Ðại
- đạo Tam
- Kỳ
phổ - độ
Tòa - Thánh
Tây - Ninh
GIÁO LÝ LƯỢT KHẢO
Tác gỉả
: Tiếp Pháp Trương Văn Tràng
CHƯƠNG
THỨ SÁU
Nhơn
sanh quan
Tâm :
Người ta có một cái Tâm . Cái cớ sở dĩ Nhơn-sanh
tối linh ư vạn-vật cũng chỉ vì cái Tâm đó. Nếu có
người hỏi Tâm do đâu mà có và nó ra sao, thì chúng ta
trả lời rằng : Tâm ngườii ta là điểm tánh linh của
Thượng-Đế ban cho, và Tâm người cùng Tâm của Võ-trụ
đồng nhứt lý.
Muốn xác nhận điều nầy, xin
xem kế đây :
a)- Bài Thánh-Ngôn của Đức CHÍ-TÔN
mà chúng ta đã khép trong trang trước có một đoạn như
vầy : Khi tạo dựng Càn-Khôn Thế-giái rồi, Thầy phân
tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là : Vật chất, Thảo-mộc,
Côn-Trùng, Thú-cầm gọi là Chúng-sanh .
b)- Ông Vương-Dương-Minh nói :
Tự kỳ hình giả vị chi Thiên ; chủ tể giả vị
chi Đế, lưu hành giả vị chi mạng ; phú quí nhơn giả
vị chi tánh ; chủ ư Thân giả vị chi Tâm . Nghĩa là nhắm
vào hình tướng thì gọi là Trời, nhắm vào Chúa-Tể Võ-Trụ
thì gọi là Đế, tức Thượng-Đế ; nhắm vào sự lưu-hành
trong Võ-trụ thì gọi là mạng, phú cho người thì gọi
là Tánh, làm chủ củaThân phàm thì gọi là Tâm.
c)- Sách xưa có câu nói rằng : Nơi Trời thì gọi
là Mạng, nói người thì gọi là Tánh, nơi sự thì gọi
là Lý, làm chủ Thân-phàm thì gọi là Tâm. Tuy Mạng, Tánh,
Lý, Tâm khác danh từ song cả thảy là một mà thôi(Tại
Thiên vi Mạng, tại Nhơn vi Tánh, tại Sự vi Lý, chủ ư
Thân vi Tâm, kỳ thật nhứt giã). Thế đủ rõ Trời với Người tương-liên mật-thiết là dường
nào ! Và cũng vì cái lẽ tương-liên ấy, cho nên người
phải theo Đạo mà sanh sống và tấn-hóa. Trái lại, người
nào càng xa Đạo bao nhiêu, thì càng phải chịu thống khổ
bấy nhiêu, cho nên Đạo-đức-Kinh nói :
Thiên đắc nhứt dĩ thanh ; Địa đắc nhứt dĩ ninh
; Thần đắc dĩ linh ; vạn-vật đắc nhứt dĩ sinh. Kỳ
trí chi nhứt giã, Thiên vô dĩ vi
thanh ; tương khủng liệt ; Địa vô dĩ vi ninh, tương khủng
phiệt ; Thần vô dĩ vi linh, tương khủng kiệt, vạn vật
vô dĩ vi sinh, tương khủng diệt .
Nghĩa là Trời đặng Một (Đạo) thì trong sáng ;
Đất đặng Một thì bền-vững ; Thần đặng Một thì
linh-thiêng ; muôn loài đặng Một thì sanh sống và tấn-hóa.
Đến như số Một nói đây, tức Đạo, nếu Trời chẳng
đặng nó, để làm cơ-sở trong sáng thì e Trời phải tối
; Đất chẳng đặng nó, để làm cơ-sở bền-vững thì
e Đất phải sụp đổ ; Thần chẳng đặng nó, để làm
cơ-sở linh-thiêng thì e Thần phải kiệt ; muôn loài chẳng
đặng nó, để làm cơ-sở sinh-tồn thì e muôn loài phải
tiêu diệt.
Theo lẽ nầy mà suy ra thì thấy rằng Chúng-sanh nếu
không lấy Đạo làm cơ-sở cho đời sống thì phải chịu
thống-khổ và đi làm đến chỗ diệt vong.
Bây giờ thì thử hỏi tại sao mà Chúng-sanh không
theo được Đạo ?
Vả lại, Đạo vốn vô-vi ; Tâm người ta lúc ban
đầu cũng vô-vi như Đạo ; cho nên nói : Tâm tức Đạo,
Đạo tức Tâm. Nhưng khi làm chủ Phàm-thân, Tâm bị Phàm-thân
kích-thích mà Tâm biến-sanh một trạng-thái thứ nhì nữa,
mạng danh là Thức-tâm hay Thức-tánh. Chính cái Thức nầy
là một động-lực làm cho Tâm mất cái lý Vô-vi, thành
ra con người phải xa Đạo.
Giảng-giải sự biến thiên của Tâm, Ông Vương-Dương-Minh
nói rằng : Thân chi Chủ-tể tiện thị Tâm ; Tâm chi sở
phát tiện thị Ý ; Ý chi bổn-thể tiện thị Trí ; Ý chi
sở tại tiện thị Vật . Làm chủ của Thân thiệt gọi
là Tâm ; phát động của Tâm thiệt gọi là Ý ; bổn thể
của Ý thiệt gọi là Trí ; Ý để chỗ nào thì chỗ ấy
là Vật (việc). Ví-dụ : như hiếu với Cha Mẹ. Vậy Ý
ngưng chỗ chữ hiếu ; cho nên hiếu là một việc.
Theo đó, chúng ta có thể tóm tắt như vầy :
-
Tâm
-
Tánh
-
Ý
-
Trí
-
Vật
hay việc
Tâm là cái Thông-danh, hổn-hàm cả Tánh bổn-nhiên
và Thức-tánh, tức là Ý, Trí, Vật như đã nói trên.
Phật-giáo cũng mô-tả Thức-tánh rất rõ ràng lắm.
Chúng tôi xin chép bài Bát-thức kế đây để mở rộng
tầm suy nghĩ của mình.
Bát-thức
Nói về Thức-tánh biến-thiên muôn vạn tình-thức
khác ; nhưng Phật gọi tóm tắt là Bát-thức kể như sau
:
Giai đoạn thứ nhứt. - Nói về sáu thức bên ngoài.
Khi Phàm-thân khôn lớn thì khuynh hướng về vật-chất
cầu sự nuôi sống và giúp vui ; vì nó thuộc vật-chất
phải nhờ-vã nơi vật-chất. Nhơn đó mà Lục-căn của
Phàm-thân tiếp xúc Lục-trần mà sanh ra Lục-thức.
Xem bản thống-kê Lục-thức kể đây :
Bản thống-kê Lục-thức
Lục-Căn
Lục-Trần Lục-thức
Nhãn
Sắc Nhãn-thức
Nhĩ
Thinh Nhĩ-thức
Tỉ
Hương Tỉ-thức
Thiệt
Vị Thiệt-thức
Thân
Xúc Thân-thức
ÝPháp
(tức sự Ý-thức vật ở đời)
Năm thức trên do Ngũ-quan tiếp xúc với ngoại-vật
mà sanh. Tuy mỗi thức có cái biết riêng của nó. Mắt
biết sắc ; tai biết tiếng ; Mủi biết mùi ; Lư i biết
vị ; Thân biết cảm xúc ; nhưng năm thức ấy biết mà
không có tư-lương, suy-nghĩ ; đến chừng chúng nó truyền
cái biết vào Ý-thức thì cái Thức thứ sáu nầy mới
phân-biệt tốt xấu, hơn kém.
Lòng ham muốn vật-chất do đó mà sanh. Từ đó về sau tình-dục
đua nhau mà làm loạn Bổn-tâm.
Ví
dụ : Anh X muốn có một chiếc xe du lịch.
Lòng ham muốn giục thúc anh ta phải lo liệu, làm
lụng, thế nào cho có tiền để mua xe. Nếu mua được
chiếc xe thì vui mừng, thỏa thích, rồi lại đâm ra sợ
mất, sợ hư, mà phải lo gìn giữ chăm nom. Trái lại, nếu
thất vọng thì anh X buồn rầu phiền não, rồi âm mưu,
tính kế, làm ra tiền, có khi anh ta dám làm việc ích-kỹ
hại nhơn nữa.
Những tình-dục ở trong Thức thứ sáu (Ý-thức)
cứ theo Nhơn-duyên bên ngoài mà hoạt động. Người ta,
sở dĩ, khổ não lắm, chỉ vì Tình-dục ấy.
Giai đoạn thứ hai.- Thức thứ bảy và thứ tám.
Tình dục ở nơi Ý-thức, hoạt động mãi hoạt động
mãi đến khi hết cơ duyên rồi nó lại ngấm theo Thức
thứ bảy, mạng danh là Truyền-Tống-Thức (Manas) mà vào
Thức thứ tám, mạng danh là Hàm-Tàng-Thức (Alaya). Tình
dục ẩn núp trong Hàm-Tàng-Thức để chờ cơ duyên thuận
tiện khác mà hoạt động lại nữa : Tình dục ấy, về
sau, thành ra tánh tự nhiên của người.
Lúc vô sự, nó yên lặng như không,
nhưng khi gặp cơ hội thì nó dấy động mau lẹ, cũng như
Lương-tri, hay Lương-năng. Người ta, nếu không nghĩ lại
thì nhận lầm nó là Bản ngã của mình, rồi lấy đó
mà làm then chốt cho đời sống. Chúng ta thấy có người
đương vui mà bỗng nhiên buồn, đương giận mà bỗng nhiên
lại thương, vân vân... Ấy là tại người ta sống theo
Bản ngã giả hiệp đó vậy.
Nói tóm lại Bát-thức là :
Nhãn-thức
Nhĩ-thức
Tĩ-thức
Thiệt-thức
Thân-thức
Ý-thức
Manas thức (Truyền-Thống-Thức)
Alaya-thức (Hàm-Tàng-Thức).
Sáu thức trên đã giải được rồi, bây giờ xin giải rõ hai
Thức sau.
Thức thứ bảy, theo danh từ Truyền-Thống-Thức mà
định-nghĩa, thì nó là cái Thức truyền các cái Thức
bên ngoài vào trong Hàm-Tàng-Thức.
Trái
lại, nó cũng truyền tống những ý niệm của Hàm-Tàng-Thức
ra ngoài Thức thứ sáu kia nữa. Thức thứ tám (Hàm-Tàng-Thức)
nghĩa là nó ngậm chứa cả các Thức. Nó cũng có tên khác
là Chủng-Tử-Tạng , nghĩa là cái Tạng chứa đủ cả
các hột giống. Chúng sanh, sở dĩ, làm Chúng sanh hay làm
Phật, cũng do nó mà ra, cho nên gọi nó là hột giống Luân-hồi.
Nghĩa
là cái Bản-ngã giả-hiệp nầy, khi sanh tiền, thì lưu
ẩn trong Hàm-Tàng-Thức mà hoạt động theo vật-chất,
để cầu lợi cho Nhục-thân ; mãi đến khi tử-hậu thì
nó trở về Bạch-Tịnh-Tạng để di chuyển sanh kiếp khác
nữa. Thế nên trong lúc Nhục-thân nầy đương tiêu tan
dưới mồ thì nó lo sửa soạn kết tạo Thể-thân khác
cho kiếp vị-lai. Và cứ thế mà sanh-tử, tử-sanh mãi,
không bao giờ ra được, nếu người ta không tự giác ngộ.
Người trí-giả đã rõ cái lý do thống-khổ, rồi
người ta tìm phương giải khổ. Phương pháp ấy thì nhiều,
mỗi người quan niệm một lối. Thì đây, cái lối của
chúng ta, là Minh-tâm Kiến-tánh, có sáng suốt được Tâm
của mình để phân biệt đâu là Vọng, đâu là Chơn ;
rồi sau mới đi lần đến sự thông sáng hoàn toàn là
cái năng-lực đưa người siêu thoát ra ngoài vòng sanh-tử.
|