chu-Chu-Liêm giải một cách khác hơn nữa rằng
: Dương độn thì biến hóa ra, Âm tịnh thì tập hợp lại
; bởi sự biến-hóa ra và sự tập-hợp lại mà Âm-Dương
sanh ra Ngũ-hành là : Thủy, Hỏa, Kim, Mộc và Thổ. Cái
chơn của Vô-cực là Lý, cái Tánh của Âm-dương Ngũ-hành
là khí.
Lý
Khí diệu hợp mà quẻ Kiền sanh con trai, quẻ Khôn sanh
con gái. Rồi Âm-Dương giao cảm (Khí hòa) mà hóa sanh vạn-vật
; Nam Nữ giao cảm (hình hòa) mà sanh sản vô cùng tậm.
Cơ tạo hóa vạn vật giảng giải như thế cũng khá rõ
rồi. Bây giờ thử so sánh Đạo-học với Khoa-học.
Khoa-học ngày nay cũng nhìn nhận cái thuyết Âm-Dương
do Đạo-học phát minh là đúng sự thật ; song, Khoa-học
dùng danh từ khác. Đại-để như nói rằng : Trong Võ-Trụ
bao-la, có những điện-tử vận hành mãi mãi, không lúc
nào ngừng, mà sự vận-hành của điện-tử luôn luôn điều-khiển
bởi một Sức mạnh phi thường (tức ám chỉ về Thượng-Đế).
Trong điện-tử, Khoa-học lại nhận thấy có hai thứ khác
nhau là : Điện-tử Âm và điện-tử Dương. Hai thứ điện-tử
nầy dung hiệp làm một Nguyên-tử (1) (Điện-tử-hệ).
Nhiều Nguyên-tử dung hiệp thành một Tế-bào là nguyên-liệu
sanh thành vạn-vật. So sánh hai thuyết nầy thì chúng ta
thấy Khoa-học nói : Điện-Tử Âm và Điện-tử Dương
hiệp thành nguyên-tử, còn Đạo-học lại nói : Khí Âm
và khí Dương diệu hiệp thành một Khí-cơ . Hai danh-từ
tuy khác mà tựu-trung chỉ là một vật thôi.
Thật khoa-học tiến một bước rất dài. Ước gì
một ngày kia Khoa-học và Đạo-học hiệp nhau thành một
Học-thuật vừa tinh-thần, vừa vật-chất, để đưa nhơn-loại
tiến lên đường tiến hóa.
(1) Nguyên-tử.- Chất hơi, chất đặc, chất lỏng, vân vân... đều
là Vi-tế-bào (cellule) cấu thành. Trong mỗi Vi-tế-bào co& nhiều Nguyên-tử (Atomes). Người ta
phân tách nguyên-tử ra thì có Điện-tử Âm và Điện-tử
Dương.
Một hột Điện-tử Dương có nhiều hột Điện-tử Âm chạy chung
quanh, cũng như nhiều quả địa-cầu xoay chung quanh mặt
Nhựt vậy.
c)- Đó là bàn chung Võ-Trụ Vạn-vật. Bây giờ, chúng ta xét trở
lại người ta đối với Đạo là thế nào?
Mặc dầu chúng ta nhờ Cha Mẹ (hình hòa) mà sanh ra Nhục-thể ;
song phần Hồn (Lý) và Khí cũng vẫn còn liên đới với
Đạo, rất chặt-chẽ. Đó là chỗ mà Đơn-kinh nói rằng
: Người là Tiểu-Thiên-Địa, tức người có đủ Âm-Dương
và Ngũ-Hành, y như Võ-Trụ là Đại-Thiên-Địa vậy. Thế
đủ hiểu người ta nhờ Cha Mẹ mà có Nhục-thân, nhờ
Võ-Trụ mà có phần Khí và nhờ CHÍ-TÔN ban cho một điểm
Tánh-linh để làm Hồn ; gọi tóm tắt là Tinh-Khí-Thần
(Tam-bửu).
Thì đây, sự phản bổn hườn nguyên của người
đời cũng chỉ có theo Đạo mà trở về với Cội-Sanh
mình là Trời mà thôi ; chớ chẳng có con đường nào khác.
Hoặc nói trắng ra là một Chơn-linh đã đến cõi Trần
rồi ; nay muốn trở về với Thái-cực thì phải nương
theo sự vận-hành của cái máy Âm-Dương mà trở về, chớ
không có phép nào khác nữa. Đạo thơ nói đó là phép
Luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hiệp Thần, luyện Thần
hườn Hư vậy.
Đại để như thế ; nhưng muốn công-phu có kết-quả
mỹ-mãn thì phải dày công khó nhọc lắm. Trước nhứt
phải có đức tin chơn chánh, để làm đuốc dẫn đường
và Trời Phật dìu dắt, rồi còn phải tạo dựng Phước-đức
và Trí-huệ viên-mãn thì mới mong siêu-thoát được.
Quan niệm về Thiên-Triều
Chúng ta trông thấy Võ-Trụ bao-la ; trên có Trời,
dưới có Đất, ở giữa có Sơn-hà, Thảo-mộc, Thú-cầm
và Người ta. Nếu suy-diễn ra nữa thì trong cái Thế-giới
Vạn-hữu nầy, còn có một Thế-giới Tinh-thần nữa.
Phần Thiêng-Liêng ấy do đức CHÍ-TÔN vi chủ và Thần, Thánh,
Tiên, Phật, hộ trì. Cái cơ-quan nầy chúng tôi tạm gọi
là Thiên-Triều, tức Triều-Thượng-Đế. Bà Bát-Nương
Diêu-Trì-Cung giáng cơ dạy về Thiên-Triều như vầy :
Trong Võ-Trụ bao-la, Không-gian ở trên là Thượng-từng
Bí-pháp của mọi quyền năng Thiêng-liêng, Đấng CHÍ-TÔN
vi chủ. Thần, Thánh, Tiên, Phật hộ trì. Thời gian ở
dưới có đủ Khí-chất, để tạo dựng Võ-trụ hữu-vi
và vật-chất hữu-hình. Phép nhiệm mầu vô biên ấy do
quyền năng tuyệt-đối của Đức CHÍ-TÔN vận chuyển,
trụ lập Thiên-thơ, định thần Thiên-Điều, khiến cho
Không-gian phối hợp với Thời-gian mà xây dựng Thế-giới
vạn-hữu. Đó gọi là Thiên-Triều thống-trị cơ sanh hóa
và đoạt vị của Bát-hồn. Chúng tôi thể theo Thánh-ngôn
trên đây mà kể sơ lược như sau :
a)- Cửu-Thiên.
1-
Hư-Vô Cao-Thiên là từng Trời phán ngự Càn-Khôn, do Đức
CHÍ-TÔN vi chủ.
2-
Hạo-Nhiên Huyền-Thiên là nơi định pháp, do Đức Thái-Thượng
Đạo-Tổ vi chủ.
3-
Phổ-Hóa Huyền-Thiên hay Phi-Tưởng Diệu-Thiên là nơi
hóa độ quần linh, do Đức Nhiên-Đăng Cổ-Phật vi chủ.
4-
Tạo-Định Cao-Thiên hay Thượng-Thiên Hổn-Ngươn là nơi
phân định Càn-Khôn, do Đức Hồng-Quân Lão-Tổ vi chủ.
5-
Tạo-Hóa Huyền-Thiên là nơi sanh hóa Bát-Hồn, do Đức
Phật-Mẫu vi chủ.
6-
Kim-Thiên là nơi phát sanh bổn chất của Chơn-thần, dưới
sự điều-khiển của Tạo-Hóa Huyền-Thiên.
7-
Huỳnh-Thiên.
8-
Xích-Thiên.
9-
Thanh-Thiên là ba từng Trời lập định thứ bậc Tấn-Hóa
của các Nguyên-Nhân, do Hiệp-Thiên-Cung vô-vi hành-hóa.
b)- Thiên-Cung.
Ngọc-Hư-Cung là ngôi của Đấng Chủ-tể Càn-Khôn
Võ-trụ, có sẵnThiên-Điều là luật thưởng phạt Bát-Hồn.
Ngôi hành pháp là Linh-Tiêu-Điện có đủ oai-linh của Thái-cực
Thánh-Hoàng ban bố, để giữ máy hành-tàng hư thiệt.
Cực-Lạc Thế-Giái là ngôi chấp-chưởng luật Nhơn-quả,
Luân-hồi, định-vị cho Bát-Hồn, tức định phẩm trật
cho cả Vạn-linh trên đường lập vị Thiêng-Liêng.
Luật Tấn-Hóa của Bát-Hồn do quyền năng vô đối
của Đức CHÍ-TÔN phán định. Chơn-pháp ấy vận hành
từ vô-vi ra hữu tướng ; từ hữu-tướng trở lại vô-vi,
mỗi mỗi đều căn cứ vào :
Hư-không
là chuẩn-đích ;
Vận-chuyển
là hành-tàng ;
Điều-hòa
là phương-pháp ;
Chơn-chánh
là phương-định.
c)- Thiên-Thơ và Thiên-Điều.
Thiên-thơ là hiến-pháp bất di, bất dịch, của cơ
Tạo-đoan. Nguyên khi định thành Càn-khôn rồi, Đức CHÍ-TÔN
vi chủ ; chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự-trị thì cả
quyền năng hiệp lập Thiên-thơ, là nền tảng cơ Tạo-thế.
Thiên-điều là luật Trời, do Thiên-thơ mà lập thành,
để giữ vững giềng mối vận chuyển : Không ra Sắc,
Sắc trở lại Không . Luật Công-bình và Bác-ái tại Thế-gian
vốn là biến thể của Thiên-điều, nhứt là luật Luân-Hồi
và Nhơn-Quả mà Tam-giáo đã phổ biến từ ngàn xưa.
d)- Luật Luân-hồi.
Luân-hồi nghĩa là xoay vần mãi, cũng như bánh xe
lăn qua rồi lăn qua nữa, không lúc nào ngừng. (Về Đạo-pháp,
bị thiếu trang 46,47).
Muốn lập đức-tin chơn-chánh, chúng ta chớ vội
tin nh ng lời của người nói, mặc dầu người ấy là
một vị truyền-giáo, mặc dầu lời ấy đã chép trong
kinh sách của ai. Phải dùng lý-trí mà suy-nghĩ, với một
cách vô-tư, cho biết rằng : Việc ấy có đem lại hạnh-phúc
cho cá-nhơn, cho gia-đình, cho xã-hội và tất cả loài Người
chăng ? Nếu quả như vậy, rồi chúng ta sẽ tin. Một khi
đã có đức tin thì cứ giữ một lòng tinh-tấn làm theo
cho đến kết-quả. Tâm thần chúng ta luôn luôn phải được
lọc-lược thanh-khiết, cầu cho mình có đủ sáng suốt,
phân-biệt, với một cách vô-tư, những lẽ chánh tà, phải
quấy ; phải tránh nhứt là sự làm nô-lệ cho kiến-văn,
thành-kiến, do tình cảm gây ra. Đức-tin phải có lý-trí
xét đoán. Cái biết phải nhờ cái làm hoàn thành. Cả
tri hành hiệp nhứt mới có thể đưa người ta đến cảnh
Quang-minh chánh-đại.
Đức tin chơn-chánh rất hữu-dụng cho người đời,
như đối với gia-đình, nếu người ta tin có Trời soi
xét việc làm của người, để thưởng phạt thì ắt có người
con làm tròn đạo-hiếu, người anh em làm tròn nghĩa đệ
huynh, còn đối với làng nước nếu người ta có đức
tin chơn-chánh thì, ngoài sự kiêng phép nước, người ta
còn sợ luật Trời nữa. Thiết tưởng mỗi người ăn
ở như thế thì ắt Gia-đình, Xã-hội sẽ được thái-bình.
Còn đối với hạng người Xuất-thế thì đức-tin chơn-chánh
là ngọn đuốc rọi đường tu-tỉnh và đưa mình đến
Chơn-Thiện-Mỹ.
TIÊN
THIÊN BÁT-QUÁI
Càn
Đoài
Tốn
Ly
Khảm
Chấn
Cấn
Khôn
HẬU
THIÊN BÁT-QUÁI
Ly
Tốn
Khôn
Chấn
Đoài
Cấn
Càn
Khảm
Trong trương 39 có bài Thánh-giáo nói về Bát-Quái,
chúng tôi theo kinh Dịch kể sơ lược sự tích của Bát-Quái
như sau, để cho độc-giả biết qua.
Vua Phục-Hi sanh về đời tối cổ bên Tàu, là thời
kỳ Thần-linh-học phát triển đến cực-độ ở Á-Đông.
Ngài là một ông vua Minh-quân : tài cao, đức trọng, tinh-thần
minh-mẫn, hàm dưỡng được Trí-Huệ của Thượng-Đế
ban cho ; thành thử, Ngài xem suốt cõi Vô-hình. Khi dạo
chơi nơi bờ sông Hà (ngày nay gọi là sông Huỳnh-Hà ,
vì sông ấy có cát vàng). Ngài trông thấy một con vật
mình ngựa, đầu Rồng, danh gọi là Long-Mã, trên lưng có
55 nút chấm. Vua Phục-Hi do đó mà lập ra Bát-Quái (Tám
quẻ) gọi là Tiên-Thiên Bát-Quái, hay Phục-Hi Bát-Quái.
Long-Mã
: Theo sách Nho thì Long-Mã có thân hình cao 8 thước,
5 tấc (thước Tàu), xương cổ dài, chưn Ngựa, đầu Rồng
và trên mình có vảy như vảy Rồng.
Rồng là một vật trong số Tứ-Linh ; có đủ nơi
mình những cái tinh túy của Võ-trụ. Ngựa là vật chở
người, chở đồ vật, đi mau lẹ. Tóm lại, Long-Mã tượng
trưng Thời gian trôi qua mau lẹvà mang theo tất cả sự vật
của Võ-trụ , tức là chỉ vào Thời gian lúc nào cũng
luân chuyển ; mang theo tất cả sự vật với một cách
Thiêng-Liêng . Long-Mã gồm cả Thể đức của hai vật Rồng-Ngựa
(Âm-Dương) là vật linh mang chở cả cái Thần-bí, tinh-túy
của Trời đất để chan rưới khắp cõi đời sanh tồn.
Kinh Dịch nói : Long-Mã là vật linh kết hợp bởi
8 cái tinh-túy ở trong Thái-dương-hệ, hiển hiện dưới
con mắt Thần của Vua Phục-Hi là một Thánh-Vương coi được
các Vật trong cõi Vô-hình, thấy rõ vật linh của Trời
Đất, mang chở những cái tinh-anh của Thái-dương-hệ.
Lạc-thơ - Là sách do sông Lạc mà lập thành. Nguyên
vua Võ, Thỉ-tổ của nhà Hạ, khi nước lụt ra trấn nước
ở sông Lạc. Khi nước cạn, Vua Võ thấy một con Linh-Qui
đội cầu, trên lưng có số 9, Vua Võ theo đó mà sắp thứ
tự thành ra Lạc-thơ hay Hậu-thiên Bát-Quái.
|