Ðại
đạo Tam
kỳ
Phổ độ
Tòa Thánh
Tây Ninh
-------o0o-------
LỜI
THUYẾT ĐẠO
CỦA
ĐỨC
HỘ-PHÁP
Năm
NĂM KỶ-SỬU &
CANH-DẦN
QUYỂN 4
HỘI-THÁNH GIỬ BẢN-QUYỀN
IN LẦN THỨ NHỨT
NĂM GIÁP-DẦN
(1974)
Đại-Đồng-Xã, ngày
mồng 8 tháng Giêng năm Tân-Mão(dl. 15-02-1951)
LỜI HIỆU TRIỆU CHIẾN-BINH
CAO-ĐÀI NHƠN-DIỆP LỄ XUẤT-QUÂN.
Thưa cùng chư Viên-Quan, thưa cùng
chư Chức-Sắc Thiên-Phong, chư Tín-Đồ Nam-Nữ, các
Chiến-Binh Cao-Đài.
Mỗi phen Bần-Đạo lên
giảng đài để kêu gọi tâm-hồn toàn thể quốc-dân
Việt-Nam tưởng-niệm đến tương-lai Tổ-Quốc là
buộc mình Bần-Đạo nhắc lại sau tám chục năm
nô-lệ, ngày nay giải ách đặng độc-lập cùng vạn-quốc.
Mỗi phen Bần-Đạo kêu gọi là mỗi phen làm cho Bần-Đạo
xốn-xang nhiều chuyện khiến cho Bần-Đạo chẳng
minh tả được.
Một người đứng trong trường-hợp như Bần-Đạo
đã tượng-trưng tinh-thần cho toàn thể nhơn-loại,
có nơi mình một sứ-mạng thiêng-liêng của Đức
Chí-Tôn phú-thác, thì người tượng-trưng tinh-thần
ấy, buộc phải kính-nể, tôn sùng cả tinh-thần
của người khác, lẽ thường vẫn vậy, luật Thiên-nhiên
đã định vậy. Trước mặt Bần-Đạo không có một
điều chi nói phân cách với nhau tất cả về mặt
tinh-thần cũng như hình-thể.
Hành-tàng của đời, từ thượng-cổ tới giờ
vẫn có một khuôn-luật, khuôn luật tiến triển
của tinh-thần và bình-chất, cái khuôn luật ấy
nó xúi giục xô đẩy nhơn-loại phải tranh đấu,
buổi nào cũng tranh đấu để phương thế bảo trọng
sanh-mạng của mình, đặng định-luật bảo tồn
chung cho đồng-loại của mình. Luật tiến-triển
buộc con người phải tranh-đấu, nhưng có một điều
là trong phép tranh-đấu ấy không bao giờ qua khuôn
luật nhơn-đạo. Nếu không có nhơn-đạo thì không
còn công-lý nơi mặt địa cầu này chút nào cả.
Nhơn-loại phải sống chung với nhau trong khuôn-khổ
nhơn-đạo mà thôi, nếu nhơn-đạo bị tiêu diệt,
thì sanh-mạng của loài người nơi mặt địa-cầu
nầy phải tiêu-diệt, bởi không còn khuôn luật xã-hội
nhơn-quần, nếu muốn nhận-thức thì Bần-Đạo nói
thế nầy: Dầu họ muốn biết hay chẳng muốn nhìn
hay chối cũng không được, cả thảy quốc-dân Việt-Nam
và các nước Liên-bang chúng ta đã nhìn nhận rằng
: Quân-đội Cao-Đài đã hy-sinh đặng bảo-tồn nhơn-đạo
ấy. Bần-Đạo thử hỏi có hành-tàng cao-thượng
nào hơn là hy-sinh mình đặng bảo-vệ sanh-mạng của
thiên-hạ chăng ? Có chí hướng cao-cả nào hơn nữa,
là bảo-tồn nhơn-đạo đặng bảo-thủ tương lai
sanh-mạng cho toàn thể nhơn-loại nơi mặt địa-cầu
này chăng ? Chí-hướng ấy Quân-đội Cao-Đài đã
có, vì chính nó đã hy-sinh để trương ngọn cờ
Bảo-Sanh Nhơn-Nghĩa Đại-Đồng và đã thực-hiện
đặng trước mắt Bần-Đạo không có một lý-tưởng
về tinh-thần nào phản-khắc với nhau đặng, vì
tư-tưởng đâu phải do một luật tuồng đời xuất-hiện.
Các Ngài đã ngó thấy rằng luôn luôn Bần-Đạo
không cố-chấp một điều chi về mặt tư-tưởng
thì người ấy rộng mở hành-tàng, trong hành-tàng
nên hư cũng thế, duy có thời gian mơi định cái
nên hư, trọng khinh cho nó mà thôi. Bần-Đạo không
phê-bình các đảng-phái, quốc gia hay đối-phương.
Về tư-tưởng, trước mắt Bần-Đạo không phân
biệt, và Bần-Đạo nhứt định không phân biệt,
duy có phân-biệt một điều là hành-tàng vô nhân
đạo mà thôi. Vì lẽ hành-tàng vô nhân-đạo của
họ, mà Bần-Đạo phải đứng ra trương cờ Quân-Đội
Cao-Đài để bảo-vệ những sinh-mạng vô-cớ, vì
có bổn-phận bảo-vệ sinh-mạng của những kẻ yếu
hèn, không phải bảo-vệ sanh-mạng của mình.
Trong thời buổi loạn ly, cả nòi-giống Việt-Nam
bị chúng giết một cách tàn-nhẫn vô nhân-đạo
vì cớ cho nên Bần-Đạo trương cờ nhân-nghĩa xúi
giục con cái yêu thương của Bần-Đạo hy-sinh mình
để bảo-vệ sinh-mạng thiên-hạ, hành-tàng cao-thượng
đó dầu thiên-hạ có chối cũng không thể chối
đặng, trọn lành của chúng ta, nếu chúng ta vẽ
được chúng ta sẽ cứu thế.
Ngài thấy tinh-thần trọn lành ấy coi có tồn-tại
hiện hữu mà định thế giải nguy, giải-quyết đặng
bảo-tồn sanh-mạng của vạn-linh, nhứt là nhân loại.
Chúng ta đồ đặng chăng ? Theo tầm khuôn-khổ
đạo-giáo của Đức Chí-Tôn mà lập thành thì đặng
cái sở-vọng của chúng ta, điều làm đặng duy chúng
ta cần-cù mài-miệt cố gắng thì sẽ làm đặng.
Hại thay ! nếu không trọn lành ấy, Đức Chí-Tôn
để quyền nơi tay của nhơn-loại. Trong thời-kỳ
nguyên-tử nầy, nếu có con người điên kia cầm
trái bom nguyên-tử liệng xuống đất cũng có thể
giết cả sanh-mạng con người. Duy cóthằng điên
kia mới làm nổ trái bom nguyên-tử nơi mặt địa-cầu
nầy để tiêu-diệt cả nhơn-loại mà thôi.
Phải trọn lành, trọn lành đặng bảo-vệ
sanh-mạng của vạn-linh. Nhứt là sanh-mạng của nhơn-loại.
Nhưng tinh-thần của nhơn-loại đã đạt đến địa-điểm
của đạo-giáo, nên Chí-Tôn giao mạng sống và mạng
chết nơi tay của họ, họ có quyền sanh hay sát,
cũng do họ. Đức Chí-Tôn đã giao trong tay họ quyền
đặc-biệt ấy. Họ phải khôn-ngoan, hiển-hách chí
linh cũng như chí-linh kia họ mới bảo-vệ sanh-mạng
của họ đặng.
Nếu họ còn mờ ám không biết vi chủ cả
sanh-mạng mình thì cơ-quan tự diệt họ trong năm
đầu ngón tay của họ. Hỏi vậy bí-mật thiêng-liêng
kia đã để cho họ đạt đến Tiên, Phật vị, hình
ảnh tối thượng tối cao kia phải chiếu ảnh ra
chiếu tướng của nó đã đạt đặng. Trong vạn-quốc
nắm được báu vô giá là nguyên tử, thay vì để
cho nó được trường-sanh bất tử, mà trái ngược
lộn lại là món tận diệt với nhau.
Bí-pháp tiên-gia nắm trong tay, mà mặt luật
vô đối kia họ thi-hành không đúng, tâm đức của
họ không lập Phật vị cho họ, thì cả vạn pháp
cả tinh-thần trí-não vô biên của họ sẽ biến
làm một ngọn gươm bén đặng tiêu-diệt lại họ
mà chớ.
Họ đã đặng hình Chí-Tôn để cho họ đạt
đặng vạn-pháp tiên-gia hiện tướng ra mặt thế
nầy. Nhơn-loại đã nắm vạn-pháp tiên-gia, làm chủ
sanh tử của mình. Nếu họ không thể đạt Phật
vị của họ thì họ sẽ tự diệt lại họ mà chớ.
Bần-Đạo tưởng Chí-Tôn đến cứu thế, dám
chắc chưa đi đến nước đó. Phải có một giải
pháp. Ngài đến hiệp cả giải-pháp mà chúng ta tạo
chưa nên hình.
Giải-pháp cứu thế là giải-pháp của đạo
mà có. Chúng ta có thể tạo ra giải-pháp đặng cứu
thế. Nếu đặng hay chăng là do nơi tâm đức cuả
toàn con cái của Ngài trong cửa đạo nầy đó vậy.
Tại
Đền-Thánh Đêm 8 tháng Giêng năm Kỷ-Sửu (1949)
NHƠN-LOẠI
PHẢI TÌM PHƯƠNG THUỐC TRƯỜNG-SANH LÀ LUẬT THƯƠNG
YÊU.
Ngày nay là ngày Lễ
vía Đức-Từ-Phụ tức nhiên là Đức Chí-Tôn.
Ta thử xét 24 năm đạo Cao-Đài đã mở, mở
do nơi tay ai ? Do chính tay của Đại-Từ-Phụ đến
mở đó vậy. Nếu chúng ta nói rằng : Trót 24 năm
Đức Cha Lành của chúng ta đã chung sống với chúng
ta, tôi tưởng nếu chúng ta tưởng-tượng việc ấy
cũng không quá đáng.
Thử nghĩ cái hanh-phúc mà chúng ta đã hưởng
đặc-ân của Đức Cha Lành ấy. Chúng ta xét lại
coi Ngài nếu chung lộn với chúng ta để làm gì ?
Bần-Đạo tưởng cả thảy con-cái của Ngài đều
hiểu và quyết đoán đặng.
Ngài đến với một lời hứa hẹn thiết-yếu,
mà chính Ngài đến đặng chuyển pháp xây cơ chuyển
thế Ngài đã hứa quả quyết nhơn-loại sẽ là một
; một về nòi giống một về xã-hội, một về tôn
giáo. Lời hứa hẹn ấy nếu chúng ta không có đủ
đức-tin vững-vàng, hay chúng ta không quyết mà muốn
mang trên vai hai gánh biểu làm sao không đổ, mà nếu
đổ thì đổ hết, sự thật vậy, cấp tốc nó có
hại lắm.
Bần-Đạo vắng mặt trong 3 tháng vào Tịnh-Thất,
Bần-Đạo đã định rồi sẽ ủy quyền trọn-vẹn
cho các cơ-quan cầm quyền nhiếp chánh của Đạo
trong khi Bần-Đạo vắng mặt. Bần-Đạo xin một
điều là đừng có trích-điểm với nhau, phải giúp
đỡ lẫn nhau mà thôi, nếu một cơ-quan làm không
được thì ba hay bốn cơ-quan hiệp lại sẽ làm được,
đừng trích-điểm, trích-điểm dở, nếu trích-điểm
là vạch lưng mình ra cho người ta coi theo mà thôi,
Bần-Đạo xin điều đó nhứt hơn hết, nếu toàn
thể chấp thuận lời xin của Bần-Đạo, đưa tay
lên cho Bần-Đạo làm tin.
Tại
Đền-Thánh Ngày 15 tháng 01 năm Tân-Mão (1951)
NGHĨA-LÝ VỀ VIỆC ĐỨC HỘ-PHÁP NHẬP TỊNH
TẠI TRÍ-HUỆ-CUNG.
NGÀY
16-01 TÂN-MÃO
Kể từ ngày
16 tháng giêng năm Tân-Mão, tức là ngày mai đây Bần-Đạo
nhập vào Trí-Huệ-Cung.
Bần-Đạo đã nghe ngoài đời đồn rất dị
thường, Bần-Đạo lên giảng đài cốt để giải
rõ nghĩa-lý của Bần-Đạo nhập Trí-Huệ-Cung.
Bần-Đạo xin cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn
biết rằng : Nền Đạo Cao-Đài Đức CHÍ-TÔN đến
lập, do nơi chơn lý tối cao, chính mình Đức Chí-Tôn
đến để diệt mê-tín dị-đoan, Ngài chỉ đem đến
nền Đạo chơn-chánh này mà thôi.
Nó có hai quyền-năng sở-hữu của nó nơi mặt
thế này, cả hành-tàng sống chết của nó đều
chịu dưới hệ-thống của hai quyền-năng. Sống
về xác thịt của ta đây, có thời-gian sống của
nó, từ buổi sanh ra đến khi lớn lên, đến già
rồi chết, luật thiên-nhiên ấy không ai qua khỏi,
luật thiên-nhiên có giới hạn, có định-luật chuẩn
thằng cho kiếp sống của chúng ta, nơi mặt thế
gian này là hình-thể, còn về mặt chơn-linh của
chúng ta, tức nhiên hồn của chúng ta phải chịu
hệ-thống dưới quyền vi chủ của nó, mà người
làm chủ của nó không ai khác hơn là Đại-Từ-Phụ
tức nhiên Thượng-Đế.
Nhơn-loại mê-tín dị-đoan đã nhiều rồi,
tinh-thần loài người đã bị gạt-gẫm nhiều rồi,
bởi thế không gạt được nữa. Chỉ có hai quyền-năng
ấy, không còn có mặt luật nào khác hơn nữa, ta
chỉ tùng hai quyền-năng ấy mà thôi, ngoài ra là
giả-dối.
Bần-Đạo vào Trí-Huệ-Cung tịnh-luyện, điều
ấy không nói được Đức Chí-Tôn cho cùng không,
chính Bần-Đạo cũng không biết được. Ngài ban
cho chúng ta cùng chăng là do hồng-ân đặc-biệt của
Ngài mà thôi, ấy là lời Bần-Đạo giải-nghĩa về
mê-tín dị đoan cho toàn thể nhơn-loại nơi mặt
địa-cầu này vậy.
Bần-Đạo vào Trí-Huệ-Cung là do lẽ nhơn-loại
phạm Thiên-Điều, vì loài người quỉ dữ gây oan-nghệt
nơi mặt địa-cầu nầy đầy-dẫy, vì cớ, nếu
không có tội tình ấy, Bần-Đạo dám quả-quyết
rằng : Chí-Tôn không có đến dạy hội-hiệp con-cái
của Ngài lập cơ giải-thoát tận độ con cái của
Ngài bao giờ. Ngài đến đây bởi tội tình của
con-cái Ngài không phương cứu-rỗi nên chính mình
Ngài phải đến.
Bằng cớ hiển-nhiên chúng ta đã thấy, Vạn
Quốc xô nhau đến con đường tử-lộ, bởi quả-kiếp,
họ chỉ biết cái sống của họ mà chẳng biết
cái sống của ngườii khác. Nhứt là bạn đồng
sanh của chúng ta, để mắt coi họ giết không bao
nhiêu, giết đặng ăn, ăn đặng sống, sống đặng
bao nhiêu tuổi ? Giỏi cho lắm kiếp sống của họ
không quá tám mươi tuổi rồi chết, thử hỏi, như
thế biểu sao không gây oan-nghiệt tội-tình quả-kiếp.
Các Tôn-giáo hiện-hữu họ cố tìm phương
cứu-rỗi, kiếm phương này không được họ tìm
phương khác, cả toàn thể vạn-quốc họ cũng bày
ra Vạn-Quốc Thống-Nhứt, đặng tìm giải pháp duy-trì
hòa-bình, tìm một giải pháp đặng tránh cho khỏi
nạn tương-tàn, tương-sát với nhau.
Oâi ! ỷ tài, ỷ tận, lấy trí khôn ngoan để
tìm cái chết. Cả quyền năng Thiêng-liêng kia đã
ban cho họ, họ lại làm món lợi khi tận diệt lấy
họ. Đó là bom nguyên-tử, họ lấy cái khôn của
tìm tìm ra cái chết, chớ không phải tìm cái sống,
coi mạng sống của mình không ra chi hết, không biết
đạo-đức luân-thường chi cả, không còn kể quả-kiếp
tội ác, như thế chết cũng vừa.
Rồi họ lại tìm đủ cách để tránh tội,
nhưng không qua mặt Thiên-Điều, Thiên Điều kia họ
không thể vi-chủ nó được, vì nó là điều cầm
sanh-mạng của họ, chết hay sống đều do mặt Thiên-Điều
mà thôi. Họ không tìm phương-pháp nào để giải
quyết được hết.
Thử coi trong 3 tháng Bần-Đạo qui gối dưới
chân Đức Chí-Tôn, khóc-lóc thỉnh-cầu nơi Ngài
cứu thử sanh-mạng loài người đặng chăng cho biết,
toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn nam nữ cũng thế,
rán giúp Bần-Đạo, Bần-Đạo xin một điều là
trong 3 tháng Bần-Đạo vào trong cảnh tịch-mịch
ấy, tương thân cùng Đức Chí-Tôn, ở ngoài rán
cầu-nguyện giúp sức với Bần-Đạo.
Bần-Đạo xin rán nhớ một điều này là “Xin
cho đồng-bào của mấy người, cũng như xin cho nhơn-loại
nơi mặt địa-cầu này được phương cứu-rỗi,
ấy là may !”.
Bần-Đạo chỉ đặt cái máy truyền-thanh chỗ
đó mà thôi, đặng cùng chăng là do nơi tinh-thần
của toàn con-cái Đức Chí-Tôn đó vậy.
Đền-Thánh,
đêm 17-04 năm Tân-Mão (1951)
ĐỨC
HỘ-PHÁP THUYẾT GIẢNG VỀ LÝ-DO ĐỨC NGÀI NHẬP
TỊNH TẠI TRÍ HUỆ CUNG.
“Bần-đạo
nhập-tịnh trong 3 tháng cũng như
Đức Chúa Jésus ra ngoài sa-mạc 40 ngày và
Đức Phật Thích-Ca vào vườn bồ-đề”.
Thưa cùng Chư Chức-Sắc Thiên-Phong.
Trước khi Bần-Đạo để lời về đạo-đức
tinh-thần cho toàn con cái Đức Chí-Tôn, Bần-Đạo
xin cảm-ơn toàn thể nam, nữ.
Nhờ tình-cảm của toàn-thể chư Đạo-hữu
mà Bần-Đạo được hưởng một đặc ân của Đức
Chí-Tôn ban cho.
Kể từ ngày nhập-tịnh nơi Trí-Huệ-Cung, chắc
con cái Đức Chí-Tôn đều đánh dấu hỏi ? Đức
Hộ-Pháp nhập tịnh để làm gì ? Muốn làm gì ?
Nghĩa lý gì mà nhập Trí-Huệ-Cung trong 3 tháng nay
?
Vậy Bần-Đạo giải rõ hành-tàng trong 3 tháng
mà Bần-Đạo đã làm, cái hành-tàng đó cũ-kỹ chớ
không mấy lạ gì. Cái hành-tàng về mặt Đạo giống
như 40 ngày của Đức Chúa Jésus ra ngoài sa-mạc cầu-khẩn
với Đức Chí-Tôn ban bố hồng-ân cho toàn nhơn-loại,
đặng đem cơ-quan cứu-thế của Ngài giao cho khắp
xã-hội nhơn-quần được hưởng, giống như Đức
Thích-Ca vào vườn Bồ-đề ngồi thoàn-định đặng
xin giải-thoát cho chúng sanh.
Còn về mặt thế, nó giống như Vua David vì
tội tình nhơn-loại mà buổi nọ ra đồng Sa-mạc
cầu-đảo, xin giải pháp cứu-khổ Chí-Tôn dân Y-sơ
Ra-Eân, giống như Vua Hạ-Võ mặt hài gai đội nón
lá, chịu phong-trần đặng cầu đảo cho quốc-dân
khỏi tội.
Muốn nói rõ hành-tàng căn-mạng của toàn thể
nhơn-loại và toàn thể quốc-dân Việt-Nam đã làm
cho Bần-Đạo phải chịu 3 tháng nơi chốn tịch-mịch,
để cầu-khẩn với Đức Chí-Tôn ban hồng ân đặc-biệt
đặng cứu-rỗi lấy họ, là đem cơ-quan cứu-khổ
của Ngài đã thiệt-hiện cho toàn thể nhơn-loại
nhứt là sắc dân yêu-ái đồng chủng cùng Bần-Đạo
là sắc dân Việt-Nam.
Chúng ta thử hỏi, một người tượng trưng
tinh-thần của một dân-tộc, tinh-thần đạo-đức
cho nước Việt-Nam đã có sứ-mạng đem tinh-thần
đạo-đức ấy cứu khổ cho thiên hạ, sửa lại
cái hung ác của người đời cho thành giọt nước
Thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn, nước Thiêng-liêng
đạo-đức của Ngài gội rửa con đường Thánh-đức
cho sạch-sẽ đừng cho nhơ-bẩn, ấy là nước chí-thánh
của Ngài, cầm giọt cam lồ đem rưới khắp toàn
thể con-cái của Ngài tức là cả chúng sanh nơi mặt
địa-cầu nầy, người ấy còn phải làm thế nào
hơn ?
Oâi ! Cái cao vọng buổi nầy ai cũng muốn làm,
được hay chăng không phải do quyền của mình, kẻ
xin thì khác, mà kẻ cho lại khác.
Hại thay ! Tạo-nghiệp của nhơn-loại từ khi
có nơi mặt địa-cầu nầy, đến bao giờ mới bảo-vệ
được sanh-mạng của họ, cấp-tiến trong con đường
giải-khổ, họ đã gây thêm trong sự-nghiệp của
họ tội-chướng thì nhiều, mà phúc-hậu lại ít,
biểu sao không có trường tu-huyết !.
Nếu chúng ta dỡ lịch-sử ra xem từ năm mươi
năm nay, khởi đầu thế-kỷ hai mươi dĩ chí đến
1951, không buổi nào nhơn-loại hưởng-đặng hanh-phúc
hòa-bình, chỉ tương-tàn tương-sát với nhau mà thôi.
Nếu không có quyền-năng Thiêng-liêng kia thì Bần-Đạo
nói quả-quyết rằng : Không ai cứu chữa tội tình
nhơn-loại được. Chúng ta thương nhơn-loại không
bằng cha sanh ra con đã sanh ra họ ra vừa hình thể,
vừa linh-hồn tức là Đại-Từ-Phụ. Ngài đã cầm
quyền sanh-mạng của nhơn-loại mà không cứu chữa
tội tình của nhơn-loại được, phải chịu khoanh-tay
ngồi để lụy, vì căn quả của nhơn-loại đã định
vậy. Chính mình Đức Chí-Tôn cũng không phương sửa
cải, nếu có phương sửa cải, thì không cần gì
Bần-Đạo phải vào Trí-Huệ-Cung cầu-khẩn, Ngài
đã làm trước rồi.
May thay ! Nhờ đạo tâm của toàn Thánh-Thể
của Ngài và toàn con cái nam, nữ cũng vậy, nhứt
là đám thiếu-niên đã làm cho cảm-động Đức Chí-Tôn,
nên Ngài cho Bần-Đạo hội diện cùng quyền-năng
thiêng-liêng 4 phen trong 3 tháng.
Bần-Đạo nói rằng : Cái định-mệnh của
nhơn-loại, cũng như cái định-mạng của toàn thể
quốc-dân Việt-Nam, trong giờ phút nầy ở trong ta
Đức Chí-Tôn và Bần-Đạo dám quả-quyết rằng
: Luật nhơn-quả của nhơn-loại chưa hết thì chưa
tạo hạnh-phúc được.
Cái mơ-vọng của thiên-hạ đạt đặng cùng
chăng là khi nào khối Thánh-đức của họ cao hơn
phàm-tâm của họ, thì giờ phút ấy hạnh-phúc của
họ mới có, và cơ-quan cứu-khổ của Đức Chí-Tôn
mới thiệt-hiện được.
Tổng-Hành-Dinh,
ngày 18-4 năm Tân-Mão (1951)
CÔNG-NGHIỆP CỦA QUÂN-ĐỘI
CAO-ĐÀI TRÁCH-VỤ THIÊNG-LIÊNG.
Bần-Đạo lấy làm hân-hạnh
hưởng cái nghĩa, cái hiếu của toàn-thể mấy anh
em vì Đạo, vì chủng-tộc nước nhà mà mấy em đã
hy-sinh lập một danh-thể cao-thượng dường ấy.
Nếu chúng ta là một thường nhân có thể hãnh-diện
nói rằng : Cái tương-lai của nước Việt-Nam hay
là tình-trạng đương nhiên về danh-giá buổi nầy
của nước Việt-Nam là do bàn tay của toàn thể Quân-đội
Cao-Đài đào tạo, điều đó chẳng sai chút nào hết,
công cuộc đã xây-dựng nên tướng diện ngày nay
đầu tiên hết là Quân-đội Cao-Đài.
Có thể nói rằng : Công-nghiệp của Quân-đội
Cao-Đài trước sau đều tương-liên với nhau một
cách mật-thiết rõ-rệt, điều nầy chẳng cần phải
khen hay để lời phú-huấn. Các cấp chỉ-huy Sĩ-quan
quân-đội đều lập được đại công về cái trách-vụ
hơn hết, chỉ nghĩa là toàn-thể Quân-đôi Cao-Đài
biết cái trách-vụ cao-thượng của mình, cái trách-vụ
thiêng-liêng đặng nâng cao cây cờ Bảo-Sanh Nhơn-Nghĩa
Đại-Đồng cho nó có nhân-nghĩa thiệt tướng cho
cả thảy người trong nước, Ngoại-bang nghe được
cũng phải trầm-trồ khen-ngợi.
Vả chăng, nơi mặt thế-gian nầy có hai mặt
Luật, một là năng-lực vô-quyền, hai là năng-lực
quốc-pháp.
Bần-Đạo giải cái tồn-tại của xã-hội
nhơn-quần nơi mặt địa-cầu nầy, dầu muốn dầu
không cũng phải tranh-đấu, vì luật tranh-đấu của
xã-hội nhơn quần buộc phải có một lá cờ võ
lực đặng định quyền của mình, hay là về năng-luật
tinh-thần đạo-đức, nhưng về năng-lực tinh-thần
đạo-đức Bần-Đạo không cần gì minh-tả mà cả
thảy cũng đều biết.
Cả thảy hai điều đã nói trên đây, không
phải các Quốc-gia nơi mặt địa-cầu nầy có hạnh-phúc
hưởng được cả hai bao giờ. Nếu được điều
ấy thì mất điều kia, chỉ được một trong hai
điều ấy mà thôi, nhưng Quốc-gia Việt-Nam may thay
được ân riêng của Đức Chí-Tôn cho trọn-vẹn
cả hai năng-lực ấy. Một là về hình-thể, hai là
về tinh-thần đạo-đức ; hình thể là Quân-Đội
Cao-Đài, tượng-trưng tinh-thần đạo-đức là Hội-Thánh,
tức nhiên là Thánh-Thể Đức Chí-Tôn trong cửa Đạo
Cao-Đài.
Hai điều đó, chúng ta phải cố gìn-giữ làm
cho thế nào đi đôi với nhau, ăn một nhịp mới
có thể định vận-mạng tương-lai cho nước Việt-Nam
được bằng để sơ xuất, mất đi rồi thì rất
có hại, về điều đó Bần-Đạo coi chừng hết
sức vì từ trước đếùn giờ nó vẫn mâu-thuẩn
làm cho điều-hòa không phải dễ. Cốt-yếu Bần-Đạo
làm cho điều-hòa là nâng-đỡ về tinh-thần đạo-đức
cường liệt hơn. Bần-Đạo nói cho rõ cái năng-lực
và võ-lực chỉ nghĩa áp-lực về quân-khí, nó không
thể định vận-mạng tương-lai bền-bỉ được.
Nếu nó có đủ quyền-năng định được thì xã-hội
nhơn-quần không có tương-tàn tương-sát với nhau
như ngày nay vậy.
Muốn định vận-mạng tương-lai cho nước Việt-Nam,
cho nhơn-loại, phải có một tinh-thần đạo-đức
cao-trọng chớ không phải thâu phục thiên-hạ nơi
mặt địa-cầu nầy bằng võ-lực được.
Bần-Đạo nói : Ngày giờ kia Quốc-Gia Việt-Nam
sẽ thâu-phục thiên-hạ với một tinh-thần đạo-đức.
Aáy vậy, cái tu-chỉnh về tinh-thần đạo-đức mà
một điều tối-yếu tối-trọng hơn hết.Vì cớ
cho nên Bần-Đạo chịu 3 tháng nơi Trí-Huệ-Cung,
tuy không thấy gì hết, nhưng thật là ảnh-hưởng
mạnh-mẽ lắm, rồi đây bên Quân-Đội sẽ thấy
điều đó.
Nhưng hôm qua đây khi Bần-Đạo nghĩ mình là
Giáo-Chủ Cao-Đài sao không đi thăm viếng ai hết,
như Đại-tướng Cao-Uûy Pháp đến, ai ai cũng đi
thăm, đến các vị Giáo-Chủ, các nền Tôn-giáo cũng
thế , riêng về Giáo-Chủ không đi rước thăm ai
hết làm cho họ để dấu hỏi. Có phải người đó
tự-kiêu tự-đắc, tự-trọng hay người đó vô chốn
tịch-mịch đặng đòi cái gì ? Cho cái gì ? Mà cốt
yếu của Bần-Đạo là vô chốn tịch-mịch đặng
đợi chờ may ra được ân riêng của Đức Chí-Tôn
ban cho được ngó thấy, thì Bần-Đạo còn ngồi
ở Trí-Hụê-Cung nữa chớ chưa có ra đâu, cả thảy
nên biết hôm qua Bần-Đạo hạ mình đến thăm Tham-Biện,
thăm Mission. Có người nói Ông Già đó sao hạ mình
một cách như thế, nhưng cao-thượng lắm đó, các
con rồi đây để tâm suy-gẫm sẽ thấy ngộ-nghĩnh
lắm.
Cái tương-lai năng-lực của mình là tranh-đấu,
Bần-Đạo trông mong và sở-vọng tín-nhiệm trong
tay Quân-Đội Cao-Đài. Vậy hình-thể và tinh-thần
đôi bên tương-liên với nhau, yêu-ái với nhau, biết
giữ mặt luật công-bình của Đức Chí-Tôn để
hai cái đó mà thực-hiện đúng vậy thì không có
quyền-hành hay huyền-diệu nào dời cho nổi với
năng-lực của Cao-Đài.
Aáy vậy nên hư, đặng thất là do trong tay
toàn-thể chiến-binh Quân-Đội Cao-Đài.
Đền-Thánh
ngày 19 tháng 4 năm Tân-Mão (1951)
PHƯƠNG PHÁP LẬP THIÊN-VỊ
Đêm nay Bần-Đạo giảng
phương-pháp lập thiên-vị của mình. Ngày Bần-Đạo
đến tại Trí-Huệ-Cung, có đặng nhiều bức thơ
của mấy bạn chúng ta cầu xin nhập vào Trí-Huệ-Cung
một lượt với Bần-Đạo nhiều lắm.
Ngày giờ ấy chính mình Bần-Đạo cũng chưa
biết thế nào tuyển-chọn những chơn-linh đem vào
cửa Thiêng-liêng ấy đặng. Đang lo không biết giải-quyết
thế nào về phương-pháp nhập Trí-Huệ-Cung nên chưa
quyết-định. Nhứt là về mặt tuyển-chọn không
biết trả lời làm sao. May duyên thay Đức Chí-Tôn
thấy không thể giải-quyết đặng, mới cho hội-diện
cùng các Đấng cầm quyền Thiêng-liêng của Đạo.
Khi đặng hiểu rõ rồi, Bần-Đạo lấy làm hân-hạnh
thấy rằng :
“Cái nền Chơn-Giáo của Đức Chí-Tôn
vẫn là đường đường ngay chánh, nhứt định về
thể-pháp chơn-truyền, không hề mê-hoặc ai cả thảy”
Bần-Đạo cũng quả-quyết
răng :
“Những phương-pháp mê-hoặc của
thiên-hạ về Đạo-lý sẽ bị Chơn-truyền của Đức
Chí-Tôn từ từ tiêu diệt hết”.
Muốn định Thiên-vị của mình, quyền Thiêng-liêng
đã buộc. Buộc hẳn mà chớ, phải có tam-lập của
mình mới được, gọi là nhơn-luân. Điều ấy Bần-Đạo
có truyền cho Chức-Sắc Hiệp-Thiên-Đài hay trước
rồi và dường như Đức Trần Khai-Pháp đã có thuyết-minh
điều ấy rồi. Bần-Đạo không cần luận thêm nữa.
Bây giờ chỉ nói tại sao có tam-lập ấy mà thôi.
Nếu người nào không có tam-lập thì không
có ở chung với ai được hết, chính mình đối với
cơ-thể hữu-vi của đời, tức nhiên thể-pháp mà
không có bằng cớ chi hết thì ai tin rằng có Bí-pháp
để đạt-pháp, đạt Đạo. Thể-pháp mà không làm
đặng, Bí-Pháp vẫn khó, làm sao cho rồi, nếu mà
không rồi hành-tàng của họ về Bí-Pháp tức-nhiên
mê hoặc chúng sanh mà thôi. Phải có hình mới có
bóng, khi nào thấy bóng tức nhiên chúng ta quyết-định
có hình, bóng hình phải tương-liên với nhau mới
đặng.
Aáy vậy tam-lập là : Lập Đức, lập Công,
lập Ngôn, con ngưòi khi sanh ra mặt địa-cầu nầy
không có tam-lập thì giá-trị con người không có
gì hết. Tam-lập ấy quyết định cho ta, ta phải
có mới sống chung với xã-hội nhơn-quần được.
Nếu con người không có đức thì làm sao xử-sự
trong gia-đình, ngoài xã-hội đặng.
Con người không có công thì ở với ai cũng
không được. Người ta làm ngã-ngửa, còn mình ngồi
đó hưởng, không làm gì có nghĩa với người, với
đời, thì sống với ai ?
Cũng như người ta thì chơn-chất thật-thà,
hiền-lương đạo-đức, còn mình xảo-ngữ lường-gạt,
không chút dạ nhơn từ, thì dầu cho người có tài-tình
đến mấy mà thiếu ba điều đó mà thiếu thì không
thể gì sống với ai được hết, như vậy thì địa-vị
mình tại mặt thế nầy chưa rồi...
Đền-Thánh,
đêm 30-04 năm Tân-Mão (1951)
HUYỀN-DIỆU
CƠ-BÚT.
Đêm
nay Bần-Đạo thuyết về Huyền-diệu cơ-bút cả
Thánh-Thể Đức Chí-Tôn, cả con cái của người
nam, nữ cũng vậy đã biết về Huyền-diệu cơ-bút,
nó là vấn đề chúng ta không thể gì lấy trí khôn,
tưởng-tượng của chúng ta mà định cái chơn giả
của nó đặng.
Tại sao ? Trong cái Huyền-diệu Thiêng-liêng
ấy nó gồm cả bí-mật huyền-vi của cơ-thể tạo-đoan
hữu-hình và vô-vi của Càn-Khôn Võ-Trụ, chúng ta
thử nghĩ các bậc chơn tu đắc pháp họ chỉ tìm
đặng hiểu vô-vi-cảnh, đặng lập Giáo là khó khăn
thế nào, từ thử đến giờ biết bao nhiêu kẻ tu
mà tính lại coi được bao nhiêu người đắc Pháp
đắc Đạo ? tìm thấu đáo cho đặng cái bí-mật
huyền-vi vô-định của Càn-Khôn Võ-Trụ nó lại
khó-khăn quá lẽ, chẳng hề khi nào chúng ta lấy
trí khôn định quyết đặng, định nó chỉ có chúng
ta tìm hiểu lấy trí-thức mình, đặng định cái
chơn tướng của vạn-vật hữu-hình, tức nhiên chúng
ta chỉ học phương-pháp cách-vật trí-tri. Chúng ta
thấy cái trở lực biết bao nhieu khó-khăn huống
chi các việc trong cơ-bút thống hiệp cả sự khó-khăn
của Huyền-vi-Cảnh với Hữu-hình-Cảnh nữa, nó
khó lắm nếu luận điều ấy Bần-Đạo phải ngồi
viết không biết bao nhiêu sách mới có thể tả ra
mảy-may được, lên tại giảng-đài nầy 15 phút
hay nửa giờ thuyết về cơ-bút chẳng khác nào chúng
ta cầm ly nước đổ xuống biển.
Aáy vậy, Bần-Đạo chỉ lấy cái đại-cương
của nó, nói cho Thánh-thể Đức Chí-Tôn và toàn
cả con-cái của Ngài Nam, nữ thấu-đáo mảy-may chút
ít, đặng khỏi bị cơ-bút làm cho đức tia tàn phá
tiêu-diệt mà chớ.
Bần-Đạo buộc mới đây phải lập Thánh-Lịnh
định khuôn-luật của cơ-bút có nhiều lẽ Bần-Đạo
khoan-dung. Khoan-dung ấy làm cho phiền lòng đức Lý,
cho nên Đức Lý trách Bần-Đạo cầm quyền Hộ-Pháp
trong tay điều-trị, điều ấy mà không định-luật
của nó đểû rối-loạn cơ-bút, nên Bần-Đạo lập
Thánh-Lịnh, vì từ trước đến giờ Bần-Đạo để
cho cơ-bút tự-do, Bần-Đạo nói thật tại giảng
đài này, Bần-Đạo thấu-đáo được thánh-ý Đức
Chí-Tôn, Oång lấy cái giả đặng lập cái thiệt,
chớ hành-tàng của cơ đời họ điều lấy cái giả
đặng lập cái thiệt, nhưng không có ai làm đặng
hết, chỉ có tay ông Trời làm được mà thôi. Chính
mình Đại-Từ-Phụ hồi mới ban-sơ đến đề 4 câu
thi như vầy :
Phong-Trần
đừng tưởng chuyện mơ-hồ
Giữa
biển ai từng gặp Lão Tô.
Mượn thế đặng loan phương giác thế,
Cũng như nương viết của chàng Hồ
Lấy cái giả của đời, Ngài tạo cái thiệt
của Ngài duy có Ông Trời làm được mà thôi. Cái
giả mà Ngài làm được, chính Bần-Đạo có thí-nghiệm,
Bần-Đạo có người bạn thiết ở ngoài đời, thi
giỏi văn hay, bạn đồng chí với nhau biết tài lực
với nhau, người ấy nghĩ rằng cả cơ-bút trong cửa
Đạo xuất-hiện ra do đầu óc của Cao Thượng-Phẩm
và Bần-Đạo, người ấy cho rằng văn Cao Thượng-Phẩm
cũng hay, chính mình Bần-Đạo thì cũng giỏi, người
ấy cho rằng cả Thánh-Giáo ấy do Cao Thượng-Phẩm
và Bần-Đạo xuất-hiện.
Bần-Đạo thấy cái nghi ấy bây giờ muốn
độ người, Bần-Đạo phải làm thế nào? Muốn
thử giả thiệt đặng biết ông Trời là ai, bạn
làm ơn cầm cây viết đây, bạn là nhà văn muốn
viết chi thì viết, còn Bần-Đạo sẽ dâng sớ với
Đức Chí-Tôn, Bần-Đạo cầu xin với Đức Chí-Tôn
làm bài thi tứ tuyệt cho biết sự chơn giả các
quyền-năng của Ngài đặng độ bạn. Người bạn
ấy cầm cây viết, viết ra 4 câu thi tứ-tuyệt, chừng
viết rồi Bần-Đạo đưa 4 câu thi Bần-Đạo đã
làm để trong bao thơ, chừng ra coi họa đúng với
4 câu thi của bạn Bần-Đạo hỏi. Bần-Đạo chỉ
đầu óc phàm, trí khôn của ta là khí-cụ của Đấng
Chí-Linh kia cho bạn ngó thấy.
Đấng Chí-Linh kia lấy cái giả của bạn làm
cái thiệt đó vậy. Người bạn ấy tỉnh giấc lại,
tự mình theo Đạo, sự thật vậy.
Oâi ! Huyền-diệu cơ bút, chúng ta không thể
gì tả cho được, trong Càn-Khôn Vũ-Trụ có hai ông
chủ : ông chủ vô-hình của Càn-Khôn Vũ-Trụ, ông
chủ vô-hình trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, ấy
là Đấng Tạo-Đoan, là Đấng Chí-Linh, là Đấng
Đại-Từ-Phụ, ông chủ thứ nhì là người tối-linh
trong vạn-vật, tối linh trong vạn-vật cốt-yếu
của Đức Chí-Tôn sanh ra loài người đặng lấy
quyền của Ngài cầu quyền vạn-linh hữu-hìnhlà
cầm quyền vạn-linh vô-hình của Ngài đó vậy. Bởi
vậy Tiên-Nho chúng ta nhìn-nhận Thiên-Thượng, Thiên-Hạ,
Thiên-Thượng là Đức Chí-Tôn, Thiên-Hạ là loài
người. Muốn đặng thấu-đáo Càn-Khôn Vũ-Trụ tinh-thông
trong vạn-vật, Đức Chí-Tôn dùng cơ-bút Ngài nói
rằng : Một phần của con là một phần của Thầy
hiệp nhứt mới thấu-đáo Càn-Khôn Vũ-Trụ tinh-thông
vạn-vật. Hai người chủ quyền ấy, một người
về hữu-hình, một người về vô-hình hiệp lại
với nhau làm chủ cơ-thể Càn-Khôn Vũ-Trụ có lạ
chi ? Lạ chăng là cây cờ của chúng ta đưa lên hợp
lực hai quyền năng ấy, trong đó có cây cờ đưa
lên là lấy hai cái sống của hai ông chủ làm chủ
cái sống duy nhứt, đặng phục lịnh quyền hành
Thiêng-liêng Đức Chí-Tôn sử-dụng mà thôi, thì
nó là cây viết Thiêng-liêng của Đức Chí-Tôn đó
vậy.
Khéo, chúng ta phải khéo, cảnh vô-tri Hữu-Tử-Thiên
lại cũng có Vô-Tử-Thiên, chừng nào vô hàng phẩm
đứng địa-vị Vô-Tử-Thiên, tánh-chất của họ
cao siêu không còn phàm chất của họ. Các Đấng
Thiêng-Liêng còn ở trong Hữu-Tử-Thiên họ cũng như
thánh-thể ảnh-hưởng vậy, cũng có quân tử tiểu
nhơn, cũng cá nhân cá tánh như ta vậy. Các Đấng
ấy thế nào ta thế đó, có nhiều hàng phẩm ta không
luận cùng, cũng có kẻ thì thân với ta, mà cũng
kẻ thù nghịch đáo-để với chúng ta, không thể
gì chúng ta hòa-giải họ đặng. Chúng ta ngó thấy
Đạo-Pháp nếu có Phật thì có Ma, có Trời thì có
Quỉ, chúng ta chịu hai cửa, một là cửa thua hai
là cửa ăn.
Các Chơn-Linh, từ bậc Hữu-Tử-Thiên trở xuống
biết bao nhiêu mà nói. Họ không đáng gì là Thầy
ta mà họ mơ-vọng dạy ta, biểu ta làm học trò họ,
đám chơn-linh đó nhứt là ở trong Đại-Hải-Chúng,
đệ nhứt nguy-hiểm hơn hết là Kim-Quang Sứ tự
là Quỉ-Vương, nếu chúng ta đã tu rủi lầm nghe
người thì làm đầy-tớ cho người, làm môn sanh
của người. Có một điều Bần-Đạo thấy hiển-nhiên
trước mắt, khi Đạo mở, Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
còn thương-yêu hòa-ái với nhau, chưa đến đổi
chia rẽ, chưa đến nổi thù-địch, kế người đến,
Kim-Quang-Sứ đến cầm cơ cây viết câu này :
- Chín phẩm Thần-tiên nể mặt ta.
Ông Giáo-Sư B… ở Kim-Biên nói : “Ông
nào đây chắc lớn lắm, bước ra quì xuống lạy.
Cơ viết luôn :”
- Thích-Ca dầu trọng khó giao-hòa,
Kế ông C…bước ra
quì xuống lạy nữa. Cơ viết tiếp :
- Lấy chơn đem giả tô thiên-vị,
- Thắng bại, phàm tâm liệu thế à ?
Tới chừng ký tên Kim-Quang
Sứ mới biết là Quỉ-vương là Tà-Giáo. Hai người
này đã theo nó, bằng cớ hiển-nhiên các bạn ngó
thấy các bạn của ta đã lầm cái thiệt ra cái giả.
Nếu không giải-quyết được cái hư thiệt chúng
ta phải theo Tà Giáo mà chớ. Duy có Đức Chí-Tôn
lấy giả làm cái chơn được.
Kỳ tới Bần-Đạo giảng về Bí-Pháp
nhập Tịnh-Đường.
Tại
Đại-Đồng-Xã, ngày 02/5 năm Tân-Mão (1951)
LỄ KỶ-NIỆM NGÀY HƯNG-QUỐC.
Thưa cùng Chức-Sắc
Thiên-Phong, Hội-Thánh nam nữ và chủ-quyền các cơ-quan
Chánh-trị-Đạo. Lời nói hôm nay nhứt là để thấu
tai toàn-thể quốc-dân Việt-Nam, Bần-Đạo chỉ cái
kết-liễu mỹ-mãn vận-mạng quốc-gia Việt-Nam ngày
nay là do ngọn cờ nhơn-nghĩa Quân-Đội Cao-Đài đó
vậy.
Bần-Đạo phải giải-quyết rõ-rệt nghĩa-lý
cuộc lễ và Bần-Đạo coi ngày lễ Hưng-Quốc Khánh-Niệm
này, là một ngày trọng hệ trong cửa Đạo Cao-Đài,
tức là cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống, mà Đức Chí-Tôn
đã để nơi mặt địa-cầu nầy, nó không phải
vì một xã-hội nhơn-quần, không phải vì một chủng-tộc,
chính nó là cơ-quan tạo hạnh-phúc cho toàn-thể nhơn-loại
nơi mặt địa-cầu này.
Một kiếp sống Bần-Đạo rất may duyên được
Đại-Từ-Phụ, tức nhiên Đức Chí-Tôn đã chọn
giao cái trách-nhiệm Thiêng-Liêng là gầy-dựng sao
cho đặng hạnh-phúc cho toàn-thể con cái của Ngài,
tức nhiên toàn thể nhơn-loại. Càng suy-gẫm càng
tìm-tòi thấy không phải vì mê-tín mà biết cái
tư-tưởng hành-tàng cao-thượng về đời ấy. Bần-Đạo
nói rằng : nếu không phải Đấng Tạo-hóa của vạn-linh
chủ-trương thì không có một trí-óc phàm nào chủ-trương
cho được. Bần-Đạo tự nghĩ nếu nói Ngài mà lầm,
lựa chọn một người thiếu đạo-đức giao cái
trách-nhiệm đem hạnh-phúc cho toàn-thể con cái của
Ngài là Ngài lầm, Ngài phải lựa một người dẫy-đầy
lòng yêu-ái vô-tận như Ngài, đặng thực hiện tương-lai
mong-mỏi của Ngài. Nhưng đặt nơi nào cho chắc hơn
? Ngài đã lựa-chọn Bần-Đạo, Bần-Đạo lấy làm
ngạc-nhiên, và tự hiểu rằng Ngài không có lầm.
Ngài đã giao cho một trách-nhiệm tạo-dựng
hạnh-phúc cho người nào biết yêu-ái nhơn-loại
hơn hết, cái lựa-chọn của Ngài để lại nơi tâm
trí của Bần-Đạo một bài học là lựa chọn không
lầm. Bần-Đạo cũng phải lựa chọn người nào
như Ngài đã lựa chọn Bần-Đạo vậy. Lựa chọn
những tay nào có thể tạo dựng hạnh-phúc cho nhơn-loại,
trước nhứt phải thí-nghiệm với Dân-Tộc Việt-Nam
là bạn chi thiết của Bần-Đạo, là máu-mủ của
Bần-Đạo là đồng-bào của Bần-Đạo, thí-nghiệm
trước với một sắc dân ấy rồi mới có thể thí-nghiệm
toàn thể nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này tức
nhiên toàn thể các xã-hội nhơn-quần.
Bần-Đạo là người đơn-giản thật-thà lắm,
không biết xảo-mị, không biết một triết-lý gì
qua mức tưởng của nòi-giống Bần-Đạo. Bần-Đạo
phải kiếm một lý-lẽ gì đơn-giản. Bần-Đạo
hiểu rằng : Cái hạnh-phúc không ai cho đặng, không
ai cướp đặng, không có tay nào đào-tạo cho vừa
sức mình muốn đặng. Hạnh-phúc đã có sẵn cho
chúng ta, cũng như thân-thể chúng ta vậy, nó phải
phù-hạp với tâm-tình thân-thể của chúng ta, dầu
cho ai có đủ thừa hạnh-phúc ấy mà cho chúng ta,
cũng không phù-hạp với chúng ta được. Không phù-hạp
thì không có hạnh-phúc gì hết.
Vậy cơ-quan đào-tạo hạnh-phúc là một cơ-thể
liên-quan trọng-yếu với ta, mỗi người sanh ra phải
đặng tự do không bị ai cướp quyền hay lệ-thuộc
cho ai mới có đủ quyền-năng tạo dựng hạnh-phúc
của mình, nếu chúng ta mất tự-do, mất độc-lập,
mất tự-chủ thì không phương thế gì tạo hạnh-phúc
mình được. Bởi vậy cho nên muốn đào tạo hạnh-phúc
ấy, Bần-Đạo phải tiêu-diệt các trở lực làm
cho chúng ta không thiệt-hiện được. Vì mỗi cá-nhân
đều ở trong vòng thúc-phược thì không thể gì
tạo hạnh-phúc cho mình được.
Bần-Đạo đơn-giản thật-thà lắm, Bần-Đạo
lấy caí tỉ-thí nhỏ đặng định tương lai cho toàn
xã-hội nhơn-quần, dầu co con cái của chúng ta, chúng
ta cũng phải lựa chọn người để gởi-gấm, coi
trong thân tộc của mình người nào biết thương-yêu
nó, biết bảo-trọng tương-lai của nó, để cho nó
nương năng-lực của người ấy tạo thân danh cho
được vững-chắc. Điều đó làm cho cha mẹ ai cũng
có tinh-thần ấy. Bần-Đạo đây cũng thế, Bần-Đạo
lựa người, lựa người đặng gởi đồng-bào của
Bần-Đạo, tức nhiên gởi Quốc-Dân Việt-Nam trong
tay của người nào biết yêu-ái, đặng đem tạo
hạnh-phúc cho họ, có thể chúng ta nói rằng : Muốn
tìm người giao cho đặng không phải dễ, hoặc là
kẻ có tài mà không đức, kẻ có đức lại không
tài. Kẻ có tài chúng ta nhìn thật quả là tài, nhưng
tinh-túy tài tình kia chúng ta còn để dấu mơ-hồ,
chúng ta không lựa chọn người đó được. Còn người
có dù bất tài, nhưng không biết chúng ta có thể
nói rằng : Họ gây được nhiều cái phải, cái phải
ấy chúng ta có đủ chủ quyền chuyên cho được,
người ấy đã cùng sống với chúng ta, cũng chia
khổ với chúng ta, gieo nơi tâm não chúng ta nhiều
tình-cảm, ta có thể chọn lựa được hơn người
kia.
Bây giờ nói trắng ra Vương-Quyền của Việt-Nam
với Cộng-Sản, thà là Bần-Đạo giao cái tạo dựng
hạnh-phúc nòi-giống cho nhà Vua hơn là Cộng-Sản.
Bần-Đạo cũng nhận rằng : họ có lổi với Bần-Đạo
nhưng có thể tạo dựng hạnh-phúc được, còn hơn
người kia không thể tin họ, giao cho họ được,
cho nên Bần-Đạo gởi trong tay của nhà Vua. Nếu
nhà-vua lỗi với Bần-Đạo, Bần-Đạo có thể trích-điểm
được. Có ăn thì phải có chịu. Còn kẻ vô-cớ
kia tạo hạnh-phúc bằng những lý-thuyết mơ-hồ,
nếu không sáng-kiến được để cho nòi-giống Việt-Nam
lệ thuộc lần thứ hai nữa, mà lệ-thuộc trong thế-kỷ
nầy dám chắc không ai giải thoat cho đặng đó vậy.
Nhứt định Bần-Đạo không lầm, quả-quyết
không lầm lựa tay đào tạo thống nhứt Hoàng-đồ
ấy, có thể bảo trọng được Hoàng-Đồ đã có
sẵn cầm nơi tay, để cho thiên-hạ chiếm-đoạt,
ngày nay đòi lại được thì có thể cầm quyền
bảo-thủ tồn-tại được, người ấy là kế chí,
kế nghiệp cho nhà Nguyễn tức nhiên kế-nghiệp cho
Hoàng-đồ nước Việt-Nam, đặng ví chủ định quyền
sở-hữu tạo hạnh-phúc cho nó, quả-quyết được
cho nên ngày Hưng-Quốc Khánh-niệm mồng 2 tháng 5
nầy, Bần-Đạo đề-xướng ra trọng hệ hơn hết,
đối với các xã-hội nơi mặt địa-cầu này, hạnh-phúc
của Quốc-Dân Việt-Nam không ai cho đặng, họ có
chủ quyền hạnh-phúc ấy, họ phải đào-tạo cho
mà thôi. Hạnh-phúc ấy quyền Thiêng-Liêng cho ai nấy
hưởng, hạnh-phúc của mình không ai có quyền nào
làm cản trở hay tiêu-diệt nó được.
Nếu Quốc-Dân Việt-Nam có đủ phương-pháp
bảo-vệ hạnh-phúc được, thì có thể làm môi giới
bảo-vệ hạnh-phúc tương-lai cho các sắc dân tộc
khác được.
Hạnh-Đường
Phước-Thiện, ngày 2-5 năm Tân-Mão (1951)
LỄ
KHAI-GIẢNG HẠNH-ĐƯỜNG PHƯỚC-THIỆN.
Hồi 4 giờ chiều Đức
Hộ-Pháp đến chứng lễ khai trường trong trường
có lập bàn thờ Đức Mạnh-Tử Tiên sư. Đức hộ-pháp
hỏi cả môn-đồ trong trường, tại sao Đức Khổng-Phu-Tử
Ngài truyền-giáo Đạo khi trước mà không thờ Ngài,
lại thờ Đức Mạnh-Tử.
Cả thảy đều có trả lời nhưng không trúng
lý, Đức Hộ-Pháp nói trong thời kỳ Đức Khổng-Phu-Tử
lập Đạo-giáo giáng-sanh nhằm lúc thời bình lập
đời quân-chủ, khi Đức Mạnh-Tử giáo-dân nhằm
lúc thời loạn phong-trào sôi-nổi, giặc-giả tứ
phương, bởi vậy cho nên Ngài lập đời lấy cái
thuyết Quân-Chủ dân-quyền, tức là Quân-Chủ lập-hiến
mới thâu-phục được lòng dân, ấy vậy mới phù-hạp
với thời-kỳ nầy, tại vậy mới thờ Ngài.
Đức Hộ-Pháp hỏi câu thứ nhì : Tại sao Tam-giáo
qui nhứt Thích, Đạo, Nho nghĩa là Phật, Thánh, Tiên
mà sao không lập hội Phật-tông chuyển thế hay là
Tiên-Tông chuyển-thế ?
Lại lấy Đạo-Nho lập thành Hội-Thánh mà
Chí-Tôn đến khai Đạo, kỳ nầy lại dụng Nho-Tông
chuyển-thế (cả Chức-Sắc đều có trả lời nhưng
không rõ tột ý) Đức Hộ-Pháp nói : Đạo-Thánh,
cốt yếu chuyển đời, mà chỉ có biết quyền, chớ
không biết người biết mình, không biết Trời, nên
còn khuyết-điểm, có công rèn-luyện tâm-tánh, mà
không chỉ rõ đường siêu-thoát cho nhơn-loại, vì
chỗ thiếu đó mà Đức Chí-Tôn mới đến đặng
thêm sức, Trời và người hiệp một đặng lập
Đời Thánh-Đức, nhơn-lực phải tùng Thiên-lực
để đạt cơ mầu-nhiệm, thì tu-hành mới mong siêu-thoát
nên lập Hội-Thánh ba Đài Bát-Quái, Hiệp-Thiên,
Cửu-Trùng-Đài đặng chấn-hưng ba nền Tôn-Giáo
lại làm một, gọi là Tam-Giáo Qui-nguyên Ngũ-Chi Phục-Nhứt,
là thêm Thần-Đạo và Nhơn-Đạo gọi Ngũ-Chi Đại-Đạo.
Tại
Đền-Thánh, ngày 5-5 năm Tân-Mão (1951)
LÒNG YÊU-ÁI PHỔ-HÓA
CHÚNG-SANH.
Ngày giờ ầy, chính
Bần-Đạo đã hưởng được cái tình cảm của toàn
thể con-cái của Đức Chí-Tôn, ngoài cái tấm lòng
thương yêu vô tận, Bần-Đạo trong cái kiếp sống
nầy, Bần-Đạo cũng không biết lấy chi để bồi
đắp cho xứng-đáng.
Bởi vậy Bần-Đạo dám quả quyết : Nếu không
thờ tấm lòng thương yêu vô bờ-bến toàn con-cái
của Đức Chí-Tôn, thì cơ-quan đại-cuộc của nền
Đạo ngày giờ nầy chưa chắc đã thành hình thiệt-tướng,
để cho toàn thể dân-tộc Việt-Nam cùng ngoại-quốc
để tâm sùng-kính.
Bần-Đạo thú thật rằng, ngoài cái chí cố-gắng
của Bần-Đạo, còn có một quyền-năng vô đối
Thiêng-Liêng, lúc nào cũng nhắc nhở Bần-Đạo phải
đem hết lòng yêu ái đặng phổ hóa chúng sanh, vì
thật ra cái sứ-mạng ấy, Đức CHÍ-TÔN đã tìm
nơi Bần-Đạo mà giao-phó.
Đối với Quốc-dân Việt-Nam, là đồng-bào
của Bần-Đạo, là máu-thịt của Bần-Đạo, là
chủng-tộc của Bần-Đạo như thế nào, thì các
dân-tộc khác cũng vậy, thì cái tình cảm của Bần-Đạo
là cả toàn thể nhơn-loại, nó có một đặc-sắc
của nó đời-đời kiếp-kiếp chẳng hề phai lợt.
Aáy vậy, Bần-Đạo để lời cám ơn cả toàn
thể.
Chiến-sĩ anh-dũng các con !
Cái sự-nghiệp của Đạo ngày nay, được đứng
vững theo chơn-truyền, cũng là một phần do nơi công-trình
của các con đào-tạo. Thầy đã thấy và cộng-nhận
cái chí hy-sinh ấy.
Nhưng các con ơi ! Thầy cũng đã khổ-hạnh
nhiều rồi mà Thầy cũng không khỏi thẹn một điều
là Thầy chưa đem máu của Thầy mà chung-hòa giọt
máu của mấy con.
Thầy đã hiểu các con chiến-binh hy-sinh, liều
chết đặng bảo-vệ sanh-mạng và tài-sản của toàn
thể nhơn-loại, các con dám làm, các con dám hy-sinh,
cái ân-nghĩa giá-trị ấy giờ phút này, kẻ nào
còn sanh-mạng và tài-sản là nhờ ơn của các con
đó.
Đền-Thánh,
ngày 15-5 năm Tân-Mão (1951)
BÍ PHÁP CỦA ĐỨC CHÍ-TÔN.
Trước Bần-Đạo đã
hứa kỳ này giảng về Bí-Pháp, ấy là một điều
giảng rất khó-khăn, Bần-Đạo lấy cả tinh-túy
của nó thuyết ra đây, chẳng phải đứng nơi tòa
giảng này mà thuyết cho đủ được. Nếu như không
có điều gì trở ngại về bí-quyết, Bần-Đạo
thuyết-minh cho toàn thể con cái Đức Chí-Tôn thấu-đáo,
hiểu cho tận-tường cái bí-pháp Đức Chí-Tôn đến
trong thời-kỳ này để trong nền chơn-giáo của Ngài.
Aáy vậy Bần-Đạo có một điều mơ mộng tìm phương
trụ cả đức tin con-cái của Ngài nam nữ, đặng
cái đức tin ấy làm một ngọn huệ-quang Thiêng-liêng
nó dìu-dắt Thánh-Thể của Ngài trong con đường
Thiêng-Liêng Hằng-Sống tức nhiên con đường giải-thoát.
Bí-Pháp là gì ? Là những cái hình-trạng của
Đạo về hữu-hình, tức nhiên hình-trạng của Hội-Thánh,
tức nhiên hình-trạng của Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
tại mặt thế này. Là quyền-năng điều-khiển Càn-Khôn
Vũ-Trụ tức là quyền-năng vô-đối của Đức Chí-Tôn
đã cầm nơi tay, Ngài đến cùng con cái của Ngài,
đặng Ngài ban cho một quyền-hành đủ phương-pháp,
đủ quyền-năng tự giải-thoát lấy mình.
Tiên-Nho chúng ta có trạng tả một điều vô-hình,
để tả ra một hình-trạng hữu-vi, nó vô-tướng
mà nó hữu-lý làm sao đâu. Tiên-Nho gọi chúng ta
là khách trần, gọi mặt thế-gian, tức là mặt địa-cầu
68 nay là “Quán tục” ta là khách, cõi trần này
là Quán, nó hay là sao đâu, không lấy đủ tỉ-thí
gì minh-bạch chơn-chánh hơn tỉ-thí đó. Chúng ta
thử nghĩ toàn cơ-quan huyền-diệu vô-biên Đức Chí-Tôn
đào-tạo trong Càn-Khôn Vũ-Trụ và vạn-vật hữu-hình,
chúng ta có thể quan-sát trước mắt chúng ta đây,
chúng ta ngó thấy đều do khuôn luật Thiên-nhiên
tương-đối mà ra, hễ có khuôn-luật tương-đối
tức nhiên nó phải đối cảnh. Bởi khuôn-luật tạo
ra hình, hễ có hình thì có cảnh, hễ có khuôn luật
tương-đối tức nhiên phải có đối cảnh, tức
nhiên có hình thì có bông, vô bông tức nhiên vô
hình.
Chúng ta thử nghĩ luật tương-đối, chúng ta
lấy điều đơn-sơ quan-sát chúng ta thấy sống trong
giấc ngủ, và chúng ta sống trong khi thức, ngủ là
sống với Vạn-linh, thức là sống với Vạn-vật.
Chúng ta quan-sát được hai đối cảnh sống với
khuôn luật Càn-Khôn Vũ-Trụ kia cũng vậy không có
gì khác, có cảnh sống có cảnh chết, sống chúng
ta thể nào chết chúng ta thể nấy, không có chi lạ.
Sống chúng ta là khách của “Quán tục này, ta chết
tức nhiên ta trở về quê Tổ, tức nhiên ta nhập
trong cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống chớ không có chi
lạ”.
Bây giờ hai hình-trạng ấy chúng ta thử nghĩ
có liên-quan mật-thiết với chúng ta thế nào ? Đơn-sơ
chúng ta nên lấy tỉ-thi một cách khoa-học là khi
chúng ta thức mơ-vọng điều gì, làm điều gì cái
năng-lực trong hành-tàng thường thức của chúng
ta, trong giấc ngủ chúng ta nằm mộng-mơ nói tầm-xâm
làm đối-cảnh của nó, đối buổi thức tức nhiên
buổi sống ấy vậy. Thức ngủ là trong khuôn luật
sống chết, cái sống phải có cái chết, hành-tàng
của cái sống chúng ta thể nào thì buổi chết của
chúng ta cũng hiện-tượng ra nguyên vẹn, ấy vậy
không có điều gì lạ hết.
Bây giờ luận về phần Thiêng-Liêng tức nhiên
phần linh-hồn của chúng ta. Bần-Đạo nói mỗi cá-nhân
con-cái Đức Chí-Tôn đều có phẩm vị của họ
có từ thử đến giờ, khuôn-luật vẫn có một mà
thôi. Chúng ta thấy trong Bí-Pháp của Phật-Tổ Ngài
đạt đặng bí-pháp Ngài để khuôn-luật giải thoát.
Chúng ta đã ngó thấy tại sao người khác Đức Chí-Tôn
không để “Tam-Diệu-Đề” tức nhiên, Lão, Bịnh,
Tử trước mắt đặng lãnh giáo Ngài, lại để cho
Đức Phật Thích-Ca thấy Tam-Diệu-Đề, khi Phật
Thích-Ca thấy Tam-Diệu-Đề Ngài mới thêm một đề
Sanh nữa là Tứ-Dệu-Đề : Sanh, Lão, Bịnh, Tử,
Đức Phật Thích-Ca nhờ bí-pháp của Đức Chí-Tôn
để trước mặt Ngài mà Ngài đạt được cơ-quan
giải-thoát có chi đâu. Muốn tránh Tứ-Diệu-Đề
tức nhiên Tứ Khổ thì đừng gây Nhân, có Nhân tức
nhiên có Quả, muốn tránh Sanh, Lão. Bịnh, Tử thì
phải diệt cho hết Quả, lẽ dĩ nhiên đó vậy...
Bí-Pháp Đức Chí-Tôn đã cho Phật Thích-Ca
thế nào, Đức Chí-Tôn cũng có thể cho can-cái của
Ngài mỗi đứa để tự giải-thoát lấy mình.
Nếu Đức Lão-Tử không làm Thượng-Thơ-Tịch
vô Đại-thơ-phòng nhà Châu, nếu Ngài không vô Thư-Viện
nhà Châu lật Bát-Quái-Đồ của Phục-Hí để lại,
chưa chắc rằng Ngài đã đoạt pháp, Ngài ngồi tìm-tòi
coi Bát-Quái-Đồ để trong Thư-Viện nhà Châu, tức
nhiên Bí-Pháp của Đức Chí-Tôn dành để cho Lão-Tử.
Khi Ngài đã đạt được Bát-Quái-Đồ rồi, Ngài
được trở nên vị Giáo-Chủ danh-vọng đến đời
nay.
Bây giờ tới Đức Chúa Jésus, vị Giáo-Chủ
danh-vọng đương buổi nầy, gồm cả Vạn-Quốc các
Dân-Tộc Aâu-Châu trong khuôn-khổ đạo-đức của
Ngài nếu không có 40 ngày Ngài đã ra đồng sa-mạc
thiền-định, Đức Chí-Tôn không đến cùng Ngài
và không bị quỉ cám dỗ thì Bí-Pháp của Ngài không
hiện-tượng ra được.
Bây giờ đến Khổng-Phu-Tử, nếu Ngài không
có khổ về Nhơn-đạo của Ngài và xã-hội của
Ngài giặc-giả can-qua, bởi Ngài sanh ra gặp buổi
loạn-ly đời Đông-Châu Liệt-Quốc, nếu Ngài không
có khổ về công-danh của Ngài cho đến đổi và
nếu Ngài không khổ về tinh-thần của Ngài vì hiếu,
thì chắc tinh-thần của Ngài chưa ngó toàn thể các
sắc dân, tức nhiên đồng chủng đồng-bào của
Ngài, thì tôi tưởng Đạo-Nho của Ngài chưa xuất-hiện.
Nếu Đức Chí-Tôn không để Thánh-Thể của
Ngài xuống 60 năm trước ngày mở Đạo, không phải
ngày nay Ngài sai các chơn-linh xuống thế , không tạo
hình ảnh Cửu-Thiên Khai-Hóa, Ngài không mở rộng
cửa Bạch-Ngọc-Kinh tại thế-gian này thì dám chắc
nền chơn-giáo của Ngài chưa hiện-tượng. Huyền-diệu
thay nền chơn-giáo của Ngài ! Lấy cả quyền-năng
vô-biên Ngài làm Thể-Pháp, Bí-Pháp của Ngài, Ngài
lấy căn-bản Vạn-linh, Ngài tạo nên dặng phẩm
vị Thần, Thánh, Tiên, Phật trên mặt thế-gian này.
Aáy vậy Bần-Đạo nói : Nơi cửa Tịnh-Thất
chúng ta có thể nói rằng : Nơi chúng ta đưa bạn
chúng ta đi cũng là cửa rước bạn chúng ta đến.
Bí-pháp ấy càng ngày con-cái Đức Chí-Tôn càng ngó
thấy, vì mới mở nên hình-trạng chưa có rõ, chớ
hoàn-thành rồi con-cái Đức Chí-Tôn sẽ ngó thấy
đối tượng Thiêng-Liêng của nó thế nào, phải
để đức-tin vững-vàng nơi Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
cho cường-liệt, cường-liệt Đức Chí-Tôn mới
xoay chuyển xã-hội nhơn-quần và tạo hạnh-phúc
cho xã-hội nhơn-quần được.
Đền-Thánh
đêm 01-6 năm Tân-Mão (1951)
VỀ
BÍ-PHÁP
Bần-Đạo hứa mỗi
kỳ Đàn thuyết về Bí-Pháp. Tại sao Bần-Đạo phải
thuyết minh về Bí-Pháp ? Đáng lẽ theo cổ-truyền
Bí-Pháp là huyền-bí không thể gì truyền một cách
rõ ràng được. Nhưng đối với Đạo Cao-Đài tức
nhiên đối với nền Chơn-giáo của Đức Chí-Tôn
nó không phải như trước, Đức Chí-Tôn đã nói
rõ ràng rằng : Ngài đến cốt-yếu để diệt-trừ
mê-tín mà hại thay từ trước đến giờ các Đạo-giáo
nếu quả nhiên có mê-tín là do Bí-Pháp hơn hết.
Thể-Pháp của Đạo Cao-Đài là một trường
công-quả của chúng ta, trường công-quả ấy để
cho chúng ta lập đức, lập công và lập ngôn. Còn
Bí-Pháp Chơn-truyền Đức Chí-Tôn tức nhiên cơ-quan
huyền-bí để cho con cái của Ngài siêu-thoát. Nói
về Thể-Pháp chúng ta hân hạnh làm sao, muốn cho
chúng ta lập đức, chính mình Đức Chí-Tôn đã cho
chúng ta mượn danh thể của Ngài, chúng ta đã làm
Thánh-Thể của Ngài nơi mặt thế này. Oâi ! Quyền-lực
về phương-pháp lập đức đối lại với cảnh Thiêng-Liêng
là mua ngôi vị của chúng ta đó vậy. Lập công là
Ngài đã tạo hình-thể của Ngài để tại mặt thế
này, chúng ta phải lập công với sanh chúng tức nhiên
lập công cùng con-cái của Ngài. Ngài để cho chúng
ta lập công chớ không phải làm nô-lệ cho ai tất
cả. Chúng ta thấy Ngài phụng-sự cho con-cái của
Ngài, chúng ta lập công là tạo danh-thể của Ngài,
do lập công mà ra. Bây giờ lập ngôn, chính mình
Ngài, Ngài phải làm, cầm cây cơ-bút viết dạy chúng
ta từ lời nói việc làm, từ tánh đức, từ đạo-lý.
Còn ngôn, có ngôn gì hơn Ngài nữa để cả thảy
các thể-pháp đặng chúng ta định vị chúng ta, chính
tay Ngài cho ta mượn cả thảy.
Bí-Pháp là điều trọng-yếu hơn hết, nếu
không phải chúng ta cầu nơi quyền-năng vô biên của
Ngài đặng đoạt cơ siêu-thoát thì dám chắc rằng
: Dầu Thánh-Thể của Ngài hay con-cái yêu-dấu của
Ngài nam nữ cũng vậy, thì giờ phút này không có
ai ngồi dậy, trong cửa Đạo Cao-Đài này, chúng ta
vì một kiếp sanh thọ khổ Tứ-Diệu-Đề chúng ta
chỉ mơ ước một điều là đạt đặng huyền-linh
Bí-Pháp, trước khi thực-hiện đặng Bí-Pháp, chúng
ta phải có một đức-tin mạnh-mẽ, đức-tin ấy
phải đủ năng-lực trong tinh-thần của Hội-Thánh.
Muốn có đức-tin vững-chắc thì chúng ta phải
có đức tự-tín, có tự-tín mới đạt đặng Thiên-tín,
tức nhiên đạt đặng Đạo-tín của chúng ta. Muốn
thấu-đáo và muốn đạt cho đặng tự-tín chúng
ta phải tự biết chúng ta, rồi ta mới biết địa-vị
đứng trong hoàn-vũ này đương đầu với Vạn-Linh,
ngôi vị ở trong hàng phẩm nào, chúng ta phải biết
chúng ta ở đâu mà đến, chúng ta mới hiểu con đường
chúng ta sẽ về, Bí-Pháp sẽ dìu dẫn chúng ta đi
trên con đường ấy. Cả tinh-thần nhơn-loại hoang-mang
giờ phút nay họ chưa hiểu họ là gì ? Bần-Đạo
chỉ cười có một điều là trí-thức tinh-thần
con người đã đến địa-vị cao-trọng, cái hay biết
của họ giờ phút này Bần-Đạo quả-quyết rằng,
họ đã tạo nhiều rồi, bằng cớ là ở Thư-Viện
tại New-York (Nữu-ước) chứa hai triệu hai trăm ngàn
quyển sách, chúng ta thử nghĩ kiếp sống của chúng
ta có ba vạn sáu ngàn ngày, chúng ta muốn đọc cho
biết sách ấy ít nữa bảy trăm năm, mõi ngày chúng
ta giỏi đọc một quyển.
Oâi ! cho cái hay biết của con người còn gì
luận nữa, biết thật, giỏi thật, nhưng có một
điều là họ chưa biết họ, con người chưa biết
con người do đâu mà có. Giờ phút này dầu văn-minh
cực điểm, trí-thức quá cao-trọng mà họ chưa biết
họ là gì hết. Sự thật vậy, bởi họ không biết
họ cho nên sản-xuất ra thuyết duy-vật và duy-tâm
đang hy-vọng lấy vật-lý-học họ tìm con người,
nhứt hơn hết là họ tìm căn nguyên con người, họ
lấy theo vật-lý-học họ nói con người là con vật,
họ nói con vật này cũng đồng sống như vạn-vật
kia, họ tiềm-tàng vật-lý-học họ nói bổn căn
con người là do tinh-trùng nam và cái trứng nữ, khi
nam nữ giao-cấu với nhau hai thứ ấy hiệp với nhau
sanh ra con người, con tinh-trùng nguyên-nhân nó là
con sâu, tinh trùng nam là cốt, trứng của nữ là
nhục, hai thứ đó hiệp với nhau thành cục huyết
đỏ lòm rồi lần-lần mọc đầu, mọc tay biến
ra thành nhơn-hình. Con thú gì trước kia cũng bởi
do hai yếu-tố ấy hợp với nhau rồi biến ra hình-tượng
của nó vậy. Bây giờ đạo cũng nhìn con người
là con vật, nhưng lúc nó biến ra nhơn-hình, quyền-năng
nào biểu nó biến, do quyền-năng nào cho phép nó
biến, họ lấy vật-lý-học nói tầm-xàm, kẻ muốn
tìm sự thật đem chơn-lý đánh đổ tinh-thần mà
chơn-lý của họ là chơn-lý mộng-ảo.
Chính Bần-Đạo cũng nhìn sự thật chúng ta
là con vật, Bần-Đạo biết rằng nơi mặt địa-cầu
này trước kia tượng hình ra nó là cây, điều động
có rễ, có máu, bắt đầu lần lần mọc lên cái
đầu, hai cái tay, hai cái chân biến hình ra như con
dã-nhơn, lần lần biến đi như như con khỉ vậy.
Mà lạ chướng hơn hết lúc biến thân ra nó, cái
linh cái sống của nó thế nào chúng ta không biết,
hồi thời buổi nó tượng nhơn hình của nó rồi,
hỏi vậy cái sống của nó ở đâu ? Ai cho mà có ? Và cái linh ở đâu mà có ? Đạo-giáo chúng ta có
chối rằng thi-hài chúng ta không phải là con vật
đâu. Chính Đạo-giáo nhà Phật có nói con người
chúng ta là con kỵ-vật để cho Vạn-linh cỡi nó
đi đường từ mặt địa-cầu nầy qua mặt địa-cầu
khác, mà con thú ấy là người của ta, mà người
cỡi thú ấy là Phật, tức nhiên là cái linh của
chúng ta đó vậy. Bây giờ không phải thi-hài nầy
siêu-thoát được, thú là thú, sanh ra tại Thổ huờn
tại thổ, còn người cỡi nó là Phật cho nên không
có quyền-năng nào giam-hãm hay trói lại được, Phật
ấy mới thật là con-cái của Đức Chí-Tôn, chính
mình con thú vật-lý-học đã nói, con thú có người
cỡi, mà người cỡi ấy là Phật là con đẻ của
Đức Chí-Tôn. Aáy vậy cơ-quan siêu-thoát là Phật
siêu-thoát chớ không phải con thú nầy siêu-thoát
được.
Ký tới Bần-Đạo sẽ thuyết cái sống của
con người đối với vạn-linh nơi mặt địa-cầu
nầy.
Long-Hoa-Thị,
ngày 5 tháng 6 năm Tân-Mão (1951)
BAN
PHÉP LÀNH VÀ TRẤN THẦN CHỢ LONG-HOA.
Cái cơ chuyển thế đã đến ngày lập
hiệp nhứt Đạo-Giáo, khiến toàn thể con-cái Đức
Chí-Tôn lo quay về một mối sống dưới lá cờ Nhân-nghĩa
của Đạo Cao-Đài. Ngoài thì được sự bảo-vệ
của Quân Đội, trong thì được sự dìu-dắt của
Hội-Thánh, càng ngày nhơn-sanh qui tụ càng đông,
vì thế nguồn sanh sống càng bị bóp nghẹt, nên
Bần-Đạo cho lập gấp cái chợ nầy để tạo lại
một nguồn sanh sống dễ-dàng cho nhơn-sanh.
Ngày giờ nầy, tuy là nhìn thấy cái chợ thô
sơ, nhưng rồi đây nó sẽ bành trướng rộng-rãi
hơn, long-trọng hơn mà chắc-chắn con cái Đức Chí-Tôn
không bao giờ ngờ như thế, nhưng Bần-Đạo dám
quả-quyết nó phải có và nhứt định có, vì cái
chợ chuyển thế và huyền-diệu Thiêng-Liêng của
Đức Chí-Tôn đã định vậy.
Đền-Thánh
đêm 30-6 Tân-Mão (2-8-1951)
KHUÔN-LUẬT NÀO CHÚNG TA ĐÃ SỐNG.
Kỳ đàn trước Bần-Đạo đã giảng và
đã hứa kỳ đàn nầy Bần-Đạo giảng tiếp khuôn-luật
nào chúng ta đã sống nơi cõi thế-gian nầy, kỳ
trước Bần-Đạo giảng vấn-đề cái sống của
chúng ta nơi mặt địa-cầu nầy và cái sống của
ta nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, kiếp sống ấy
là kiếp chết của người đời họ thường gọi.
Bần-Đạo nhớ lại khi học Đạo cùng các
Đấng Thiêng-Liêng, chúng ta đã có luận hai chữ
sống, chết. Các Đấng Thiêng-Liêng cho rằng : Dùng
hai tiếng ấy không có chơn-thực và không chơn-lý,
cái hữu-ngã tướng của chúng ta, tức nhiên chúng
ta hữu-ngã như bàn tay vậy, không lẽ bàn tay này
lật ngửa là sống, bàn tay này lật úp là chết
bất quá xây qua xây lại gọi là xoay chuyển mà thôi
chớ có chết sống đâu. Sống chết không có nghĩa
lý gì. Sống nơi mặt thế-gian nầy và sống nơi
cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống cũng gọi là cái sống
mà thôi. Aáy vậy sống chết là chuyển-luân.
Hôm nay Bần-Đạo giảng khuôn-luật nào chúng
ta sanh ra nơi mặt thế nầy, hay chúng ta sống nơi
cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Đại-Từ-Phụ ta, cũng
có tính chất như ta vậy thôi. Chúng ta nên lấy tỉ-thí
người Cha của chúng ta nơi mặt thế-gian nầy, chúng
ta tìm biết thử coi Ông biết cho chúng ta làm gì,
hay là Ông định cho ta làm gì, mà ta định làm theo
ý-thích của Ông hay nói rõ cả toàn-thể các Ông
cha đã muốn cho con-cái làm gì, tức nhiên toàn thể
nhơn-loại muốn cho ta làm gì, ấy là định-luật
đó vậy.
Đức Chí-Tôn là Đấng tự hữu hằng hữu
quyền-năng vô-tận vô-biên, vì cớ nào Ngài dựng
vạn-vật và vạn-linh trong khuôn-luật nào ? Đấng
toàn-năng toàn-trí ấy muốn gì không đặng mà tạo
dựng ra vạn-vật hữu hình nầy, do khuôn-luật nào,
do khuôn-luật chúng ta đã ngó thấy đã tìm khuôn-luật
nhỏ ấy rồi. Chúng ta có thể đoán được khuôn-luật
của Ngài, chúng ta mới biết, chúng ta có hai cái
sống.
Sở năng chúng ta khi thức chúng ta đã muốn
làm gì, khi chúng ta ngủ hành-tàng chúng ta đã làm
gì ? Định-luật chúng ta đã làm gì, buổi chết
chúng ta đã làm gì ? Hai khuôn-luật ấy định chung
nhau, Đức Chí-Tôn có hai phần năng-lực như ta đương
nhiên bây giờ, phần vô-đối, vô-cực, vô-thượng
của Ngài là phần “Dương-năng” “huyền-vị
quảng-đại” của Ngài vô-cùng vô-tận, nơi đó
tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ, bát phẩm chơn-hồn định
số của Vạn-linh. Còn về phần “Aâm-năng” của
Ngài, tức nhiên Ngài cũng có như ta một luật “thất
tình lục dục” rồi Ngài phân tánh ấy ra. Ngài
phân Aâm-năng ra Phật-Mẫu, chúng ta đang thờ buổi
nầy.
Cái Dương-năng của Ngài và Aâm-năng của Phật-Mẫu,
chính mình Phật-Mẫu biến thân ra cái Aâm-năng của
Ngài chúng ta nói rằng : Phật-Mẫu với Đức Chí-Tôn,
Đức Chí-Tôn với Phật-Mẫu là hai quyền-năng tạo
dựng Càn-Khôn Vũ-Trụ Ngài cầm quyền tinh-thần,
Đức Phật-Mẫu cầm quyền hình-thể.
Khi Kim-Bàn sản-xuất bát phẩm chơn-hồn đi
ra chính mình Đức Phật-Mẫu tạo dựng hình-ảnh
vạn-linh, vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn quyền-năng
vô-đối, Ngài muốn thế nào cho toàn thể bát-phẩm
chơn hồn tức nhiên toàn thể vạn-linh được hưởng
gia-tài dành để là : Toàn-thiện, toàn-năng, toàn-tri
của Ngài về tinh-thần, về hình-thể, Ngài muốn
quyền-năng con cái của Ngài, tức nhiên vạn-linh
có đủ quyền-năng vô-cực vô-thượng của Ngài,
Đặng điều đình Tam thập lục-thiên, Tam-thiên thế-giái,
và Tứ đại bộ-châu. Aáy là Ngài dành cho con cái
của Ngài, muốn cho đặng toàn-năng toàn-tri vô-cực,
vô-thượng như Ngài, Ngài phải cho sản-xuất, hồi
sản-xuất nơi Kim-Bàn ra đơn sơ lắm, không đủ
quyền-năng điều-khiển Càn-Khôn Vũ-Trụ như Ngài,
Ngài muốn cho chúng ta tạo dựng sự-nghiệp, muốn
cho chúng ta có đủ trí-thức tinh-thần điều-đình
đại-nghiệp ấy.
Đền-Thánh
đêm 14-7 năm Tân-Mão (1951)
ĐỊNH PHẬN CỦA CON NGƯỜI
Kỳ đàn trước Bần-Đạo có hứa kỳ
này giảng về định phận của con người, tức nhiên
định phận của chúng ta. Dầu cá-nhân, dầu xã-hội
nhơn-quần hay là toàn-thể nhơn-loại cũng vậy, chúng
ta đã ngó thấy trước mắt một tấn-tuồng đau-khổ
mà Đức Phật-Tổ đã tìm thấy chơn-lý ấy là Tứ-Diệu-Đề.
Chúng ta tự nhiên nhận biết rằng, sống của ta
ở nơi cõi thế này không phải sống đặng hưởng
hạnh-phúc, trái ngược lại chúng ta đã sống một
nơi cảnh khổ, Tứ-Diệu-Đề tức nhiên tứ khổ
đó vậy.
Chúng ta lại để mắt xem thấy cơ đời đã
vẽtrước mắt chúng ta nhiều lẽ bất công, chúng
ta đã ngó thấy một tấn-tuồng, khôn hiếp ngu, mạnh
hiếp yếu, sang hiếp hèn, hung-dữ hiếp hiền-từ,
tàn-bạo hiếp đạo-đức, lẽ bất-công ấy dẫn
loài người từ thử đến giờ đi tới biết chỗ
nguyên-nhân của nó.
Chúng ta đã thấy Đạo-Pháp định chơn-lý
của kiếp sanh mình. Vậy chúng ta đến tại đời
này, hoặc đến đặng trả quả, hay đến đặng
chia đau sớt thảm cùng bạn đồng khổ của chúng
ta nơi cảnh thế-gian này, hai lẽ ấy chúng ta nên
tìm-hiểu chơn-lý của nó đặng định phận cho chúng
ta.
Đáng tiếc hơn hết những người không biết
chơn-lý Tứ-Diệu-Đề, phần nhiều họ không biết
tại sao họ đau khổ, vì thế nên họ đau khổ chừng
nào, thì họ oán hận kiếp sanh chừng nấy, bởi
kiếp sanh họ khổ nhiều hơn hạnh-phúc, họ giận
mọi lẽ bất-công của xã-hội hỏi : Người tại
sao sanh ra nằm trên đống vàng, giàu có sang trọng,
thong-dong, còn người đẻ ra trong cảnh hàn vi cơm
không đủ bữa, còn người đẻ ra ngồi trên ngai
vàng bệ ngọc, người lại đẻ ra nơi xó bếp chuồng
gà.
Sống trong cảnh bất đồng biểu sao họ không
phẩn uất, không thù hận kiếp sanh, trong kiếp sanh
ấy họ thù hận mà không biết ai đặng trả cái
thù hận ấy, thành thử họ oán hận toàn-thể bạn
đồng sanh của họ, tức nhiên toàn-thể nhơn-loại.
Chúng ta đã ngó thấy tấn-tuồng họ đi tìm
hạnh-phúc nhơn-loại giờ phút này họ đương tìm
hạnh-phúc. Oâi ! Bần-Đạo thấy họ muốn kết bạn
với cả thiên-hạ, kết bạn đặng họ nhơn-sanh
toàn-thể thiên-hạ, mà đánh đổ lẽ bất công ấy
cho tới ngày giờ nào nhơn-loại nơi mặt địa-cầu
này, và giờ phút nào cả giai-cấp trong thiên-hạ
không còn nữa, đặng đồng đều với nhau, ngày
ấy họ tạo hạnh-phúc cho nhơn-loại đặng.
Họ lầm, vì chúng ta không thể gì đem kẻ
ngu mà sánh với người trí, đem trẻ mới sanh sánh
với ông già, dầu cho muốn đem lại nét công-bình,
kẻ trí phải dạy bảo người ngu, ông già đủ lịch-lãm
thế tình dạy lẫn người trẻ, dạy đó bất quá
là một phương-pháp giải-kết mà thôi, chớ không
đủ một vấn-đề định vận-mạng của họ được,
chúng ta ngó thấy từ buổi sanh ra và trong trường
hợp cùng đồng thể với nhau mà tại sao kẻ quan
người dân.
Chúng ta ngó thấy đặng người trí họ thông-minh
sáng-suốt họ định phận lấy họ, họ định đặng
lấy mình, thì mình tựchủ được mình, còn có kẻ
chỉ nương nơi người mà sống, vì thế cho nên tinh-thần
ấy, đầu óc ấy là có giai-cấp đặc-biệt, chúng
ta không thể gì làm cho cả toàn thiên-hạ đặng
đồng tánh với nhau mà không đều với nhau, thì
quyết-định tạo hạnh-phúc cho nhơn-loại của họ
; điều ấy mơ-mộng không hề khi nào thiệt-hiện
ra đặng.
Thưa Chư Chức-Sắc Thiên-Phong Hội-Thánh
nam nữ !
Những
Đạo-Giáo đã sản-xuất nơi mặt địa-cầu có một
đặc phận cũng như ta, mỗi cá-nhân đều có một
đặc-phận, là đem cân công-bình Thiêng-liêng kia
cân cái tình ái của chúng ta cho bằng cái sống,
chúng ta biết rằng : Bạn đồng sanh của ta tức
nhiên toàn-thể nhơn-loại đang khao-khát hạnh-phúc,
chúng ta vẫn biết hạnh-phúc không bao giờ thiệt-hiện
đặng, chúng ta chỉ tìm phương-pháp đặng an-ủi
tinh-thần họ, nếu chúng ta có phương- pháp ấy thì
mới sống gần Thánh-Thể Đức Chí-Tôn. Giờ phút
nào chúng ta nghó thấy trước mắt chúng ta một người
bạn thiệt-thòi ngu-dốt, ít-oi bị một người khôn
hơn, mạnh-mẽ hơn hiếp đáp, lại có một người
đứng gần bên kẻ ấy mà nói với người kia rằng
: Em tôi khơ-khạo dốt-nát, ông thì thông-minh sáng-suốt
không nên hiếp nó chi, ông cứ ăn hiếp tôi đây,
tôi có thể đối thủ lại với ông.
Hoặc có một người bạn thiệt-thà yếu-đuối
bị một kẻ mạnh-mẽ oai-quyền hiếp-đáp thì lại
có một người đứng gần bên kẻ ấy nói : Em tôi
yếu-ớt bạc-nhược không thể gì đương đầu
với người, nếu người muốn ra mặt anh-hùng với
người này, thì đương đầu với tôi, tôi có đủ
sức đương đầu với người, đem càn công-lý chỉnh
đối sự bất công của đời mà ai làm đặng, tức
là làm trọn phận-sự đối với đời đó vậy.
Các nền Tôn-Giáo kia dành cầm cân phân-phát
lẽ công-bình ấy, chúng ta thấy Tôn-Giáo mới sản-xuất,
họ có định phận của họ rõ rệt, họ là bạn
của những người khó, an-ủi những người khổ-não,
có nhiều khi chia từng miếng ăn, phát từng mảnh
áo, tới chừng đặng quyển trong tay rồi chính họ
là người cầm cân công-bình ấy không giữ địa-vị,
kẻ cầm cân trở lại làm chúa cả thiên-hạ, vì
thế nên các nền Tôn-Giáo ấy ngày nay mất quyền.
Đạo Cao-Đài sản-xuất đem công-bình Thiêng-Liêng
của Đức Chí-Tôn để tại mặt thế-gian này, Bần-Đạo
ước ao rằng : Cân Công-bình ấy sẽ còn tồn-tại
mãi mãi để chúng ta định-phận chúng ta, còn về
quyền xoay-chuyển do Đức Chí-Tôn quyết đoán.
Đền-Thánh
đêm 29-7 năm Tân-Mão (1951)
CÁI LẼ SỐNG CỦA CHÚNG TA NƠI CÕI TRẦN NÀY.
Đêm
nay Bần-Đạo thuyết cái lẽ sống của chúng ta nơi
cõi trần này, mỗi người của chúng ta có một cái
thắc mắc, từ thử đến giờ cũng tìm hiểu. Chúng
ta thấy ta có nơi cõi trần không phải chúng ta muốn,
có nhiều lý-do làm cho chúng ta phải tìm hiểu là
cái định mệnh của chúng ta, chúng ta không có làm
chủ, dầu cho bực trí-thức cao siêu thế nào chưa
chắc mình làm chủ định mệnh của mình đặng.
Oâi ! Cái thắc-mắc của đường đời, kiếp sống
của chúng ta, chúng ta đã thấy nhiều lý-lẽ làm
cho chúng ta phải uất-hận, nhưng không biết nguyên
do thể nào loài người phải thọ lãnh, có nhiều
kẻ uất-hận ấy không có phương thế giải-quyết
đặng, đến đổi xô đẩy họ đến một phương-pháp
chót của họ, là họ tự sát lấy họ mà thôi. Định
mạng của chúng ta, chúng ta tự hỏi tại sao chúng
ta phải sống ? sống nơi cõi trần để làm gì ?
Khi biết được lý-lẽ ấy chúng ta có phương thế
an-ủi được mà nếu chúng ta không biết lý-do ấy,
chúng ta không biết mạng sanh của chúng ta, hay là
con người của chúng ta, giá trị sống của nó do
nơi đâu, thì không có phương thế nào an-ủi được.
Có hai lẽ sống, hoặc ta đến cõi thế-gian
này để trả nợ sống, bởi chúng ta trả nợ sống
ây mà chúng ta mất hạnh-phúc hưởng an-nhân cực-lạc
nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống ta đến đây trả
nợ sống đặng đạt hạnh-phúc nơi cói Thiêng-Liêng
Hằng-Sống, cái lý-do đầu tiên hết. Hễ chiếu
theo lý-do ấy, chúng ta ở trong thế-gian này do tại
quả kiếp. Lý do thứ nhì nữa là chúng ta đến đây
đặng chia khổ cùng các bạn chúng ta đã chịu khổ
nơi thế-gian này, chúng ta đến đặng tìm bạn. Đức
Chí-Tôn đã nói : Biết đâu trong cánh hoa kia không
phải là một vật mà là một chơn-linh giáng kiếp,
biết đâu trong vạn-linh, trong vật loại mà trong
ấy lại không có người bạn yêu-ái của ta vô cùng
vô tận nơi đó, bởi lẽ ta thiếu nợ sống chúng
ta phải trả. Aáy vậy chúng ta phải trả, đến đặng
trả tức nhiên ta đến đặng phụng-sự cho vạn-linh.
Còn lý-lẽ sau nữa. Nếu chúng ta đến tìm bạn,
thì phải xót thương họ nhưng không biết bạn ta
là ai ? Tới trong sự mơ-hồ nên chúng ta không biết
bạn chúng ta đã đến nơi nào ? Ở nơi thân một
đứa bé, ở nơi thân của người tôi đòi tàn-tật,
ở nơi người phụ-nữ, ở nơi thân của người
nam kia mà đã bần hàn đói khó, hay là sống trong
sang-trọng vinh-hiển chúng ta không biết. Vì lẽ không
biết ấy mà định lẽ sống của chúng ta sống đặng
phụng-sự vạn-linh. Văn-minh Aâu-châu người ta đã
nói : “Chacun pour soi” tức nhiên mõi người mình
lo cho mình duy có Trời lo cho cả-thảy thiên-hạ.
Mấy bạn đứng trong hàng Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
chúng ta mấy em nam nữ, mấy đứa thư-sinh nam nữ
các em đã đặng hạnh-phúc ngồi trong lòng yêu-ái
vô-tận vô-biên của Đức Chí-Tôn, cả thảy mấy
em cùng nói : Tôi đến nơi lòng Ổng đặng tôi mong
mỏi làm thế nào đặng đứng địa-vị phần tử
Thánh-Thể của Ông, mà giá-trị phần tử Thánh-Thể
của Ông, tức nhiên ông làm Trời tại thế-gian này
thay thế cho Ổng làm mà làm Trời, chúng ta thấy
“thùy từ mẫn khổ” của Ổng vô-tận vô-biên,
từ thử đến giờ, thùy từ mẫn khổ nó buộc ta
rằng : Cái lẽ sống của ta phải sống trong hạnh-phúc
của ta, mà ta sống trong hạnh phúc của toàn thể
con cái của Ngài.
Nếu các bạn thấy mình đặng mạnh-mẽ hơn
người em người bạn của mình, tức nhiên Đức
Chí-Tôn định cho cái mạnh của ta, để đặng gánh
vác sự nặng nề cho em cho bạn. Nếu chúng ta thấy
trong đầu óc của chúng ta có khôn hơn em ta, cái
khôn của chúng ta ấy là Đức Chí-Tôn ban cho để
bênh-vực sự dại-dột của nó, nếu chúng ta thấy
chúng ta sống trong vinh-hiển, thì chúng ta nói rằng
Đức Chí-Tôn ban cho sự vinh-hiển không phải để
dành riêng cho ta hưởng, mà ta có phận-sự đem
cái cái sang trọng vinh-hiển ấy chia cho cả toàn
thể em, bạn của ta ; lẽ sống của chúng ta là lẽ
sống của toàn thể, lẽ sống của chúng ta là để
lau giọt nước mắt của kẻ khổ não, lẽ sống
của chúng ta là nắm cho chắc Bình-Cam-Lồ-Thủy của
Ngài chan rưới cho đồng đều đặng hưởng. Ngày
giờ nào trong phần tử Thánh-Thể của Ngài làm như
thế ấy, thì tới ngày về nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống,
tôi dám bảo-kiết rằng : Cả thảy gặp được mặt
Đức Chí-Tôn là ngày vui hứng của mình, gặp được
Ngài và cả thảy Thần, Thánh, Tiên, Phật đều mừng
và thấy rằng Đức Chí-Tôn có phúc-hạnh được
bầy con chí hiếu của Ngài thay thế Ngài tại mặt
thế-gian này xứng đáng phận của Ngài đã định,
ấy là lẽ sống của chúng ta đó vậy.
Toàn thể con-cái của Ngài xin mỗi ngày, mỗi
giờ mỗi phút đều để tâm thực-hiện cho được.
“Thùy-từ mẫn khổ” là điều mong-mỏi của Ông
cha vô hình chúng ta đem tất-cả sự yêu-ái vô-tận
vô-biên và đại-tạo đại-từ-bi của Ngài mà rưới
chan nơi thế-gian này. Giờ phút nào trong tay của
chúng ta phân-phát cho đồng đều đó là lẽ sống
của chúng ta hoàn tòan đó vậy. Nếu chúng ta không
biết phân phát để hao-hớt đi thì cũng uổng một
kiếp sanh vô lói.
Đền-Thánh đêm 15 tháng 8 năm Tân-Mão (1951)
LẼ
SỐNG CỦA CHÚNG TA NƠI CÕI TRẦN NÀY (tiếp theo)
Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp lẽ sống của
chúng ta nơi cõi trần này Bần-Đạo thuyết-minh rằng
: Chúng ta có sanh tại thế, nguyên-do tại sao mà ta
đương sống đây cả cái sống chung cùng cái sống
của vạn-linh đặng làm gì ? Bần-Đạo đã thuyết
về phương-pháp Bần-Đạo đã chỉ rõ rằng : Cái
thi-hài của chúng ta đồng sanh với vạn-vật là
con kỵ-vật của chúng ta đến cõi trần này đặng
tìm bạn hay trả quả kiếp của chúng ta, Bần-Đạo
đã thuyết-minh hai lần. Hôm nay thuyết hai cái lẽ
sống, vả chăng, chúng ta đã đồng sanh cùng vạn-vật
tức nhiên chúng ta cũng có đủ năng-lực, đủ trí-thức
khôn ngoan để định phận bảo-vệ sanh-mạng của
chúng ta, và ta phải nhì rằng : Cái sống của chúng
ta không khác cái sống của bạn đồng sanh với chúng
ta. Bần-Đạo nói, bạn đồng sanh của chúng ta không
phải là nhơn-loại mà thôi, mà cả vạn-vật hết,
bởi chúng ta thấy hiển-nhiên trước mắt nơi cõi
trần này, chúng ta đã sống chung cùng họ và họ
đã giúp cho chúng ta sống, chúng ta đã ngó thấy
trong khuôn-khổ cái sống của đời tạo ra hai lẽ
; từ thượng-cổ đến giờ, Bần-Đạo tưởng có
hai loại người tới giờ họ đã định tìm hai lẽ
sống ấy, đặng họ quyết định họ sống với
thái-bình hay sống với loạn-lạc, hai lẽ sống ấy
nơi mặt địa-cầu này nhường sống thì thái-bình,
tranh sống tức nhiên loạn-lạc. Nhường sống là
gì ? chúng ta đã hiểu rằng : Chúng ta đã chịu cùng
một định-luật chung sống với vạn-vật, chính
mình ta phải tôn-sùng kính-trọng cái sống ấy, chúng
ta phải liệu phương nào định cái sống của chúng
ta trong mực thước không phạm đến cái sống cuả
vạn-linh, tức nhiên không phạm đến cái sống của
kẻ khác, mà nói họ có phương-pháp nhường sống
cho nhau, từ thử đến giờ, các nhà triết-học các
Đạo-Giáo, tìm lý thuyết đạo-đức tinh-thần dầu
cho Nho, Thích, Đạo hay là các Tôn-Giáo khác chỉ
có tìm mực-thước bày ra phương-pháp để tạo cho
nhơn-loại biết kính-trọng cái sống cho nhau tại
mặt địa-cầu này, làm một cái định-luật đặng
họ biết cung-kính biết nhường-nhịn, tức nhiên
có hòa-bình an-tịnh, được an-ủi, được thỏa
mãn, được hạnh-phúc. Còn trái lại nếu như cái
sống của chúng ta đã khó khăn bởi chúng ta sống
trong thuyết Tứ-Diệu-Đề của nhà Phật là sanh,
lão, bịnh, tử, chúng ta đã ngó thấy trường đời
chẳng buổi nào tìm đặng chơn hạnh-phúc. Cái sống
ấy bảo-tồn khó-khăn lắm, nếu không có đạo đức
làm phương thuần-tâm đặng định chí-hướng của
mình thì khó sống, tức nhiên cái khó ấy giục cho
người ta tranh sống, tấn-tuồng đời chúng ta đã
ngó thấy, dầu cho cá-nhân, dầu cho xã-hội, dầu
cho toàn thể nhơn-quần, họ chỉ vì cái tranh sống
mà tiêu-diệt lẫn nhau, nếu chúng ta nói người biết
nhường sống của người trong cái khó-khăn, mình
phải có một tâm-hồn cao-thượng ái-truất thương-sanh,
mới có phương thế chúng ta chịu khổ có tâm đức
nhượng sống cho kẻ khác. Muốn cho đặng có tâm-đức
ấy ít ra phải có đạo-đức và lấy tinh-thần làm
căn-bản, nếu bỏ tinh-thần làm căn-bản là xu-hướng
về duy-vật, chỉ chạy theo thuyết tranh sống với
nhau mà thôi, tranh sống thì cơ tận-diệt lẫn nhau
vẫn tiếp-tục mãi-mãi, chẳng hề buổi nào nhơn-loại
trên địa-cầu này trọng-hưởng hạnh-phúc hòa-bình
đặng.
Aáy vậy nhượng sống cho nhau thì tồn-tại,
mà tranh sống với nhau là tự diệt đó vậy.
Đền-Thánh,
tại Bao-Lơn H.T.Đ. ngày 15-8 năm Tân-Mão (1951)
LỄ TRUNG-THU
NGÀY CHÚNG TA ĐẶNG HỘI-HIỆP TRONG ĐẠI GIA-ĐÌNH THIÊNG-LIÊNG
CỦA ĐẠO
Trước khi Bần-Đạo để lời, Bần-Đạo
cúi đầu chào mừng toàn-thể con-cái Đức Chí-Tôn
nam nữ. Mỗi một năm chúng ta đặng hân-hạnh tụ
hội lại với nhau tỏ lòng luyến-ái vô tận của
Đức Mẹ, ngày rằm tháng tám, tức nhiên ngày Trung-Thu
của chúng ta. Buổi lễ hôm nay nếu chúng ta lấy
về ý-nghĩa trong cửa Đạo tức là ngày chúng ta
đặng hân-hạnh hội-hiệp cùng nhau trong đại gia-đình
thiêng-liêng của Đạo. Mỗi một năm Bần-Đạo xin
thú-thật rằng Bần-Đạo được hưởng một cái
vui hứng và hạnh-phúc là ngày hôm nay, ngày Bần-Đạo
còn đây đặng cả con-cái của Đức Chí-Tôn chung
hiệp lại cùng với nhau trong cửa Thiêng-liêng Hằng-Sống
tức nhiên trong lòng yêu-ái vô-tận của Đức Chí-Tôn
và Phật-Mẫu, Bần-Đạo xin mừng, để lời mừng
toàn thể con-cái của Ngài đó vậy.
Tiếp theo đây Bần-Đạo để lời căn-dặn
chiến-sĩ Cao-Đài tức nhiên chiến-sĩ của Đạo,
cái định phận của nước nhà, của nòi giống Việt-Nam
sẽ kết-liễu và đương kết-liễu một cách mỹ-mãn,
đặng thiệt-hiện nền độc-lập và thống-nhứt
của nước Việt-Nam theo chiều hướng sở-vọng của
toàn thể dân-tộc Việt-Nam đã mong-mõi, trước lời
tục của Việt-Nam ta đã nói : Hễ có gánh phải
có vác. Quân-đội Cao-Đài đã đảm-nhiệm từ thử
đến giờ cái giải-pháp Quốc Gia đặng giải quyết
tình luyến-ái của Pháp-Việt tương thân, đặng
định vận-mạng Quốc-Gia Việt-Nam trong tương-lai
của nó, đã làm đặng trước tức nhiên phải làm
đặng sau. Vận-mạng ấy được kết-liễu mà nó
mong mỏi có một điều là toàn thể dân-tộc Việt-Nam
phải cố-gắng, rồi thiên-hạ mới giúp mình nên
đặng. Chúng ta chán biết rằng do nơi luật định
của chúng ta, chúng ta không ỷ-lại nơi ai hết. Lời
tuyên-ngôn của Pháp thường hay nói “Aide-toi, le
ciel t’aidera” mình phải cố gắng trước rồi Đức
Chí-Tôn sẽ giúp mình.
Nòi-giống Việt-Nam thời giờ định vận-mạng,
định tương-lai của họ đã đến một chiều hướng
kiến-thiết thì Quân-Đội Cao-Đài phải làm gương,
phải hy-sinh hơn nữa, phải làm kiểu-mẫu đem cái
lòng ái-quốc nồng-nàn trước kia thế nào thì giờ
phút nầy cũng thế ấy, phải hy-sinh xương-máu cho
toàn-thể quốc-dân Việt-Nam đặng định vận-mạng
của mình, ấy là về Quân-Đội, còn về thiếu-nhi
và học-sinh nam, nữ, nhờ sức đảm-đương giáo-hóa
khó nhọc, nguy-hiểm, ngăït-nghèo của Hội-Thánh
từ trước tới giờ đã nuôi các con, đã giáo-hóa
các con chỉ mong mõi một điều các con nên phận.
Hôm nay ngày lễ của các con, các con coi đàn anh của
các con trước đã làm gì ? đã nên gì ? Các con coi
theo đó mà học đòi bắt chước theo và cả toàn
thể trong đạo chính mình Bần-Đạo dám nói rằng
ngoài Đời hằng mong-mõi cho các con nên, đặng đem
cái tình-thương và định vận-mạng tương-lai cho
Tổ-Quốc.
Các con ! Nòi giống các con cả thảy để tâm
nhìn nơi các con và Bần-Đạo ẵm cả thảy trong
lòng của Bần-Đạo hun-hít các con một cách yêu-mến
vô-hạn, không thể bằng lời nói đặng. Bần-Đạo
xin để lời chào cả toàn-thể.
Ngày 15-8 năm Tân-Mão (1951)
LỄ KHÁNH-THÀNH NỮ ĐẦU-SƯ ĐƯỜNG
VÀ RƯỚC LINH-VỊ CỦA BÀ NỮ ĐẦU-SƯ LÂM-HƯƠNG-THANH ĐỂ THỜ
NƠI NỮ ĐẦU-SƯ ĐƯỜNG
Mấy em, Qua đã có nói cả công-nghiệp của
mấy em cả sự khó-nhọc của mấy em đều đổ trút
lên lưng Qua hết. Đó là cao-thượng của mấy em
hơn hết.
Thưa cùng Hội-Thánh nam, nữ các cơ-quan, hồi
tưởng lại hai mươi mấy năm trước khi Đức Chí-Tôn
đến cùng chúng ta, cầm cây linh bút của Ngài tạo
nền Chơn-giáo. Ông đến với một thân già Nghèo
của Ông, chính mình Ông khai rằng : Ông là một Ông
già Nghèo Ổng nói :
“Trò-trọi mình không mới thiệt bần”.
Ông đến cho ta một danh thể là lập Hội-Thánh
cho can cái của Ông, nhưng Ông còn cỡi được con
Bạch-hạc ở trên mây trắng, còn Thánh-Thể của
Ông ở ngoài mưa nắng cũng không được nữa, nó
khó lắm đó vậy, tình-trạng rất khó-khăn, Ông
đến với một thân Nghèo để tạo dựng Thánh-Thể
cho con-cái của Ông. Mà ôi thôi ! Đám Thánh-Thể của Ông
nó cũng nghèo nữa, nhưng mà cái nghèo đó chúng ta
có một năng-lực cao-thượng vô giá không thể tưởng-tượng
được. Có lẽ cả thảy đều ngó thấy buổi phôi-thai,
là khi Đền-Thánh mới tạo, con-cái của Ngài phải
chịu biết bao nhiêu khổ hạnh, ăn thì bữa đói
bữa no đặng tạo dựng Đền-Thánh, đến bây giờ
thành tướng làm cho vạn-quốc ngó thấy trông vào
đều khen-ngợi, đó là khơi muốn sắp nhỏ trở
nên hình đó, do sự nhẫn-nại nhọc-nhằn của sắp
nhỏ mà nên đại-nghiệp ngày nay đó vậy.
May thay, đám con chí-hiếu của Ngài trước
sau vậy, liều mảnh thân phàm nầy làm con tế vật
cho Đạo.
Cả thảy Hội-Thánh tưởng lại coi tạo dựng
một dinh-thự Nữ Đầu-Sư-Đường như vậy chỉ
có 250.000$ (hai trăm năm
chục ngàn đồng bạc chẵn) có tay thợ nào dám làm
không ? Tôi dám chắc không dám, bởi vì giọt mồ-hôi
nước mắt của sắp nhỏ nó đổ vô trong này bằng
ba lần như vậy, đó chỉ có nhờ thiên-hạ cho mớ
vật-liệu hòa với giọt mồ-hôi đám sắp nhỏ mà
nên hình-tượng đó vậy. Các con, các em để ý coi
Ông già đó, Ổng không chịu thiếu nợ ai hết, công-nghiệp
của mấy em, Ông trả nơi nầy không đặng thì về
cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống Ổng cũng trả cho được
Ổng mới nghe, các con đã ngó thấy, những đứa
con hiếu-hạnh của Ông giờ phút nầy có biết định
phận của nó thế nào đối với Thánh-Thể. Mấy
đứa trong Quân-Đội bây giờ là ai ? Là đám công
thợ buổi trước tạo dựng nghiệp Đạo rồi nó
còn hy-sinh xương-máu bảo vệ đại-nghiệp cho can
cái của Ngài nữa, đương đầu với những trở-lực
oai-quyền hiện giờ nó nuôi lại em nó chia từ miếng
cơm manh áo cho mặc.
Cả đại-nghiệp này là nhờ đám con chí-hiếu
của Ngài tạo dựng nên, chớ tôi không làm gì được
hết, chỉ có là đốc-thúc vô cho chúng nó làm chớ
thân nầy ôm viên ghạch cũng không nổi. Bần-Đạo
chỉ mong có một điều là toàn-thể con-cái của
Ngài nam, nữ mỗi ngày đều tưởng-tượng đến
công khó-nhọc anh em nó, khó-nhọc của đồng-bào
toàn thể nước nhà nòi-giống đã tạo dựng nên
nghiệp ấy, lấy cả sự-nghiệp nầy làm môi-giới,
giữ đạo-đức làm bùa hằng tâm, thương yêu với
nhau giữ nghĩa với nhau cho đến bảy trăm ngàn năm
(Thât-ức-niên) theo lời của Đức Chí-Tôn đã định,
dầu Bần-Đạo còn ở đây hay về cõi Hư-Linh-Cung
ấy an-lạc đi nữa, cũng nhớ đến đại-nghiệp
con cái của Ngài và Bần-Đạo dám đại ngôn với
Ngài rằng : Con cái của Ngài giữ tâm chí-hiếu với
Ngài và đối với Phật-Mẫu cũng vậy.
Đài
Cửu-Long buổi chiều ngày 15-8 năm Tân-Mão (1951)
LỄ HỘI-YẾN DIÊU-TRÌ
LÀ GÌ ?
Hôm nay là ngày chúng
ta, toàn thể con-cái của Đức Chí-Tôn nam, nữ hội-hiệp
trong đại gia-đình Thiêng-Liêng của Chí-Tôn đã
đào-tạo cho ta, Bần-Đạo nhơn-dịp này giải nghĩa
rõ-rệt cái lễ Hội-Yến Diêu-Trì là gì ? Cả thảy
con-cái Đức Chí-Tôn đều biết, chúng ta tu, cốt-yếu
mong-mõi một điều trọng-yếu hơn hết là đạt
đặng cho đặng cơ giải-thoát hay là có phương-thế
trở lại cựu-vị Thiêng-Liêng của chúng ta, các
phẩm chơn-hồn trong Càn-Khôn Vũ-Trụ của Đức Chí-Tôn
đã lấy quyền cho Phật-Mẫu đào-tạo tám phẩm
chơn-hồn, tức là chơn-hồn vật chất, thảo-mộc
thú-cầm, nhơn-loại, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Trong
tám phẩm chơn-hồn ấy xuất-hiện nơi Kim-Bàn do
theo luật Thiêng-Liêng của Đức Chí-Tôn đã định,
thì họ phải từ từ tăng-tiến mãi, cái luật tăng-tiến
ấy nó buộc ta mỗi kiếp sanh đều kiếp phương
tu, đặng chi ? Đặng tạo Thiêng-Liêng-Vị cho chúng
ta, các đẳng chơn-hồn ấy khi đạt đến nhơn phẩm
rồi chia ra hai phẩm hồn đặc-biệt, ở trong vật-loại
tăng-tiến lên đạt nhơn phẩm của mình gọi là
hóa nhân, các chơn-hồn ở trong Kim-Bàn đã xuất-hiện
với địa vị nhơn-phẩm của mình là nguyên-nhân.
Hai phẩm hồn ấy nếu không noi theo đạo-đức đặng
từ từ bước lên con đường Thánh-Đức của mình,
đặng đạt cho tới địa vị cuối cùng là Phật-Vị,
lại làm tội-lỗi thì phải sa vào Quỉ-Vị.
Aáy vậy phần người có nguyên-nhân, hóa-nhân,
quỉ-nhân. Hại thay 100 ức nguyên-nhân do Đức Chí-Tôn
đã để lại mặt thế này, đặng làm bạn với
các đẳng chơn-hồn trong Vạn-Linh sanh-chúng của
Ngài đã đào-tạo thì Phật-vị có sáu ức, Tiên-Vị
có hai ức, còn chín mươi hai ức nguyên-nhân bị
đọa trần. Từ ngày Đạo bị bế họ có lắm công
tu mà thành thì không thành. Tội nghiệp thay, vì 92
ức nguyên-nhân ấy mà chính mình Đức Chí-Tôn phải
giáng trần mà lập nền chơn-giáo của Ngài, chúng
ta đã ngó thấy cái thánh-ân, đặc-biệt hơn hết
là Đức Chí-Tôn đã thấy rõ rằng : Các nguyên-nhân
ấy không phương gì tự giải-thoát đặng vì quá
tội tình, quá mê-luyến hồng-trần hoặc đào-tạo
quả-kiếp nặng-nề quá đổi, vì cớ cho nên tu thì
có tu mà thành thì không có thành, tức nhiên từ
ngày Đạo bế thì cơ siêu-thoát đã mất tại thế
này, chính mình Đức Chí-Tôn biết rằng không thế
gì các nguyên-nhân tự mình đạt cơ giải-thoát đặng.
Hôm nay, Ngài đến lập nền chơn-giáo của
Ngài chúng ta đã ngó thấy lòng yêu-ái vô-tận của
Ngài là thế nào ? Chúng ta thử suy-đoán không ai
nói cho mình nghe hơn Mẹ của mình, không ai dạy-dỗ
mình có oai-quyền hơn Mẹ của mình, cái tình trạng
ấy đối với mặt thế chúng ta thế nào thì quyền-năng
nơi cỏi Thiêng-Liêng Hằng-Sống như in không có mảy-may
chi khác. Ngài lập giáo rồi còn một nỗi là kêu
nó không đến. Ngài dạy mà không biết chi, chính
mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo mà
92 ức nguyên-nhân vẫn đui và điếc mà thôi, không
biết để chun vào lòng yêu ái vô-tận của Ngài,
đặng hưởng cái hạnh-phúc vô-biên của Ngài đã
đào-tạo. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn giao cho Đức
Phật-Mẫu và Bần-Đạo đã thuyết-minh là nắm quyền
tạo-hóa của Càn-Khôn Vũ-Trụ hữu hình trong tay
Đức Phật-Mẫu. Có thể nói vào xác thịt chúng
ta, để cho chúng ta nghe lời nói tinh-thần thiêng-liêng
của Đức Chí-Tôn, lời nói mà từ trước đến
giờ chúng ta không biết thế gì nghe được, nhưng
Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật-Mẫu cơ-quan siêu-thoát
ấy, chúng ta ngó thấy Đức Phâït-Mẫu đã làm gì
? Đức Chí-Tôn giao cho Đức Phật-Mẫu nắm quyền
hành để rước hết những cái chơn-hồn khi đã
đạt pháp tức nhiên đạt cơ siêu-thoát, lập vị
mình đặng vào cái địa-vị Thiêng-Liêng, đạt đặng
thì phải về Hội-Yến cùng Đức Phật-Mẫu, lễ
Diêu-Trì Cung Hội-Yến mà người ta gọi là hội,
nhưng thật ra chúng ta về hội-hiệp vui cùng Mẹ
sanh của chúng ta đó vậy.
Đạo-Pháp gọi là “Hội-Yến Diêu-Trì” tức
nhiên chúng ta đã đạt đặng cơ siêu-thoát nơi cõi
Thiêng-Liêng Hằng-Sống kia, chưa biết nếu chúng
ta không tu thì con đường ấy là gì mà chờ. Chính
mình Đức Chí-Tôn biểu Đức Phật-Mẫu tức nhiên
Mẹ sanh của chúng ta cầm cả quyền-năng giải-thoát
trong tay đến lập Hội-Yến Diêu-Trì tại mặt thế
này và cả con-cái của Ngài, nhứt là 92 ức nguyên-nhân
ấy, nếu nhập vào cửa Đạo tùng theo chơn-pháp
thì đặng hồng-ân của Đức Chí-Tôn cho hưởng
cái Bí-Pháp Hội-Yến Diêu-Trì tại thế này, cái
cơ siêu-thoát thiên-hạ đã đạt trong tay họ sẵn,
tức nhiên giờ phút cuối cùng này là giờ phút hứng-thú,
giờ phút chết của họ, thì họ đạt vị một cách
dễ-dàng, ngôi vị nào cơ-quan siêu-thoát Đức Chí-Tôn
đã cho không họ đó vậy. Nhờ đó mà cơ-quan tận-độ
Vạn-Linh của Đức Chí-Tôn đã lập lại tại thế
này, từ đây sẽ mở rộng cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống
đặng đến gom góp cả con-cái của Ngài, trở về
hiệp một cùng Ngài, bí-pháp Hội-Yến Diêu-Trì là
vậy đó.
Đền-Thánh,
ngày 16-8 năm Tân-Mão (1951)
NGÀY LỄ ĐỨC MẸ “DIÊU-TRÌ”
CẦU-NGUYỆN CHO NHỮNG
GIA-ĐÌNH ĐÔNG CON.
Mấy
em, vợ chồng mấy em nhơn ngày lễ Đức MeÏ, Qua
làm lễ đặc-biệt đặng cầu-nguyện cho gia-đình
mấy em, Đức Chí-Tôn đã giao-phó cho mấy em nắm
cơ nhơn-luân trong tay, đào-tạo nhơn-loại tại mặt
thế này, mấy em không có chồng vợ chắc nhơn-loại
không có tại thế này. Đức Chí-Tôn giao phó trách-nhiệm
trọng-yếu cho mấy em hay Ngài đặng tạo Đời, trong
kinh-luật, Đức Chí-Tôn đã giải rõ, Qua nói ít
mấy em hiểu nhiều. Mấy em trước kia chỉ nghe Nho-Tông
phú-thác cho mấy em một phận-sự tối-yếu, tối-trọng,
biểu mấy em gìn-giữ tông-đường nặng-nề thế
nào, nợ máu thịt của mấy em đối với Đấng đã
sanh-thành mấy em, nếu mấy em không có con-cái để
kế-nghiệp hương-quả cho tông-đường, thì con người
của mấy em bị bất-hiếu, “Bất-hiếu hữu tam
vô hậu kế đại” luật thiên-nhiên đã định vậy,
vì lo nhơn-luân tối-trọng là thế nào, Qua nói cho
mấy em thấu-đáo. Hôm nay Đức Chí-Tôn đã đến
giao cho mấy em một phận-sự tối-yếu, tối-trọng
hơn nữa, giao trong khí-huyết của mấy em, Ngài gởi
gấm Thánh-Thể của Ngài cho mấy em. Con của mấy
em nó không phải là của mấy em mà chính là của
Ngài đã cho mấy em đó vậy. Mấy em tự nghĩ đại-nghiệp
của Đạo tức nhiên gia-tài của gia-đình nhơn-luân
của mấy em đây. Thoảng như mấy em không có con-cái
đặng mà nối cơ-nghiệp của Đức Chí-Tôn, công-nghiệp
mà chúng ta từ giọt nước mắt, từ giọt mồ-hôi
đào-tạo cho chúng ta nó đây làm chủ, rồi Thánh-Thể
của Đức Chí-Tôn ai kế-truyền ? Aáy vậy, Qua nói
con cái của mấy em sanh ra là khách của Đức Chí-Tôn
đã giao, đã gởi gấm, mấy em đạo-đức đầy-đủ,
mấy em xứng đáng làm cha làm mẹ nó, nếu mấy em
thiếu đạo-đức Qua e cho mấy em không tròn phận,
thì có thể nào mấy em định nghiệp kia cho đặng
? Qua nói thật, cả của-cải đào-tạo cho Đạo đây
đặc-biệt của mấy em, ấy là của mấy em đó.
Mỗi năm, kỳ trước Bần-Đạo đã nói, chỉ
trừ hai nơi Bần-Đạo không dám xâm-phạm tới :
1. Là Đền-Thờ của Đức Chí-Tôn ,
2. Là Đền-Thờ của Đức Mẹ để tượng-trưng
hình-ảnh vô-tận vô-biên của hai Đấng ấy, Qua
không dám đá động tới. Nếu ngày nào con cái
của mấy em nghèo đói khổ-não quá, Qua dám lấy
từ miếng gạch, miếng gói của Đạo đem bán đặng
nuôi con-cái của mấy em.
Ấy vậy, Qua nhơn-danh Hội-Thánh của Đạo
và nhơn-danh Đức Chí-Tôn, Qua để lời với mấy
em rằng : Của-cải vô-tận của Đức Chí-Tôn và
toàn thể Hội-Thánh cũng nhờ nơi tay của mấy em.
Qua cúi đầu trước cái khổ-não nhân-nghĩa của
mấy em vì gia-đình thế nào, Qua chỉ biết cúi đầu
gởi-gấm cho mấy em, sự nên hư của Đạo trong tay
của mấy em, mấy em phải sống cho đáng giá. Thánh-Thể
của Đức Chí-Tôn do nơi mấy em mà thôi.
Đền-Thánh
ngày 30-08 năm Tân-Mão (1951)
TÌM COI CÁI LẼ CHƠN-GIẢ CỦA CÁC ĐẠO
GIÁO TỪ THỬ
Đêm nay Bần-Đạo mời cả Thánh-Thể của
Đức Chí-Tôn và con-cái của Ngài nam, nữ hiệp trí
lại đặng tìm coi cái lẽ chơn giả của các Đạo
giáo từ thử đến giờ, cả trí-não con người đã
tầm Đạo phân-vân bất nhứt.
Bao giờ cũng vậy, từ thượng-cổ đến giờ,
những tinh-thần mộ Đạo, lẽ thường người ta
nói tầm chơn, cái chơn ở đâu ? mà giã thế nào
? Họ lấy phương-diện nào phân-biệt được cái
chơn mà họ tầm chơn.
Vả chăng luật tương đối của vạn-vật hữu-hình
nó khó phân-biệt lẽ tương đối của nó. Thảng
như chúng ta không ngó thấy cái chơn, thì chúng ta
không thể gì nói đến cái giả. Chúng ta không ngó
thấy cái chơn, thì chúng ta không thể gì nói đến
cái thiệt. Luật tương-đối ấy vẫn một mà thôi.
Chúng ta thử đoán-xét từ cái thử coi, tỷ
như Nho-Giáo của Đức Khổng-Thánh tạo thành, mà
người ta còn trích-đfiểm cái chơn, cái giả, miệng
lưỡi và đầu óc của nhơn-sanh bao giờ cũng thế.
Luận người ta có thể nói Ngài sanh ra trong nước
lỗ, Ngài là một Giáo-Chủ cuả Nho-Tông, tức nhiên
Giáo-Chủ của nhơn-luân chi Đạo, mà tại sao Đạo
của Ngài không thể gì cứu nước Lỗ cho còn tồn-tại
đến ngày nay ? Aáy vậy Đạo của Ngài bất lực.
Đạo của Ngài sản-xuất ra hồi buổi Đông-Châu
Liệt-Quốc thiên-hạ thống khổ đảo huyền, nếu
nói rằng Nhơ-luân Nhơn-luân chi Đạo của Ngài đủ
năng-lực có thể đem hòa-bình cho thiên-hạ buổi
đó, trái lại Đông-Châu Liệt-Quốc đã loạn, và
vì loạn ấy mới sản-xuất nhơn-luân chi Đạo của
Ngài, trong tam-cang ngũ-thường của Ngài bị Đạo-chích
công-kích triệt-để. Thử ắm quyền-hành của Ngài
và kiếm lý-luận điều đó, trích-điểm điều đó,
chúng ta khó định được cái phải cái quấy chỗ
ấy.
Đức Khương-Tử-Nha khi Ông lãnh lịnh lập
bảng Phong-Thần, đi giữa đường còn bị Thân-Công-Báo
trích-điểm, chính người sau lên án Đức Khương-Tử-Nha
phản Trụ đầu Cháu, so sánh Đức Khương-Tử-Nha
với Bà-Di Thúc-Tề, người ta trích-điểm một cách
kịch-liệt, người ta cho Ngài đã thất nhơn-luân
chi Đạo của Ngài, như thế thì đầu óc trí-não
của chúng ta khó suy-nghĩ lắm.
Nếu đến Jésus-Christ giờ phút này Do-Thái
vẫn chờ Chúa Cứu-Thế. Họ không nhìn nhận Đức
Jésus-Christ là Chúa Cứu-Thế, vì lý do gì ? Vì lý
do không theo đúng trong tiên-tri đã định. Dân Do-Thái
vẫn chờ Chúa Cứu-Thế mà thôi.
Đức Phật Thích-Ca khi lên núi, bốn người
môn-đệ của Ngài ngồi dưới chân núi mà đợi
Ngài, Ngài hành Đạo sáu năm trường ép xác mãi
mà không đạt pháp gì hết, Ngài xuống núi bốn
môn-đệ của Ngài bỏ Ngài, cho Ngài là giả không
có chơn.
Còn nữa, còn Barama, tức là Đạo Bà-La Môn
cho rằng, thuyết giải-thoát của Ngài là thuyết
do nhiên chứ không có gì hết, sau chính mình Ngài
tạo phẩm-vị đi từ nhơn-vị, Tiên-vị, lên đến
Phật-vị, ai cũng có thể đi đến được hết. Luật
giải-thoát của Ngài do nhiên chứ không có chi lạ.
Những lý-lẽ ấy làm cho đầu óc con người
tầm chơn càng suy-nghĩ càng khó quyết-định được
Ta tự hỏi, thế nào gọi là chơn ? Thế nào gọi
là giả ? Theo lý-trí của con người có lẽ này “Tầm
chơn là đúng sự thật hơn hết”. Vả thân tôi
đang sống về phần hồn, nhưng phần hồn đã đau
khổ, nếu làm thế nào cho tâm-hồn an-ủi được,
tầm chơn hạnh-phúc được, có thể nương nơi nào
mà tôi gởi tâm-hồn tôi được an-ủi, chỗ đó
là chơn.
Bần-Đạo có luận với mấy người bạn bên
Hiệp-Thiên-Đàiv không thế gì luận cái chơn cái
giả được.
Buổi Trương-Vĩnh-Ký còn sinh tiền, ông học
tiếng Chàm, người đó các thứ tiếng đều học
đủ hết, người đời đã cho ông là vị Trạng
cũng không quá đáng. Khi Ngài học tiếng Chàm, theo
Ngài học thì cần phải chuyện vãn với người Chàm,
đặng đạt cho được cái giọng nói của họ mới
đúng, khi đi có ba người một ông Cha, và người
Vú-đỡ của Bần-Đạo cùng có theo năm người nữa,
dắt nhau vô xóm Chàm, đặng thí-nghiệm sự học
hỏi của Ông, khi vô Ông hỏi trong xóm Chàm ở đây
người Chàm có đạo-đức chi chăng ? Cách thờ-phượng
thế nào ? Người ta trả lời ở đây không có thờ-phượng
chi hết, Ông trọng-yếu là tìm Đạo đặng biết
cái sự thờ-phượng của người Chàm mà định sự
tiến-bộ về tinh-thần của họ. Oâng hỏi nữa,
chí quyết thì xóm này coi anh em nào biết về đạo-đức
dân Chàm hay không ? có thờ phượng chi chăng, thì
có người nói : Ở đây không có ai đạo-đức và
cũng không thờ-phượng gì hết. Người đó chỉ
có ở trên kia có Bà già đó. Bả đạo-đức hiền-lương
lắm, Bả ở góa từ hồi nào đến giờ, ở vậy
mà thôi. Bả thờ-phượng bình cốt.
Oâng Trương-Vĩnh-Ký cùng năm người nữa dẫn
nhau lại chỗ Bà-già Chàm, đến nơi thì thấy Bà
già đang quì lạy, xoay lưng ra ngoài cửa, ở mé trong
có một cái tượng cốt một Ông Chàm mà chỉ có
cái đầu không mà thôi. Còn chân tay mình đều không
có, chỉ một khúc tay còn vỏ mà thôi.
Năm người tới đứng đàng sau lưng Bả, ngó
thấy Bà già Bả thờ cúng một cách đạo-đức,
tưởng ra không có Đạo nào được cung-kính như
thế, năm người đợi Bả làm lễ xong vừa xoay mình
ra đến cung-kính hỏi chuyện Bả.
- Bả ở đây với ai ? Tới chừng đó Bả mới
nói :
- Tôi có hai đứa con, đã nên gia-thất hết
rồi, chỉ ở một mình tôi mà thôi. Ông Trương-Vĩnh-Ký
tọc-mạch hỏi nữa :
- Hình Ổng gì mà Bà thờ đó ?
- Hình đó hình chồng tôi.
- Tại sao có cái đầu không, còn cái mình ở
dưới còn cây nguyên vậy ?
- Cái cây này là cây của ông chồng tôi lúc
trước ổng trồng mà vì ổng cưng nó lắm, cho nên
tới chừng ổng khoảng tôi mướn thợ chạm cái
hình Ổng đặng tôi thờ. Nhưng thợ làm được cái
đầu, còn mình-mẫy và chân tay thì làm không được,
nên tôi để vậy tôi thờ mà thôi.
Vậy Bà không có thờ ai nữa sao ?
- Tôi chỉ biết thờ chồng tôi, chứ không
biết thờ ai hết. Từ thử đến giờ tôi thương
có một mình Ổng, tôi biết có một mình ổng mà
thôi.
Ông
Trương-Vĩnh-Ký day lại nói : Tôi đố vơi ba Cha, ba Cha làm thế
nào độ được người này theo Thiên-Chúa-Giáo. Nếu ai đem hình nào
khác hơn ông chồng của Bà thì Bà không biết, Bà chỉ biết Ông
chồng của Bà là Ông Trời của Bả. Nếu ai đem hình nào khác hơn
Ông chồng của Bá, thì Bả không chịu đâu, không Đạo chi hơn là
Đạo thờ chồng của Bà. Hỏi vậy có ai chối cái chơn của Bả không ?
Cái chơn của Bả là Bả chỉ biết một ông chồng của Bả và chỉ biết
thờ ông chồng của Bả như một ông Thần sống, như một ông Trời tại
thế này mà thôi. Trong thế-gian này, không ai chơn, không ai
giả, và cũng không phân-biệt thế nào là chơn với giả được chỉ có
trí-óc của mình nhận biết được, suy-đoán được, chớ chẳng hề khi
nào ngôn-ngữ nói ra được.
Ấy
vậy từ thử đến giờ có người tầm chơn mà không biết đặng chơn ở
đâu. Đạo Cao-Đài mà chúng ta đã theo, chúng ta đã gởi tâm-hồn
xác-thịt cho Đấng Tạo-Đoan rồi có ai kiêu-ngạo là giả, chúng ta
cứ tưởng chơn mà thôi ngoài Đấng Tạo-Đoan ra, không ai sanh mình
ra được, mình cứ tưởng Ông đó là chơn, ngoài ra ai nói cái gì
cũng thấy kệ.
Nữ
Đầu-Sư-Đường ngày 30-08 năm Tân-Mão (1952)
KHAI-MẠC HỘI NHƠN-SANH
CỦA QUYỀN VẠN-LINH.
Bần-Đạo xin toàn cả
nam, nữ tịnh tâm để nghe lời thuyết-minh khai mạc
hội nhơn-sanh của Quyền Vạn-Linh.
1.- Từ ký hội trước, là hội kỳ năm Binh-Tuất,
khi Bần-Đạo mới về, sau năm năm vắng mặt, Bần-Đạo
liền trả quyền Vạn-Linh lại cho con-cái của Đức
Chí-Tôn, bởi cớ cho nên Bần-Đạo liền ra lịnh
phục hồi quyền Vạn-Linh.
Trót năm năm qua, sự tiến-triển của nền
đạo như thế nào trước mắt toàn cả con-cái Chí-Tôn
đều nghe thấy, Bần-Đạo chẳng cần lên tiếng
tuyên-truyền khoe-khoang chi nữa, đây trước mắt
toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn đều được thấy
sự cố-gắng của Hội-Thánh và sự vẻ-vang của
con đường Chánh-trị-Đạo.
Bây giờ Bần-Đạo xin để lời luận về chính-trị
đạo Tổng-quát của Đạo hiện thời và trong thời
gian năm năm đã qua. Cả thảy đều biết rằng trong
thời loạn-ly này, nước Việt-Nam ta đương vươn
mình đứng đây để xung-đột cùng Vạn-Quốc. Bần-Đạo
nói đó là do sở định của Đức Chí-Tôn mới kết
liễu như thế đó.
Trong nước đang đảo-lộn loạn-ly đau-khổ,
thì cũng giống như người đàn bà kia lúc sanh đẻ
cũng phải chịu đau-đớn khi sanh một đứa con. Tình
thế nước Việt-Nam phải chịu ở trong một khuôn-luật
ấy, đặng định vận-mạng tương-lai của nó.
Trong thời loạn-ly, số phận của Đạo phải
chịu nhiều gay trở khó-khăn hơn trước. Bần-Đạo
tưởng nên so-sánh với buổi nọ dưới quyền chuyên-chế
mà Đạo lại được nhiều sự dễ-dãi hơn bây giờ.
Trong buổi nước nhà đang trở mình biến chuyển
đi đến độc-lập, thật ra Đạo Cao-Đài đang gánh
một trách-vụ nặng nề không ai tưởng trong lúc
cơ đời đảo ngược, Quốc-thể chênh-nghiêng dân-tâm
bất nhứt.
Ban sơ, sau buổi đồ-lưu Bần-Đạo trở về
cố-quốc, thấy tình-hình của nước nhà đang ở
trong một tấn-tuồng không thể tưởng-tượng được,
chủ quyền của nước thì không có, giặc-giã chiến-tranh
tàn phá, lúc đó nước ta ở trong tình-trạng chánh
thể quốc-gia tiêu-hủy, hai dân-tộc Pháp-Việt đang
gây-hấn chiến-tranh, nhân dân thống-khổ trong vòng
binh-cách, hai lý-tưởng chia rẽ thiên-hạ là đòi
đường chiến đấu đang giành-giựt chủ-quyền nước
nhà vô chủ để mặt cho ai đồ vương tranh-bá.
Bần-Đạo nhận thấy muốn giải-quyết tình-thế
thì phải dùng tâm Đạo và tinh-thần cương-quyết
mới mong định vận-mạng cho nước nhà. Huống chi
Đạo Cao-Đài là bình Tịnh-Thủy dập tắt hết lòng
phàm, xa vòng danh-lợi quyền thế, tránh những điều
ham chuộng thường tình. Bần-Đạo nói thật, Bần-Đạo
rất gớm-nghê điều ấy, mà cả con cái Đức Chí-Tôn
cũng thế .
Muốn giải-quyết cho được dung-hòa tất cả
thì không phải một cá nhân đối với một cá-nhân,
mà lại cả một Quốc-Dân nầy đối với một Quốc-Dân
nọ, muốn hòa-giải một chủng-tộc với chủng-tộc
là việc chẳng phải dễ, hai nước Pháp=Việt phải
dung hòa để chung sống trong hạnh-phúc, Bần-Đạo
nhận thấy cái năng-lực ấy không có bàn tay Thiêng-Liêng
giúp sức không một ai làm được.
Bần-Đạo nói cho đúng thì chỉ có Đạo mới
làm đặng và đã thực-hiện đường lối ấy mà
thôi. Có đủ bằng cớ hiển nhiên, chúng ta có thể
hãnh-diện ở buổi tương lai tốt đẹp và một ngày
kia để lại được một trang lịch-sử vẻ-vang không
thẹn với các Tôn-Giáo khác đương quyền giáo Đạo.
Nhưng lạ gì cái tuồng đời, duy có những
kẻ không làm nên gì hết thì không ai trích-điểm,
vì có gì đâu mà có nên, có hư, trắng trợn như
vậy thôi thì có gì mà trích-điểm chúng ta có làm
gì thì lẽ cố nhiên chúng ta phải gặp việc nên
hư, phải quấy, ấy là lẽ thường chúng ta có làm,
nên chúng ta bị trích-điểm và ta biết cầu cho thiên-hạ
trích-điểm.
Giờ phút nầy Bần-Đạo nói về Đạo Cao-Đài
đối với tương lai vận mạng của nước Việt-Nam
chúng ta. Đạo Cao-Đài đã trọn phận-sự của nó
là đeo đuổi theo cái nguồn gốc tinh-thần đạo-đức.
Bần-Đạo nói : “Nó là Quốc hồn nước Việt-Nam
vì nước Việt-Nam vi chủ nó không được, lại là
tinh-thần và tín-ngưỡng của toàn nhơn-loại tức
là nó phải chịu dưới chủ-quyền Quốc-tế” .
Aáy vậy Thánh-Thể của Đức CHÍ-TÔN, hay nói
là Hội-Thánh thay thế hình-ảnh của Ngài, tỷ như
đứng về mặt khách-quan khi thấy điều bất chánh
chánh bất bình của nhơn-quần xã-hội, nên phải
đảm đương đem chơn-lý và công-bình nêu trên mặt
thế mà thôi. Đạo làm dùm phận-sự tạo thế cho
Đời. Mà sự làm ấy rất nên đắc-lực hay là nói
rỏ Đạo đảm-nhiệm phận-sự của mình với cử-chỉ
vô-thân vô-vị.
Đó là nói về chính-trị tổng-quát của Đạo.
2.- Còn luận về việc đối nội của Đạo.
Hơn năm năm qua, trải nhiều nỗi khó-khăn nghèo-khổ,
toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn phải đảm-đương
gánh-vác nặng-nề để tạo nghiệp mà Đức Chí-Tôn
ban chung cho toàn con-cái của Ngài.
Xem qua các cơ-quan ba vị Thái-Thượng Ngọc-Chánh
Phối-Sư nắm chủ-quyền giữ vững nền Chánh-Trị-Đạo
với 9 viện. Trong thời buổi khó khăn loạn-lạc,
Đạo muốn thực hiện Bảo-Sanh Nhơn-Nghiã Đại
Đồng nên mới xuất hiện ra Quân-đội. Cái thêm
ấy, chúng ta cho vinh-diệu chớ không phải là cái
nhục, thảng có kẻ nghi kỵ trích điểm hoặc giả
một ngày kia thiên hạ nói : Đạo thì không thể
có Quân-đội, hay là họ đem ra tố cáo chúng ta giữa
Liên-Hiệp-Quốc đi nữa, thì chúng ta xin trả lời
rằng : chúng ta hy-sinh tánh-mạng để bảo-vệ và
dìu dắt nhơn-sanh tiến đến con đường Đại-đồng
thế-giới và tinh-thần đạo-đức nhơn-nghĩa. Cái
phận-sự tối-trọng ấy chẳng phải dễ làm chúng
ta dám cố-gắng hy-sinh cho thiên hạ, thì thiên-hạ
không ai làm đặng vì không có cơ-quan nào đứng
ra đương đầu để đảm-đương một lời hy-sinh
dường đó. Thật Bần-Đạo chưa hân-hạnh ngó thấy
vậy. Ngoài ra họ có thể mượn quyền lực để
lập danh phận quyền-lợi cho họ mà thôi, chớ chưa
hề dám hy-sinh đảm-nhiệm một trách-vụ Thiêng-Liêng
như Quân-Đội Cao-Đài đã khấn hứa.
Hiện nay Bần-Đạo phân đoán chí-lý nội tình
của Đạo nhận thấy một bên là Hội-Thánh thì
mấy ông già-nua, còn một bên Quân-đội là trai trẻ
có tinh-thần giục-tấn.
Một bên là hình ảnh Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
đi trên đường mực thước từ từ nhi tiến, còn
một đàn thì chạy theo cho kịp trào-lưu biéu-chuyển,
nên chí quyết tiến cho hơn, một đàn thì mỗi khi
đi để chơn đi thì sợ đạp nhầm đến con kiến.
Còn một đàn thì nếu thân mình không nhanh-chóng
lẹ-làng thì một mũi đạn đủ đưa họ làm người
thiên-cổ.
Hai đàn bất đồng với nhau làm cho Bần-Đạo
ngồi giữa bực mình làm sao đâu !.
Hạng thanh-niên thì xô đẩy quyết đi cho mau
nên cho hạng già nữa đi như rùa bò quá chậm. Thật
Bần-Đạo kiếm phương thế dung-hòa đôi đàng vừa
quá mệt.
Bần-Đạo thú thật rằng : nhờ lý do đó mà
Đạo Cao-Đài tiển-triển đến đường nầy cũng
đã mau chóng và tốt đẹp lắm rồi.
Một đàng muốn tiến mạnh dầu có níu cũng
không chuyển.
Một đàng nếu không ngó đến thì ngồi bí
xị đó không đi.
Hai đàng cặp-kè với nhau mà đi dầu chậm
cũng phải đi từ-từ nhi tiến. Nhờ hai lý-thuyết
dung-hòa nhau nên giờ này Đạo mới có hình-ảnh
và phương-diện này.
3.- Về việc đối ngoại từ ngày lập Quân-Đội
đến nay, các cơ-quan Chánh-Trị-Đạo đối với cơ-thể
của Đời hổn-tạp dường như lãnh-đạm, vì cơ
Đời còn ở trong tình-trạng biến hình, Bần-Đạo
nghĩ đưa người ra đảm-nhiệm cũng vô ích. Chúng
ta chờ để coi nó tượng hình ra sao cho biết, huống
chi làm Đạo là cốt-yếu dung-hòa tâm-lý cần gì
phải tìm chánh-sách để xen vào sửa-cải chủ-quyền
của người cho mích bụng.
Bần-Đạo nói thật giờ này dầu sửa-cải
cũng vô-ích. Trong buỏi day trở biến hình của nó
thì phải để cho nó nên người, miễn là chúng ta
tự để nó tự-do biến tướng mà không ra khỏi
cái khuôn-khổ của nó mà thôi. Chúng ta giữ sao đừng
cho nó ra khỏi cái văn-hiến bốn ngàn năm tối cổ
của nó. Cần gì phải can-thiệp vào đó mà làm chi
?
Bây giờ Bần-Đạo thuyết về tài-chánh của
Đạo đương buổi loạn-ly này.
Trong buổi thống khổ nghèo-nàn, tài-nguyên
của con-cái Đức Chí-Tôn gởi về để tạo dựng
cái nhà hương-quả chung của họ. Thoạt nghĩ chúng
ta gầy-dựng được đây là vì giỏi tiện-tặng
lắm mới còn, bằng không nuôi ăn cũng chưa đủ
; còn về Quân-đội thì chúng ta đi làm mướn hy-sinh
tiện-tặng sớt bớt ra để nuôi-nấng mấy đứa
con côi cút góa-bụa, gánh-vác học-đường đào-tạo
đám thơ-sinh, phải chịu ăn không no, mặc không lành
mọi bề thiếu-thốn.
Nếu để cho Hội-Thánh gánh-vác thì tài-sản
của Hội-Thánh không còn tồn-tại như bây giờ,
tiêu hết mà chớ ! Điều ấy quyền Vạn-Linh trọn
quyền quan-sát kiểm điểm tận-tường thì rõ.
Toàn cả con-cái Đức Chí-Tôn về Tòa-Thánh
hiển hiên đều thấy hết, hỏi sao không thay-đổi
được, vì nhận thấy cả thảy đều hy-sinh, đều
cố-gắng nên bây giờ mới nên hình, nên tướng,
sự nghiệp vĩ-đại Thiêng-Liêng này do biết bao mồ-hôi
nước mắt.
Không phải là buổi giàu có mà đem về đây
rồi lãng phí bỏ rơi bỏ rớt, Hội-Thánh tìm kiếm
từ đồng làm nên cho Đạo. Bần-Đạo không khoe-khoang,
hiện nay Châu-Thành Thánh-Địa đã được mở rộng,
con-cái Đức Chí-Tôn về có đất để dựng nghiệp
nhà có phương thế để nuôi vợ con no đủ.
Bây giờ luận về việc tạo-dựng cơ-quan xã-hội
giúp tay cho Chánh-Phủ.
Trong thời buổi loạn-ly nầy, toàn xứ Việt-Nam
đều sống trong vòng thống-khổ, con-cái Đức Chí-Tôn
có về đây mới nhận thấy không có chỗ nào hạnh-phúc
hơn là Tòa-Thánh. Nếu Bần-Đạo nói không đúng
thì xỉntích-điểm lại. Nói thật ra, đây chỗ nuôi
sống thiên-hạ và là chỗ nuôi dưỡng của kẻ thống-khổ
nghèo-nàn.
Chúng ta thấy một gia-đình kéo cả bè về
Tòa-Thánh là sống được. Aáy là nhờ sự chăm nom
nuôi dưỡng của Hội-Thánh vì khi mới về Tòa-Thánh
có người không có một cái chén ăn-cơm, làm lụng
ít lâu rồi cũng sống được.
Hỏi vậy các cơ-quan cuả Chánh-Phủ có tạo
nghiệp cho họ được vậy chăng Chánh-Phủ bị lo
lắng điều gay trở khó khăn nên chỉ bố thí một
số tiền vậy thôi, chớ nào có thì giờ rảnh đặng
để tâm lo lắng đến sự sống cho thiên-hạ.
Về cái thắng lợi của Đạo chỉ có mặt
tinh-thần hơn cả.
Bần-Đạo luận về sự truyền-bá chơn lý
Đạo :
a.- Cả con cái Đức Chí-Tôn nên hiểu rằng
: triết-lý cao thượng của Đạo Cao-Đài lấy tính
chất nó ở buổi sơ khởi khai thiên lập địa của
Đức Chí-Tôn sanh hóa vạn loại nơi mặt địa-cầu
nầy. Trong tạo đoan Đạo Cao-Đài chỉ thờ kỉnh
có hai quan-niệm mà thôi. Trên là thờ Thiên-Thượng
là Đức Chí-Tôn, dưới là thờ Vạn-Vật, mà tối
linh của Vạn-vật là nhơn-loại ấy là thờ thiên-hạ.
Nó không biết trích-điểm ai, dầu các Tôn-Giáo
trích-điểm hay đàm-thuyết thế nào cũng mặc. Đạo
Cao-Đài chỉ biết nắm lấy căn-bản cái nguyên-lý
của nó mà thôi.
Trong Nho-Giáo có nói : “Thiên-ngôn Vạn-Ngữ
bất quá hồ-thiệt”, thì chúng ta chỉ thấy chơn-lý
chỉ có một, không phải ngôn-ngữ diệt-tiêu chơn-lý
đặng.
Đạo Cao-Đài nắm chặt cái căn-bản của nó,
nên không trích-điểm ai từ-từ nó đi theo con đường
chơn-chánh của nó. Đạo Cao-Đài để cho hàng trí-thức
họ tìm hiểu mà đến, chơ không dụ-dỗ hay là cám
dỗ cho người biết nó. Để hết trí-não tìm hiểu,
con người nhận thấy trí-thức cao-siêu và nhận
định chơn-lý của nó. Tiếng Pháp nói đức-tin là
sự nhận-thức chơn-lý (Foi raison-née) do nơi đức-tin
ấy mà định quyết cái tinh-thần đạo-đức của
mình, chớ không phải do nơi sự cám-dỗ nhồi-sọ,
tạo thành mê-tín.
Đạo Cao-Đài truyền-bá là do ngôn ngữ chỉ
hơn, chỉ thiệt, vì cơ nên đối với các Tôn-Giáo,
Đạo Cao-Đài thường bị trích-điểm là vậy. Cái
đức-tin của Đạo Cao-Đài không cần cầu-chứng
nơi ai, nó chỉ cầu-chứng với trí-thức tinh-thần
của nó, về việc truyền-giáo Đạo Cao-Đài đi từ
từ bước một, Chức-Sắc trong hàng Thánh-Thể Đức
Chí-Tôn cầm quyền mối Đạo là phát ngôn-viên của
Đức Chí-Tôn từ từ tiến bước chớ không cần
chi phải giục tấn.
b.- Về việc truyền-bá ở Ngoại-Quốc, Phối-Sư
Thượng-Vinh-Thanh đã mở ở Pháp nhiều cơ-quan, do
theo thời thế đoán ra, thấy được đắc lực tiến-triển
mãi-mãi.
Trong kỳ Hội nầy có đem ra hai người Pháp
để cầu quyền Vạn-Linh ân-tứ, nhờ Hội-Nhơn-Sanh
định vị.
Đến đây Bần-Đạo nói đến việc chỉnh
đốn nội-dung nền Chánh-Trị-Đạo trong buổi hổn-tạp
này, ta sẽ phân tách ra Đạo và Thế phân biệt,
không thể để Thế và Đạo lẫn-lộn nhau được,
cũng như quyền-năng Chí-Tôn phân ra tả hữu vậy.
Tả là Đời, hữu là Đạo, giữa là Pháp, Đời
là Đời, Đạo là Đạo đôi ngã phân minh.
Từ đây toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn sẽ
chỉnh-đốn laị hai đường ấy, dầu hiện nay còn
hổn-tạp cũng không hại gì.
Bây giờ nói về vấn-đề đào-tạo Thiên-Phong
Chức-Sắc. Việc nầy không phải quyền của Hội-Thánh
mà không phải quyền của Chí-Tôn, quyền Chí-Tôn
chỉ giao phó phận-sự cho toàn con-cái của Ngài.
Chí-Tôn đến lập Đạo, Ngài để quyền Vạn-Linh
là quyền con-cái của Ngài mạnh hơn quyền Ngài.
Quyền Chí-Tôn là quyền một Ông Cha chỉ để
dung-hòa các con-cái của Ngài chớ không phải để
trị. Có trị chăng là quyền Vạn-Linh đó vậy.
Việc đào-tạo Chức-Sắc là quyền sở hữu
của Vạn-Linh, nếu Chức-Sắc trong Thánh-Thể Đức
Chí-Tôn thiếu thì Bần-Đạo có thể đỗ cho quyền
Vạn-Linh bất-lực.
Bần-Đạo đã nói do quyền Vạn-Linh thì việc
đào-tạo Chức-Sắc do quyền Vạn-Linh định quyết,
chơ Học-Đường. Hạnh-Đường lập ra trọng-yếu
là để tạo nhơn-tài mà thôi, chỉ có con đường
chơn-lý của Đạo mới đào-tạo tánh-đức cho họ.
Ngài muốn lập thân danh thì phải lập Đức, lập
Công, lập Ngôn.
- Lập Đức thì phải nhớ Đạo-lý.
- Lập Công thì phụng sự Nhơn-sanh.
- Lập Ngôn thì phải để hết trí-óc tìm hiểu
về triết-học tinh-thần, tìm-tòi mọi lẽ cao sâu
để thuyết minh chánh-giáo.
Học-đường là nơi con người học hỏi để
lập Ngôn.
Lập Đức là do đường đạo lý.
Lập Công là do quyền Vạn-Linh định đoạt.
Người biết dùng ba điều trên thì nên, còn
không thì phải chịu mai-một và do quyền Vạn-Linh
biết dùng họ thì họ mới lập công với Đạo được.
Gần đây Bần-Đạo sữ định phương-châm
truyền giáo Ngoại-Quốc, Bần-Đạo sẽ mạo-hiểm,
cưỡng-bách tuyển chọn Chức-Sắc xuất đương giáo
Đạo.
Bần-Đạo cho biết trước trong kỳ xin ân phong
này, có người được tuyển-chon xuất dương mà
Giáo-Đạo. Aáy đừng nói đó là việc tình cờ.
Tiếp đây Bần-Đạo nói về việc đói với
các Tôn-Giáo hiện-hữu.
Đối với các Tôn-giáo Bần-Đạo đã nói
cho nghe rồi.
Toàn thể con-cái Chí-Tôn đều được nghe,
Bần-Đạo đã bao phen len-lỏi cầu thân với họ,
thế nên bên Quân-đội để lời trách-cứ Bần-Đạo
sao lại hạ mình quá lẽ, len-lỏi theo họ mà làm
gì.
Biết đâu sự hạ mình của Bần-Đạo sẽ
là một dấu hỏi để trong lịch-sử sau này. Tại
sao Bần-Đạo phải chìu lụy các Tôn-Giáo, thiên-hạ
sẽ tìm-hiểu. Bần-Đạo thiết-nghĩ càng hạ mình
chừng nào thì Đạo Cao-Đài càng cao thượng chừng
ấy, chớ đừng tưởng là nhục, trái lại cái kết-quả
tốt đẹp ngày kia toàn thể con-cái Chí-Tôn sẽ được
ngó thấy.
Còn nói với các đảng-phái Bần-Đạo thấy,
nay họ lập nơi này, mai họ lập nơi khác, bao nhiêu
đảng-phái đều lập tư riêng để làm chi không
biết, trước mắt cái đại-nghiệp Đức Chí-Tôn
ban cho đây rất cao trọng sang cả vô đối mà không
kẻ tô-điểm.
Thật không hiểu họ lập ra những cái chòi
mòng để làm gì vô-ích quá.
Cái phương hướng tương-lai của Đạo, trọng,
khinh, nên, hư, vinh, nhục, Bần-Đạo gởi trọn trong
tinh-thần đạo đức rồi lại giao cho quyền Vạn-Linh
sử-dụng.
Vậy Bần-Đạo xin nhường quyền chủ-tọa
cho quyền Thượng Chánh Phối-Sư, Bần-Đạo xin kiếu
từ.
|