Ðại
đạo Tam
kỳ
Phổ độ
Tòa Thánh
Tây Ninh
-------o0o-------
LỜI
THUYẾT ĐẠO
CỦA
ĐỨC
HỘ-PHÁP
Năm
NĂM KỶ-SỬU & CANH-DẦN
QUYỂN 3 (tiếp theo)
HỘI-THÁNH GIỬ BẢN-QUYỀN
IN
LẦN THỨ NHỨT
NĂM GIÁP-DẦN
(1974)
Đền-Thánh thời Tý
Đêm mùng 8 tháng giêng năm Canh-Dần (1950)
MỤC
ĐÍCH NỀN CHƠN-GIÁO LÀ AN-ỦI
CHIA SỐNG LẪN
NHAU
Đêm nay nếu chúng ta co tay đếm lại Đức Đại-Từ-Phụ đã đến
chung hiệp cùng chúng ta, đem Chơn-Giáo Ngài làm phương cứu
thế đã 25 năm rồi. Bần-Đạo nhớ lại khi Đại-Từ-Phụ mới đến,
Ngài gởi con-cái của Ngài với sứ-mạng thiêng-liêng đến
thế-gian nầy cùng Ngài, đến chung hiệp làm một cùng nhau
đặng lập thành thánh-thể của Ngài. Hai mươi mấy năm, chúng
ta tưởng lại sự khổ tâm nhọc tri của Ngài, chúng ta phải
bùi-ngùi cảm-động. Đức Đại-Từ-Phụ với lòng đại-từ đại-bi của
Ngài không thể gì nói đặng, hai mươi mấy năm trường Ngài đến
Ngài độ từ đứa, Ngài dụ từ người, đem cả một thể-thống
thiêng-liêng vô cùng vô tận, quí-hóa kia đổi lại một tấm
yêu-ái của chúng ta đặng làm cơ-quan cứu thế, buổi Ngài mới
đến, Bần-Đạo thú thật phần nhiều anh em chúng ta buổi nọ
không hiểu Đạo là gì, dầu đàn anh chúng ta đã có sứ-mạng nơi
mình lãnh trách-nhiêm làm thánh-thể cho Ngài khi ấy cũng
không biết Đạo là gì cả, chỉ nhắm mắt theo Ngài mà thôi ;
chính Bần-Đạo buổi nọ, Đại-Từ-Phụ nói với Bần-Đạo một lời
thiết yếu :
“Tắc, dâng cả
mảnh thân con đặng Thầy tạo Đạo cứu Đời con có chịu chăng ?”
Bần-Đạo trả lời với Ngài một cách quả-quyết rằng : Nòi-giống
con còn nô-lệ, nước nhà còn lệ thuộc thì làm thế nào con tu
cho đặng. Ngài cười nói: như điều ấy các con không là đặng
đâu, để cho Thầy, tiếng để đó cho Thầy, Bần-Đạo nhớ lại dễ
như không, mà đã hai mươi mấy năm trường rồi đó, Ngài hứa
khi Ngài mới đến cùng Cao-Thượng-Phẩm và Bần-Đạo cuối năm Tý
đó vậy, theo phàm tánh của chúng ta có lẽ buồn, nhưng vì
chúng ta sống trong thời-gian, còn Đức Chí-Tôn sống trong
không-gian, chúng ta tính từ ngày, tháng, năm, còn Ngài chỉ
lấy quyết-định của Ngài làm căn-bản mà thôi. Lời hứa đơn-sơ
ấy ngày nay chúng ta đã thấy rằng Ngài không bao giờ thất
hứa với chúng ta đó vậy, nếu chúng ta đoán-xét kỷ cơ-quan
của Ngài đã thi-thố giải ách nô-lệ cho nòi-giống Việt-Nam,
chúng ta ngó thấy một hành-tàng khắc-khe khó nói, thi thố
với một cách mà trí-óc phàm chúng ta không thể đoán đặng và
Bần-Đạo nói rằng : không có một tay phàm thi-thố đặng ; muốn
giải ách nô-lệ cho nước Việt-Nam mà dùng quyền phép vô-biên
của Ngài đào độn cả Vạn-Quốc hoàn-cầu đặng làm cho sôi nỗi
một trường chiến-tranh của toàn thế-giới, giục-thúc các nước
còn lạc-hậu chiến-đấu lấy cho đặng quyền sở-hữu của họ,
giành cho được độc-lập cho nòi-giống và Quốc-Gia của họ,
quyền sở-hữu ấy là quyền định sống của họ đó vậy. Nơi cõi
Á-Đông nước nào còn lạc-hậu đều đặng giải-thoát, đều
chiến-đấu đặng tranh độc-lập và thống nhứt. Nước nhà
nòi-giống Việt-Nam cũng tấn triển theo khuôn luật ấy mà định
vận-mạng lấy mình, không coi lại sự độc-lập và sự thống-nhứt
nước Việt-Nam, có nhiều điều khắc-khe, mà trí-óc phàm nầy
không thể làm đặng nên phải dùng tay của Đức Chí-Tôn, và cả
con-cái của Ngài. Bần-Đạo đứng nơi Tòa-Giảng nầy không nói
thêm không nói bớt ; khó nhứt là nước Việt-Nam, nòi-giống
Việt-Nam Quốc-Gia Việt-Nam đã thiếu Ngài một nợ tình không
biết giá-trị nào nói cho đặng, thâm-tâm của Ngài muốn gieo
món nợ tình với Quốc-Dân Việt-Nam đặng chi, ta nêu một dấu
hỏi ?. Thêm cho đủ yêu-lý ấy, Bần-Đạo nói sự mơ-ước của Ngài
rất đơn-giản rất nhẹ giá-trị không cùng, chỉ muốn Quốc-Dân
Việt-Nam là thánh-thể của Ngài, tay thế hình-ảnh của Ngài
đặng chia khổ cho Ngài, chung hiệp cùng Ngài hầu nâng-đỡ kẻ
khổ , an-ủi tâm-hôøn nhơn-loại đang đau đớn trong buổi
cạnh-tranh giành sống của họ, của cơ-quan tranh-đấu cho kỳ
đặng độc-lập đặng bảo vệ sanh-mạng của họ, nếu không
mực-thước chuẩn-thằng định tâm-lý của họ, dầu cho đấu tranh
để lập quyền sống của mình, ít nữa phải có Nhơn-Đạo đặng
giúp mạng sống của người, chớ đừng bảo vệ mạng sống của mình
để chiếm đoạt mạng sống của kẻ khác, tấn tuồng ấy Bần-Đạo
chỉ nói là quả kiếp mà thôi, Đức Chí-Tôn Ngài đến lập nền
Chánh-Giáo của Ngài cốt-yếu làm thế nào đừng cho họ cướp
sống lẫn nhau mà an-ủi với nhau ấy là chí hướng của Ngài đó
vậy.
Ngày mùng 8 tháng giêng
năm Canh-Dần (1950)
LỄ KỶ-NIỆM ĐỆ TAM CHU NIÊN
QUÂN-ĐỘI CAO-ĐÀI
Thưa Chư
Chức-Sắc Thiên-Phong nam, nữ, Hội-Thánh.
Thưa các Quan-Viên, Chức-Sắc.
Thưa các ban đồng-chí và chiến binh Cao-Đài.
Bần-Đạo hôm nay đến đứng trên Giảng-Đài nầy có linh-cảm khác
hơn hai kỳ trước.
Bần-Đạo thú thật đã trót hai mươi mấy năm lãnh sứ-mạng
thiêng-liêng hòa tâm cho toàn thiên-hạ nắm cơ thiêng-liêng
của Đức Chí-Tôn phú-thác, đem cái thuyết Bác-ái từ bi ra cứu
vãn tình thế cho nhơn-loại đương cực-kỳ đảo lộn, sợ e cho sự
nhiệt-huyết tranh-đấu của họ, đặng định phương sống tự-do
của họ, dìu-dẫn xô-đẩy họ đến con đường diệt-vong mà chớ.
Nếu không có năng-lực đạo-đức bảo thủ Nhơn-đạo họ cho chắc
chắn vững-vàng thì họ sẽ đi đến con đường diệt-vong.
Thưa các Ngài từ bao giờ ai đã đi trên con đường chiến-đấu
thì chỉ ngó con đường quyết thắng mà thôi, còn
cái khuôn-khổ ái-tuất thương-sanh, họ đã liện ra ngoài hành
tàng của họ.
Bần-Đạo hồi tưởng lại, khi trở về bản-xứ sau 5 năm bị đồ lưu
nơi hải-ngoại, thì thấy một trường náo-nhiệt chiến-tranh đã
biến sanh trong nước. Cái lẽ mất còn của chủng-tộc, có lẽ
tùng theo cái khuôn-luật tấn triển trên thế-giới.
Hôm nay cái quyền-năng tranh-đấu của họ, đã chán hiểu không
có một năng-lực nào kèm-thúc cái chí-hướng của nhơn-loại
định vận-mạng lấy mình, tranh thủ cho tồn-tại và độc-lập nơi
mặt địa-cầu nầy.
Tuy đã biết bổn phận như thế, nhưng có một điều ân-hận hơn
hết là chính giữa nước Việt-Nam thân-ái của đồng-đạo dầu cho
Bần-Đạo là tượng-trưng tinh-thần Quốc-Tế, nhưng xin thú
thiệt nòi-giống của Bần-Đạo vẫn là Việt-Nam, Bần-Đạo còn
thiếu nợ tình của Việt-Nam, Bần-Đạo buộc phải trả.
Trót một đời tranh-đấu cốt-yếu để giải ách nô-lệ cho người
Việt-Nam không phải vì chủ-hướng chủng-tộc, mà vì công-lý.
Bần-Đạo hôm nay vẫn tiếp-tục cho đến cùng tới giờ chót ;
nhưng cái lý-do giải ách nô-lệ cho các sắc dân lệ-thuộc là
đầu tiên hơn hết.
Bần-Đạo chán hiểu trường tranh-đấu phải hủy bỏ nhơn tình,
nhưng Bần-Đạo thú thật có một điều làm cho náo nhiệt là cảnh
tượng của những tay dẫn đạo tương-lai cho nước nhà
chủng-tộc, lại vô tình tiêu-diệt các phần tử ái-quốc
chơn-chánh nồng-nàn, vì lý-tưởng mà vì cạnh-tranh của
đảng-phái.
Một điều mà Bần-Đạo lấy làm lạ hơn hết là : những
công-nghiệp vĩ-đại của Đạo Cao-Đài khi tự cường ngày mùng 9
tháng 3 năm 1945. Đáng lẽ các quân công ấy, cả Quốc-Dân
Việt-Nam điều thiếu mối nợ tình của họ mới phải. Trái lại
khi Bần-Đạo trở về thấy con chiên vô tội của Đức Chí-Tôn và
Quốc-Dân vô cớ, Việt-Nam bị đứng giữa hai đường tên đạn, một
bên là Pháp, một bên là Việt Minh Cộng-Sản.
Oâi ! biết bao nhiêu sanh-mạng đã hy-sinh một cách vô lối và
vô nhơn-đạo, ấy là một điều làm cho Bần-Đạo ra khỏi
lập-trường tranh-đấu đứng giữa để bảo-vệ sự tàn-sát cho đám
Quốc-Dân vô tội ấy.
Vì cớ cho nên xuất hiện ra đạo binh Cao-Đài đứng giữa hai
vòng tên đạn, để đỡ một là đường tên mũi đạn của Pháp, một
là đường tên mũi đạn của Việt-Minh, đặng bảo-vệ sanh-mạng
cho nòi-giống Việt-Nam.
Vì lòng từ-bi bác-ái và vì chí hướng cao cả thiêng-liêng của
Quốc-Dân mà thôi. Nhứt định hy-sinh mình đặng tượng-trưng
cây cờ : “Bảo-Sanh Nhơn-Nghĩa Đại-Đồng” và từ-bi
bác-ái ! Chủ-hướng của Quân-đội Cao-Đài để trên cây cờ. Họ
mong cứu vãn tình thế phục-hồi Quốc-Thể.
Bần-Đạo hôm nay đứng giữa đây, Bần-Đạo không có thẹn-thuồng
với tuổi già của Bần-Đạo, hôm nay đã 61 tuổi hưởng một
hanh-phúc cuối cùng do công-lý thiêng-liêng của Chí-Tôn đã
để nơi mặt thế này, hiển hiện là nước Việt-Nam được độc-lập
thống nhứt và nòi-giống Việt-Nam được giải ách nô-lệ.
Bần-Đạo để lời cám ơn toàn thể chiến-sĩ hy-sinh vì
nghĩa-vụ ấy.
Tại Đền-Thánh thời Tý
Rằm tháng giêng năm Canh-Dần (1950)
LÀM NGƯỜI ĐỨNG GIỮA XÃ-HỘI
PHẢI TÌM PHƯƠNG LẬP-VỊ MÌNH.
Đêm nay là đêm
Rằm Thượng-Nguơn tức nhiên là cái lễ tối-yếu tối-trọng của
Đạo buổi khai niên đó vậy, bình thường ngoài đời dầu cho
quan dân, tứ dân, tứ thứ : Sĩ, Nông, Công, Thương, Ngư,
Tiểu, Canh, Mục, họ thường đi lễ đầu năm kiếm hiểu coi
giá-trị của mình trong một năm qua thế nào. Ngày nay Bần-Đạo
bắt chước theo họ tìm hiểu cân lường thử coi giá-trị của
chúng ta đã là phần-tử của thánh-thể Đức Chí-Tôn ra thế nào.
Hội-Thánh, mấy em nam, nữ lưỡng phái còn trong hàng Tín-Đồ
nghe Qua nói rõ: Thánh-thể Đức Chí-Tôn không phải
Chức-Sắc Thiên-Phong mà thôi, các phần trong nền Chánh-Giáo
của Ngài mấy em phải biết trong thân thể của mấy em
thế nào chẳng phải đầu óc mặt mũi tay chân là cơ-quan trọng
hệ gọi là trọng yếu, dầu cho một sợi tóc móng tay cũng trọng
yếu vậy ; các phần tử trong thánh-thể của Đức Chí-Tôn Qua
nói rõ chẳng phải Chức-Sắc Thiên-Phong mà trọng yếu, chính
mình bản-đồ của Đức Chí-Tôn đã vẽ rõ : Trên Đại-Từ-Phụ dưới
là mấy em đó đa nghe ! chớ chẳng phải thánh-thể Đức Chí-Tôn
là Chức-Sắc Thiên-Phong mà thôi, bây giờ Qua nói : Qua
thuyết đêm nay cho mấy em Tín-Đồ nam, nữ với mấy đứa nhỏ hậu
tấn nghe đó vậy phải để ý hơn hết nghe ! Phàm chúng ta đã
sanh trưởng làm người đứng giữa xã-hội nhơn-quần chúng ta
đương nhiên phải tìm phương lập-vị mình, ai ai cũng như ai,
nhưng sở dụng của mỗi người đều muốn làm thế nào cho giá-trị
mình trên thiên-hạ lẽ hẳn nó vẫn vậy, khi lập thân danh của
mình rồi dầu muốn dầu không trí-não mình vẫn so-sánh cân
lường định giá-trị của nó coi hạng nhơn-sanh nào, mình đứng
vào hàng phẩm nào và thân danh của mình giá-trị bực nào lẽ
tự nhiên trí óc ai cũng vẫn vậy. Chúng ta ngó thấy một vị
quan chẳng cần nói cao kỳ cho đến Vương-Đế công thần chỉ lấy
bực thường theo quan-viên có sứ-mạng cầm quyền trị dân, có
cái sở hướng định chí của họ làm thế nào để lưu lại miệng
đời cái danh-tiết yếu-trọng, danh để cho thiên-hạ tôn-sùng
kính nễ, vì thế cho nên trường quan-lại không luận để lại
một phương sống là Tam-Cang Ngũ-Thường cò ba hạng nữa, trước
khi xuất sĩ buộc mình phải cho có đủ là liêm, khiết, để lại
trong trí-não thiên-hạ một cái giá-trị. Nhà giàu làm lụng
cực nhọc cốt-yếu làm cho có của tô-điểm danh-giá của mình ;
tôi không được sang mà đều tôi có của tôi làm oai cũng được
vậy, lẽ tự-nhiên thời đại nó vẫn vậy, lấy giá-trị nó
cân-lường giá-trị, coi nó lập cho mình năng-lực bao nhiêu,
khinh trọng quí hèn dường bao, chúng ta ngày nay cũng vậy,
mấy em cũng vậy, phàm mấy em cũng nghe một lời huyền bí
thiêng-liêng của Đại-Từ-Phụ đến cùng chúng ta với một
phương-pháp phi-thường là ngòi-bút, đến đặng tương-thân,
tương-ái với chúng ta và cả thảy đều nghe đều ngó thấy đều
xu-hướng chạy theo Ngài, chịu biết bao nhiêu khổ-não
truân-chuyên cùng Đạo, ít nữa mình phải kiếm coi cái hy-sinh
của mình ở đâu, chạy theo Ngài giá-trị thế nào là lẽ
tự-nhiên phải vậy, ta phải làm cho được đặng định giá-trị
của mình.
Bần-Đạo nói dầu cho bực Công-Khanh Vương-Hầu Khanh-Tể giá
như phú hữu tứ hải thế nào đi nữa nội trong một kiếp sanh là
hết, chúng ta ngó thấy trường đời nào là Đài Tần Đảnh Hớn,
ngày nay danh-thể có còn tồn-tại chăng ? Chúng ta đặng ngó
thấy trên mặt địa-cầu nầy đã có một quyền hạn trị thế biết
bao nhiêu danh-giá cao-trọng, nhơn loại đã lập vị nơi mặt
thế nầy, chúng ta chỉ đọc lại mấy trang sử không có chi lạ,
là sự giàu-sang của họ tạo để nơi mặt địa-cầu này, đời này
qua đời kia biết bao nhiêu là giai-đoạn. Sự tồn-tại của nó
chẳng khác như cái bông sớm nở tối tàn không giá-trị chi
hết. Chúng ta để trí-não so-sánh bao nhiêu đi nữa, chúng ta
chỉ ngó thấy hình bóng bất quá như ánh-sáng hào-quang của
mặt Trời đi ngang qua cửa sổ mà thôi, không có chi trọng-hệ.
Đương nhiên bây giờ chúng ta đã ngó thấy con đường trước mắt
giục-thúc nhơn-loại tranh-đấu vì danh-lợi, quyền-thế, thế
nào chúng ta móc cân tinh-thần để định giá-trị coi, thấy
rằng không có giá-trị chi hết, như giấc chiêm bao, giấc
huỳnh-lương mộng mà thôi. Chúng ta mang danh ra trước thời
kỳ ngộ Đạo, đứng giữa con đường Đức Chí-Tôn đi ngang qua đầu
chớ không thấy hình-ảnh của Ngài, chưng chúng ta cũng hưởng
được mùi vị sống, mùi vị thiêng-liêng của Ngài chỉ biết được
điều mượn mảnh hình hài xác thịt nay làm con thuyền Bát-Nhã
độ thế cứu đời, lấy cả khối trí óc tinh-thần loài người đến
tiến-triển trên mặt nhơn-đạo của họ, đặng bảo thủ cái sống
còn trên mặt thế-gian này, đem mảnh thân nầy đưa trong tay
Đức Chí-Tôn cho Ngài lập phương cứu khổ, chẳng phải sống của
đời mà thôi, chúng ta còn đảm-nhiệm cái sứ-mạng thiêng-liêng
quí-hóa hơn trước, chúng ta còn lấy linh-hồn chúng ta làm
mực thước đặng cứu vớt các linh-hồn sa-đọa làm cho họ có
danh-giá cao-trọng. Bần-Đạo nói sơ qua bao nhiêu đó cho cả
thảy con-cái Đức Chí-Tôn để ý tìm coi thể nào rồi tự định
giá-trị lấy mình.
Tại Đền-Thánh Đêm mùng 1
tháng 2 năm Canh-Dần (1950)
NGÀY NÀO NHƠN-LOẠI BIẾT YÊU-ÁI NHAU,
LÀ NGÀY HÒA-BÌNH HẠNH-PHÚC.
Đêm nay Bần-Đạo đem sự sưu-tầm hạnh-phúc của nhơn-loại sẽ
đưa đẩy mình đến đâu.
Mỗi 15 ngày mới tới kỳ đàn, mỗi kỳ đàn cúng rồi cả thảy đều
mệt, cúng thường có một giờ rưỡi, hay một giờ bốn mươi phút
nên thường lệ lên giảng đạo Bần-Đạo tìm thế thúc-nhặt
gói-ghém lại, nhưng trong thời gian ngắn-ngủi không thế gì
thuyết-minh nhiều vấn-đề trọng-yếu.
Nói thật có nhiều vấn-đề giảng mà Bần-Đạo viết thành quyển
sách sưu-tầm sự sống của nhơn-loại nơi mặt địa-cầu nầy, kiếp
sống của họ, chúng ta thử hỏi họ có tìm hạnh-phúc đặng chăng
? Không thế gì đặng... có tìm đặng chăng chỉ tìm với cái
bóng dáng mà thôi chớ không khi nào tìm đặng.
Nơi thế gian nầy có hai lẽ :
1.- Là tìm với
bóng dáng thì sẽ đưa đẩy đến con đường tận diệt.
2.- Là tìm
hanh-phúc đi đến đại-đồng thế-giới.
Chúng ta thử nghĩ theo triết-lý nhà Phật có nói rằng : khi
chúng ta mang xác phàm đến thế-gian này, chúng ta chịu trong
vòng thúc-phược của tứ-khổ, khi chúng ta khổ chúng ta
mong-mỏi tìm hanh-phúc, nhưng hanh-phúc đâu mà kiếm.
Bần-Đạo nói thật hanh-phúc của nhơn-loại tìm bây giờ chỉ là
mơ-mộng, tìm chẳng khác nào tìm cá trên ngọn cây. Giá-trị
của nhơn-loại thử trong hoàn cảnh khổ của họ tìm, Bần-Đạo
không chối là do sự cố-gắng miệt-mài của họ đã đo được bước
đường tấn-hóa, họ đạt đến thời đại văn-minh, thời kỳ
nguyên-tử-lực, họ bay lên Trời được, lặn xuống nước được, họ
có thể tiêu diệt trái địa-cầu này được, họ muốn làm thế nào
do cách-vật trí-tri của họ giúp họ phương-pháp hóa-học tạo
ra máy-móc, như bay lên trời thì có máy bay, chun xuống nước
thì có tàu lặn, muốn chạy mau phải có chiếc xe máy, các diều
ấy phải có tiền mua sắm mới được, mà muốn cho có tiền thì
phải làm mới có đặng sắm, khi có tiền muốn lên trời hay
xuống nước cũng được, có tiền thì dễ như không.
Coi lại như lời Đức Chí-Tôn khi lập Thiên-Chúa-Giáo để lại
trong sám-truyền: “Các ngươi hãy sống, có thể sống với
giọt mồ hôi nước mắt của các ngươi”.
Muốn tìm
hanh-phúc phải làm cho có tiền, nhưng tìm là mồ-hôi nước mắt
của nhơn-loại thì nó xô đẩy nhơn-loại vào trường tranh-đấu
náo-nhiệt, tranh-đấu cho sự sống còn của họ.
Chúng ta thử nghĩ, rồi can-đảm nhìn nhận kiếp sống của chúng
ta từ khi mẹ đẻ tới giờ chúng ta đã có hanh-phúc buổi nào
chưa ?
Chúng ta thấy cái khổ của nhơn-loại chẳng khác nào kẻ kia
mang mụt nhọt đau nhức sợ quá, rồi rờ mãi, mà sợ mãi đau vẫn
còn đau, có ai dám can-đảm nặn mụt-nhọt cho đau thử coi...
không có... nơi mặt địa-cầu nầy chưa ai dám làm, vì mình khổ
cần tìm giải-pháp nào đặng trừ cái khổ.
Bởi vậy trường chiến-tranh hanh-phúc náo-nhiệt ấy là tranh
sống; tranh sống vì hanh-phúc giả, họ phải đổi giọt mồ-hôi
nước mắt của họ, nên trong khi đổi chọn phải tranh-đấu,
náo-nhiệt đương nhiên giờ này là trường tranh-đấu, tranh-đấu
đặng tìm cái hanh-phúc giả ấy.
Chúng ta tìm thấy đương nhiên giờ này có hai lý-thuyết :
1) Cộng-Sản.
2) Tư-Bản.
Đương tranh-đấu nhau, một đàng thấy họ tìm hanh-phúc họ vì
các của cải sẳn có, họ muốn lên Trời, xuống nước tìm
hanh-phúc, họ bay lên Trời được, xuống nước được, nên họ
đánh họ họ giết. Một đàng thì nói tao có làm tao mới sông
hanh-phúc, tao có thì tao hưởng. Họ đang chiến-đấu nhau vì
hai thuyết ấy, mà tranh-đấu là giặc-giã, tức nhiên là cơ
tự-diệt, họ gớm, họ ghê, sợ giặc lắm, giờ phút nầy cho đến
nhà-binh cầm vận-mạng quốc-dân họ cũng sợ chiến-tranh sẽ
tới, bởi chiến-tranh không phải như hai trận chiến vừa qua,
mà nó chiến-tranh bằng bom nguyên-tử và khinh-khí, không
phải vì sự sống mà họ sợ họ chạy đi sưu-tầm hanh-phúc giả
nên họ chiến-đấu mãi thôi. Mà sợ chiến-tranh nên họ mới kêu
gọi hòa-bình, tìm kiếm hòa-bình với đường tên mũi đạn của họ
đặng họ sống mâu-thuẫn làm sao... Họ sợ chiến-tranh mà tức
nhiên họ tạo chiến-tranh.
Ban đầu họ sợ, họ tìm phải có hòa-bình, bởi hòa-bình là
phương sống còn. Nếu chiến-tranh là tự-diệt của họ, họ
mơ-mộng kiếm hanh-phúc để sống, họ nhè đẩy vào hanh-phúc giả
cho chết.
Nên họ tìm lập vào hội Vạn-Quốc Liên-Minh v.v... giờ phút
nào cũng vậy, tấn tuồng xảo-trá mạnh đặng yếu thua, khôn còn
dại mất vẫn còn diễn mãi, sự chơn thật đâu thấy mà hòa-bình
thế-giới, nếu các nước yếu-ớt toàn mặt địa-cầu này đừng bị
cái ách thâu chiếm thì mới có thể hòa-bình trở lại.
Như hai trận đại-chiến xảy ra xô đẩy nhơn-loại vào đường
tàn-sát nhau ghê-gớm.
Bây giờ họ muốn kiếm phương thế đặng dung-hòa hai
thuyết ấy, một đàng thì nói phái vô-sản, với đẳng cấp bảo-vệ
hòa-bình cho thiên-hạ mới đi đến đại-đồng thế-giới.
Một đàng nói : phải thực hiện hanh-phúc nhơn-loại với sức
mạnh làm ra của cải, phú hữu, tứ hải phương-pháp giành-giựt
cướp bóc.
Hai thuyết ấy đang chiến-đấu nhau giờ này... có điều
ngộ-nghĩnh sẽ tới trước mắt ta, lạ lùng thay ! Huyền-vi
mẩu-nhiệm của Đức Chí-Tôn Ngài để cho Quốc-Gia Việt-Nam hát
một tấn-tuồng dị-hợm... giờ phút này là giờ phút chúng ta
đang giải ách nô-lệ, ta có thể nói nước Việt-Nam đã đứng
ngang mặt với Vạn-Quốc.
Hại thay ! Nước Việt-Nam chúng ta lại một trường chiến-địa
của hai khối sẽ đối chọi nhau, hai khối ấy đang gầm hét
nhau, nơi địa-giới Việt-Nam.
Thử hỏi nó sẽ làm nơi chiến-địa cho Vạn-Quốc không ?
(Bần-Đạo nói ra thiên-hạ sẽ cho Bần-Đạo là mê-tín dị-đoan)
Bần-Đạo nói : Nếu như nòi-giống Việt-Nam đối với các sắc dân
họ biết bảo-vệ sanh mạng họ trước đã, đặng họ làm kiểu vở
cho Vạn-Quốc bắt chước theo, may ra Chí-Tôn gồm Vạn-Quốc để
trước mắt dân Việt-Nam sẽ có bí ngôn nói với họ rằng : Cả
toàn-thể nhơn-loại tìm hanh-phúc đều là giả, cả phương-pháp
của người đều trật hết, duy có phương-pháp vô đối là : Giờ
phút nào nhơn-loại biết yêu-ái hòa-bình, biết lấy thân mình
giúp thân nhơn-loại, lấy thân mình giúp lẫn nhau, hanh-phúc
mới có thiệt tướng.
Còn những phương-pháp của các người thi-thố như giọt nước
mưa rơi xuống.
Vì giả-dối với nhau thì không thể nào tìm hanh-phúc cho ra
đặng.
Tại Bảo-ân-Từ Ngày rằm
tháng 2 năm Canh-Dần (1950)
ĐỨC CHÍ-TÔN LÀ CHA CỦA CHƠN-LINH,
CÒN TRÍ-NÃO VÀ XÁC THỊT LÀ DO
ĐỨC PHẬT-MẪU ĐÀO-TẠO
Hôm nay chúng ta luận một việc cần phải luận cùng nhau, nếu
chúng ta tin chắc chắn rằng : Đức Phật-Mẫu là Mẹ sanh chúng
ta, ta phải để đức-tin nơi Người, theo ý Bần-Đạo tưởng cái
gì thuộc về xác thịt này đều do Phật-Mẫu đào-tạo cả, Đức
đại-Từ-Phụ duy làm cha của chơn-linh chúng ta mà thôi, như
cha mẹ phàm này Ông cha duy nhứt điểm tinh, còn huyết-khí do
nơi bà mẹ đào-tạo mà có, Đức Chí-Tôn duy có nhứt điểm linh
còn tạo nên trí-não và xác thịt của ta hình tướng là do tay
Phật-Mẫu. Hai chủ quyền ấy rất cao trọng hễ khôn-ngoan muốn
cầu cho được siêu-thoát thì không ai hơn Đức Chí-Tôn, còn
phần xác thịt nếu đau-đớn khổ-sở mỗi cái gì đều xin Mẹ thì
chắc hơn hết, có nhiều điều ta đến xin với mẹ thì mẹ cho chớ
xin Cha thì không đặng phải vậy không ? Nhứt là phái nữ tâm
hồn phải nương theo Phật-Mẫu một cách mạnh-mẽ, hơn nữa hoặc
sanh con không đặng tráng-kiện hoặc đức-tin còn yếu-ớt sao
không đến xin mẹ ; chính mẹ có đủ quyền-năng ban ơn ấy cho
con, như mấy nhớ đã có vợ có chồng thì nên phụng-sự
Đức Mẹ cầu xin cho đặng sanh con tốt cho đứa nào đến của
mình sẽ là một chơn-linh cao-siêu, ấy là thiệt khôn đó, nhớ
nếu mà chúng ta tin quả quyết có điều ấy thì tự nhiên có như
vậy, Bần-Đạo thấy nữ phái lãnh đạm điều ấy lắm.
Tại Đền-Thánh thời tý
Đêm rằm tháng 2 Canh-Dần (1950)
ẢNH HƯỞNG THIẾT-LÝ ĐẠO-GIÁO CỦA
ĐỨC THÁI-THƯỢNG ĐẠO-TỔ
Hôm nay là ngày
Vía Đức Thái-Thượng Đạo-Tổ, mỗi năm đến ngày Vía của Ngài,
Bần-Đạo và Chư-vị đại Thiên-Phong đã có thuyết-minh Đạo-Sử
của Người, nếu có thuyết lại cũng không bổ ích, vì cả thảy
đều biết ; Bần-Đạo ngày hôm nay chỉ thuyết ảnh-hưởng
triết-lý Đạo-Giáo của Ngài đã để lại thế nào.
Thời buổi hổn loạn, nhơn-loại nơi mặt địa-cầu nầy, Bần-Đạo
nói họ đương dung rủi trên con đường quyền-lợi triết-lý
cao-siêu của Đức Thái-Thượng Đạo-Tổ để lại, giờ phút này
nhơn-loại chịu ảnh-hưởng triết-lý ấy thế nào Bần-Đạo
xin luận thử cho cả con-cái của Đức Chí-Tôn tìm hiểu hơn
nữa.
Đức Thái-Thượng Đạo-Tổ lấy căn-bản tinh-thần vi chủ của Ngài
trong mỗi kiếp sanh con người có thể tấn-triển mãi thôi,
tấn-triển về trí-thức tinh-thần, thật ra nhơn-loại đã hưởng
được cao-siêu của triết-lý ấy, nhứt là các nhà học thức đã
tìm đã đạt huyền-vi bí-mật và năng-lực của cơ-thể tạo-đoan
mà đào luyện kiếp sanh hôm nay, có lẽ chúng ta đã tưởng đi
đến một đặc-điểm khá cao. Bần-Đạo nói thờâi kỳ nguyên-tử
nhơn-loại do sự xu-hướng đặc-biệt huyền-vi bí-mật đã đạt
đặng quyền-năng tạo-đoan cũng khá nhiều
Nhưng chỉ có một điều là đạt được cái năng-lực của cơ-thể
tạo-đoan ấy thay vì để phục-vụ nhơn-loại với đạo-đức
nhơn-nghĩa. Trái ngược lại cả tài tình của họ đào-luyện
thâu-hoạch quyền-lực, cơ tạo-đoan của nhơn-loại nắm trong
tay là để làm một cái lợi khí tiêu-diệt nhơn-loại.
Thật nguyên-tử-lực của các nhà học thức Bác-sĩ , Bác-Vật đã
đạt đặng. Đức Thái-Thượng Nguơn-Thủy đã biết nó trước duy có
một điều vi chủ hướng của Ngài bảo-tồn sanh-mạng con người
chớ Ngài không tiêu-diệt người như ngày nay.
Bí-truyền của Ngài để nơi tinh-thần luyện khí cốt yếu là đạt
đặng nguyên-tử-lực vào con người vậy, bí mật của sự luyện
khí là do đó, điều Ngài biết đã chính mình Ngài thâu-hoạch
được trước 2.500 năm. Ngài tưởng năng-lực ấy để bảo-vệ
nguyên-linh ta thắng được phản-lực của hình thể ta,
tinh-thần ta vi chủ kiếp sống của chúng ta.
Hại thay ! những nhà truyền-giáo tưởng đã đủ năng-lực bảo-vệ
sanh-mạng loài người bằng triết-lý cao siêu ấy.
Trái ngược lại, ta thấy những nhà hành Đạo truyền giáo họ
thúc-giục tương-tranh, tương-đấu nhau vào đường chiến-trận
mà thôi, ta thấy lịch-sử lưu lại triết-lý Tiên-Gia chỉ giục
loạn chớ không bị bình đặng.
Ngày giờ nào nhơn-loại biết chỗ chơn thật của triết-lý ấy
thấu triệt đặng phụng sự nhơn-loại với cái trí hóa
khôn-ngoan trong năng-lực của Ngài, thì ngày giờ ấy
nhơn-loại mới tưởng được đặc-ân của Ngài đã để nơi mặt thế
nầy.
8 giờ ngày mùng 1 tháng
3 năm Canh-Dần (1950)
(Tại Tháp Đức Cao
Thượng-Phẩm)
NHIỆT-TÂM CỦA ĐỨC CAO-THƯỢNG-PHẨM.
Mỗi năm đến ngày nay là ngày của toàn-thể con-cái Đức
Chí-Tôn đã thương tiếc nhứt là Qua đây, một người bạn còn
mấy em là một người anh. Nếu Đức Cao-Thượng-Phẩm còn sống
đến ngày nay thấy một cái hanh-phúc cuả giống dòng Việt-Nam,
thấy mối Đạo ngày nay đã đến địa-điểm nó lãnh một
trách-nhiệm trọng yếu Thiêng-Liêng, đặng định vận-mạng
tương-lai cho toàn thiên-hạ, nếu mấy em biết được giá-trị
của Người đã khuất thì mấy em thương tiếc quá lẽ !
Đức Cao-Thượng-Phẩm không những cố tâm ái-quốc nồng-nàn với
nước Việt-Nam, không những lo giải-thoát ách nô-lệ toàn-thể
giống-nòi mà Ngài còn vì lòng thương cả toàn-thể nhơn-loại
bị giam-hãm trong lẽ bất công của Xã-hội nhơn-quần, Ngài vì
công-lý, vì ái truất thương sanh nên hy-sinh trong một kiếp
sống đặng thọ lãnh cây Phướn Cứu-khổ của Đức Chí-Tôn. Qua
nói thiệt, buổi gần mãn công-quả của Ngài tức nhiên buổi
Ngài gần qui-hồi cựu vị, Ngài chỉ có tiếc một điều, tiếc
không đồng khổ không còn ngày giờ đặng gánh-vác cái khổ của
mấy em đặng tạo dựng cho nên hình tướng nền chơn-giáo, để
giải-thoát cho toàn-thể nhơn-loại trong lẽ bất công của
Xã-hội nhơn-quần, Ngài tiếc có một điều đó mà thôi. Trong
bài thơ của Người cốt-ý nói về nước Việt-Nam yêu-ái
nông-nàn, Ngài biết rằng :
1.- Thế nào nước Việt-Nam cũng làm ngọn đuốc thiêng-liêng
đặng soi cho toàn-thể nhơn-loại biết cái sống của mình ở
nơi nào.
2.- Nước
Việt-Nam sẽ làm biểu-hiện ngon cờ cứu-khổ ấy.
3.- Sẽ làm đài
vinh-diệu cho toàn thánh-thể của Ngài dựng trên đấy, đưa
tay điều độ thiên-hạ cho ra bảo-sanh của Ngài.
Mấy em phải biết cái khổ-hạnh của Ngài, cố tạo dựng nên cho
nước Việt-Nam trước đã, nhơn-loại mới có bóng đuốc sau, tiếc
thay cơ-quan thành tựu đương nhiên bây giờ chớ phải chi Ngài
còn sanh tiền với óc não cao-thượng, chí-khí cương-quyết, ái
truất thương sanh nồng-nàn của Ngài không biết chừng giúp
cho chúng ta đạt đặng nhiều thắng lợi mạnh-mẽ, nhiều giá-trị
và may-mắn hơn nữa.
Tiếc thay ! chúng ta đã mất một tinh-thần, năng-lực giúp ích
cho chúng ta thi-hành phận-sự trong sứ-mạng thiêng-liêng đó
vậy, tiếc chăng là tiếc giờ phút thiêng-liêng này đương buổi
này, anh-linh Ngài vẫn đeo-đuổi theo mấy em mà nhứt là bên
Quân-Đội đặng bảo-sanh nhơn-nghĩa cầm cờ thiệt hiện ra.
Ngày giờ này, Qua tưởng mấy em sẽ thắng đặng đem hanh-phúc
cho nhơn-loại mới đặng, nếu mấy em phải bại thì tương-lai
của nhơn loại để dấu hỏi mơ-hồ nguy-hiểm.
Mấy em phải cương-quyết lên, anh-linh của Ngài giờ phút này
vẫn ở bên mấy em đó vậy.
Tại Đền-Thánh Đêm mùng 1
tháng 3 năm Canh-Dần (1950)
VÍA ĐỨC CAO THƯỢNG-PHẨM
Đêm nay là ngày
vía Đức Cao Thượng-Phẩm, Bần-Đạo sẽ thay thế tiếng của Ngài
đặng thuyết một bài. Buổi nọ Đức Chí-Tôn mới đến đây thuyết
đạo, duy có hai người thôi, hễ Bần-Đạo thuyết thì Đức Cao
Thượng-Phẩm làm thính-giả, hễ Đức Cao Thượng-Phẩm thuyết thì
Bần-Đạo làm thính-giả, cốt yếu Đức Chí-Tôn đến dạy
phương-pháp thuyết-đạo.
Khi ấy, Cao Thượng-Phẩm chú ý đến tình-trạng đương nhiên của
nước Trung-Hoa. Chúng ta đã ngó thấy một tấn-tuồng thống-khổ
náo-nhiệt tương-tàn, tương-sát ghê-gớm trước mắt ; dám chắc
từ khi lập quốc nước Trung-Hoa đến giờ, chưa có buổi nào như
thế, ấy là một nguồn-cội gốc-rễ của Nho-Tông, một nền
Tôn-Giáo bị yếu, nên Chí-Tôn đã đào-tạo một nền văn-minh tối
cổ cũng rán lưu-truyền nơi cõi Á-Đông nay trên 2.500 năm,
nhứt là nước Việt-Nam chịu ảnh-hưởng nền Tôn-Giáo ấy, nền
văn-minh nước Việt-Nam cũng do nền Tôn-Giáo ấy xuất hiện.
Điều trọng yếu hơn hết là chúng ta phải nhìn rằng Đạo
Cao-Đài nầy lấy căn-bản ấy mà ra, dầu cho ai cũng phải để ý
đến tương-lai của nền Tôn-Giáo tối cổ của Đức Chí-Tôn
tạo-dựng làm nền-tảng cho tinh thần loài người đó.
Đức Cao Thượng-Phẩm buổi ấy Ngài cũng nghĩ đến điều đó, làm
cho Ngài phải thắc-mắc là trong buổi nọ nước Trung-Hoa
thống-trị một đại cường-quốc chỉ lấy tinh-thần làm căn-bản
vĩ-đại trị vì thiên-hạ thái-bình. Giờ phút này đeo-đuổi theo
nền văn-minh tối-tân mà chúng ta gọi là nền văn-minh
hóa-học, chỉ biết tương-tranh mà sống, lấy mạnh làm căn-bản,
tức-nhiên lấy gươm đao làm phương trị thế, hai cái
phương-pháp, hai cái hành-tàng ấy để trước mắt nhơn-loại đều
thấy rõ phương nào hay, phương nào dỡ, nên hay hư, một nền
văn-minh vĩ-đại vi trị tức nhiên thiên-hạ và thiên-thượng
đồng trị. Cái làm cho chúng ta cảm kích hơn hết, tấn-tuồng
đã diễn ra đây chưa có định quyết ngày giờ nào chấm dứt, tội
nghiệp thay cho Trung-Hoa làm chủ một nền văn-minh dường ấy,
nắm trong tay một mãnh-lực phi-thường mà hôm nay phải chịu
nạn tương-tàn tương sát dường ấy.
Hôm rồi Bần-Đạo đến Kim-Biên có gặp một vị Võ quan tức nhiên
là quan sáu Des Basaords, Ngài hỏi một điều lạ thường là Đức
Khổng-Phu-Tử sanh trước Đức Chúa Jésus-Christ 500 năm,
Mahomet sanh sau Đức Chúa Jésus-Christ 500 năm, Ngài vừa nói
đến đây Bần-Đạo liền chú-ý đến ba người ấy tương lai cũng
như một, bởi thuyết Trời, người đồng-trị của họ đó vậy.
Bần-Đạo liền nói: Ba người ấy cách biệt 500 năm mà ba người
vẫn như một, Ông lại cười, Ông biểu Bần-Đạo đã quan-sát
tấn-tuồng triết-lý của ba nền Tôn-Giáo ấy, Trời, người
đồng-trị phải chớ, nếu không vậy, sự sống chết, còn mất, của
nhơn-loại phải làm sao, hành-tàng của họ tồn-tại hay chăng?
Trường-cửu hay chăng ? Hay nạn tiêu-diệt hầu đến ấy là
vấn-đề trị nước đến giờ vẫn để trong óc các nhà đại tư tưởng
của nhơn-loại, chúng ta đã ngó thấy có trường tranh sống để
quyên cái chết, lại có cái trường tưởng cái chết quyên cái
sống hai lẽ bất-đồng.
Hại thay ! Cho nhơn-loại nếu toàn-thể nhơn-loại đều hưởng
cái triết-lý vô đối trung-dung đạo-đức của Khổng-Phu-Tử để
lại thì mạng căn kiếp số của nhơn-loại chưa đến mức
nguy-hiểm, chưa đến mức hại tương-lai họ, không biết chừng
đưa đẩy họ không đến nạn diệt-vong mà chớ. Đương nhiên bây
giờ có hai triết-lý oái-oăm :
1.- Một đàng nói tôi chủ về phần xác đây, tôi biết sống chớ
không biết chết, duy có cái tranh sông hay ăn thịt, hay giết
người để thay thân.
2.- Một đàng nói tôi bỏ phế kiếp sống, thân hình này không
đáng kể, chỉ trọng linh-hồn mà thôi.
Hai đàng đều quá khích, biểu sao không có trường tranh-đấu
náo nhiệt về tinh-thần và hình-thể nơi mặt địa-cầu này, vì
sự tranh-đấu ấy mà nhơn-loại xáo-trộn không biết theo bóng
nào để nương thân cho được tồn-tại.
Đức Cao Thượng-Phẩm luận rồi, bây giờ tới triết-lý của
Bần-Đạo luận-thuyết của Đức Cao Thượng-Phẩm là thuyết Trời
người đồng hợp, triết-lý thắc-mắc ấy đang làm cho nhơn-loại
để dấu hỏi ? Từ trước đến giờ chưa có ai giải-quyết, có
giải-quyết đặng hay chăng chơn lý ấy, mà tinh-thần nhơn-loại
vẫn còn mờ-mịt, chưa có biết chơn-chánh hay chơn-lý ấy đã
thực-hiện rồi. Ngài nói thảng như ta sống theo đạo chánh, họ
cũng có tam-cang ngũ-thường cũng đủ sống theo triết-lý đạo
chánh, họ quyết lấây sanh-mạng nó mà bảo trọng các sanh-mạng
nô-lệ kia mà thôi, các người không có năng-lực nào bảo trọng
các người, thì các người sống cũng như con vật, chính các
người dòm cả vạn-vật đương nhiên sẽ cho các người biết
triết-lý thâm-diệu và cao thượng.
Bí-mật các người không có tức nhiên các người không tồn tại
nghe !
Dầu các người mạnh thì các người sống với phương-pháp mạnh,
yếu sống với phương-pháp yếu mà cái sống ấy các người chưa
có làm chủ được, cái sống tạm thời nầy chưa có cái sống
thiệt. Cái sống thiệt là sống có nguồn-cội, cái sống
chủ-quyền, cái sống đó là cái sống trong tay đấng tạo-đoan
mà ra, cái sống này mới là thiệt, cái sống của các người
không có bảo trọng được không có vi chủ tức nhiên phải nhìn
Ông Trời có quyền trị về phần xác-thịt và linh-hồn của chúng
ta nữa.
Thảng như, không có quyền-hành ấy ta nói mặt thế-gian này
không ai biết sợ ai, không ai biết kiêng-nể ai, thì sống như
vật vậy. Ta phải tranh-đấu, giựt-giành cái sống của cả thảy
đặng làm cái sống của mình, khi ta chết nó sẽ ra con vật mà
thôi không có nghĩa-lý gì, nếu ta nói vậy thì ta không có
tin ai, nếu ta tin có số hay chăng là sợ Đấng nầy, Đấng có
thể tiêu-diệt cả hình-thể và linh-hồn sa đọa nơi địa-ngục
mới sợ, nếu biết sợ mới giữ được, không thì trường
tranh-sống mãi tiếp diễn.
Ngài dòm lại nạn tương-tàn, tương-sát nước Trung-Hoa, Ngài
nói mình đã hưởng một đặc-ân, một chủ quyền Trời người đồng
tri dường ấy, ngày giờ này người chạy theo con đường
tranh-sống. Vì tranh sống, tiêu-diệt với nhau mà chết.
Tại Đền-Thánh Thời tý
ngày 13 tháng 3 năm Canh-Dần (1950)?
ĐỨC HỘ-PHÁP TƯỜNG THUẬT CHUYẾN ĐI ĐÀ-LẠT
Đêm nay Bần-Đạo
giảng đạo buổi bất thường, cũng như mấy kỳ trước, bất kỳ đi
đâu về cũng vậy, ngó thấy toàn cả con-cái Đức Chí-Tôn
nhao-nhao trông ngóng để nghe tin-tức, muốn hiểu hành-tàng
của Đạo, cho nên mỗi phen đi đâu về cũng thuật lại cho nghe,
như hôm qua bị mệt nghỉ một ngày, ngày kế đây thế nào cũng
nói cho nghe, không thì trong lương-tâm bứt-rứt lắm. Nên cho
cả thảy hiểu biết, hiểu đặng khỏi bị thiên-hạ lường gạt.
Đương nhiên tinh-thần nhơn-loại ở trên mặt địa-cầu nầy đang
bị trong vòng bất định, vì quả kiếp của họ đã tạo nhiều cho
nên ngày nay họ phải chịu cái bất công của xã-hội nhơn-quần
; đã lắm gây quả cho nên ngày nay phải chịu, không được ở
trong cảnh nghỉ ngơi phải chạy quanh trong vòng bất định, vì
xã-hội lấy cường lực, lấy tàn ác sát hại vật làm căn-bản,
nhìn thấy cảnh mạnh đặng, yếu thua, khôn còn, dại mất, đã
lưu lại tấn-tuồng thảm não nơi mặt địa-cầu này cái quả
nghiệp lại vô tận vô biên của họ hôm nay họ phải trả. Chúng
ta được ở ngoài vòng phồn-ba náo-nhiệt là nhờ ơn riêng của
Đức Chí-Tôn đem chúng ta để nơi thanh-tịnh cảnh, có thể dòm
ngó xem coi, còn thiên-hạ đứng trong vòng ác-nghiệt.
Chúng ta thấy trước mắt đã diễn một tấn-tuồng thiếu đạo-đức
tinh-thần, nhứt là đạo nhơn-luân căn-bản của nhơn-loại đã bị
hủy-hoại tiều-tụy, nó sẽ bị tiêu-diệt nữa mà chớ, vì nó
thiếu kinh-nghiệm, thiếu kinh-nghiệm thì vẫn gây thù nhau,
ghét lẫn nhau thì không thể gì lập hanh-phúc cho đặng. Phải
tin với nhau, nếu không tin với nhau thì không có giờ phút
nào nhơn-loại hòa-bình được.
Nước Việt-Nam cũng bị hoàn-cảnh ấy, đứng trong trường hợp
ấy, sau tám mươi mấy năm nô-lệ họ đã đứng trong quá kiếp.
Muốn bảo-thủ sống còn cho các chủng-tộc Á-Đông họ phải
chiến-đấu với Aâu-Châu, định tương-lai cho nòi-giống
Việt-Nam cũng ở trong trường-hợp ấy, trong giờ phút này tuy
cuộc chiến-tranh mãnh-liệt, chiến-đấu không ngừng còn
tiếp-tục mãi là tại họ thiếu kinh-nghiệm, vì cái thiếu
kinh-nghiệm mà họ giết lẫn nhau, cho tới đồng chủng đồng
loại họ cũng vậy, hễ thiếu kinh-nghiệm thiếu hòa-giải thì
loạn, không thế gì đem hanh-phúc lại được, cái loạn ly này
cũng bởi không tin cậy nhau, đối với nước Việt-Nam, dầu cho
trước mặt Quốc-Tế chúng ta cũng thắng, đối với sự lãnh-đạo
của Đức Bảo-Đại cũng được 28 nước nhìn nhận cho độc-lập. Dầu
cho bên khối Nga với sự lãnh-đạo của Cụ Hồ-Chí-Minh cũng
được toàn thể bên khối âý cho nước Việt-Nam được độc-lập.
Tình trạng đương nhiên bây giờ phải lấy trí-thức quyết-định,
không cho ai lường gạt nữa. Bần-Đạo thấy hiển-nhiên giờ phút
nầy Việt-Nam đã được độc-lập trước mặt Vạn-Quốc đã nhìn-nhận
rồi, dầu muốn dầu không cũng đến đã có chứng cớ hiển-nhiên
mạnh-mẽ. Nước Pháp không còn thế gì thối bước, hay đừng bước
lại không chịu nhìn nhận sự độc-lập cho nước Việt-Nam được.
Bây giờ nói đến quyền nội-bộ của nước Việt-Nam, chúng ta đã
bị nước Pháp thu chiếm trên tám mươi mấy năm, giờ phút nầy
chúng ta phải đòi quyền sở-hữu lại, quyết đòi cho được năm
trong tay thôi ; nhưng sự thâu đoạt quyền nội-bộ chúng ta
lại còn thắc-mắc lắm. Chánh-phủ Pháp đã nói muốn thí-nghiệm
đưa quyền ấy cho, nhưng phải đưa cho trong tay kẻ nào có thể
bảo-thủ được, nước Pháp chỉ sợ có một điều là quyền ấy đưa
trong tay kẻ giữ không được sẽ bị họ giựt họ lấy đi, cho nên
quyền nội-bộ chưa giao. Muốn cho thiên-hạ không chối cãi, ít
nữa quân bị phải thống-nhứt bảo-vệ cho được hiển-nhiên, để
trước mắt cho toàn-thể thiên-hạ thấy, thì chúng ta mới có đủ
phương-pháp, đủ năng-lực bảo-thủ nền độc-lập, không còn lý
do nào Pháp không trả được, nhơn-loại đã nhìn nhận sự
độc-lập thì cố-nhiên phải trả.
Trước khi Pháp thu chiếm nước ta, là một nước thái-bình
thạnh-trị, hoàn-toàn độc-lập, chúng ta đã có Văn-Hiến, đã có
phong-hóa, có đạo-đức, cả nền Chánh-trị vững chắc của
Tổ-Tiên lưu lại 4.000 năm, không cần xin ai hay nhờ ai nữa,
trước kia làm thế nào bây giờ cũng lập y nguyên lại như thế
ấy.
Muốn nói cho chúng ta chung đứng trong Liên-Hiệp-Pháp thì
Liên-Hiệp-Pháp phải trả quyền nội-bộ lại cho chúng ta thì
chúng ta đem tới cho, bằng không thì thôi, không ai được
phép buộc ta đem quyền sở-hữu hiến cho họ, nếu có chánh-phủ
nào dám can-đảm nói lời nói đó với họ thì không có tới ngày
nay, từ trước đến giờ chưa có miệng lưỡi nào ra nói, mới có
đây là miệng lưỡi của Bần-Đạo. Giờ phút này Bần-Đạo đã giao
quyền quân-trị trong tay Đức Quốc-Trưởng Bảo-Đại, cả quân-bị
hôm nay phải giao trong tay Ngài, đặng Ngài chiến-thắng mới
đặng. Quân-Đội Cao-Đài từ đây không còn Quân-Đội Cao-Đài nữa
mà nó là căn-bản tương-lai Việt-Nam, Quân-Đội Quốc-gia
Việt-Nam.
Bần-Đạo đi Đà-Lạt có ở Sài-Thành trong một tuần lễ, sắp đặt
đã hoàn-toàn giúp cho các cơ-quan ấy và thay đổi cho
Chánh-Phủ Việt-Nam đi đến mục-đích độc-lập cùng thống-nhứt
như lời của nước Pháp đã hứa trước Vạn-Quốc công nhận.
Tại Đền-Thánh Thời tý
đêm 27 tháng 3 năm Canh-Dần (1950)
TƯỜNG THUẬT VỀ CÔNG CUỘC ĐI NAM-VANG
Hôm nay Bần-Đạo
lên giảng-đài buổi bất thường, biết rằng mỗi lần đi đâu về
toàn-thể Chức-Sắc Thiên-Phong, Hội-Thánh nam, nữ lưỡng phái
con-cái Đức Chí-Tôn đều trông ngóng để nghe, muốn nghe muốn
biết lắm nên tội-nghiệp đi đâu về cũng nói lại cho nghe bằng
chẳng vậy xốn-xang lắm.
Từ thử đến giờ Bần-Đạo chưa có buổi nào đặng hưởng hanh-phúc
đại thắng lợi một cách mỹ-mãn như kỳ Bần-Đạo đã đi Cao-Miên
; thật sự như vậy đã trải qua 11 năm Bần-Đạo mới để bước lại
Cao-Miên tức nhiên Tần-Quốc. Trước đồ lưu 2 năm Bần-Đạo có
đến một lần, về sau Bần-Đạo đã bị thiên-hạ bạc-đãi, đồ lưu
nơi Hải Ngoại, khi trở về Quốc-Sự trong buổi náo-nhiệt
hổn-loạn Tần-Quốc phải chịu một tai-nạn loạn-ly cũng như ai
kia vậy. Nhưng người ta có phúc hậu hơn, sự phá hoại của
nước người ta có ít hơn ; nên Bần-Đạo không có thẹn mới đến
sắc-dân ấy, sắc-dân trí-hóa về tinh-thần, ngày nay Bần-Đạo
thấy tiến xa-lắc, trong thời gian ngắn-ngủi mà sao dân ấy
tiến-triển về tinh-thần trí-hóa, làm cho thiên-hạ phải để
mắt suy-nghĩ.
Bần-Đạo lại có dịp nữa chăng, hại thay nói sự tiến-triển
tinh-thần trí-hóa toàn thể dân của họ mà thôi, Bần-Đạo lại
còn gặp Giáo-Chủ của họ tức nhiên là Đức Vua của họ, người
đạo-đức tinh-thần không thua gì ai, cao kỳ huyền-bí có thể
Đạo ấy có cơ-quan làm tăng về tinh-thần đạo-đức của toàn thể
nhơn-loại được mà chớ.
Bần-Đạo xuất hành tại Tòa-Thánh, cốt-yếu tính đi bằng xe,
người ta khuyên đi bằng máy bay phương tiện nhanh hơn, nhưng
Bần-Đạo quyết đi đường bộ, đi đường bộ đặng chi ? Đặng coi
sắc-dân yêu-mến của Bần-Đạo sống thế nào, coi sự sống siêu
thoát có bề tiến-triển hay chăng, Bần-Đạo lấy làm hanh-phúc
được thấy họ tấn triển một cách mau chóng, dọc theo con
đường biên giới gia-đình của dân phải di cư, những nhà cửa
gần biên giới nước Việt-Nam bị tiêu-hủy về sự phá hoại, duy
có từ Sway-Riêng lên tới kinh-đô còn giữ tồn-tại lại được,
nhưng cũng hư hao chút ít, lên tới Kiêm-Biên rồi mới thấy sự
tiến-triển, sự biến-chuyển trong nước rất lạ thường, có trí
để mà coi cả sự tiến-triển về đạo-đức, tiến-triển về
kinh-tế, tiến-triển về quân-sự, tiến-triển về chánh-trị sáng
láng đủ mọi phương diện.
Ngộ nghĩnh một nước được hưởng hanh-phúc đã có một ơn riêng,
nên xứ Tần được tiến-triển đẹp-đẽ. Bần-Đạo thấy từ Vua tới
dân, trước trường quan-lại đã để trong một đời nghị-luận
khéo giữ nền chánh-trị họ, họ tranh-đấu trí-thức tinh-thần
họ thuộc về đầu-óc cương-quyết biết tôn-trọng cái quyền dân,
quyền nước hơn lợi lộc.
Bây giờ kể từ Sway-Riêng tới Kinh-Đô, Bần-Đạo đã thấy cái
tự-do của nước người được hưởng, trong nước của người ta
cờ-xí của Đạo lên dọc dài theo đường đặng nghinh tiếp vị
Giáo-Chủ của mình một cách tự-do không ái-ngại e-lệ chi cả,
nhứt là nơi bên đó ở Ba-Nam đem biểu-ngữ ra ngoài đường
trương cờ tiếp lễ từ Ba-Nam cho tới Kinh-Đô rần-rần rộ-rộ,
lên tới thấy sắp đặt khéo lắm, Bần-Đạo được lễ nghinh tiếp
rất trọng hậu.
Trong mấy ngày Bần-Đạo, Bảo-Thế và Tiếp-Đạo ở đó cũng tự-do
không có điều gì làm mất tự-do cả, nhứt là nhà binh Pháp,
mấy ngày ở Kinh-Đô canh-tuần nghiêm-nhặt, sự cung-kính đối
đãi Bần-Đạo và các bạn lấy làm cảm-kính vô hạn, chúng tôi có
mời Quan-Sáu Desesseares ở Tân-Quốc đến hội kiến làm cho cả
nhà binh thỏa-mãn có vẻ cảm kính với chúng ta lắm.
Kế tiếp chúng tôi đi đến nhà Vua, thì Vua dùng lễ Đế-Vương
mà tiếp rước chúng tôi tại tư dinh của Ngài, nơi ấy là nơi
để rước những người thân-yêu của nhà Vua, rước chúng tôi làm
cho chúng tôi ngạc-nhiên sự đối-đãi của nhà Vua rất trọng
hậu không thể tưởng tượng được.
Khi nào tới, Bộ Nhạc đến trước ngai Vua trương Quốc-kỳ, khi
đến đó lật-đật bước xuống xe, nhạc trổi lên, quân-lính bồng
súng lên nghinh tiếp, chúng tôi liền đến trước cây Quốc-kỳ
bái đãnh lễ, khi xong truyền bách-bộ đi vô Điện, chúng tôi
vẫn giữ lễ ấy, có lính bồng súng đứng giữ lễ, từ ngoài đến
Cung Ngài, Ngài thấy chúng tôi đi bách-bộ vào Ngài, Ngài sai
quân lính ra tiếp rước, tôi không có dè Ngài lấy một trọng
lế tiếp rước như thế, bước vào thấy Ngài mặc đồ Aâu-phục coi
đẹp lắm, mặt sáng láng có vẻ một Vị Vương Đế. Vào đến Ngài
chấp hai tay bái, làm cho Bần-Đạo phải bái lại xong Bần-Đạo
đưa tay ra bắt ngang nhau nói chuyện đi vô tại trong Cung.
Cung Ngài thường để rước khách quí-trọng của Ngài, Ngài mời
Bần-Đạo ngồi, Bần-Đạo nhường lại cho Ngài, Ngài nhứt định
nhường lại cho Bần-Đạo phải ngồi, Ngài chỉ ngồi né một bên
nói chuyện với Bần-Đạo.
Trong sự luận đàm với Bần-Đạo, Bần-Đạo thấy vị Vương Đế yêu
nước, yêu dân một cách lạ lùng làm sao, Bần-Đạo nói chuyện
với Ngài chọn tiếng nào đáng nói mới nói và Bần-Đạo lấy làm
hữu-hạnh được biết Ngài và có thể làm cho hai nước Việt-Nam
và Miên-quốc hiệp với nhau đem hanh-phúc lại cho hai
nòi-giống.
Nhưng dầu Ngài đã nói với Bần-Đạo, không nên lặp lại, đây
Ngài nói quả-quyết với Bần-Đạo : Ngài ước mong một điều là
làm phương nào cho hai nước hiệp chung lại với nhau đặng
định vận-mạng cho nước, Ngài than làm thế nào cộng hiệp lại
được, Ngài để một dấu hỏi nhỏ, điều ấy làm cho Bần-Đạo
thắc-mắc, nếu giúp cho hai nước cộng lại, ngoài ra có Đức
Chí-Tôn định cho ; Bần-Đạo chưa biết làm thế nào cho kết quả
đặng, trong khi nói chuyện Bần-Đạo mơ ước làm sao gặp Vua
Sãi, kế Ngài nói tiếp Đức Giáo-Chủ thế nào Vua Sãi cũng thế
ấy, nói chắc như vậy.
Khi chúng tôi đã viếng Thủ-Tướng rồi dầu biết cả tâm tình
trí-óc của họ đã mơ-ước thế nào, khi ra khỏi Điện nhà Vua,
rồi có tin Vua Sãi mời đến nhà thờ Norodom nhà thờ đặc-biệt
từ trước đến giờ của nhà Vua, khi đến nhà thờ thì Đức Vua
Sãi cũng tiếp rước đối-đãi với vị Giáo-Chủ vậy. Riêng
Bần-Đạo có một điều là khi Bần-Đạo vô nhà thờ dặn trước các
bạn đi theo phải giữ lễ trước những khi vào, họ ngó thấy
Bần-Đạo làm cái gì họ đều làm theo vậy nên không có sái phép
tới mấy vị Sĩ-Quan theo hầu, theo đạo nhà Phật thì lễ-phép,
nên lo sợ của Ngài cho mấy Ông Quan nhỏ kia không biết có
giữ lễ-phép không, dòm lại thấy họ cũng làm y như vậy.
Tiếp chuyện đạo-đức với nhau tâm đồng ý hiệp là về Giáo-Lý;
giờ phút này Bần-Đạo nói thật đạo của nước Tần và Vua của
nước Việt-Nam có thể hiệp một cùng nhau đặng. Nếu ơn
thiêng-liêng Đức Chí-Tôn định thì Hội-Thánh Cao-Đài có thể
hiệp nhứt với Đạo của nước Tần, chung hiệp là một đặng đem
Giáo-Lý đạo-đức làm con thuyền Bát-Nhã đặng độ thiên-hạ mà
chớ.
Khi Bần-Đạo vô tận Cung nhà Vua Bần-Đạo có một cảm tình làm
sao, lạ-lùng hơn hết, vì Cung-Điện ấy không lạ với Bần-Đạo ở
năm 1927 Bần-Đạo đã vâng lịnh của Đức Chí-Tôn đến Tần-Quốc
đặng kiến diện Sisoh và lên đó vơi Ông lão Silip Bần-Đạo
phải mặc sắc-phục của nước Tần đặng Bần-Đạo được dẫn đến
Sihohvade.
Trước khi bước ra đền thấy những bức tranh củ-kỹ ấy trước
mắt chúng ta, làm sao cho Bần-Đạo nhớ đến Ông bạn già của
Bần-Đạo buổi nọ là Ông Silipe gặp nhiều trở lực lắm, muốn
vào điện không phải dễ gì vào, buổi nọ có một vị tên
Trần-Thị-Hương người đẹp lắm không hiểu duyên cớ gì mà bị
thiên-hạ bắt đem nạp cho vua Norodom làm cung-phi. Vua ấy
trọng hậu người lắm, chừng Vua Norodom băng hà (chết) Bà
Trần-Thị-Hương cũng vẫn còn sống, khi làm cái tháp tượng
hình cho ông Norodom, trong ba vị cung-tần có hình Bà
Trần-Thị-Hương trong nầy (hình lõa thể) chính mình bà có dự
trong cuộc lễ đó, khi làm lễ xong rồi Bà ra khỏi Điện tự hổ
thẹn thất tình mà chết. Đức Chí-Tôn phong làm Nội-Quan
Thần-Nữ, Thị-Hương có giáng đàn cơ. Bần-Đạo khi đến
Trần-Quốc vào cung nhớ kêu danh của Bà, nhơ cái ơn ấy mà
Bần-Đạo làm Thiên-Đạo đặng mỹ-mãn.
Trong Cung ấy ngộ-nghĩnh làm sao ! khi nói chuyện thấy ba
bốn người dòm phía sau, Bần-Đạo liếc mắt qua, chẳng ngờ
trong ấy người dòm phía sau đây có một. Nhìn Đạo Cao-Đài sẽ
biết Bần-Đạo, nếu có người biết Bần-Đạo Cao-Đài được thế ấy
vui không biết bao nhiêu, nếu có người được biết Bần-Đạo đến
kiến diện Sihohvade buổi nọ mà bây giờ được nhà Vua lấy lễ
Đế-Vương tiếp rước thì họ thỏa-mãn không thế gì nói đặng,
Bần-Đạo ở đó được một tuần lễ.
Khi Bần-Đạo về đi xuống Sài-Thành đặng hội các đảng-phái
quân-sự, Bần-Đạo thấy có nhiều vấn-đề hay, họ định thi-hành,
nếu thi-hành được thì tương-lai Quốc-Gia Việt-Nam có thể gỡ
được điều ấy cũng nhờ ơn riêng của Đức Chí-Tôn, nếu Bần-Đạo
nói ra sẽ được thỏa-mãn, nhưng Bần-Đạo chưa có thể nói bây
giờ được, vì có ba điều bí-mật chừng nào Bần-Đạo thi-hành
được rồi Bần-Đạo sẽ minh-thuyết cho toàn-thể con-cái Đức
Chí-Tôn nam, nữ nghe.
Ngày 2 tháng 5 năm
Canh-Dần (1950)
LỄ HƯNG QUỐC KHÁNH NIỆM
Hôm nay trước khi nhắc lại những võ công oanh-liệt của Đức
Cao-Hoàng, một giọt máu của dòng họ Nguyễn, một bực
anh-hùng đã không nài vào sanh ra tử, khổ-sở gian-lao để tạo
lên một san-hà như hoa như gấm chạy dài từ cửa Nam-Quan đến
mũi Cà-Mau, mà chúng ta con cháu của Ngài được thừa hưởng
ngày nay.
Bần-Đạo xin nói qua về tôn-chỉ của Cao-Đài. Phải cần nhắc
tới lập-trường và tôn-chỉ của Cao-Đài lúc này vì tôn-chỉ của
Cao-Đài có liên-quan mật-thiết với sự tồn-vong của lãnh-thổ,
sự suy thịnh của Quốc-Gia.
Về một phần xác một tín-đồ Cao-Đài là một tượng-trưng của sự
quả-cảm, sự hy-sinh, sự tận-tụy với tổ-quốc, vì tin rằng một
dân-tộc vô tổ-quốc thì dân-tộc không làm nên một việc gì ;
cũng như dân-tộc có tổ-quốc mà không có đạo thì dân-tộc ấy
cũng là cái xác phàm-phu của Trời ban cho không có tâm-hồn
để điều khiển.
Về phần siêu-hình, Bần-Đạo đã nhiều lần giải rõ bởi Linh-hồn
của người vô đạo luôn luôn bị điều khiển chế ngự bởi cái
xác, sa ngã vào cái vòng dục vọng cạnh-tranh phù hoa
hảnh-diện ; kẻ đó còn đâu cái bản-năng cao cả, cái lý-trí
sáng suốt để nghĩ đến chủng-tộc giống-nòi ; trái lại cái
linh-hồn của kẻ có đạo là linh-hồn của Đấng Chí-Tôn tạo
thành luôn luôn lựa đường quan đi, nẻo rậm tránh, dám
hy-sinh tất cả cho quyền lợi Quốc-Gia, vì kẻ đó nghĩ rằng
Quốc-Gia có chủ quyền thì nước mới có Đạo ; mỗi nước có
Quốc-Đạo thì dân-tộc ở trong nước mới tìm thấy lẽ sinh tồn.
Nhắc tới những sự nghiệp của Đức Cao-Hoàng thì Bần-Đạo thấy
rằng Ngài cũng vì quyền lợi tổ-quốc vì không muốn bản-đồ của
nước Việt-Nam phải vì thời-gian mà bị xóa nhòa trong trí nhớ
của hậu thế, mới ra công nằm gai nếm mật khôi phục sơn-hà
lưu cho cháu con ngày nay một dãy non sông như dệt gấm thêu
hoa.
Mặc dầu nước Việt-Nam của chúng ta đang bị hăm dọa bởi nạn
xâm-lăng, nhưng Đức Cao-Hoàng một Đấng anh-quân đã dày công
gầy dựng san-hà, thì theo chân Ngài cái chí phục-quốc ấy
phải có ở mỗi người dân Việt. Ngày nay, phải cần có một Đấng
anh-quân như vậy để bảo-tồn nòi-giống, gầy dựng giang-san,
người anh hùng ấy, bực anh-quân ấy là ai Bần-Đạo còn đang
trông đợi.
Tại Đại-đồng-xã.
Ngày mùng 5 tháng 5 năm
Canh-Dần (1950)
ĐÁP TỪ CỦA ĐỨC HỘ-PHÁP
NHÂN LỄ “CHÚC-THỌ”
Trước khi mở lời đặng cám ơn cả toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn
Nam, Nữ lưỡng-phái và Thánh-Thể của Ngài tức nhiên
Hội-Thánh. Bần-Đạo xin nghiêng mình chào các nước lân-bang
đã có tình thân-hữu cho các vị lãnh-sự Sứ-thần đến dự
cuộc lễ này, Bần-Đạo xin để lời cảm tạ thâm tình ấy.
Thưa cùng Hội-Thánh, mấy em Nam, Nữ lưỡng-phái. Nhứt là đám
thanh-niên, đồng-ấu, những lời của Bần-Đạo nói ra đây
côt-yếu để vào óc các em hơn hết. Sáu mươi mốt tuổi tưởng
như các người mà đặng hưởng hanh-phúc vô biên ấy, Bần-Đạo
tưởng có lẽ Bần-Đạo đây cũng đứng một trong các người ấy.
Hơn nữa là hai mươi bốn năm qua Bần-Đạo không hề tưởng-tượng
được một cái hồng ân vô đối cuả Đức Chí-Tôn đã chan rưới
cho giống-nòi Việt-Thường nầy giữa hồi nhơn-tâm điên-đão,
quyền hành tinh-thần đạo-đức điêu-linh tâm hồn loài người
thống-khổ vì thiếu phương an-ủi, ta đã ngó thấy nhiều lẽ bất
công của xã-hội diễn ra trước mắt nhiều tấn-tuồng đau thảm
không thể tả ra bằng ngôn ngữ đặng; Bần-Đạo chỉ nói rằng
trong thời buổi hổn-độn cả nhân-luân của nhơn-loại sập đổ;
Đức Chí-Tôn đến, Ngài đến với một phương-pháp đơn giản
tạo nền Chơn-Giáo của Ngài. Bần-Đạo nhớ lại buổi Ngài mới
đến, Ngài xin với mấy vị Tông-Đồ ba món báu gọi là Tam-Bửu.
1)Là xác thịt.
2)Là trí não.
3) Là linh-hồn hay phách.
Của mọi người hiến dưng cho Ngài, đặng Ngài làm cơ-quan cứu
thế độ đời.
Hồi buổi nọ chúng ta chưa hiểu nghĩa lý là gì ? biết bao
nhiêu kẻ, biết bao Tín-Đồ đã để dấu hỏi Đức Chí-Tôn đến xin
ba món báu đặng tạo quyền gì kia chớ ?
Thưa cùng toàn-thể con-cái của Đức Chí-Tôn, ba món báu ấy
không có giá-trị chi hết. Ngài lấy trong một số ít của
Thánh-Đức Ngài tạo cho thành tướng một khối thương yêu vô
tận, có một điều làm cho chúng ta ngạc-nhiên hơn hết là từ
thử đến giờ nhơn-sanh đã hiểu quyền năng vô đối của quyền
lực thương-yêu nhưng họ chưa hiểu biết thống nhứt cả khối
thương-yêu ấy đặng làm phương cứu thế độ đời, hay là làm
phương châm tạo hanh-phúc cho kiếp sanh của họ trái ngược
lại họ chỉ thống-hiệp tinh-thần thù-hận, oán-ghét làm cho
mặt địa-cầu nầy biết mấy phen đẩm máu, nhơn-loại tương tàn
tương sát với nhau là vì họ bội tín của họ, biết thù hận hơn
là thống-hiệp thương-yêu.
Một vị Thượng-Sĩ-Quan cao cấp của nước Pháp Maréchal Lyautey
nói rằng :
“On ne peut pas réaliser sans avoir de I’amour”
Nếu Bần-Đạo nói
thêm nữa :
“El un peu de
justice,
Cái lịch-lãm của của vị
Thượng -Sĩ-Quan ấy là quan-sát tình thế định hướng của mình
mà định cái chơn thật ấy.
Bần-Đạo ngày nay đứng đây xin thú thật rằng : mấy em,
toàn-thể con-cái Đức Chí-Tôn đừng có tưởng rằng tới ngày nay
Qua mới hưởng được cái hanh-phúc của mấy em đã trải ra trước
mắt đây, mà Bần-Đạo hưởng hanh-phúc trước ngày Đức Chí-Tôn
hiệp mâùy em lại thành thánh-thể của Ngài, trong khối
thương-yêu vô tận của Ngài tạo-dựng nên một đại gia-đình
thiêng-liêng mà từ thử đến giờ mặt địa-cầu này chưa có, mấy
em đã ngó thấy có bạn có cha, có anh, có em, có thân-bằng
cố-hữu, có chủng-tộc thiên-hạ dưới thế-gian này chưa hề
tưởng-tượng giá-trị nó được, gia-tộc hiện hữu đã có nó, mất
còn tại đây. Còn gia-tộc thiêng-liêng trong đại gia-đình mấy
em nó vẫn trường tồn mãi mãi bất tiêu bất diệt, mấy em suy
nghĩ điều ấy kẻ nào hưởng giá trị ấy mới có hiểu cái
mùi vị cao siêu của nó, cái ơn ban thưởng của Đức Chí-Tôn nó
còn giá-trị và quí-trọng hơn nữa.
Mấy em là Qua. Qua là mấy em nam, nữ cũng vậy, cả thảy mặt
địa-cầu này ngày giờ nào nhơn-loại biết hiệp với nhau làm
cho thành-tựu cái gia-tộc tại mặt thế này là đại gia-đình
thiêng-liêng đó vậy. Giờ ấy cần yếu cho nhơn-loại phải có và
hiện-tượng cho thành-tựu mới đặng, nếu không làm thiệt hiện
ra đặng thì cái hòa-bình hanh-phúc trong đại-đồng thế-giới
chẳng hề khi nào kết-liễu đặng.
Cây cờ cứu thế Đức Chí-Tôn, nó đã hiện tượng một cái quyền
thiêng-liêng vĩ-đại giờ phút này và còn tới nữa, thật
quyền-năng vô đối của nó là quyền-năng thương yêu vô tận của
mình đó vậy.
Ngày giờ nào toàn thể nhơn-loại biết thương-yêu với nhau như
lời Đức Chí-Tôn đã dạy, thì giờ ấy là hanh-phúc cho
nhơn-loại đã đoạt đặng. Chúng ta đã ngó thấy những điều Đức
Chí-Tôn đến nói không phải là mới, vì trước kia có hai Đấng
đã làm :
Đấng thứ nhứt : là Đấng mỗi bữa mang Bình Bác-du đi
hành-khất xin ăn, đem về “Cấp Cô-Độc-Viên” nuôi những kẻ đói
khổ là Đức Thích-Ca Mâu-Ni-Phật đó vậy.
Đấng thứ nhì : là Đấng bẻ từ miếng bánh mì, chia từ miếnâg
cá, cho đến mảnh áo “Tam-Tinh” của Ngài cũng lột cho kẻ
rách, Đấng ấy là Đấng Jésus-Christ.
Bần-Đạo nói quả quyết hai vị Giáo-Chủ đã làm nên nền-tảng
tinh-thần đạo-đức ở cõi Á-Đông và Aâu-Châu là hai nền
Công-Giáo và Phâït-Giáo. Nếu đã được thi-thố như thế ấy lưu
lại cho đời một khối vĩ-đại là do năng-lực thương-yêu của
Đấng ấy. Aáy vậy không chi mới-mẽ hết.
Cây cờ cứu khổ của Đạo Cao-Đài là thương-yêu mà thôi, sau
nữa là quyền công-chánh. Nếu thi hành hai điều ấy được thì
mới đem hòa-bình thực-hiện nơi mặt địa-cầu này được.
Bần-Đạo xin để lời cảm ơn toàn thể Hội-Thánh nam, nữ và
Quân-đội cùng các con đồng-ấu đã làm vẽ-vang kiếp sanh của
Bần-Đạo, làm cho Bần-Đạo hưởng được mùi vị thâm-thúy về
yêu-thương của toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn đó vậy.
Tại Đền-Thánh
Thời Tý đêm mùng 1 tháng 6
năm Canh-Dần (1950)
LỮA OAN NGHIỆT MUÔN XE, MỘT GIỌT
NƯỚC CAM-LỒ KHÔN TƯỚI TẮT.
Bần-Đạo lâu đi cúng, thấy Bần-Đạo vắng mặt nơi Đền-Thánh coi
muốn trống.
Hôm nay Bần-Đạo vẫn còn đau nhưng rán đi cúng vì có một sự
hệ trọng.
Vả chăng hôm ký lễ đáo-tuế của Bần-Đạo, Đức Hoàng Thái-Hậu
Từ-Cung và Đức Bảo-Đại có biếu một vật là Ô-Kim bằng đông
đen. Bần-Đạo hiểu thâm ý ấy chẳng qua là muốn chia phần công
quả nơi Đền-Thánh, nên Bần-Đạo vội đem để ngay giữa
Đền-Thánh, và dâng lời khẩn-nguyện của hai Ngài: “Thiên-hạ
thái-bình nước Việt-Nam vĩnh-cửu, đảnh nghiệp nhà Nguyễn
trường-tồn”. Hôm nay Bần-Đạo đi cúng đây vì lẽ ấy.
Luôn đây Bần-Đạo cũng nên nói cho toàn-cả con-cái Đức
Chí-Tôn hiểu một điều, đặng hiểu để biết trước một điều,
đặng đủ lịch-duyệt-nơi đó, đủ tương-lai của Đạo và Đòi
Rồi đây e cái án nhơn-loại bất công của xã-hội nhơn-quần, đã
gây loạn từ trước đến giờ, nay quả báo ấy tới nữa.
Trận chiến tranh 1914-1918 đã qua, Đức Chí-Tôn đến chỉ nghĩa
để khảo-đảo nhơn loại nơi mặt địa-cầu này cho trả quả kiếp,
chúng ta thấy nhiều bằng cớ hiển-nhiên trước sự tàn-ác bất
công của xã-hội nhơn-quần nơi mặt địa-cầu này, cái án ấy
không có miệng lưỡi nào chối cải đặng, có nhơn-quả thì có
quả báo còn cái sống chết nơi cửa Đạo cốt-yếu chúng ta không
phải gia- trị gì cả, thiên-hạ tưởng sống cốt-yếu trả nợ cho
xác thịt vậy thôi, đến khi thác tất nhiên là cơ-quan giải
thoát, nên Bần-Đạo nói quả-quýết, nếu chúng ta biết thì sẽ
mong-mỏi cái chết hơn cái sống, nhưng xét vì Thánh-đức của
Chí-Tôn, chết vì nhơn-loại, chết vì đạo-đức tinh-thần; chết
ấy mới vui, còn chết có hại chăng, là chết đặng trả quả báo,
chết ấy không có mùi vị gì.
Qua trận giặc 1914-1918 Đức Chí-Tôn Ngài nói, nếu Đạo trễ
một ngày là hại cho nhơn-loại mà thu hồi cho nhơn-loại, hầu
có nghe lời từ-bi bác-ái của Ngài chăng ? Bần-Đạo tưởng
Chí-Tôn cốt-yếu Ngài lập Đạo và Ngài giục-thúc Thánh-Thể của
Ngài thọ mạng-lịnh nơi Ngài đến trước gom cả con-cái của
Ngài lại đặng đợi Ngài, bất quá là tiếng nói của Ngài
thúc-giục cả thánh-thể Ngài, đến nơi mặt địa-cầu để làm theo
ý muốn của Ngài là cứu toàn nhơn-loại, nhưng ngọn lửa tàn ác
của nhơn-loại, vẫn muôn xe, mà một giọt nước Cam-lồ của Ngài
tưới sao tắt đặng ?
Đây qua trận giặc 1939-1945 muốn rạp, tới trận đại-chiến thứ
ba này nữa, tuy vẫn trước mặt thấy một trường thảm khổ vô
luân, chúng ta đã thấy một kỳ đại-chiến là nhơn-loại đều
phải trả quả kiếp, nếu biến tướng của quả kiếp để giảm bớt
tội-tình, thì oai-linh của Đạo Cao-Đài lại tấn-triển thêm
một bước nữa.
Aáy vậy cả toàn thể thánh-thể nên bình tâm đừng ỷ lại, một
điều cần-yếu Bần-Đạo dặn-dò cả thánh-thể Chí-Tôn nên hợp lại
làm một khối thương yêu vô tận, thì ngày khốn-khổ vẫn được
tự nhiên, còn những kẻ không biết, chia lìa rời-rạc nhau sự
khốn-khổ lại càng đeo đuổi, lời ấy là lời Bần-Đạo dặn cho
đám thanh-niên nên nhớ.
Bần-Đạo nói cái đại-nghiệp này có tồn-taị hay chăng là do
tinh-thần nơi đó phải khôn-ngoan, phải minh-mẫn sáng suốt,
phải có đạo-đức hơn nữa, đặng cầm cho vững tương lai sau
này, đó là hạng thanh-niên.
Còn một điều nữa là : Phụ-nữ, đám con ở trong lòng mấy
người. Bần-Đạo quả-quyết nó sẽ nối truyền nơi cửa Đạo, thì
phải lấy giọt sữa từ-bi, bác-ái của Chí-Tôn mà nuôi lấy nó,
ngày kia sẽ còn nối hương hỏa của Đạo.
Bần-Đạo gởi-gấm sắp nhỏ.
Tại Báo-ân-Từ Ngày 19 tháng 6 năm Canh-Dần (1950)
TRONG
CUỘC LỄ AN-TÁNG
ÔNG PHỐI-SƯ
THƯỢNG-SÁCH-THANH
(Đỗ-Văn-Sách).
Thưa cùng Chư Thánh, chư Chức-Sắc Thiên-Phong
Cửu-Trùng-Đài.
Hôm nay, chúng ta nam cũng vậy, nữ cũng vậy, phải chịu một
cái tang chung của người bạn đồng khổ với chúng ta là
Phối-Sư Thượng-Sách-Thanh, đã qui-liễu. Cái trạng-huống đời
bao giờ cũng vậy, mảnh xác-thịt này của chúng ta chung sống
với nhau trong một thời gian thôi, dầu cho ngắn-ngủi bao
nhiêu đi nữa, chúng ta cũng lưu lại một thâm tình thương mến
nồng-nàn ; nếu không có luật thiên-nhiên ấy, chắc cả kiếp
sống ta vô vị không có chi hết, theo chơn-pháp của Đức
Chí-Tôn ngày chúng ta vui, vì đã biết bạn trọn trung cùng
Hội-Thánh, trọn hiếu cùng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu, ngày giờ
này bạn đã hưởng một đặc ân riêng của Đức Chí-Tôn đã dành
để.
Thương thay !
Cả công nghiệp của ông bạn đồng khổ với chúng ta đây là ông
Phối-Sư Thượng-Sách-Thanh. Kể từ khi phế đời hành đạo, dầu
cho gia-đình nghèo-khổ khó-khăn bao nhiêu nhưng ông chỉ biết
Đạo, không biết đời, biết Hội-Thánh không biết gia-đình.
Thảm cho một điều là bao phen nền Đạo chinh-nghiêng, bị
khảo-đảo như thế mà người vẫn lo vẫn làm, vì đầu óc người
biết tư-tưởng về hành-tàng của mình, biết thi-thố đầu óc sở
định chớ không muốn nói, mà tánh người cũng ít hay nói nữa.
Cả thảy Quân-Đội, kể từ lúc đảo chánh, đều có ý thấy tại sao
một người bịnh-hoạn, ốm yếu mà hoạt-bát không buổi nào ngừng
hành Đạo, không buổi nào nghỉ, mảnh thân yếu-ớt bạc-nhược mà
lo hơn ai hết, lo cho nghiệp Đạo, nghiệp Đời, không nói mà
làm là tại sao ? Tại cái lòng ái-quốc, ái chủng nồng-nàn của
ông. Một nỗi nữa, cái phần của Đạo quyết đem cái mảnh thân
cho toàn-thể thiên hạ thấy rõ cái quyền-năng vô-tận của Đạo
thế nào, sở-hành của ông không nói chỉ làm mà thôi, có
tư-tưởng không ngôn-ngữ. Công-nghiệp của ông kể sơ từ
trước đến giờ :
- Mùng 4 tháng 10 năm Bính-Tuất, ông khai công-nghiệp.
- 11 tháng 10 năm Bính-Tuất, Thánh-Lịnh thuyên-bổ trách
nhậm Khâm-Trấn-Đạo (Biên-Hòa).
- 12 tháng 8 năm Đinh-Hợi, bổ làm Thượng-Thống Lại-Viện.
- 17 tháng 4 năm Mậu-Tý thăng thưởng lên Phối-Sư.
- 11 tháng 3 năm
Canh-Dần xin phép nghỉ dưỡng bịnh, chính mình Bần-Đạo thấy
yếu-ớt, bịnh-hoạn, nên biểu nghỉ, nếu không thì người nhứt
định không nghỉ, nhưt định làm Đạo cho đến chết mà thôi.
Bần-Đạo biết nên để cho nghỉ, mà trong lúc nghỉ không có
nghỉ gì hết, nghỉ gì được, người đầu óc như thế mà nghỉ, lo
mãi thôi, phải biết cái tuổi già mà hồi-hưu chỉ lấy an-nhân
làm căn-bản nhưng không, vẫn giúp-đỡ đạo, vẫn tìm phương-thế
làm cho đạo, đời chung hưởng hồng-ân của Đức Chí-Tôn
chan-rưới.
Aáy vậy, cái công-nghiệp của người bạn đồng khổ với chúng ta
ngày giờ này chúng ta đã giao và chính tay Bần-Đạo đã giao
chơn linh của người đến nơi tay của Đức Chí-Tôn cho người
lập vị ; còn mấy em, mấy con trong tang-quyến cả thảy nên
nhớ lời Bần-Đạo nói đến, nếu cửa thiêng-liêng vẫn mở, thì có
thể ông cha của mấy em đặng hưởng tình-yêu vô-tận trên cảnh
thiêng-liêng hằng-sống, cảnh đó mới là cảnh hanh-phúc, còn
cảnh này đây là cảnh khổ mà thôi. Hy-sinh mạng sống tội
nghiệp, mà không phải tạo nghiệp ++đời cho mấy em, bởi
nghiệp đời vinh-hiển bao nhiêu đi nữa cũng không giá-trị gì
hết, bao nhiêu xã-tắc, sơn-hà, vương-đế từ trước đến giờ đã
tạo-dựng mà ngày nay còn tồn-tại cái chi không ? Trái lại
ông cha của mấy em, đã tìm một con đường vinh-hiển cho mấy
em là “đạo-nghiệp” nghiệp-đạo còn thì giọt mồ-hôi, giọt máu
của ông cha mấy em còn, mấy em biết giữ nó cho tồn-tại là
cái hiếu của mấy em đó. Biết bao nhiêu ông cha đã thương
con, lo cho con, nhưng thương là nhiều cách khác nhau, cha
mấy em đã tạo-dựng cơ-nghiệp cho mấy em đây, mấy em không
còn trách-cứ được nữa, cha mấy em đã làm xứng-đáng một ông
cha. Bần-Đạo xin làm chứng cho mấy em đã được người cha
xứng-đáng.
Tại Đền-Thánh Đêm
mùng 1 tháng 7 năm Canh-Dần (1950)
CÁI
KHỔ CỦA THÁNH-THỂ ĐỨC CHÍ-TÔN
Hôm nay Bần-Đạo thuyết cái khổ về
phần của thánh-thể Chí-Tôn.
Trong buổi định vận mạng của nước Việt-Nam. Chúng ta đã đủ
hiểu rằng : Dầu cho con người có tinh-thần chiến-thắng nơi
mặt thế nay dường nào đi nữa mà phàm vẫn là phàm. Vì cớ cho
nên Đức Chí-Tôn đã nói nơi mặt địa-cầu này không có ai đặng
trọn lành và cả toàn thiên-hạ cũng không trọn lành, tức
nhiên mặt thế này nhơn-loại chẳng hề khi nào lành đặng.
Khi Đức Chí-Tôn đến tạo Đạo. Ngài đã ký hòa-ước với chúng ta
buộc chúng ta phải thiệt-hiện cho đặng cơ-quan cứu khổ của
Ngài, trong hai chữ bác-ái và công-bình. Ngài đem ngôi vị
thiêng-liêng Thần. Thánh, Tiên, Phật đổi lại cho chúng ta,
mong lấy có bao nhiêu đó thôi.
Hại thay ! Khi Ngài đến nước Việt-Nam đặng chịu dưới ách lệ
thuộc quyền-hành sở-hữu các Tôn-Giáo không vui thấy cây
phướn cứu khổ của Ngài thiệt-hiện ra đặng, mà quyền-hành trị
thế cũng không vui thấy cái triết-lý cứu khổ của Ngài.
Hại thay ! Ngài lựa sắc-dân nô-lệ này làm thánh-thể của Ngài
dĩ nhiên cái khổ hạnh thánh-thể của Ngài là cả toàn con-cái
của Ngài trong cửa Đạo không thế gì chối cãi đặng. Đạo đã
chịu cái khổ-hạnh thế nào thì toàn con-cái của Đức Chí-Tôn
tức là thánh-thể của Ngài đều chung chịu như thế ấy.
Ôi ! biết bao nhiêu khổ, nếu chúng ta không phải mang danh
thánh-thể của Ngài thì chúng ta viết một quyển sách kể cái
khổ-hạnh mà chúng ta đã chịu từ thử đến giờ, dám chắc rằng :
Không có một người nào xem mà không đổ lụy đặng, chánh-sách
ấy đương nhiên sống với cái triết-lý nhắm mắt, nhăn răng,
cái triết-lý đương tranh-đấu của loài người vẫn vậy mà chúng
ta đem cái triết-lý cứu khổ với nhơn-nghĩa của Tổ-Phụ
Việt-Nam đã để lại thiệt-hiện nó ra là khó-khăn không thể
nói được. Kia chủng-tộc Việt-Nam đang tranh-đấu đặng định
quốc của mình, một bên họ chỉ lấy tinh-thần chủng-tộc làm
căn-bản đặng định Quốc, tức nhiên Quốc-Gia ; còn một bên họ
nương theo cái quyền lực Quốc-Tế đặng họ làm năng-lực
tranh-đấu cho họ ; do hai con đường, thánh-thể của Đức
Chí-Tôn phải đi con đường nào chớ ?
Nếu phải đi với cây phướn cứu-khổ với hai chữ nhơn-nghĩa của
Đức Chí-Tôn đã định thì ngoài con đường Quốc-Gia ra không
thể đi con đường nào khác nữa được. Nếu chúng ta có
chiến-đấu thì cũng khó mà định phận được cho nó. Chiến-đấu
không lẽ chúng ta đem cái oán mà đổi oán, đem thù mà đổi
thù, nếu đem lẽ ấy chiến-đấu thì còn gì thánh-thể Đức
Chí-Tôn phải ra phàm, trái ngược lại chúng ta phải dĩ ân báo
oán.
Cả toàn thánh-thể Đức Chí-Tôn ! Giờ phút này thiên-hạ đang
suy-nghĩ, nhứt là chủng-tộc Việt-Nam, họ đã hỏi tâm-lý
thường-tình của họ : Cao-Đài bị thiên-hạ dày-xéo, Cao-Đài
dưới ánh nô-lệ chà đạp, đương nhiên họ có thể báo oán đặng
không ? Họ ngu muội thế nào, họ đã đi ngược với chủng-tộc
Việt-Nam ? Cái triết-lý tối cao tối thượng dĩ án báo oán,
từ-bi bác-ái và công-bằng vô tận trong cửa Đạo Cao-Đài chúng
ta đã bị biếm-trách, điều ấy chúng ta đủ hiểu, chúng ta làm
thì nhứt định chịu, bởi chúng ta biết rằng biếm-trách ấy giờ
phút này nó sẽ làm đại vinh-dự cho chủng-tộc Việt-Nam ở
tương lai.
Họ thù oán chủng-tộc Việt-Nam bao nhiêu thì tương-lai kia sẽ
định cho họ thiếu nợ tình trong cửa Đạo bấy nhiêu. Hại thay
! Cho những kẻ mù-quáng đang tâm giết những con-cái Đức
Chí-Tôn, trong buổi nọ định vận-mạng tương-lai cho nòi-giống
Việt-Nam của họ.
Thế-gian này không có cái gì cướp-bôùc, hay cái gì xin xỏ
được của Đạo Cao-Đài, đối với cái vinh-dự cho nước Việt-Nam
bằng giọt máu nhơn-nghĩa, tưởng cái giá trị ấy từ thử đến
giờ chưa có ai làm đặng chỉ có cửa Đạo Cao-Đài nầy thôi, thì
biểu sao thánh-thể Đức Chí-Tôn không khổ-hạnh ?.
Vậy Bần-Đạo xin khuyên hãy vui đi, lấy đó làm danh-dự
giá-trị của nó thì bao nhiêu cái khổ-hạnh kia sẽ được
cao-thượng, Đức Chúa Jésus-Christ đã chết trên cây Thánh-Giá
làm con tế-vật cho Ngài buổi nọ. Buổi hôm nay chúng ta đem
cả tinh-thần đạo-đức làm con tế-vật cho Ngài đó vậy.
Hãy vui đi, cứ tự-tôn tự đại đi ! Từ thử đến giờ chưa có ai
làm được, mà mình làm được và đã làm được. Có như vậy mới
đáng an vui và hy-sinh như thế thì mình mới có giá-trị cao
thượng.
Tại Đền-Thánh Đêm 14 tháng 7 năm Canh-Dần (1950)
KHÔNG CÓ CÔ-HỒN,
CÓ CHĂNG LÀ NGẠ-QUỈ.
Hôm nay là ngày
rằm Trung-Nguơn có một điều từ thử đến giờ bên Phật-Giáo
lạc-lầm về chổ các đẳng linh-hồn mà người ta gọi cô-hồn đó,
không có cô-hồn đâu.
Hoặc may ra, có lẽ mấy vị khi trước đã đạt pháp gặp đám
ngạ-quỉ súc-sanh phần nhiều là con nít, các đẳng chơn hồn về
súc-sanh, cho nên các chơn-hồn trẻ mãi thôi, vì cớ cho nên
người ta làm áo thí cô-hồn nhỏ-nhỏ vậy.
Không có cô-hồn đâu, nếu như Bần-Đạo không lầm thì người ta
đã có một vị là cô-hồn, ấy là người con gái, là Thanh-Tâm
Tài-Nữ đã chết, là khi người tắm ở tại Cap-St. Jaeques bị
chết chìm. Thanh-Tâm Tài-Nữ chết như thế mà không phải là
cô-hồn đâu.
Các phẩm chơn-hồn đạt phẩm vị nhơn-phẩm không có cô-quả bao
giờ. Nơi cảnh Hư-Linh hằng-sống kia người ta còn có
gia-đình, thân-tộc bạn-tác anh em của người ta, không có một
chơn-hồn nào đã đạt nhơn-phẩm mà gọi là cô-hồn đặng. Có hay
chăng là thiên-hạ tưởng-tượng vậy thôi. Tưởng người chết
không con nối hậu, không ai phụng sự, xiêu mồ lạc mã, người
ta cho là cô-hồn, sự thật là không phải.
Bần-Đạo lập lại lần nữa, không có cô-hồn, chỉ có đám ngạ-quỉ
súc-sanh mà thôi, như các đẳng chơn-hồn mà chúng ta cầu
nguyện trong Trung-Nguơn đây là cốt-yếu để cho họ giải quả
thoát kiếp, có lẽ trước kia người ta biết một điều bí-mật là
các ngạ-quỉ súc-sanh hay ăn uống thường phá khuấy thiên-hạ
đặng kiếm ăn, còn chúng ta ngày Trung-Nguơn hay là
Thượng-Nguơn chúng ta cúng-kiến là cúng Ông Bà Tổ-Phụ, Ông
Bà và bạn-tác đồng sống với chúng ta mới qui-liễu.
Ngày cúng ấy là ngày chúng ta nhắc lại sự đau thảm chia-ly
với nhau trong kiếp sống. Còn kiếp chết của chúng ta sẽ được
tương ngộ trên cảnh hư-linh hằng-sống kia, cái cảm tình của
chúng ta ngày đó dầu cho dưa muối mà chúng ta nhớ cái thâm
tình ấy là quí trọng. Quí trọng hay chăng là cái lòng yêu-ái
của chúng ta dưng cho họ, nhớ tưởng đến họ mà thôi, sanh như hà, tử như thị, ấy
là Đạo nhơn-luân của chúng ta, nhứt là tạo phong-hóa
của nhà Nam.
Bần-Đạo lập lại lần nữa không có đám cô-hồn đâu, nếu vị nào
đạt được nhơn-phẩm ở thế-gian này dầu cho cô-quạnh thế nào,
nơi cảnh thiêng-liêng hắng-sống kia họ cũng có anh em
bạn-tác gia-đình của họ, chúng ta không có người nào cô quả
hết chỉ sợ có một điều là bạn-tác, anh em chị em đồng sống
với chúng ta mà họ không tu, khi về cảnh thiêng-liêng
hằng-sống không thế gì mà gặp nhau được, cái đó mới vô phước
và đáng sợ hơn hết, ngoài ra không có cô-hồn, chỉ có đám
ngạï-quỉ súc-sanh mà thôi.
Bần-Đạo thuyết tiếp về tam-nguơn, tại sao trong Càn-Khôn
Võ-trụ chia làm tam-nguơn, là khi Càn-Khôn Võ-trụ chưa lập
ra, ban đầu cả tính khối sanh lực của Càn-Khôn bao trùm hết,
khi biến-thiên mới tạo ra vạn-vật, hồi lúc Đức Chí-Tôn giáng
linh gọi là Thượng-Nguơn. Người giáng linh nắm cả nguyên-khí
ấy luyện trong Càn-Khôn Võ-trụ biết hoạt-động nương theo cái
sanh-lực là chữ khí đó (Hộ-Pháp chỉ ra Liên-Đài Hộ-Pháp có
chữ khí) tượng hình của mình.
Kế tiếp nữa là Trung-Nguơn Đức Chí-Tôn tạo vạn-vật dầu cho
loài người cũng ở trong vạn-vật ấy. Giờ phút Đức Chí-Tôn đến
cho loài người được cái linh, tức nhiên cho họ cái
khôn-ngoan hiển hách khác hơn vạn-loại kia, gọi là giáng khí
vì cớ Đức Hô-Pháp bắt Aán Trung-Nguơn hai bàn tay phải hiệp
lại với nhau là âm dương tương-hiệp, theo cái thiên-linh của
Đức Chí-Tôn đến cái nhơn-linh của loài người.
Đến Hạ-Nguơn Đức Chí-Tôn giáng Thần, tức nhiên là cái
thiên-vị Đức Chí-Tôn mở ngôi Thần, Thánh, Tiên, Phật cho
Vạn-Linh đặng cho các chơn-hồn đạt vị của mình, chuyển-luân
trong quả kiếp sanh sanh tử tử mà đạt pháp lập thiên-vị ;
Đức Chí-Tôn giáng trần Hạ-Nguơn là cốt-yếu như vậy. Vì cớ
nên Hộ-Pháp bắt ấn hạ-nguơn là tới tuần trà : hai bàn tay úp
nhau, tả là Dương trên, Hữu là âm dưới ; chụp lên đầu
Kim-Tiên đưa xuống giáng thần cho tiên hạ ba cái Bí-Pháp đó
là vậy.
Bây giờ Thượng-Nguơn trở lại, trong Càn-Khôn Võ-trụ
Nhựt-Quang có bảy trái địa-cầu (Sept planètes du système
solaire) nhơn-loại ở được bảy trái đó đi chung quanh giáp
một quận gọi là đại chuyển thì có : 61.000.000 năm (sáu mươi
mốt triệu năm là một chuyển). Trong sáu mươi mốt triệu năm
nếu chúng ta tính coi thì chúng ta ngó thấy trái đất này nó
tái kiếp lại, nghĩa là chết rồi phục-sinh lại bảy lần 61 là
427 triệu năm, thì trái đất đã chết một phen cốt-hài của nó
còn lại là mặt trăng đó.
Kể từ nó mới phuc-sinh lại đến nay là ba chuyển rồi nó sẽ
đến Thượng-Nguơn tứ chuyển. Mỗi trung chuyển là 61.000 năm,
Hạ-chuyển lại là: sáu ngàn một trăm năm. Một-Giáng là sáu
ngàn một trăm năm cũng chia ra ba Nguơn vậy. Một-Giáng là
sáu ngàn một trăm năm thì mỗi Nguơn là hai ngàn ba trăm ba
mươi năm hễ mỗi Nguơn ấy tới 2.333 năm 33 ngày 33 giờ 33
phút, qua trong mấy cái ba mươi ba đó sẽ có một vị
thiêng-liêng ở cung Phật hay cung Tiên giáng thế chuyển Đạo.
Vì cớ nên tượng hình Càn-Khôn Võ-trụ có ba Nguơn tạo
vạn-vật.
Trung-Nguơn là Nguơn giáng khí, như chúng ta tin dị-đoan thì
Trung-Nguơn này chúng ta nên cầu-khẩn Đức Chí-Tôn để thức
tỉnh trí-thức tinh-thần loài người đặng cho họ minh tâm kiến
tánh cho thiên-linh, của họ khôn-ngoan đặng bảo-tồn
sinh-mạng của họ.
Giờ phút này đừng cầu-nguyện cho cô-hồn nữa, mà chúng ta
cầu-nguyện cho con-cái Đức Chí-Tôn cho họ đủ năng-lực để
minh-tâm kiến-tánh, bảo trọng sanh-mạng của họ mà thôi.
Tại Đền-Thánh Ngày 19 tháng 7 năm
Canh-Dần (1950)
LỄ HÀNH-PHÁP ĐỘ THĂNG CHO
GIÁO-HỮU THƯỢNG-SANG-THANH
Lời dạy của Đức Hộ-Pháp căn-dặn có một điều nên để ý là làm
sao ngày qui-liễu, gởi thánh-cốt tại đất Thánh-Địa vì trái
địa-cầu 68 nầy không có chổ đất nào quí-hóa cho bằng đất
Thánh-Địa, nếu để được cốât-hài nơi đây rồi thì rất
hanh-phúc cho tương-lai con cháu.
Cái quí-trọng của đất Thánh-Địa, là có Lục Long phò ấn nên
Đền-Thánh nằm ngay trong tim của 6 con rồng doanh lại.
Dầu nơi Cực-Lạc cũ, hay đất mới cùng là Nghĩa-Địa ; đất 50
mẫu ở Long-Thành cũng vậy, Bần-Đạo đã biết bên nước Tàu ; hễ
ông, bà, cha, mẹ họ có quí, họ quàng lại để chọn ngày hoặc
chỗ đất tốt có hàm vồng, dầu phải 5, 3, năm họ cũng đợi kiếm
được mới làm lễ an-táng, vì bên nước Tàu có nhiều nhà biết
thiên-văn, hay khoa coi bói họ giỏi.
Phần nhiều là các nhà giàu có hay chọn lựa. Ngày nay dân-tộc
Việt-Nam có phước Chí-Tôn đã tiền-định cho dòng giống Lạc
Hồng sẽ hưởng điều phúc-hậu tương-lai, ai có duyên mà về đây
gởi cốt hài là có phước lắm vậy.
Tại Đền-Thánh Đêm mùng 1 tháng 8 năm Canh-Dần (DL.
12-09-1950)
DANH TỪ TÀ VÀ CHÁNH
TRONG TÔN-GIÁO
Hôm nay Bần-Đạo thuyết về danh-từ
tà chánh mà thiên-hạ đã ban cho các nền Tôn-Giáo, dùng
nghĩa-lý của nó trước về mặt Tôn-Giáo.
Về mặt Đạo thì chúng ta phải để tâm suy-xét cho tận cùng,
hiểu cho thấu-đáo phận-sự con người tức nhiên là phận-sự của
nhơn-loại ở nơi mặt địa-cầu này đã làm sao ?
Vả chăng con người là một vật ở trong vạn-vật cùng
tạo-đoan, vì cớ nào Đức Chí-Tôn lại giáng-linh trong một con
vật ?
Tức nhiên Ngài có chủ định cho nó làm, mới cho quyền hành vô
đối như thế lẽ dĩ-nhiên con người khôn hơn vạn-vật, đã đành
khôn thì làm chúa của sự đại, tức nhiên Đức Chí-Tôn muốn cho
loài người làm chúa của vạn-vật. Chúng ta không cần kiếm
hiểu hay xét-đoán, việc làm chúa để làm gì đó ? Phân sự đối
với vạn vật thế nào ? Mình đã xuất hiện trong khuôn-luật của
tạo-đoan, tức nhiên mình thọ ân tạo-hoa của Chí-Tôn ban cho
mình một tánh linh, cốt-yếu để cho mình đảm-nhiệm phần
bảo-vệ cơ-quan tạo-đoan của Ngài, tức nhiên dễ-dàng bảo-thủ
luật tạo-đoan chớ không phải dễ tiêu-diệt luật tạo-đoan.
Chúng ta đã xét đóan thấy mặt địa-cầu này khi trước buổi
thoát xác của nó, các đẳng linh-hồn đạt được biết bao nhiêu
Phật vị. Mặt địa-cầu này kiếp trước của nó đã tạo nhiều đấng
có đủ quyền hành điều-khiển, cầm quyền trong Càn-Khôn Võ-Trụ
này, hay các nơi khác nữa, chớ chẳng phải đây mà thôi.
Bần-Đạo có thuyết khi trái địa-cầu này đã thoát qua, chính
mình Đức Di-Lặc Vương Phật thời kỳ này cầm quyền Càn-Khôn
Võ-Trụ chỉ là một “dả nhơn” mà thôi. Còn Đức Phật Thích-Ca
là người quê dốt. Trong ba đại chuyển mà Đức Thích-Ca, Đức
Di-Lặc lập vị mình một cách vinh-hiển oai-quyền như thế, mặt
địa-cầu cốt-yếu Đức Chí-Tôn giáng để làm một trường học tạo
cấp-bằng cho nhà Phật.
Cái bảo-vệ cho tạo-đoan không có quyền diệt-hóa phải bảo-hòa
mà thôi. Cơ-quan bảo-hóa tức nhiên chánh, cơ-quan nào
diệt-hóa tức là tà. Nếu chúng ta lấy cái lý xét-đoán dầu cho
bên vật-chất hay bên tinh-thần cốt-yếu cho loài người làm
môi-giới, điều-độ các chơn-linh tấn-triển mãi cho đến Phật
vị. Về mặt hình thể, cơ-quan nào không có ích cho cơ thể
tạo-đoan tức là không có ích cho nhơn-loại.
Việc bảo-vệ sanh-mạng của nhơn-loại trong khuôn-khổ
tạo-đoan, tức nhiên là cơ-quan nào nâng-đỡ bảo-trọng
thêm cái sống này giúp cơ thể tạo-đoan và bảo-vệ sanh-mạng
của vạn-linh nơi mặt địa-cầu này, nó là chánh, triết lý nào
giúp cho nhơn-loại tức nhiên bảo-trọng cơ-quan tạo-đoan
bền-bỉ vững-chắc nó là chánh. Triết lý nào xúi-giục làm cho
vạn-vật tàn-sát với nhau diệt-hóa tức nhiên triết-lý ấy là
tà.
Chúng ta ngó thấy cơ thể tạo-đoan trước kia cũng vậy chớ
không phải trong cửa Đạo Cao-Đài này mà thôi. Trong
Vương-Đạo và Bàn-Môn ta thấy khuôn-luật định của nhà Vua tức
nhiên là Vương-Đạo đi ngay con đường chánh mà thôi, buộc nó
phải bảo-vệ sanh-mạng cho xã-hội nhơn-quần, tức nhiên bảo-vệ
trong một nước phải lấy chánh tâm định phận con người. Lấy
chánh đó là Vương-Đạo. Còn các triết-lý hay các cơ thể nào
đi ngược lại với cái chánh ấy là làm cho thiên-hạ phải
loạn-lạc, xao-xuyến tâm-hồn, không biết cái chủ-nghĩa kính
sùng cái sống lẫn nhau, tương-tàn tương-sát với nhau làm rối
loạn cả pháp-luật thiêng-liêng kia; diệt-hóa tức nhiên là
Bàn-Môn,Tả Đạo.
May thay cho chúng ta, nhờ Đức Chí-Tôn đến, Ngài quả-quyết
nói rằng : Những điều ở thế-gian này tín-ngưỡng từ trước đến
giờ là khi trái địa-cầu mới phục sanh lại, vạn vật còn trong
buổi sơ sanh dốt-nát mà từ từ họ tấn-triển đến mãi cho tới
phẩm vị Phật hay ngang phẩm cùng Thầy đều đi trong các lý do
của chữ Đạo. Aáy là người với Trời “Reliron” do chữ “Relior”
mà ra. là liên-kết người với Trời. Cơ-quan nào liên kết
người với Trời tức nhiên là Đức Chí-Tôn đến với chúng ta.
Ngài nói : Ngài đến đặng dạy một chơn-lý tức nhiên đem một
chơn-lý để cho các con biết ; các con thờ đây duy có thờ
mình và thờ Thầy mà thôi. Bởi cơ-quan này có hai quyền vi
chủ.
1) Thầy.
2) Nhơn-loại tức nhiên các con.
Chúng ta chỉ nhờ có hai Đấng ấy mà thôi, bây giờ muốn
bảo-hòa, đừng diệt-hóa Đức Chí-Tôn biểu gì ? Ngài để một
định luật trước mặt là bác-ái và công-bình. Chúng ta tỉ thí
như con chó kia đẻ ra mấy con, người ta đến xin, dòm thấy
con nào thương được, người ta mới xin, xin đặng nuôi dưỡng
nó, vì cái thương ấy mới nuôi dưỡng. Bây giờ trồng một cây
gì người ta ham thích nó, tức nhiên người ta thương thích nó
nên mới trồng, mới bảo vệ mạng sống của cây ấy.
Vạn-vật muốn bảo-trọng toàn-vẹn cái luật tạo-đoan cho bền
chắc duy có mặt luật thương-yêu mà thôi. Trong khuôn-luật
thương-yêu ấy định cho mình bảo trọng cơ thể tạo-đoan, giúp
hay cho luật tạo-đoan mà thôi.
Bây giờ thương-yêu ấy không thể thương-yêu là tại cần cái
này, bỏ cái kia, chê cái nọ, khen cái khác. Chúng ta phải
lấy công tâm định, tùy theo khuôn-luật tạo-đoan đặng định
phận cái sống mình cho còn tồn-tại, chúng ta muốn bảo-vệ
phải có công-bình và tâm-lý mới được.
Xã-hội nhơn-quần, chúng ta đã sanh trong một nước, giống-nòi
tông-tộc chúng ta, thì chúng ta không biết thân-phận của
mình đối với đồng-chủng thế nào.
Ta sanh ra trong một nước, nhờ ơn ngọn rau tấc đất ta mới
sống, ta nhờ nương nơi đó mà ta lập vị định phận của ta, nếu
ta không biết thương-yêu thì phận con người chúng ta chưa
đúng vậy. Vì cái phận ấy, vì lẽ công-bình ấy, vì thương-yêu
mới đem hy-sinh mình phụng-sự cho toàn thiên-hạ.
Cơ-quan phụng-sự ấy Đức Chí-Tôn biểu chúng ta dâng cả
thi-hài trí-hóa và tâm-hồn đặng Ngài làm cơ-quan phụng sự
cho nhơn-loại bảo-tồn khuôn luật tạo-đoan vững chắc, tức
nhiên dắt chúng ta đi trên con đường chánh Đạo đó vậy.
Tại Đại-Đồng-Xã trong dịp Tết Trung-Thu,
Ngày rằm tháng 8 năm Canh-Dần (1950)
THẢM
TRẠNG CỦA QUỐC-DÂN VIỆT-NAM
Nói về cái thảm
trạng của quốc-dân Việt-Nam hồi thuở lập quốc, một tình
trạng thống-khổ đã làm cho Bần-Đạo phải nghẹn-ngào. So-sánh
lại 5 năm bị đồ-lưu nơi Hải-Ngoại thảm khổ đường nào, chẳng
cần minh tả ra cả thảy con cái Đức Chí-Tôn cũng đều
thấu-đáo, và quyết-định giá-trị thế nào ?
Bần-Đạo xin quả-quyết rằng : Thống-khổ 5 năm đồ-lưu nơi
Hải-Ngoại không bằng đã thấy cái thống-khổ hiện trước mắt
một cái tấn-tuồng đau-đớn là nòi-giống Việt-Nam tàn-hại lẫn
nhau, Bần-Đạo đã trọn một kiếp hy-sinh để tạo hanh-phúc cho
toàn thể con-cái của nòi-giống Lạc-Hồng, chính Bần-Đạo cũng
là một phần-tử trong ấy.
Cái tranh-đấu đem cả sanh-mạng ra để làm giá-trị chung cho
đời cho Đạo thì chưa có biết thối bước trước tình-trạng
khó-khăn nào, dầu thống-khổ dường bao ? Không có năng lực
nào làm ngăn trở bước đường của Bần-Đạo được. Quyết thắng,
quyết đi cho đến mục-đích cuối cùng.
Thật ra là Hành Chánh-Đạo trót cả một đời chưa có khi nào
làm cho Bần-Đạo đã thấy, hiện nay là quốc-dân Việt-Nam đương
chiến-đấu đặng giải ách nô-lệ cho quốc-dân đã chịu tám mươi
năm, đem văn-hiến, đem tinh-thần tối-cao của nòi-giống để
làm giá-trị, là phương-pháp thâu-đoạt cho đặng được độc-lập
và thống-nhứt thiệt-hiện đối với nước chinh-phục chúng ta là
Pháp. Cái yếu-điểm tranh-đấu với Pháp là cái quan-niệm
giải-phóng cho nòi-giống Việt-Nam.
Hôm nay đã gần đạt-thành mục-đích, chính một trường thảm-khổ
đã trải trước mắt nòi-giống Việt-Nam bằng bằng chủ-nghĩa
cộng-sản, nhưng Bần-Đạo không phiền-trách cái tranh-đấu của
họ, bao giờ họ cũng tranh-đấu để tạo hanh-phúc chung cho
nòi-giống họ đặng trọn quyền. Duy có một điều là họ chuyên
quyền tàn-sát nòi-giống của họ.
Bần-Đạo chỉ sợ có một điều là ách nô-lệ 80 năm, với một
quốc-dân hai mươi lăm triệu này chưa có thể chiến-thắng
đặng, sợ e cho những kẻ quả-quyết dùng thuyết duy-vật
ngoại-bang đem vào đây cho nòi-giống Việt-Nam phải điêu tàn,
sẽ trở nên người Mương, Mán, Mọi hay là Lô-Lô chẳng
hạn.
Bây giờ họ còn chung sống trongg hoàng-đồ của chúng ta,
chúng ta phải coi chừng, nòi-giống Việt-Nam phải cho
khôn-ngoan sáng-suốt, vận-mạng tồn-vong hay vinh-quang đều ở
trước mắt chúng ta, chúng ta đừng để cho kẻ thù-địch
mưu-chước lợi-dụng xương máu của chúng ta, mà nòi-giống
Việt-Nam phải đi đến con đường tự-diệt và tự mình hại lấy
mình thì không phương-pháp nào ? Dầu cho Đức Chí-Tôn cứu-vãn
tình thế này định tương-lai cao-trọng thế nào cũng không
cứu-vãn đặng ; phải thương-yêu với nhau, hiệp đồng cùng
nhau, mới có thể quyết thắng đặng.
Giờ phút quyết-liệt này Bần-Đạo tiên-tri rằng : Nếu quốc-dân
Việt-Nam không tin với nhau, để cho Bắc-thuộc lần thứ hai
nữa, thì không có phương-pháp nào giải ách nô-lệ cho đó vậy.
Tại Đền-Thánh Ngày 16 tháng 8 năm Canh-Dần (1950)
BAN PHÉP LÀNH CHO BA GIA-ĐÌNH ĐÔNG CON.
Mấy em, ngày hôm nay là ngày
kỷ-niệm của Đức Phật-Mẫu.
Qua đã nhứt định để cho các gia-đình của mấy em hưởng đặc ân
của Chí-Tôn, để một mình làm chủ một ngày lễ đặng hiểu rằng
: Có nhiều lời tâm-huyết can-đảm, mấy em nam, nữ tức là cha
mẹ của đám ấu-sinh kia, mấy em đã lãnh trách-nhiệm
thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn, và Phật-Mẫu phú-thác gởi-gấm
giao phó cho mấy em, các Đấng chơn-linh đến làm thánh-thể
của Ngài. Mấy em nam, nữ đã lãnh trách nhiệm trọng-yếu mà
gìn-giữ báu-vật của Chí-Tôn và Phật-Mẫu đã phú-thác gởi-gấm
và giao phó cho. Năm nào Qua cũng căn dặn mấy em. Tuy vẫn
trẻ ấu-sinh do huyết-khí của mấy em tượng nên hình. Những
chơn-linh đó là bạn của mấy em, Đức Chí-Tôn phú-thác cho mấy
em, mấy em nên hiểu rằng : Trước khi Đức Chí-Tôn để chơn đến
mặt thế này mấy em biết đến với mấy em trước không ? Qua nói
: Ngài đến với mấy em trước. Trong thánh-thể đương nhiên giờ
phút này Ngài lựa chọn, Qua vẫn biết làm cha trong gia-đình
khó-khăn thế nào ? Qua cũng hiểu cái khổ-não của mấy em lo
tảo lo tần mà nuôi con-cái của mấy em, có ngày Hội-Thánh
cũng biết.
Qua nói rõ cho mấy em hiểu rằng : Cơ thể hữu vị của Đức
Chí-Tôn đến đào-tạo đây : mấy em có biết để cho ai chăng ?
Cốt-yếu để tạo nghiệp cho mấy em đó vậy. Qua nói cho mấy em
hiểu, trừ ra Đền-Thánh và các Đền-Thờ, Qua không dám nói
đến, bởi nó sẽ tượng hình mà gom-góp thành Chí-Thánh. Qua
nói của-cải đạo-tạo dành để cho mấy em nuôi con-cái của mấy
em đó vậy. Giờ phút nào Qua còn thấy trước mắt Qua mấy em
khổ-não nhọc-nhằn đói-khó, Qua có can-đảm đỡ từng miếng ngói
mà nuôi nó, Qua xin mấy em đừng hất-hủi chúng nó để cho
trọn-vẹn đạo làm cha mẹ, Qua chẳng cần nói mấy em cũng chán
biết.
Qua lặp lại một lần nữa, mấy em có chủ quyền trọn-vẹn của
mấy em để giáo-hóa là do Đức Chí-Tôn phú-thác đó thôi.
Ngày giờ nào mấy em không phương lo nuôi không nổi, đem nó
cho Qua giao cho Hội-Thánh, ngày giờ nào Qua còn sống thì
giao lại cho Qua. Qua cấm hẳn, Qua không để chịu cho nó đói
trách. Qua nói cho mấy em hiểu, mấy em phải lấy giọt sữa
đạo-đức mà nuôi con, hột cơm của mấy em nuôi nó là cơm
đạo-đức.
Trái lại, nếu mấy em không bảo trọng phận-sự của
thiêng-liêng phú-thác, để cho nó hung-tàn bạo-ngược như kẻ
ngoài đời kia thì tội-tình của mấy em nơi cửa Ngọc-Hư-Cung
chẳng hề dung thứ. Mấy em nên nhớ giờ nào Qua cũng tìm
phương thế sang bớt nhọc-nhằn của mấy em, nào là tạo cơ-sở
Cô-Nhi, tạo Đạo-Đức Học-Đường, tạo các cơ-quan giáo-hóa, để
giúp mấy em, nhưng trước hết làm Thầy đắc-lực hơn hết là mấy
em, chớ không giáo-viên lập được tánh-đức của nó, tương-lai
của nó là do mấy em, phải tạo khuôn-luật, cái quyền nghiêm
khắc là do nơi gia-đình, mà gia-đình nào có con hung-tàn
bạo-ngược thì gia-đình ấy phải chịu nhọc-nhằn.
Hội-Thánh nhứt định sẽ trừng-trị, Qua cho biết liệu nuôi nổi
thì nuôi, nếu không nuôi nổi thì giao lại cho Qua, chớ không
quyền hất-hủi nó, điều ấy là điều cần-thiết hơn hết.
Tại Bộ
Nhạc-Lễ Đêm 16 tháng 9 năm Canh-Dần (1950) lúc 8 giờ
40
TRONG
BUỔI TIỆC CỦA NHẠC-SỸ TÂN-KHOA.
Lễ-Nhạc là hai điều trọng-hệ của Đức Chí-Tôn, khi Ngài đến
vẫn chú-ý về hai điều ấy, chúng ta cũng vẫn biết, nền
Đạo Cao-Đài là Nho-Tông chuyển thế, thì tức nhiên của toàn
cả xã-hội nhơn-quần nơi mặt địa-cầu này nhờ Đạo Nho sưả-đoan
chỉnh-đốn thiên-hạ lại, chúng ta thấy xã-hội tinh túy
đạo-đức của họ dường như đảo ngược lại khủng-hoảng tinh-thần
mà ra vậy. Nho đạo đã lập xã-hội ở Á-Đông từ Tam-Hoàng qua
tới nhà Châu rồi Ngài Châu-Công chỉnh đến Tân-Dân ; lễ-nhạc
sản-xuất do nơi Huỳnh-Đế với Châu-Công; ấy vậy mình phải
biết nhạc khi nào cầm cây đờn, năm mười cây hòa lại nó một
giọng thì tức nhiên chữ hòa do nơi nhạc sanh ra vậy.
Lễ-nhạc do nơi âm-thinh, bởi thế nên chúng ta thấy Vạn-Quốc
giờ phút nầy, dầu văn-minh thế nào mà hiểu đặng nền
tăng-tiến của Trung-Hoa thì đều khen ngợi, từ thử đến giờ,
trên mặt địa-cầu này, có nước Tàu là do Đức Khổng-Phu-Tử
chỉnh đốn hoàn-bị nên lễ nhạc có phương thế làm môi giới làm
khí-cụ cho toàn vạn-quốc đương buổi này, lấy tư-cách lễ độ
làm ngoại-giao, tưởng chắc không nghịch nhau, chúng ta thấy
tấn-tuồng của vạn-quốc họ đều thất lễ ấy, mà thế-giới khởi
chiến-tranh.
Mấy em nhạc tự biết mình chẳng phải làm nghề sơ lược của bọn
đờn thổi ngoài đời như họ vậy, thành ra hèn-hạ, còn nếu muốn
biết tánh cách quan-trọng của nó thì dở lịch-sử ra xem mới
biết, dầu nước văn-minh nào ở mặt địa-cầu nầy cũng không thể
cãi bỏ nhạc được.
Mấy em phải biết cái tinh-túy mà người ta có thể đo lường
nhạc cao thấp mà hiểu được, vì cớ cho nên mỗi nước có bản
quốc-thiều. Qua nói cùng mấy em rõ, giờ phút nầy mấy em cầm
cây đờn, giữ giá-trị riêng để tự-trọng lấy mình, Qua nói rõ
hồi lúc Qua học đờn tài-tử, Qua đờn không cần ai khen, không
sợ ai chê, hễ cầm cây đờn lên giọng đều như nói chuyện về
tinh-thần với cây đờn của mình, nhứt là Đức Cao-Thượng-Phẩm
sanh tiền buổi nọ, lấy cây đờn mà làm bạn thiết, hết thảy
ngôn-ngữ thường tình đều khinh-rẻ, Qua nghe từ ngôn-ngữ
của nhạc, Qua biết nó là bạn tri-âm, tri-kỷ, cao-thàm
hoạt-bát của nó, nên lấy trí luận thì từ trước kia Bá-Nha là
bạn tri âm của Tử-Kỳ, biết tri-kỷ đặng để làm gương, hễ cầm
cây đờn thì phiêu-phi ở giữa lừng trời, nhiều khi tiếng đờn
hợp với tinh-thần, thấy dường như tượng-trưng ra khỏi xác
than để giúp tinh-thần cường-liệt vô-đối, cái năng-lực của
cây đờn là ấy vậy, kẻ ngoài ban-luận, phê bình tánh-cách
hòa-nhã mà thôi, mình biết tinh-túy của mình, trọng hay
khinh là do nơi mình, nếu mình biết trọng thì họ trọng, nếu
mình biết khinh thì họ khinh, mấy em tưởng-tượng nghe đờn
của mấy em, giờ phút nầy mấy em có thể nghĩ nó có giới hạn
và có thể làm bạn với ta, từ thượng-cổ, từ bực yếu-trọng, họ
nói là bạn với nó vậy, chí hướng tự-trọng của nó, từ trước
kia những bực tiền nhân của chúng ta là bạn thế nào, thì
ngày nay chúng ta cũng làm bạn như thế ấy.
Mấy đứa thi đậu kỳ nầy, con đường thánh-thể của Đức Chí-Tôn
đã mở rộng cho mấy em cứ khoan-thai bước tới, Qua để hy-vọng
tương lai kẻ nào cầm vận-mạng của nó phải biết giá-trị và
tánh-chất hòa-hợp với tiếng đờn yểu-diệu, hiền-từ, lịch lãm,
khí-khái của mấy em đã đào-tạo, ngày kia nó có giá-trị và
ảnh-hưởng cho cả quốc-hồn là cây đờn của mấy em, nó sẽ là
tương-lai vận-mạng của nước, nhớ từ đây sắp về sau phải biết
tự-trọng lấy mình, mà biết tự-trọng lấy mình thì sau
thiên-hạ mới trọng mình vậy.
Tại Tòa-Thánh
Ngày rằm tháng 10 năm Canh-Dần (1950)
VÍA
ĐỨC QUYỀN GIÁO-TÔNG
THƯỢNG
TRUNG-NHỰT.
Hôm nay là ngày
kỷ-niệm của Quyền Giáo-Tông, toàn-thể anh em chúng ta nên để
tâm tưởng-niệm một người anh cả lớn nhứt, vĩ-đại nhứt của
chúng ta. Một người anh yêu-ái của toàn-thể chúng ta đó vậy.
Hai mươi bốn năm trước, nếu chúng ta tưởng-tượng lại nền Đạo
của Đức Chí-Tôn thì không được như ngày nay, Bần-Đạo tưởng
chắc cái khổ-hạnh của người Anh cả Cửu-Trùng-Đài chưa đến
nỗi phải đổ lụy nhiều phen vì Đạo. Một nền chơn-giáo gặp
trong thời buổi trí-thức tinh-thần của con người đã bị
tài-năng hóa-học đào-độn không còn cái quyền vi chủ tâm-lý
của mình.
Thời buổi thuyết duy-vật đương đánh-đổ thuyết duy-tâm cái
quyền-năng đạo-đức phải thối bộ trước cấi cường-lực của
trí-thức tinh-thần, tài-tình nhơn-loại thấy tưởng chắc rằng
trí-thức tinh-thần của họ được vi chủ cả tương-lai, rồi chê
bỏ phụ rải cả triết-lý tinh-thần đạo-đức.
Trong buổi ấy Đức Chí-Tôn lại đến, Ngài đến với một nền
Tôn-Giáo mà từ thử đến giờ nhơn-loại chưa buổi nào có, biểu
sau không trăm ngàn lần khó-khăn đã chồng-chất. Chúng ta hồi
tưởng lại, suy gẫm cái khó-khăn, cái phản-động-lực ấy nó làm
trở ngại đến mức nào ? Thánh thể Đức Chí-Tôn, tức nhiên cả
toàn Hội-Thánh phải chịu một cường-lực đè ép về tâm-hồn
hình-thể, do nơi tay người Pháp. Chúng ta cũng nên tìm cho
thấu đáo trong ngày kỷ-niệm của Anh cả mình “quang-tiền
vũ-hậu” chẳng phải một điều vô ích đó vậy.
Đạo Cao-Đài, Đức Chí-Tôn thượng cây Phướn cứu-khổ đặng cứu
thế giữa mặt địa-cầu nầy, nên chúng ta được biết tâm-hồn của
nhơn-loại chia ra làm ba :
1) Hạng nguyên-nhân.
2) Hạng hóa-nhân.
3) Hạng quỉ-nhân.
Đã là cơ-quan tận độ, thì không có kỵ ai bao giờ. Vì cớ cho
nên đương thời buổi thuyề-bá chơn-giáo của Đức Chí-Tôn một
cách cường-thạnh tuyên-bố một cách phi-thường, cái hoạt-động
toàn thánh-thể của Ngài buổi nọ, chúng ta không thế gì
tưởng-tượng được.
Hại thay ! đã trót trên 10 năm trụ cả đức-tin vừa mới
vững-chắc. Mở đạo nơi Chùa Gò-Kén Đại-Từ-Phụ vẫn để cho quỉ
tàn-phá giữa đại đàn, Ngài mở rộng cho ba phần chơn-hồn ấy.
Biểu sao quỉ không trọn quyền dự thi để phá hoại làm cho cả
đức-tin thiên-hạ gây thêm một trường chống báng chê-bai
khinh-rẻ, chẳng khác nào như vừa cất lên một cái đài
vinh-dự, Ngài cho kẻ nghịch thù của Ngài tàn phá tiêu hủy,
rồi phải lo tu-tạo lại như buổi ban-sơ, phải mất cả hai năm
truyền-bá gầy tạo tinh-thần của con người lại, vì lẽ ấy cho
nên tâm-lý của nhơn-sanh phải mờ-hồ.
Bần-Đạo làm chứng rằng cho đến con-cái chí hiếu của Đức
Chí-Tôn, tức nhiên cả Chức-Sắc Thiên-Phong, nam, nữ mấy vị
có trách nhiệm lãnh Thiên mạng của Đức Chí-Tôn làm thánh-thể
cho Ngài cũng thế, họ cũng mờ-hồ, đức tin của họ cũng chẳng
có gì hết. Bởi vì thiếu đức-tin ấy làm cho Hội-Thánh phải
nghịch lẫn nhau tranh quyền lấn thế cùng nhau.
Trong cơ khảo-đáo tranh quyền lấn thế ấy mới xuất-hiện đảng
phái Tá-Đạo Bàn-Môn.
Bây giờ về phần đời của Ngài là Thượng-Nghị-Viện tại Nam bộ
này, tức nhiên là người Anh đứng đầu trong thiên-hạ buổi nọ
vậy, nắm quyền trong tay, tuy vẫn còn dưới quyền thuộc-địa
của người Pháp.
Về phương-diện đứng đầu trong xã-hội nhơn-quần, chẳng phải
nói đứng đầu trong Quốc-dân Việt-Nam này mà Anh cả chúng ta
còn có phần đặc-biệt ít ai dám khi rẻ, từ Nam chí Bắc danh
của Anh cả không người nào không biết. Thói thường tình của
con người, hồi còn lúc đương quyền họ nương bỏng, họ bợ-đỡ,
họ kiếm phương thế lại gần đặng núp sau lưng Anh cả của
chúng ta để lợi dụng quyền thế kiếm phương bán cả danh-giá
của Ngài đặng thâu-đoạt lợi quyền.
Hai mươi bốn giờ, Đức Chí-Tôn biểu bỏ hết gia nghiệp cho tới
sự ăn chơi cũng thế, Đức Chí-Tôn kỳ có 24 giờ mà thôi, hai
mươi bốn giờ Anh cả chúng ta phải trường chay, 24 giờ Anh cả
phải dưng cả sự nghiệp cho thiên-hạ, trong 24 giờ Anh cả
chúng ta phải từ bỏ chức Thượng-Nghị-Viên, dưng mảnh thân
phàm cho Đức Chí-Tôn làm ngọn cờ cứu-khổ.
Cảnh tượng ấy, thiên-hạ thấy cái sang cái trọng kia, thấy
cái quyền hành kia trả lại từ trên tới dưới, đứng địa-vị tối
cao xuống địa vị tối thấp, vì cớ nên xúm nhau khi rẻ, vì
không còn hưởng được lợi quyền nào và không còn mơ-ước bợ-đỡ
lợi dụng được thì phản trắc.
Một trường bịa đặt ngôn luận đủ mọi điều, không cái gì mà
thiên-hạ không nói, buổi nọ tình thế ấy, từ giá-trị đến đời
sống của Ngài đều bị thiên-hạ chê-bai một cách vô-lý không
thế gì tả được cái ích-kỷ của đời.
Về quyền của Đạo, không biết vì cớ gì Đức Chí-Tôn đã định
cho Ông Ngô-Văn-Chiêu làm Giáo-Tông của Đạo, Đức Chí-Tôn
biểu may Thiên-Phục Giáo-Tông và may rồi trong 10 ngày lại
thôi, Ông Ngô-Văn-Chiêu bị biếm vậy. Hại thay ! Tước vị ấy
để treo lên đó mà thôi, dùng để cho ai hưởng, trái ngược lại
Anh cả của chúng ta phải chịu mạng lịnh cầm quyền ấy, làm
cho tâm-lý giữa Đạo và đời phải điên-đảo phân phân bất nhứt,
gây thù kết oán với nhau, sanh ra các đảng-phái đánh đổ
Hội-Thánh.
Hại thay ! Ngài phải chịu một trường hợp khó-khăn đã chịu
một điều oan-khúc tình cờ không thế gì tự bào-chữa lấy mình
cho đặng, đàng sau Anh cả chúng ta buổi nọ, cả Chức-Sắc
Thiên-Phong nam, nữ cả tín-đồ đều phân phân bất nhứt, đàng
sau Anh cả chúng ta buổi nọ không có cái hậu-thuẩn chi hết,
cả thảy đều bo-bo chết anh, anh chịu, chết em, em chịu,
không biết binh vực lẫn nhau, không có một hậu-thuẩn biểu
sao cường quyền không áp chế bắt cầm tù đặng thị nhục.
Nhớ lại, nếu Anh cả không đủ tinh-thần đạo-đức, không đủ
trí-thức tài-tình, một trường chiến-đấu buổi nọ, không dễ gì
mà thắng. Họ nhốt trong khám mấy bửa vì nạn không có tiền
đóng thuế thân cho bổn-đạo, chúng tbắt bỏ tù luôn
Ngũ-Ngũ-Đảng Bội-Tinh trong mình Ngài nữa, chừng ra rồi Ngài
gở trả Ngủ đẳng bội-tinh lại lại, vì nó không có giá-trị gì
hết, nếu có giá-trị thì không thị-nhục dường ấy. Trả mà
người ta chưa dám lấy, năn-nỉ đưa lại cho Ngài. Tình-trạng
Anh cả chúng ta như vậy.
Ngộ-nghĩnh thay ! Thế-gian này từ thử đến giờ chưa thấy ai
có đức-tin lạ-lùng như Ngài vậy.
Nếu chơn-giáo của Đức Chí-Tôn mà triết-lý không ai biết
đặng, con người ta phải có trí-thức suy-gẫm, lấy trí-thức
tinh-thần để đoán xét cả sự tin-tưởng nơi thế-gian này chúng
ta lấy trí-thức tinh-thần tiềm tàng cho thấu-đáo, cái
đức-tin của Ngài.
Bần-Đạo giờ phút này, đứng tại đây để dấu hỏi đâu mà có ?
Tức nhiên ở trên trời vâng mạng-lịnh đến mà thôi. Người vâng
mạng-lịnh Trời tức nhiên do theo tiếng Trời kêu mới biết rõ
: nếu nói rằng : Đức-tin thấu-đáo đặng thì Bần-Đạo chưa có
trí-thức tinh-thần nào tưởng tượng cho thấu-đáo.
Bần-Đạo đứng giữa đây, Cửu-Trùng-Đài nam, nữ nhứt là nam
phái, Bần-Đạo ngó thấy người cầm đầu nam phái có tinh-thần
vững chắc lắm. Còn đứ-tin nữ phái buổi nọ không bằng của nam
phái.
Phái nam được hưởng một đặc-ân của Đức Chí-Tôn, ngày nay lập
quyền Cửu-Trùng-Đài nam phái là nhờ đức-tin lạ lùng của Đức
Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt buổi nọ lưu lại họ hưởng
đó vậy.
Bần-Đạo lấy công-bình nói quả-quyết, ngày giờ nào Chức-Sắc
Đại Thiên-Phong hưởng đặng vinh-hạnh sang trọng nơi mặt
địa-cầu này, là Cửu-Trùng-Đài không có quyền quyên ơn Người
thứ nhứt của mình đã tạo nên khối đức-tin để lại đó vậy. Đức
Quyền Giáo-Tông là ơn đệ-nhứt của Thánh-thể Đức Chí-Tôn
Cửu-Trùng-Đàimà thôi.
Bần-Đạo đứng tại đây làm chứng cho toàn-thể hậu-tấn đều nghe
tiếng của Bần-Đạo nói : Bần-Đạo lập lại giùm, mỗi khi có
tiếng nhắc lại cho họ nghe thấy là phương-pháp của toàn-thể
trong Đạo đền ơn cho Ngài đó.
Tại Đền-Thánh
Ngày rằm tháng 10 năm Canh-Dần (1950)
THỜI KỲ ÂN XÁ CỦA ĐỨC CHÍ-TÔN.
Đêm nay là lễ Hạ-Nguơn, Bần-Đạo
đã thuyết-minh trong buổi Hạ-Nguơn Tam-Chuyển vừa qua, khởi
đầu Thượng-Nguơn Tứ-chuyển rồi. Bần-Đạo nhắc lại phen nữa,
đặng cho toàn-thể con cái của Đức Chí-Tôn biết Long-Hoa-Hội
là gì ? Trái đất nầy, Bần-Đạo đã có thuyết-minh nếu tính
theo toán số thì mỗi chuyển là 61.000.000 sáu mươi mốt triệu
kêu là một kỷ thế.
Trong một chuyển phân ra ba Nguơn, thành ra chúng ta tính
lụng lại mỗi nguơn chuyển của một đại-chuyển có hai chục
triệu, ba trăm ba mươi ngàn, ba trăm ba mươi ba năm, ba mươi
ba ngày, ba mươi ba giờ, ba mươi ba phút (20 triệu 333 ngàn
333 năm 33 ngày 33 giờ 33 phút) thì có Long-Hoa-Hội chỉ
nghĩa là qua một chuyển.
Các chơn-linh trong càn-khôn vũ-trụ, giờ phút nơi mặt
địa-cầu 68 nầy đều có các chơn-linh ở nơi đây dự vào
khoa-mục ; khoa-mục của chúng ta thi rồi xong trong hoàn-vũ
nầy chúng ta tấn-triển tới cho được ; giờ phút nầy là giờ
phút có quyền thiêng-liêng vô-tận của Đức Chí-Tôn ghi công
và định vị.
Bần-Đạo không cần nói ; buổi buộc thì khó, buổi mở thì dễ.
Đức Chí-Tôn Ngài đến để hai chữ ân-xá thì chúng ta đoán hiểu
rằng : Ngài đã đến rồi và Ngài biết con cái của Ngài
đã chịu khổ nhiều rồi, đã có nhiều phương-pháp giải-khổ của
Ngài đến giao nơi mặt địa-cầu nầy, từ thử đến giờ cái
thống-khổ tâm-hồn của nhơn-loại bao nhiêu, thì Ngài
thống-khổ bao nhiêu. Ngài đến đem Long-Hoa-Hội cốt để
bảo-thủ hai chữ ân-xá, trong bao nhiêu đó, chúng ta cũng đủ
thấy lòng thương-yêu vô-tận của Ngài thế nào ?
Bần-Đạo nói thật, thời buổi nầy chúng ta không tìm phương
giải-thoát cho Cửu-Huyền Thất-Tổ thì không có thời buổi nào
có năng-lực độ-rỗi Cửu-Huyền Thất-Tổ của mình cho đặng,
không có buổi nào hanh-phúc làm đặng như vậy.
Bởi thế nên toàn-thể con cái của Đức Chí-Tôn nam, nữ cũng
vậy, có tấm lòng yêu-ái nồng-nàn hoài-vọng giọt máu mảnh
thân mình, giờ phút nầy là giờ phút nên để trọn tâm cho
thanh-tịnh đặng cầu-nguyện siêu-thoát cho Cửu-Huyền Thất-Tổ.
Bần-Đạo dám nói giờ phút nầy, mấy người có thể nhỏng-nhẻo
với Đức Chí-Tôn được. Ngài sẳn-sàng để hai chữ ân-xá, thì
mấy người xin cái gì thì ông cũng cho cái nấy.
Lúc 8 giờ sáng ngày 23 tháng 10 năm Canh-Dần (1950)
LỄ MÃN KHÓA HẠ SĨ-QUAN
(KHÓA THƯỢNG TÔN KỲ NHỨT)
Trong giờ phút nầy không thể trì
hoản được vì dân-tộc đang mong đợi nơi anh em để đưa họ tới
mục-đích tối-cao là tranh-thủ độc-lập và thống-nhất thật-sự.
Binh-Sĩ Cao-Đài sẽ là hơi thở của họ, binh-sĩ Cao-Đài sẽ là
nguồn sống của họ, sự đoàn-kết, sự thống-nhứt dân-tộc họ đã
được thấy thật-hiện ở người binh-sĩ Cao-Đài, thì không còn
lý-do gì mà các con không cứu vớt họ, để thực-hành các
mục-đích thiêng-liêng của ta là bảo-sanh nhơn-nghĩa, sự
độc-lập không ai có quyền nắm giữ. Trước kia có sự chia rẽ,
sự lấn áp là vì dân-tộc bị trị hơn tám mươi năm, tinh-thần
yếu kém, nhưng nay đã nhận rõ đường đi, lối bước, các con có
quyền nắm giữ lấy cái độc-lập đó và cũng có nó, nếu còn kẻ
nào dùng cường quyền chiếm-đoạt mặc dầu chúng có súng đồng,
tàu lặn, máy bay nhưng một khi chúng ta đã làm cái việc trái
với Thiên-Đạo trái với nhơn-tâm thì các con có phận sự phải
tranh-đấu, phải chống lại cái cường quyền ấy dầu cho phải
hy-sinh tới giọt máu cuối cùng.
Tổ-Phụ ta đã tranh-đấu trong bốn ngàn năm, Bần-Đạo sẽ nối
chí ấy mà tranh-đấu, con đường mà Tổ-Phụ ta đã vạch sẵn,
Thầy sẽ dắt dẫn các con noi theo, và Thầy quả-quyết rằng sẽ
thắng và nhứt định thắng.
Tại Đền-Thánh
Đêm 11 tháng chạp năm Canh-Dần (1950)
TRẤN
PHÁP NƠI TRÍ-HUỆ-CUNG
THIÊN-HỈ-ĐỘNG.
Ngày mai này
Trấn-Pháp Thiên-Hỉ-Động Trí-Huệ-Cung. Bần-Đạo lấy làm mừng
đã làm tròn phận-sự đặc-biệt của Bần-Đạo. Từ thử đến giờ
Bần-Đạo đã nhiều phen giảng giải về hình thể Đức Chí-Tôn.
Bần-Đạo đã gánh-vác về thể pháp Cửu-Trùng-đài, tạo nghiệp
cho Đạo là làm giùm cho thiên-hạ chớ không phải phận-sự của
Bần-Đạo. Ngày nay là ngày vui mừng của Bần-Đạo hơn hết, là
Bần-Đạo còn sức khỏe đầy-đủ cầm Bí-Pháp của Đức Chí-Tôn đã
giao phó, ấy là phận-sự đặc-biệt của Bần-Đạo đó vậy.
Hộ-Pháp đến kỳ Long-Hoa nầy cốt để rước cứu-nhị ức
Nguyên-Nhân là bạn chí thân của Người đã bị đọa-lạc nơi
hồng-trần không phương giải-thoát, muốn rước các bạn chí
thân của Bần-Đạo, Đức Chí-Tôn buộc phải lấy Pháp-Giới tận-độ
chúng-sanh.
Hôm nay là ngày mở cửa Thiêng-Liêng và đưa nơi tay các Đấng
Nguyên-Nhân ấy là một quyền-năng đặng tự giải-thoát lấy mình
hai môn Bí-Pháp ấy là :
1.- Long-Tu-Phiến của Đức Cao-Thượng-Phẩm để lại.
2.- Kim-Tiên của Bần-Đạo
Hiệp với ba vòng Vô-Vi, tức nhiên Diệu Quang Tam-Giáo hay là
hình trạng Càn-Khôn Võ-Trụ, mà đó cũng là tượng ảnh
Huệ-Quang Khiếu cuả chúng ta đó vậy.
Kim-Tiên là gì ? Là tượng hình-ảnh điển-lực điều-khiển
Càn-Khôn Võ-Trụ mà chính nơi đó là điển-lực tức nhiên là
sanh-lực đó vậy. Với nó mới có thể mở Đệ-Bát Khiếu, trong
thân-thể con người có Thất-Khiếu và còn có một khiếu vô-hình
là Huệ-Quang Khiếu, vì nó là điển-lực, nên nó mở Khiếu ấy
mới được.
Nói rõ con người có Ngũ-quan hữu tướng và Lục-quan vô hình
mà phải nhờ cây Kim-Tiên ấy mới có đủ quyền hành mở Lục-quan
của mình đặng.
Long-Tu-Phiến có thể vận chuyển Càn-Khôn Vũ-Trụ, do nguơn
khí đào-độn sanh ra đó vậy. Nó có quyềân đào-độn nguơn-khí,
thâu-hoạch nguơn-khí để trong sanh-lực.
Con người nắm được điều ấy là kẻ đắc Pháp, nhờ nó mới có thể
luyện TINH hóa KHÍ, luyện KHÍ hóa THẦN được.
Aáy là Bí-Pháp trấn tại Thiên-Hỉ-Động Tri-Huệ-Cung. Toàn thể
ngó thấy không có gì hết, mà trong đó có quyền-pháp vô-biên,
vô-giới. Giải-thoát đặng cùng chăng là do bao nhiêu đó.
Tại Trí-Huệ-Cung Ngày 16 tháng chạp năm Canh-Dần (1950)
ĐỨC
CHÍ-TÔN MỞ CON ĐƯỜNG
THIÊNG-LIÊNG
HẰNG-SỐNG.
Bần-Đạo để lời
cám-ơn toàn-thể con-cái Đức Chí-Tôn nam, nữ nhứt là
thánh-thể của Ngài.
Ngày hôm nay nếu chúng ta biết đặng Hồng-ân của Đức Chí-Tôn
ban thưởng thế nào, thì đây là một ngày vui của chúng ta
không thế gì tả đặng. Bởi giờ phút nầy, sau khi 20 năm chúng
ta chịu khổ-hạnh vì Đạo mà lăn-lóc, cực-nhọc về phần xác lẫn
phần hồn.
Ngày nay Đức Chí-Tôn đã mở cho chúng ta một con đường
Thiêng-Liêng Hằng-Sống và Bần-Đạo đã vâng mạng-lịnh Đức Ngài
tạo dựng một bến giải-thoát cho toàn-thể nhơn-loại trên mặt
địa-cầu nầy.
Bần-Đạo nói : từ đây, kể từ ngày nay cửa Thiêng Liêng của
đạo đã mở rộng, Bần-Đạo kêu toàn-thể con cái Đức Chí-Tôn, ai
hiểu biết mình đứng trong hàng phẩm Cửu-nhị ức Nguyên Nhân
(92 Ức Nguyên-Nhân) hãy tỉnh mộng lại đặng về cùng Đức
Chí-Tôn.
Cửa nầy là cửa của các người đến đoạt Pháp, đặng giải-thoát
lấy mình đến trong lòng Đức Chí-Tôn, vì Đức Chí-Tôn đã đưa
tay ra nâng-đỡ, mà chúng ta không đến, không tưởng nghĩ đến,
thì sau nầy ắt sẽ bị đọa-lạc nơi cõi Phong-Đô. Giờ
phút ấy không còn trách Đức Chí-Tôn rằng : không thương-yêu
con cái của Người, không đem cơ-quan tận-độ chúng sanh để
nơi mặt địa-cầu nầy cứu vớt nữa.
Bần-Đạo để lời cám-ơn toàn-thể con cái Đức Chí-Tôn một phen
nữa.
Tại Trí-Huệ-Cung Ngày 26 tháng chạp năm Canh-Dần
(1950)
TRÍ-HUỆ
CUNG THIÊN-HỈ-ĐỘNG
LÀ CỬA
THIÊNG-LIÊNG HẰNG-SỐNG CỦA
CÁC ĐẤNG
CHƠN-LINH.
Hôm nay là ngày Thuyết-Đạo
trọng-yếu, cả thảy rán để ý nghe cho rõ, đừng để rồi sau hối
hận, Bần-Đạo xin cả thảy lắng lặng nghe cho rõ.
Trước khi mở lời, Bần-Đạo cám-ơn toàn-thể con cái Đức
Chí-Tôn nam, nữ nhứt là để lời yếu-thiết nồng-nàn cám-ơn
Thánh-thể của Ngài tức nhiên Hội-Thánh.
Các bạn, ngày nay Bần-Đạo tạm giải chức Hộ-Pháp ; giờ phút
nầy là người bạn tu của các bạn mà thôi. Bần-Đạo tạm giải
chức Hộ-Pháp đặng đến với các con cái của Ngài, với một tính
nồng-nàn, Hộ-Pháp cũng là người bạn Thiêng-Liêng về phần hồn
với con cái của Ngài.
Trí-Huệ-Cung là một cơ-quan tận-độ chúng-sanh đã xuất-hiện
nơi cửa Đạo Cao-Đài nầy. Bần-Đạo nói rằng: nó không phải của
ta, của đặc-biệt của chúng ta, mà nó là của toàn-thể
nhơn-loại nơi mặt địa-cầu nầy ; bởi nó tượng-trưng hình-ảnh
Chí-Linh Đức Chí-Tôn nơi thế nầy, mà hễ tượng-trưng
hình-ảnh Chí-Linh tức nhiên không có quyền nào nắm nó được,
vì nó là của đặc-biệt của toàn-thể nhơn-loại, tức nhiên
toàn-thể con cái Đức Chí-Tôn. Nó không có phép phân-biệt
đảng-phái, Tôn-Giáo hay nòi-giống nơi mặt địa-cầu nầy.
Cửa Thiên-Hỉ-Động là cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống của toàn-thể
các đẳng chơn-linh, nên nó không chịu thúc phược hay là
nô-lệ cho một tư-tưởng nào, hơn là tượng-trưng cái quyền
vô-tận, vô-đối của Đấng Chí-Linh, hằng tạo dựng đại-nghiệp
cho con cái của Ngài nơi mặt địa-cầu nầy, tức nhiên toàn-thể
nhơn-loại đó vậy.
Nó đã đến, đến đặng chi ? Đặng làm bạn chí-thân cùng toàn
thể con cái của Ngài, thì nó phải có độ lượng yêu-ái
nồng-nàn nó không phân-biệt tư-tưởng hay hình-thể, nếu nó có
còn tư tâm để cả tinh-thần nơi một chí-hướng nào, thì nó đã
phạm quyền vô-biên của Đức Chí-Tôn tại thế đó vậy.
Aáy vậy, toàn-thể con cái của Đức Chí-Tôn, các bạn đồng cùng
Bần-Đạo không phân-biệt đảng-phái hay nòi-giống tư-tưởng
nào. Bần-Đạo đã thọ mạng lịnh Đức Chí-Tôn đến làm bạn với
các con cái của Ngài, nhứt là cửu-nhị ức Nguyên-Nhân tỉnh
mộng lại. Những hình-thể của thiên-hạ đã do nơi trí óc con
người từ thử đến giờ, chưa có ai đặng quyền nắm cơ
giải-thoát, thì giờ phút nầy cửu-nhị ức Nguyên-Nhân dẫn còn
đọa-lạc.
Bần-Đạo cả tiếng kêu con cái Đức Chí-Tôn nhứt là cửu-nhị ức
Nguyên-Nhân tỉnh mộng lại, ngó nơi Trí-Huệ-Cung phải vào cửa
ấy mới đoạt đặng, mới nhập vào cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống mà
Đức Chí-Tôn đã tạo dựng riêng biệt dành để cho mọi người.
CHUNG
MỤC LỤC
Thánh thơ của Đức Thượng-Sanh Trang
Lời tựa của Ngài Hiến Pháp
Lời trần thuyết của Ban Tốc Ký
1,- Giải Pháp cứu thế của Đạo Cao-Đài
2.- Nhơn loại phải tìm phương thuốc trường sanh là luật
thương yêu
3.- Long Hoa hội là gì ?
4.- Đạo Cao-Đài hy sinh vì chủ nghĩa
5.- Đức Quan âm thể hiện cho từ hòa và nhẫn nại
6.- Tôn giáo và Đảng phái phân biệt nhau thế nào ?
7.- Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
8.- Luật Đạo liên-quan với luật Đời
9.- Cái án tử hình bất công của xã hội
10.- Tòa Thánh là tấm gương soi rọi đức tin
11.- Đức Thượng Đế đến cùng con cái người đời đời
12.- Công Nghiệp của Đức Lý Giáo Tông
13.- Triết Lý Trời Người đồng trị
14.- Lễ Vía Đức Phật Tổ
Thích Ca Mâu Ni và Bà Đầu Sư Lâm Hương Thanh
15.- Ý nghĩa sự sống của con người
16.- Cái hiếu của Đức Chúa Jésus đối với Đức Chí-Tôn
và cái nghĩa của Đức Chí-Tôn đối laị với Ngài
17.- Tinh-thần thượng võ của Chư Liệt Thánh
18.- Lễ đầu xuân
19.- Mục đích nền chơn giáo là an ủi chia sống lẫn nhau
20.- Lễ kỷ niệm Đệ tam chu niên Quân đội Cao-Đài
21.- Làm người đứng giữa xã hội phải tìm phương lập vị
mình
22.- Ngày nào nhân loại biết yêu ái nhau là ngày hòa bình
hạnh phúc
23.- Đức Chí-Tôn là cha của
chơn linh, còn trí não và xác thịt là do Đức Phật Mẫu đào tạo
24.- Aûnh hưởng triết lý đạo giáo của Đức Thái Thượng Đạo
Tổ
25.- Nhiệt tâm của Đức Cao Thượng Phẩm
26.- Vía Đức Cao Thượng
Phẩm
27.- Tường thuật công cuộc
Đức Ngài đi Đà Lạt về
28.- Tường thuật về công cuộc đi Nam vang
29.- Lễ Hưng quốc Khánh niệm
30.- Đáp tư lễ “Chúc Thọ”
cho Ngài tại Đại Đồng Xã
31.- Lửa oan nghiệt muôn
xe, một giọt cam lồ khô tưới tắt
32.- Trong cuộc lễ an táng ông Phối Sư Thượng Sách Thanh
33.- Cái khổ của thánh thể
Đức Chí-Tôn
34.- Không có cô hồn, có
chăng là ngạ quỉ
35.- Lễ hành pháp độ thăng
cho Giáo hữu Thượng Sang Thanh
36.- Danh từ tà và chánh
trong Tôn-Giáo
37.- Thảm trạng của
quốc-dân Việt-Nam
38.- Ban phép lành cho ba
gia-đình đông con
39.- Trong buổi tiệc của
nhạc sỹ tân khoa
40.- Vía Đức Quyền Giáo
Tông Thượng Trung Nhựt
41.- Thời kỳ ân xa của Đức
Chí-Tôn
42.- Lễ mãn khóa Hạ sĩ quan
43.- Trấn pháp nơi Trí Huệ
Cung Thiên Hỉ Động
44.- Đức Chí-Tôn mở con
đường thiêng-liêng hằng sống
45.- Trí Huệ Cung Thiên Hỉ
Động là cửa thiêng-liêng hằng sống của các đấng chơn linh
LỜI THUYẾT ĐẠO của Đức HỘ-PHÁP
NĂM KÝ SỬU và CANH DẦN (1949- 1950) DO BAN ĐẠO SỨ ẤN HÀNH LẦNTHỨ NHỨT NĂM GIÁP DẦN (1971) 5000 QUYỂN VÀ 100 QUYỂN GIẤY TRẮNG KIÊM DUYỆT SỐ 102KD, NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1970 CỦA BAN KIỂM DUYỆT KINH SÁCH VÀ
GIẤY PHÉP SỐ 782/74 PTUDV/KSALP/Thiên-Phong NGÀY 05-03-1671 CỦA PHỦ TỔNG ỦY DÂN VẬN.
IN TẠI SƠN CHÂU Số 367 TRẦN HƯNG ĐẠO SAIGON 2
PHÁT HÀNH NGÀY 29-05-1971.
Văn Phòng
BAN-ĐẠO-SỬ
(Tứ thập cửu niên)
TÒA-THÁNH---TÂY-NINH
Chân-thành Cảm-tạ
Kính Hiền-Huynh, Hiền-Hữu, Hiền-Tỷ, Hiền-Muội :
Sách LỜI THUYẾT-ĐẠO của ĐỨC HỘ-PHÁP Quyển I với Quyển II
và Tiền-Sử ĐỨC QUYỀN GIÁO-TÔNG đã xuất-bản và phát-hành
Toàn-Đạo là nhờ sự ủng-hộ của Quí ân-nhân mới được
thành-công mỹ-mãn.
Hôm nay in tiếp “LỜI THUYẾT-ĐẠO của ĐỨC HỘ-PHÁP Quyển III,
xuất-bản trong hoàn-cảnh khó-khăn vì gặp buổi vật-gía gia
tăng, tài-chánh eo-hẹp trở-ngại nhiều trong việc in thành
quyển. Nhưng các việc được lướt qua là sự cố-gắng,
nhẫn-nại, thêm đa số Quí ân-nhân ủng-hộ về mặt tinh-thần
cũng như vật-chất.”.
Nhờ sự tận-tình giúp-đỡ, nên hôm nay sự khó-khăn đã vượt
qua và đã xuất-bản thành-hình Quyển III THUYẾT-ĐẠO của ĐỨC
HỘ-PHÁP.
BAN ĐẠO-SỬ KÍNH LỜI : “CHÂN-THÀNH-CẢM-TA”
CHƯ QUÍ ÂN-NHÂN NỒNG-HẬU VỚI THÂM-TÌNH THÂN-MẾN.
Mong ước
Quyển sách nầy sau khi phát-hành, Chư Quí Hiền-Huynh,
Hiền-Tỷ, Hiền-Hữu, Hiền-Muội, thông-cảm sự khó-khăn vì
vật-giá hiện-tại đối với sự xuất-bản của chúng tôi.
Trân-trọng
BAN ĐẠO-SỬ
|