Ðại
đạo Tam
kỳ
Phổ độ
Tòa Thánh
Tây Ninh
-------o0o-------
LỜI
THUYẾT ĐẠO
CỦA
ĐỨC
HỘ-PHÁP
Năm
NĂM KỶ-SỬU &
CANH-DẦN
QUYỂN 4
(tiếp theo)
HỘI-THÁNH GIỬ BẢN-QUYỀN
IN LẦN THỨ NHỨT
NĂM GIÁP-DẦN
(1974)
Cửu-Viện
Phước-Thiện ngày 30-8 năm Tân-Mão (1951)
KHAI-MẠC HỘI NHƠN-SANH
PHƯỚC-THIỆN.
Bần-Đạo xin khai mạc
của Hội-Thánh Phước-Thiện.
Trước khi mở hội, Bần-Đạo lược giải
cái chánh-tâm của Đạo đã từ 5 năm nay, tức là
kể từ Hội Nhơn-sanh kỳ trước, mơ-vọng của toàn
thể Thánh-Thể Đức Chí-Tôn, dầu cho Hành-Chánh
hay Phước-Thiện cũng thế, chúng ta trông mong gì
hơn hết ? Đương nhiên thiên-hạ đương sống khó-khăn
trong thời buổi loạn-ly. Bần-Đạo tưởng cả toàn
con-cái Đức Chí-Tôn đều có hai sở-vọng, sở-vọng
đầu tiên hơn hết là làm sao bảo-vệ sanh-mạng
và tài-sản thiên-hạ cho khỏi bị tiêu-diệt, sở-vọng
thứ hai nữa là tìm phương nào làm cho thiên-hạ
bớt khổ. Hai cơ-quan ấy chúng ta sẵn có trong cửa
Đạo. Hành-Chánh thì giữ mực thước cho nền chơn-giáo
của Đức Chí-Tôn. Bần-Đạo cho toàn thể con-cái
của Đức Chí-Tôn nam, nữ đều biết rằng : Đạo
phải giữ nền văn-hiến của nòi giống chúng ta
bốn ngàn năm sẵn có từ thử đến giờ ở trong
khuôn-khổ đạo-đức tinh-thần của Tổ-Phụ chủng-tộc
nước nhà cho còn tồn-tại. Aáy là phận-sự của
Hành-Chánh. Còn muốn bảo-sanh là quân-đội đã thiệt-hiện
nhơn nghĩa để dìu dẫn thiên-hạ đi đến cảnh
đại-Đồng.
Bây giờ cơ-quan cứu khổ, dầu không nói mấy
người cũng đã biết, ấy là trách-vụ của người
Phước-Thiện đó vậy.
Đức Chí-Tôn đến, có điều thiết-yếu hơn
hết, Ngài đến là vì con cái của Ngài quá khổ,
Ngài đến với cái sở định của Ngài, là đến
cứu khổ cho toàn thể con cái của Ngài. Cơ cứu-khổ
ấy trong lúc ban-sơ, Đức Chí-Tôn đã đưa trong tay
Hiệp-Thiên-Đài. Bần-Đạo không biết làm sao thiệt-hành
ra được. Hồi đó Hội-Thánh Phước-Thiện chưa
thành-lập, giao cơ cứu-khổ, Bần-Đạo không biết
phải làm thế nào, nhưng chẳng bao lâu Ngài lập
thành Hội-Thánh Phước-Thiện, chừng đó Bần-Đạo
mới biết cơ cứu-khổ là đây.
Aáy vậy, Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài là Hội-Thánh
của Giáo-Tông, còn Hội-Thánh Phước-Thiện là của
Hộ-Pháp. Hội-Thánh bên kia bảo-vệ văn-hiến Tôn-Giáo.
Hội-Thánh bên này cứu khổ, còn có chỗ nào hay-ho
hơn nữa. Nay thêm một cơ-quan nữa do cơ-đời ly-loạn
nên mới xuất-hiện ta Quân-đội đặng bảo-sanh
nhơn-nghĩa đặng đến cảnh đại-đồng, còn có
nơi nào hay-ho hơn trong cửa Đạo chăng ? Điều ấy
chưa Tôn-Giáo nào có, Bần-Đạo quả-quyết vậy.
Aáy vậy, phận-sự Hội-Thánh Phước-Thiện
là phận-sự tượng-trưng hình-ảnh Đức Chí-Tôn
đặng cứu khổ cho con-cái của Ngài, xin nhớ. Thử
nghĩ coi trách-vụ đơn-sơ mà nặng-nề làm sao. Hiểu
nghĩa-lý sâu-xa của nó, chúng ta sợ không bao giờ
thực-hiện trách-vụ nặng-nề đó được. Bao giờ
cũng vậy, nền Tôn-Giáo từ hai ngàn năm nay là nền
Thiên-Chúa-Giáo hay là Đạo Gia-Tô mà về Phước-Thiện
họ còn sơ-sót chưa mỹ-mãn, huống chi mình, Bần-Đạo
không trách nhưng chỉ có một điều là trong Thánh-Thể
Đức Chí-Tôn gánh-vác cái khổ cho con-cái của Ngài
rất nên yếu-ớt. Không đủ tâm-lực, không đủ
phương-chước. Chỉ ước-mong Đức Chí-Tôn ban ân
riêng đặc-biệt vì trách-vụ nặng-nề ấy, đặng
cầm cơ cứu khổ của Đức Chí-Tôn mạnh-mẽ và
cương-quyết, nhưng ta cũng nên biết thêm rằng :An-ủi
cho được một người thống-khổ không phải dễ,
đem cơ cứu-khổ ấy thiệt-hiện ra đặng cho cả
thiên-hạ được hưởng hồng-ân của Đức Chí-Tôn,
chúng ta thấy lại càng thêm khó. Phải cố-gắng
đã đành, xong nên chăng là do quyền-năng Thiêng-Liêng
giúp sức.
Những yếu-nhân đương quyền về Phước-Thiện,
Bần-Đạo thấy giờ phút nầy tin là mấy em Kỳ-Lão
Phạm-Môn, nhưng họ lại có đặc quyền khác, họ
còn ở Phước-Thiện là bởi Phước-Thiện thiếu
người cầm quyền chấp-chánh, nên Bần-Đạo để
họ qua cầm quyền, không phải là đac phận-sự của
họ. Đức Chí-Tôn định mở Phạm-Môn là mở cửa
tu-chơn, thi-hành Bí-Pháp chớ không phải Thể-Pháp.
Phước-Thiện không phải là phận sự của họ. Giờ
phút này những phần-tử Phạm-Môn còn cầm quyền
Phước-Thiện, do Hội-Thánh Phước-Thiện còn thiếu
người. Chủ-quyền của họ là ở các nơi tịnh-thất
trong cửa tu-chơn, là đặc-điểm của họ. Đã hai
mươi sáu năm họ chịu khổ-nhọc đã nhiều. Hy-sinh
từ tóc sanh đến bạc đầu, lao-tâm lao-lực. Bần-Đạo
tưởng đến càng làm thêm ra nữa là càng thêm khổ
cho họ. Hai mươi mấy năm lập Phước-Thiện đoàn
tiền-bối qui-liễu lần hồi, chỉ đám thanh-niên
lúc nọ còn lại năm bảy người, họ cũng đã da
mòi tóc bạc.
Mấy người đã biết sở-yếu của mình là
thiếu Chức-Sắc Thiên-Phong thì do nơi mấy người
định vị cho họ, xúm đưa họ lên cầu-nguyện cùng
Đức Chí-Tôn, cho có các chơn-linh hiếu-hạnh của
Ngài cùng Phật-Mẫu, đem vô làm Thánh-Thể của Ngài
cho cường-liệt mạnh-mẽ. Bần-Đạo nói gánh khổ
của đời nặng-nề lắm, đã nghe nói nặng nề lắm
thì không tâm-lực, không đủ quyền-hành gánh-gồng
chi nỗi. Đặc phận ấy muốn làm cho trọn-vẹn phải
cố-gắng cho lắm làm mới được, xem đàn anh họ
đã hy-sinh thế nào rồi, đàn em bắt-chước theo.
Ho dám hy-sinh cả sanh-mạng tài-sản, cả kiếp sanh
của họ, không biết gì là gia-đình, không biết
gì là danh-vọng, không biết gì tới thân hình. Có
nhiều người phải lao-lực mà chết biết bao nhiêu
kể, mấy em hiển-nhiên ngó thấy.
Về phương-pháp hành-thiện Bần-Đạo nói :
Chơn-Pháp bên Phước-Thiện có điều này trọng-yếu
hơn hết, từ bực Hành-Thiện muốn lên Giáo-Thiện
phải tạo nghiệp cho đủ 12 gia-đình theo chơn-pháp.
Giáo-Nhi từ trước cho lên Giáo-Thiện là thể
theo lòng từ-bi bác-ái của Đức Chí-Tôn mà ân-tứ,
nhưng Giáo-Nhi có thể lên Lễ-sanh chớ không được
lên Giáo-Thiện, vì thiếu luật tạo nghiệp cho 12
gia-đình. Nếu thiếu một người trong số 12 người
ấy, thì phải dừng lại bực Hành-Thiện mà thôi,
chớ không thăng lên Giáo-Thiện. Tạo nghiệp cho 12
gia-đình không phải đem bà con vào đó mà được,
tạo nghiệp cho mỗi gia-đình phải có bằng chứng
là ngoại nhân chớ không phải đem bà con cật-ruột
thì truất bỏ chẳng kể công nghe vậy chưa? Bởi
vì bậc Hành-Thiện phải làm thiện, nhưng nếu làm
cho thân-bằng mình, anh em của mình, làm cho gia-đình
mình thì không phải kể cho là Hành-Thiện.
Aáy vậy cơ-quan cứu-khổ Hội-Thánh phải chon
người tâm-đức biết hy-sinh mình đặng thực-hiện
cơ-quan cứu-khổ ấy. Phải tuyển chọn người tâm-đức
hiền-lương từ-bi bác-ái vị-tha vô vị kỷ mới
đáng giá phẩm vị mình.
Nên nhớ, Hội-Thánh Phước-Thiện không có
hàm chức như Hành-Chánh, phải đi theo lên cho tới
tột phẩm Phật-Tử. Những Chức-Sắc hàm chức ngày
nay Bần-Đạo sẽ kiếm thế đưa qua Ban kỳ-lão hết.
Tiếp-tục đây rồi, Bần-Đạo sẽ rút cả
mấy vị Chức-Sắc Thiên-Phong ở Phạm-Môn đặng
mở con đường tu chơn, nam cũng vậy, nữ cũng vậy.
Trí-Huệ-Cung bên Phạm-Môn tạo-tác đây là
nhà tu của nữ phái, giờ phút này Bần-Đạo mới
nói thiệt tại sao làm nhà tu cho Phái-Nữ trước.
Đáng lẽ Bần-Đạo phải làm cho Phái-Nam trước
trên Sơn-Đình mới phải chớ. Nhưng, nếu Bần-Đạo
làm cho Phái-Nam trước rồi họ sẽ bỏe Phái-Nữ
không làm. Bần-Đạo làm cho Phái-Nữ trước đặng
họ phân-bì, dầu Bần-Đạo có quí thì thì họ cũng
cố tâm làm cho nên việc.
Phải cố-gắng, Hội-Thánh Phước-Thiện phải
cố-gắng, mấy vị Giáo-Thiện, mấy bạn Kỳ-Lão.
Bần-Đạo cho hay trước cả Chức-Sắc bên Phạm-Môn
Bần-Đạo sẽ rút hết và sẽ giao quyền Phước-Thiện
cho mấy vị Tân-Phong điều-khiển.
Bây giờ Bần-Đạo xin giao quyền lại cho Đạo-Nhơn
Cương và hai vị Chí-Thiện trọn quyền chủ hội
nam, còn Phái nữ thì bà Phối-Sư Hương-Nhiểu làm
chủ .
Đền-Thánh
ngày 14 tháng 9 năm Tân-Mão (14-10-1951)
CÁI CHƠN HẠNH-PHÚC CỦA KIẾP SANH CHÚNG
TA THẾ NÀO ?
Đêm nay Bần-Đạo giảng
cái chơn hạnh-phúc của kiếp sanh chúng ta thế nào
? Và chúng ta sẽ gặp nó tại nơi đâu ?
Chúng ta đã chán biết rằng : Ta sống nơi thế
này chẳng hề buổi nào gặp được chơn hạnh-phúc,
vì nếu chúng ta gặp nó một cách dễ-dàng, thì dám
chắc thuyết Tứ-Diệu-Đề của Đức Phật Thích-Ca
không có giá-trị chi hết.
Sống nơi cảnh khổ mà tìm hạnh-phúc khó lắm,
hạnh-phúc ấy có hay chăng. Bần-Đạo để dấu hỏi
? Có chớ, thật ra nếu chúng ta biết tìm nó cũng
có thể được.
Chúng ta thấy trước mắt dầu cho toàn thể
nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này họ đã khác tánh-đức,
tinh-thần, tâm-lý với nhau, cái gì cũng khác hết,
chỉ có cái cười và cái khóc là giống nhau mà thôi.
Tai sao cái cười và cái khóc của con người lại
giống nhau ? Cười ấy phải chăng là tượng-trưng
cho hạnh-phúc. Khóc phải chăng tượng-trưng cho sự
đau-khổ của lòai người.
Bần-Đạo nói đây chỉ có cái cười giả-dối
là cười thì cay đắng như ớt, gừng, cũng có cái
khóc giả-dối là khóc cũng có nước mắt, nhưng
cái khóc của họ là khóc giả-dối mà thôi. Bần-Đạo
nói cười thế nào mới tượng-trưng hạnh-phúc,
dầu hạnh-phúc đó như ngọn gió thoảng qua, như
giọt sương đầu cỏ, còn khóc thế nào mới đau-đớn
và quả-quyết thống-khổ ? Chúng ta đã ngó thấy
kiếp sống của chúng ta khóc nhiều mà cười ít.
Thử hỏi một kiếp sống của chúng ta có thú-vị
hay chăng ? Xin trả lời : Từ lọt lòng mẹ dĩ chí
ngày chung-qui chúng ta chỉ hưởng được hạnh-phúc
bóng dáng mà thôi, chớ chẳng hề khi nào chúng ta
hưởng được chọn hạnh phúc.
Aáy vậy, chơn hạnh-phúc của ta, ta có thể
tìm nó được, tìm nó ở trong cái cười hạnh-phúc
của các bạn đồng sanh với ta nhưng họ ở trong
cảnh khổ thì làm sao họ có cái cười hạnh-phúc
được ? Chúng ta phải làm thế nào, cho họ hưởng
được hạnh-phúc, mặc dầu hạnh-phúc ấy mảy-mún,
chúng ta phải làm thế nào cho họ có cái cười hạnh-phúc
ấy, chúng ta lúc nào cũng muốn cho họ hưởng được
mãi-mãi hạnh-phúc, tuy hạnh-phúc ấy chỉ thoảng
qua như gió thoảng hay một đám sương sa, mà có hưởng,
còn hơn không có chi hết.
Khi chúng ta ngó thấy người bạn đồng khổ
của chúng ta hưởng được điều chi của ta đã
làm cho được hạnh-phúc vui-vẽ, cái đó phải chăng
là cái hạnh-phúc của ta đây.
Hại thay ! Đâu có người nào có cái tâm yêu-ái
vô-tận vô biên hy-sinh mình đặng tạo hạnh-phúc
cho kẻ khác, họ chỉ ngó thấy cái khổ của họ
và họ chỉ tìm cách đạt cái hạnh-phúc giả-dối
của họ mà thôi, họ dám lấy cái khổ trọn kiếp
sanh mua trận cười giả-dối, họ chưa biết lấy
khổ-nhọc của đời thiệt-hiện một trận cười
hạnh-phúc cho bạn đồng sanh của họ thản như chúng
ta thấu-đáo được triết lý ấy chúng ta nên để
cái trí-não tinh-thần , chúng ta hy-sinh tạo hạnh-phúc
cho con-cái Đức Chí-Tôn, tức nhiên tạo hạnh-phúc
cho toàn-thể nhơn-loại, thì cái hạnh-phúc mà họ
hưởng mỗi người đó, có thể tổng-số lại làm
cái hạnh-phúc lớn cho ta chớ có mất đâu.
Hại thay ! Nhơn-loại chỉ vì tranh-sống, thay
vì họ gieo rắc-rối trong tâm-hồn bạn đồng-sanh
của họ, cái cười hạnh-phúc ấy, trái lại họ
chỉ làm cho đổ luy mà thôi, cái suối cửu-tuyền
kia, nếu chúng ta ngó thấy được cái suối cửu-tuyền
là nước ắt của nhơn-sanh đã thống-khổ, thì dám
chắc rằng kiếp-sanh của chúng ta không có hạnh-phúc
gì hết. Chỉ giành cái sống mà tạo khổ cho nhau,
chớ chưa hề biết hy-sinh mình đem cả tâm-hồn bác-ái
từ-bi vô-tận vô-biên đặng tạo hạnh-phúc cho người,
làm nên cho người, họ chỉ giành hạnh-phúc ấy
mà hưởng được hay không, không biết, cứ giành
để mà hưởng cái hạnh-phúc giả-dối mà thôi.
Nếu thế họ chẳng hề buổi nào hưởng được
chơn hạnh-phúc.
Bần-Đạo đã nói hôm nay con-cái của Đức
Chí-Tôn Nam, Nữ cũng vậy, sẽ có hạnh-phúc. Bần-Đạo
nói quả-quyết điều ấy, Bần-Đạo để lời hỏi,
tỉ như ngày giờ nào con-cái Đức Chí-Tôn hoàn toàn
thay thế hình-ảnh cho Ngài, dám hy-sinh mình đem lòng
thương-yêu vô-tận vô-biên, tạo hạnh-phúc cho nhơn-loại.
Để dấu hỏi ? cả thảy con cái Đức Chí-Tôn suy-gẫm.
Bần-Đạo thú thật những người tạo hạnh-phúc
cho gia-đình, gầy con cháu tông-đường sum-hiệp lại
với nhau gọi là hạnh-phúc. Hạnh-phúc ấy bền vững
hạnh-phúc chăng ? Không bền vững được, chỉ như
ngon gió thoảng qua mà thôi. Biết bao nhiêu gia-đình
ở mặt thế-gian này sang cả, mà họ hưởng được
cái thiệt hạnh-phúc hay chưa ? Bần-Đạo nói : họ
hưởng đặng tạm thời trong giây-phút mà thôi.
Bây giờ kiếm nó nơi đâu mà có ? Chúng ta
chỉ hưởng được là giờ chót, giờ hấp-hối của
chúng ta đó thôi. Nếu chúng ta còn trí-lự, còn sống
sót trong 5 phút thấy cả cái sống của kẻ đồng-loại
không còn đau khổ, thì cái chết của ta mới thiệt
là hạnh-phúc. Bởi chúng ta có thể đến trước
mặt Đức Chí-Tôn mà nói rằng : Thưa Thầy, con đã
làm tròn bổn-phận của con đối với Thầy, Thầy
muốn con thay thế hình-ảnh cho Thầy đặng tạo hạnh-phúc
cho con-cái của Thầy, con đã làm đặng. Rồi day
lại nói với các bạn đồng sanh của chúng ta rằng
: Nầy các bạn, tôi xin kiếu từ các bạn và trông
đợi các bạn. Lúc nào tâm-hồn cũng rung chuyển
cho mấy người. Giờ phút này tôi còn trông-mong nơi
cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống kia, là nơi chúng ta
hưởng được hạnh-phúc thiệt-thọ với nhau, Tôi
mong các bạn đến đó đặng tạo dựng một hạnh-phúc
lâu dài. Tôi xin đợi mấy người tại chỗ đó.
Đền-Thánh,
đêm 24-9 năm Tân-Mão (1951)
LỄ
HIỆP-CHÚNG-QUỐC TỔ-CHỨC QUỐC-TẾ ĐỂ BẢO-THỦ
HÒA-BÌNH THẾ-GIỚI.
Ngày hôm nay là lễ Hiệp-Chúng-Quốc,
Bần-Đạo cũng nên thuyết minh cái lễ nay là cái
lễ gì ? Và
nó ra sao ? Bần-Đạo nói : Nó đối với nền Đạo
của Đức Chí-Tôn tức nhiên Đạo Cao-Đài cũng trọng-hệ
lắm vậy.
Hiệp-Chúng-Quốc là một tổ-chức Quốc-Tế
để bảo-thủ hòa-bình tự do hạnh-phúc cho nhơn-loại.
Tổ-chức ấy đương tiếp-tục với Liên-Hiệp-Quốc
buổi nọ. Do sao Liên-Hiệp-Quốc đề-xướng ra ?
Ban sơ chỉ có Ngũ-Cường là Pháp, Trung-Hoa. Anh, Mỹ
và Nga, mà ngày nay đã có trên 50 nước hội-viên
và nước Việt-Nam ta cũng có thể nương vào hội
ấy đặng bảo-thủ nhơn-quyền.
Cái vinh-diệu của nước Pháp hơn hết, là
hội nhơn-quyền buổi nọ để bảo-thủ tự do nhơn-loại
của Pháp đề-xướng, ngày hôm nay Hiệp-Chúng-Quốc
đã công-nhận và truyền-bá cho cả toàn cầu thi-hành
thiệt-hiện ra cũng như nước Pháp đã thi-hành từ
thử.
Aáy vậy, chúng ta đã biết rõ rằng : Hiệp-Chúng-Quốc
cốt yếu bảo-thủ hòa-bình và tự-do cho nhơn-loại,
tức là muốn đem cả toàn cầu làm một, làm một
cái đại gia-đình Quốc-Tế, tức nhiên là đại
gia-đình của nhơn-loại đó vậy. Thật ra chúng ta
ngó thấy cái tổ-chức ấy đang gặp nhiều nỗi
khó khăn gay trở, nhưng Bần-Đạo quả-quyết rằng
: Aáy là một cơ thể do nơi Thiên-thơ đã tiền định.
Chính Đức Chí-Tôn buổi nọ (Năm 1925) giảng dạy.
Ngài nói rằng : Nhơn-loại sẽ cộng hiệp với nhau
mà thôi, một về xã-hội, một về chủng-tộc, một
về tín-ngưỡng. Aáy vậy, cái chơn-pháp của Đức
Chí-Tôn Thiên-cơ đã muốn cho toàn thể nhơn-loại
hiệp nhứt cùng nhau trong đại gia-đình Quốc-Tế,
vì cớ cho nên khiến ra các Liệt-Cường trên mặt
địa-cầu, giờ phút này chỉ chủ hướng theo một
mục-đích là làm thế nào cho cả toàn-cầu chung
hiệp với nhau trong đại gia-đình của nhơn-loại.
Bần-Đạo có thể mơ-mộng một ngày kia, một ngày
gần đây cả các chủng-tộc trên toàn-cầu này sẽ
duy nhứt một Chánh-Phủ mà thôi. Chỉ có một phương
ấy thiên-hạ mới hòa-bình và toàn cả nhơn-loại
mới mơ-ước hưởng được tự-do hạnh-phúc.
Cái chánh-nghĩa của Hiệp-Chúng-Quốc ngày nay
thiên-hạ đều ngó thấy trên con đường duy nhứt
phải đi, và con đường ấy có thể tạo hạnh-phúc
cho nhơn-loại, phải có sự hiệp một cùng nhau không
còn tranh quyền lợi giai cấp, họ sẽ đi đến một
cảnh hòa-bình trong bác-ái, trong công-chánh, cũng
như Đạo Cao-Đài đã theo giỏi từ ban sơ đến giờ.
Biết đâu cái cơ-quan Hiệp-Chúng-Quốc là một tổ-chức
Quốc-Tế, để giúp cho chơn-pháp của Đạo Cao-Đài
được thực-hiện, tức nhiên để giúp Đạo Cao-Đài
làm tròn phận-sự, hiệp nhứt con cái Đức Chí-Tôn
vào lòng yêu-ái vô-tận vô-biên của Ngài.
Đền-Thánh,
đêm 30-9 năm Tân-Mão (1951)
KIẾP-DUYÊN KIẾP-QUẢ CỦA CHÚNG TA
Đêm nay Bần-Đạo giảng kiếp-duyên, kiếp-quả
của chúng ta, chúng ta phải hiểu nghĩa kiếp-duyên
là gì ? và kiếp-quả là gì ? Chúng ta biết đương
nhiên kiếp sanh của chúng ta bây giờ đây ở trong
cái tình-trạng nào ?
Kiếp-quả theo chơn-lý của Phật đã nói rằng
: Cái nhơn-quả của ta nó làm cho chúng ta sanh nơi
cõi trần này. Chúng ta có xác-thịt thi hài làm người
nơi mặt địa-cầu này do nơi nhơn-quả của chúng
ta mà ra, đã mang căn kiếp số đương nhiên của
chúng ta, do nơi nhơn-quả của tiền kiếp, tức nhiên
kiếp trước, rồi cái kiếp tương-lai, cái kiếp
sắp tới của chúng ta là do nơi nhơn-quả của kiếp
bây giờ, chúng ta đã đào-tạo ra nhân, bởi chúng
ta đã đào-tạo ra nhân, mới sanh ra quả, mà có quả
tức nhiên chúng ta phải tái kiếp đặng đền cái
quả ấy. Gọi là kiếp-quả.
Bây giờ kiếp-duyên là chúng ta có đủ làm
phận-sự trong kiếp sanh trước của chúng ta trọn-vẹn
nhơn đạo, trọn-vẹn cái đạo làm người của chúng
ta và đã gieo cái tình ái vô-biên trong tâm thần
của bạn đồng sanh của chúng ta, ta đã thi ân cho
họ, ngày giờ này ta đến cho có mặt đặng cho họ
trả cái quả-kiếp của họ. Gọi là kiếp-duyên
hay là cái căn tu của chúng ta đã đạt đến một
địa-vị Thiêng-Liêng của chúng ta gọi là siêu-thoát,
thì ta tái kiếp đặng mà đạt cái phẩm vị ấy
nơi cõi này, tại mặt địa-cầu này. Đó là chúng
ta đã đào-tạo cái nhơn-duyên của chúng ta vậy.
Trong cái kiếp duyên của chúng ta có cái kiếp
ngộ đạo là hạnh phúc hơn hết, và trọng-hệ hơn
hết, mà chính cái ngộ Đạo ấy , chúng ta có thể
may duyên đến hội hiệp cùng Đại Từ-Phụ tức-nhiên
vào ngồi trong lòng của Đức Chí-Tôn vậy. Cái kiếp
duyên cao-trọng hơn hết là đấy. Bần-Đạo nói
rõ. Mấy bạn yêu-ái của chúng ta đương ở trong
lòng thương-yêu vô-tận của Đức Chí-Tôn nhập
trong cái đại gia-đình Thiêng-Liêng của Ngài. Ngài
đến nơi mặt địa-cầu này là để cái dấu chơn
của Ngài trên cái Cao-Đài này, đặng Ngài làm cái
dấu hiệu cho toàn thể con cái của Ngài đã hữu
duyên gặp đặng Ngài, nó là nơi hội-hiệp của
nó, nghĩa là chúng ta ngày hôm nay ngồi trong cái
Đền-Thánh này, tức nhiên trong một cái cơ-thể
tượng trưng lòng yêu-ái vô-tận của Đức Chí-Tôn,
nó không phải tình cờ mà được vậy, chúng ta chung
hiệp với nhau ngày hôm nay trong lòng yêu-ái của
Ngài nơi Đền-Thánh này không phải do nơi cái may
mà ra, chúng ta đã đạt đặng một kiếp-duyên của
chúng ta, hội-hiệp cùng nhau chung cả hạnh-phúc của
chúng ta làm một khối Thiêng-Liêng vô-đối trong
lòng yêu-ái vô-tận vô-biên của Đức Chí-Tôn, đặng
cầm cái quyền-năng yêu-ái ấy rải khắp cho toàn
thiên-hạ được hưởng, chỉ nghĩa là chúng ta có
cái duyên-phận đến đặng thọ mạng lịnh của
Đức Chí-Tôn phụng-sự con cái của Ngài, cái phụng-sự
ấy là để tạo kiếp-duyên cho họ, cũng như ta đã
được may phước ngộ Đạo gặp Ngài nơi thế này.
Vị Thanh-Tâm Tài-Nữ trước kia vì tình mà
chết, nên phải đầu kiếp, trước khi người đến
tại nước Anh, người có đến đặng từ biệt chúng
tôi, buổi ấy chúng tôi hỏi : Sao lại đến nước
Anh, chớ không đến nước khác ? Thanh-Tâm Tài-Nữ
nói : Nhơn-duyên của em nơi đó. Em cốt-yếu đến
nước Anh đặng đón đường Đức Chí-Tôn đi ngang
qua đấy. Thanh-Tâm Tài-Nữ làm như vậy là :
“Phải đủ căn sanh mới thấy Trời
Ai ơi đừng tưởng dễ như chơi
Nghe danh tuy chất chồng bên gối
Cổ-Phật không duyên khó gặp người”
Bần-Đạo nói thật : Mấy bạn nam cũng thế,
nữ cũng thế, đương chung hiệp cùng nhau nơi đây,
cái buổi hạnh-phúc của chúng ta là buổi nầy “Bá
Thiên vạn kiếp nan tạo-ngộ” không phải dễ gặp
mặt. Ta đã gặp đặng tưởng chắc nếu chúng ta
hiểu rõ giá-trị của nó, thì cái kiếp duyên của
chúng ta đây dầu có của phú-hữu tại mặt địa-cầu
này, cái danh-giá cao-trọng như thế mấy, cái hạnh-phúc
giá-trị sang-trọng thế mấy cũng xa cái giá-trị
của kiếp duyên như Trời với vực.
Đền-Thánh,
đêm 12-10 năm Tân-Mão (1951)
KỂ ĐẠI CÔNG-NGHIỆP CỦA ĐỨC QUYỀN GIÁO-TÔNG.
Ngày
mai này là ngày Vía Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt,
Bần-Đạo xin để lời yêu-cầu cả toàn thể con-cái
Đức Chí-Tôn phải có mặt đông đủ đặng tỏ
cái nghiã của chúng ta đối với Người, một vị
Đại-Tiên đã giáng phàm, phận-sự yếu-trọng là
đến đặng lập nền chơn-giáo nơi thế-gian này.
Cái tiểu-sử của Ngài, ngày mai này Bần-Đạo sẽ
minh tả. Chúng ta chỉ tìm hiểu thử coi cái hành-tàng
trong kiếp-sống của Ngài để lại cho chúng ta một
cái gương quí-báu, Bần-Đạo muốn nói ra đây đặng
toàn thể con cái Đức Chí-Tôn đối với Đạo hiểu
cái phận của mình đặng định phận Đạo của
chúng ta, đối lại với Đức Chí-Tôn và đàn anh
của chúng ta thế nào, cái kiếp sanh của chúng ta
nơi thế-gian này có hai sự-nghiệp, sự nghiệp về
linh-hồn của chúng ta, nói rõ ra là cái sự-nghiệp
do nơi năng-lực của tâm-hồn ta gày tạo và cái
sự-nghiệp phần đời của chúng ta, nẽo đời nơi
cõi thế này duy có mấy điều trọng-yếu : Công-danh,
quyền-lợi. Chúng ta nên xét-đoán tìm thử coi công-danh
thể nào bền vững chắc-chắn, công-danh thể nào
là tiêu-hủy, mơ-hồ bóng-dâng.
Đức Quyền Giáo-Tông buổi nọ lúc sanh tiền
của Ngài, nếu nói rằng có một người Việt-Nam
đã được phẩm vị cao-trọng, có thể phẩm vị
ấy tạo công-danh phú-quí của Ngài toàn mãn đặng.
Bần-Đạo vốn là bạn thiết của Ngài nên biết
rằng: Dầu cho cả chủng-tộc buổi nọ, một vị
Thượng-Nghị-Viên sang giàu mà Bần-Đạo nói rằng
chẳng hề buổi nào hưởng đặng cái hạnh-phúc.
Chính Ngài đã tỏ với Bần-Đạo cái tình chí thiết
nói rằng: Có nhiều chỗ của Ngài không muốn sống,
Ngài muốn tự-diệt Ngài đi mà chớ. Vì lẽ bất
công, bất-công cả thảy trong xã-hội, nhứt là xã-hội
đồng-bào của Ngài. Ngài bỏ cái công-danh phú-quí
ấy, buổi nọ ai cũng chê Ngài khờ-khạo, dại-dột,
Ngài đã bỏ, ta thử nghĩ Ngài bỏ đặng chi ? Ngài
bỏ cái công-danh phú-quí bóng dáng đó đặng Ngài
tìm cái gì mà chớ ? Có phải chăng Ngài đem công-danh
phú-quí đổi lại một công-danh phú-quí trường-tồn
hay chăng ?
Hôm nay chúng ta đến đây ai cũng có một cái
tình cảm xúc, tại sao ? Tại vì anh cả của chúng
ta đã chịu khổ-hạnh bảo-tồn nền chơn-giáo, ai
cũng ngậm-ngùi tình luyến-ái.
Chúng ta xét cổ-kim, chúng ta đã ngó thấy thiên-hạ
sống trong vinh-hiển đã nhiều, đời sang giàu ai
cho bằng Thạnh-Sùng, Vương-Khải, ai mà giàu sang
quyền thế đạt một ngôi vị Đế-Vương, giàu có
bốn biển, thống nhứt cả nước Trung-Hoa buổi nọ,
Kiệt, Trụ, Sở Bá-Vương, Tần, mà chúng ta thử
xem lại coi cái công-danh phú-quí sang trọng ấy giờ
phút này còn tồn-tại chi chăng? Cái sống trong vinh-hiển
của đời này nó phải tùng theo khuôn-luật, hình-chất
của con người, còn thì công-danh phú quí ấy vẫn
còn, mà mất thì công-danh phú-quí ấy vẫn mất.
Hại thay ! Còn mất ấy nó ở trong đời tạm
con người một trăm năm là quá cao rồi. Chúng ta
đã ngó thấy một người ăn-mày với một bình-bát
đi xin đặng độ nhựt, đặng sống vì Đạo, cái
bình-bát ấy nó đựng cả Càn-Khôn Vũ-Trụ, cái
bình-bát ấy nó “đựng” cả tinh-thần tâm-hồn
toàn-thể nhơn-loại là Đức Phật Thích-Ca.
Một kẻ bị xử án, tội nhơn chết trên cây
Thánh Giá không có một manh áo, chỉ trơ mình tấm
thân trần-lỗ, kẻ ấy hôm nay làm Chúa của toàn
thiên-hạ trên thế-gian này. Hai công danh tôi tưởng
không cần gì để lên mặt cân mà lường, cả toàn-thể
con-cái Đức Chí-Tôn đã ngó thấy Quyền Giáo-Tông
của chúng ta biết lựa con đường ấy biết cái
trọng, cái kính, Ngài không ngoan hơn hết, bỏ cái
khinh giữ cái trọng.
Chúng ta thử nghĩ, chúng ta vì gia-đình là cho
Tông-đường ta và ông cha ta, tưởng ra nó còn lại
với một cái tình yêu-ái của toàn-thể thiên-hạ,
cái nào hơn, cái nào thua, cái nào trọng, cái nào
khinh, chúng ta không nói cũng có thể hiểu được.
Ước-mong đoàn em của Ngài biết cái lập-trường
quí-báu của mình đứng trong lập-trường ấy thế
nào đặng vững tinh-thần giữ danh-thể, giữ cái
oai võ của mình cho toàn-vẹn giá trị mình.
Tại Tháp Đức Quyền GIÁO-TÔNG ngày 13-10 năm Tân-Mão
(1951)
LỄ KỶ-NIỆM NGÀY QUI-TIÊN CỦA ĐỨC QUYỀN GIÁO-TÔNG.
Thưa Chư Chức-Sắc Thiên-Phong lưỡng phái,
Quân-đội cùng các anh em nam-nữ, con yêu-dấu của
Đức Chí-Tôn.
Ngày hôm nay là ngày vía của Đức Quyền Giáo-Tông
Thượng-Trung-Nhựt, một ngày kỷ-niệm nồng-nàn.
Khi Qua bước lên giảng đài này thì dừờng như
Qua sống lại hai mươi mấy năm về trước, cái thời
gian hai mươi mấy năm ấy, giờ phút này Qua tưởng-tượng
như giấc ngủ, giấc chiêm-bao, chẳng có chi để
lại cho ta hơn là một cái tình-cảm nồng-nàn.
Đức Quyền Giáo-Tông đã vâng mạng-lịnh và
đã lãnh một trách-nhiệm Thiêng-Liêng đến tạo
nền chơn-giáo nơi đất Việt-Nam nhỏ bé, bạc-nhược,
nếu Qua không nói là hèn-hạ buổi nọ. Lãnh một
cái sứ-mạng ấy là cái sự-mạng đem cả công-lý
cả yêu-ái đặng để nơi mặt thế-gian này. Thật
nhơn-loại không buổi nào đặng hạnh-phúc vì cái
tình ái-truất thương sanh Đức Chí-Tôn đã đem để
vào tâm-não của mỗi đứa, đã tiêu-hủy.
Thật ra hồi ban-sơ chỉ có ba người, Bần-Đạo
nói không có gì, Đức Chí-Tôn đã đến một cách
tình cờ, một cách không ai tưởng-tượng được,
khi Ngài đến chỉ có Đức Cao-Thượng-Phẩm và Bần-Đạo
mà thôi, về sau Bần-Đạo và Đức Cao Thượng-Phẩm
mới đến Nhà Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt
đặng Chí-Tôn chuyện-vãn cùng người. Bần-Đạo
nói thật, Bần-Đạo lấy làm ngạc nhiên một người
đã đứng đầu trong một trường chánh-trị đã
chịu một ảnh-hưởng của tình thế trích-điểm
cũng có, tôn-sùng cũng có, khen cũng có, chê cũng
có, buổi ấy bị họ ghen-ghét nên chê nhiều hơn
khen, chính mình Bần-Đạo lấy làm lạ tại sao Đức
Chí-Tôn biểu Thượng-Phẩm và Bần-Đạo đến nơi
đó ? Để cái dấu hỏi mơ-hồ, chẳng dè một người
đó lại phi-thường, giờ phút này Bần-Đạo nói
đến lấy làm lạ, một là từ thử đến giờ Bần-Đạo
chưa ngó thấy. Đến chuyện vãn cùng Ngài, Đức
Chí-Tôn nói cái chi, chỉ có hai người biết với
nhau mà thôi, Bần-Đạo và Thượng-Phẩm chỉ là
hai người dự thính không biết gì hết mà chỉ nói
với nhau rồi họ hiểu với nhau mà thôi. Trong 24
giờ một người đã là Thượng-Nghị-Viên, một
cái gia-nghiệp đủ vinh-hiển đủ cao-trọng đủ
đương đầu với thiên-hạ. Trong 24 giờ bỏ hết,
liệng hết mà thôi. Một cái là hơn hết là đương
hút á-phiện, người phong-lưu như ai kia vậy, bỏ
một cái một, rồi trường trai đó vậy. Một người
của Bần-Đạo ban sơ thấy Thượng-phẩm là có một,
rồi sau lại có người này nữa. Ngồi nghĩ thầm
cái đức-tin gì mà lạ-lùng như thế ? Giờ phút
này Bần-Đạo mới hiểu hai vị Đại-Tiên ấy, nếu
không như thế ấy thì chưa hề Đức Chí-Tôn đã
giao-phó một sứ-mạng nặng-nề khó-khăn, để đảm-nhiệm
trách-vụ tạo-dựng gánh-vác nền chơn-giáo của
Ngài nơi mặt thế này. Nói thật ra, thưa cùng Chức-Sắc
Thiên-Phong Cửu-Trùng-Đài nam nữ cái ngôi của Ngài
đã tạo-dựng, cái ngôi Giáo-Tông-Đường của Ngài
đã ngồi trên ấy, đầu tiên hết cái ngôi ấy nó
sẽ đến nơi đất Việt-Nam naỳ một cái báu-vật
quí-giá vô cùng từ thử đến giờ chưa hề có.
Bần-Đạo ngó qua bên Vatican, cái ngai của Đức
Giáo-Hoàng Saint Pièrre thế nào thì Bần-Đạo có
lẽ nói và có thể mơ-ước rằng: Cái ngôi của
Thượng-Trung-Nhựt lưu lại nơi thế này nó sẽ trở
nên thế ấy. Anh em nam nữ lưỡng-phái, giờ phút
Thiêng-Liêng này Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt
ngự nơi đây để cho Bần-Đạo nói với Ngài một
đôi lời.
Anh Thượng-Trung-Nhựt, cái khổ-nhục của anh,
cái nghèo khổ của anh, ngày hôm nay nó đã được
tượng-hình, tượng-hình vĩnh-viễn nầy. Cái khổ-nhục
của anh đó, các em đã dùng nó đặng tạo-nghiệp
Thiêng-Liêng cho thế-gian này, cái khổ-nhục của
anh nó làm ngọn huệ-kiếm đặng bảo-trợ đoàn
em của anh, đem cái công-lý, cái bác-ái làm chúa
của mặt địa-cầu đặng chuyển lại cơ tận-diệt
trở nên một cái cơ tận-độ. Anh ngó lại cái tương-lai
của Việt-Nam và cái tương-lai của Đạo. Em có một
lời yếu-thiết là đoàn môn-đệ, đoàn con Thiêng-Liêng
của Đức Chí-Tôn đã phú-thác cho những tay cầm
vận-mạng tương-lai của Đạo. Anh đã chán biết
mỗi một sanh-mạng của nó trong quân-sĩ, nó phải
cỗi áo cà-sa mặc chiến-bào đặng chuyển thế,
gieo bảo-sanh nhơn-nghĩa đại-đồng cho toàn nhơn-loại,
mà anh đã biết cái tương-lai của Đạo, em đã để
nơi chúng nó một tình-thương nồng-nàn. Mỗi một
sanh-mạng của nó là một giọt huyết lệ của em.
Em giao cái vận-mạng của nó trong tay anh, anh đã
có làm anh, có thể bảo-thủ nên hư thời-vận tương-lai
sẽ tới, em để trọn-vẹn và em đã phú-thác trọn
trong tay của anh đó vậy.
Tại
Tháp Đức Quyền Giáo-Tông ngày 13 tháng 10 năm Tân-Mão
(1951)
LỄ KỶ-NIỆM DI LIÊN-ĐÀI CỦA NGÀI QUA THÁP MỚI
Hôm nay là ngày kỷ-niệm qui-tiên của Đức
Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt, Bần-Đạo chỉ
cần nhắc tiểu-sử của Ngài, bởi vì toàn thể
con cái của Đức Chí-Tôn nam, nữ, đều biết rõ
kiếp sanh của người anh cả chúng ta thể nào rồi,
Bần-Đạo có thuyết ra đi nữa cũng thừa. Có một
điều về tâm-lý cao-thượng của tinh-thần, Bần-Đạo
trạng-tả ra đây là khi Bần-Đạo đặng hạnh-phúc
làm tròn cái phận làm em.
Anh cả chúng ta thiên-hạ tưởng là chết, nhưng
vẫn sống... Chết gì còn nói được, chết gì mà
để khối tinh-thần trong đầu-óc anh em còn hiện-diện
tại đây ?
Chúng ta đương hạnh-phúc hành lễ, anh cả
chúng ta về để lời cám ơn, trong lời cám ơn ấy
có điều yếu-trọng hơn hết, Bần-Đạo giải nghĩa
điều yếu-trọng ra đây cho toàn con cái Đức Chí-Tôn
đều biết, tưởng nếu lời trọng-yếu ấy mà anh
cả của chúng ta không có nói thì chưa ai tưởng-tượng
lời cảm ơn ấy được. Tuy vẫn biết xác thịt
người là xác chết, xác phàm này là con vật không
có gì hết, mà mấy em nam nữ tôn-sùng quí-trọng,
là cốt mấy em sùng-bái Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
mà thôi, nói nội bấy nhiêu đó cũng đủ làm bài
học quí-báu cho toàn thể Chức-Sắc nam-nữ. Hội-Thánh
là thánh-thể Đức Chí-Tôn vậy.
Xác chết đã hết giá-trị rồi, mà chúng ta
còn muốn tôn-sùng cái giá-trị ấy cao-thượng hơn,
giờ phút này lời anh cả chúng ta đã nói, so-sánh
lại xác chết của anh cả chúng ta và cái kiếp của
Thánh-Thể Đức Chí-Tôn, hai cái địa-vị như thế
nào, chúng ta đã có can-đảm tôn-sùng xác chết của
Đức Quyền Giáo-Tông như thế này, thì đối với
giá-trị tôn-sùng xác sống của Đức Chí-Tôn, tức
nhiên là Hội-Thánh, thì nó còn giá-trị quí-báu
hơn nữa chớ ! Sự thật nó vẫn vậy, chúng ta tự
hỏi : Nếu chúng ta muốn đạt cho đặng cái giá-trị
cao-thượng ấy, chúng ta phải làm thế nào ? Và làm
thể nào cho đáng giá ? Aáy là câu hỏi nên để
mãi trong đầu-óc hay hơn lời của Đức Chí-Tôn
để trong lòng chúng ta nữa. Những lời hay của anh
cả chúng ta, một người vì đức-tin nơi Đức Chí-Tôn,
dám hy-sinh cùng Ngài, làm cho chúng ta phải học.
Thảng như chúng ta suy-gẫm đến điều này
thì thấy trước kia anh cả chúng ta sống trong trường
quan-lại, là một vị Thượng-Nghị-Viên tức nhiên
là một tước phẩm tối cao của xã-hội Việt-Nam
buổi nọ, Ngài đã biết cái giá-trị thọ lãnh nơi
Đức Chí-Tôn và cái giá-trị thọ-lãnh cùng đời
và có can-đảm quyết đoán cái khinh, cái trọng,
mới có can-đảm bỏ cái hình đương thời có giá-trị
hiển-nhiên, mà lấy cái bóng không có giá-trị gì
hết, buổi nọ họ mạt-sát khi rẻ, mà Ngài có can-đảm
hay chăng chúng ta đã ngó thấy, người cầm con cờ
nơi tay và chỉ có nước ăn, nước thua, mà Ngài
biết cầm con cờ đi nước thắng. Ngài dám gởi
tâm-hồn hình-thể của Ngài nơi tay của Đức Chí-Tôn
giá-trị buổi nọ coi rẻ thế nào ? Mà ngày giờ
này, cái giá-trị ấy nó có uy-quyền thế nào, Bần-Đạo
để cho toàn thể con-cái Đức Chí-Tôn ngó thấy.
Nơi mặt địa-cầu này, dầu cho giá-trị nào,
hay hàng phẩm nào, dầu cho bực vương-đế đi nữa,
mà không có tinh-thần của Đức Chí-Tôn để trong
đó là đồ bỏ không có giá-trị gì hết, mà cũng
không khi nào vĩnh-cửu, trường-tồn được. Chúng
ta đã ngó thấy đài Tần, đỉnh Hớn kia như thế
nào mà dám chắc tương lai của nó không bằng cái
tháp này. Cái tháp này sẽ trường-cửu, đài Tần,
đỉnh Hớn kia sẽ bị tiêu tan.
Bần-Đạo nói ra đây cho toàn thể con-cái Đức
Chí-Tôn hiểu biết cái sứ-mạng tối-yếu, tối-trọng
của chúng ta là thể nào đó vậy.
Đền-Thánh
đêm 11 tháng 11 năm Tân-Mão (1951)
NGÀY LỄ CỦA HỘI QUỐC-LIÊN NHƠN-QUYỀN
Hôm nay là ngày Hội Quốc-Liên, là ngày kỷ-niệm
tuyên dương của Hội Nhơn-quyền. Nhơn-Quyền của
Hội Quốc-Liên hôm nay do căn-bản của Hội Nhơn-Quyền
do Pháp đào tạo và là cái danh-dự cao-trọng của
Pháp hơn hết. Y như lời Bần-Đạo đã thuyết-minh
ngày lễ của Hội Quốc-Liên về cái danh-dự tạo
Hội Nhơn-Quyền cho nhơn-loại, cái danh-dự nước
Pháp đã đạt đặng và đã đem lại cái danh-thể
cho nước Pháp thêm lớn-lao với toàn cả thiên-hạ,
là chính nước Pháp đã đề-xướng Nhơn-quyền.
Phàm mỗi việc nó khởi đương ra vẫn nhỏ rồi
mới biến sanh ra lớn, mỗi sự chi ở thế-gian này,
vận-mạng con người vẫn do theo cái luật tiến triển
của tinh-thần của hình-thể, của năng-lực cả
toàn nhơn-loại trên mặt địa-cầu này. Ban sơ tại
sao và do nơi cớ gì đã xuất-hiện Hội Nhơn-Quyền
của nước Pháp buổi nọ ? Có một vị sĩ-quan kia
tên Dreyfus bị cường-bức phải mất chức và bị
lao-tù, nhưng cái lẽ bất-công ấy một người không
thể chi minh-oan đặng. Các bạn đồng kiếm phương
giải cứu. Một khối người họ nghĩ cũng chưa đủ,
thế nên họ phải đề-xướng lên làm thế nào cho
toàn cả quốc-dân nước Pháp phải chung hiệp với
họ, đặng quyết-định thâu hoạch nhơn-quyền, các
Hội-viên của Hội Nhơn-Quyền gọi danh là Dreyfusards,
thành thử buổi nọ có nhiều trường-hợp chiến
đấu kịch-liệt, một bên nhà cầm quyền, một bên
nhứt định phản-kháng cái bất-công của chánh-phủ
làm phương nào cứu đặng Dreyfus ra.
Họ chiến-đấu một cách khó-khăn nhưng mà
họ đã đắc thắng. Ngày hôm nay cả toàn thể thiên-hạ
tức nhiên các liệt-cường điều nhìn-nhận rằng
: Tổ-chức ấy rất trọng-yếu, chánh-đáng cho toàn-thể
nhơn-loại được hưởng vậy, vì cớ cho nên Hội
Quốc-Liên mới tuyên-dương ra các nước dân-chủ
trên mặt địa-cầu này, cả thảy điều tùng theo
cái tổ-chức ấy là thiệt-hiện cho toàn thể quốc-dân
hưởng quyền sở-hữu làm người của họ. Cái sở-năng
của họ muốn cho nhơn-quyền đạt đặng làm thế
nào cho cả toàn thể dầu cho cá-nhân, dầu cho xã-hội
nhơn-quần điều đặng tự-do tư-tưởng, tự-do sinh-sống,
tự do định phận của mình đối với mọi người
bất cứ xã-hội nào, cần-yếu là trọng tự-do ấy
họ có cái đặc phận đối với xã-hội của họ
mà thôi.
Aáy vậy, hôm nay tại sao chúng ta là Đạo Cao-Đài
mà làm lễ long-trọng dâng sơ cho Đức Chí-Tôn, cầu-nguyện
Thiêng-Liêng bảo-hộ, binh-vực cái tổ-chức ấy
được thiệt-hiện nơi mặt địa-cầu này. Bởi
chúng nó là khuôn-luật cho nhơn-đạo, nó phải có
để giúp Đạo Cao-Đài dìu-dắt nhơn-loại đi đến
đại-đồng thiên-hạ trong bác-ái công-bình.
Bao giờ cái phản động-lực của mình cũng
do nơi quyền-năng vô-đối của năng-lực nhơn-quyền
Thiêng-Liêng kia đã đem đến, hễ có dữ, có hiền,
vì có bất-công, vì có đau-khổ, của những kẻ
cô-thế bị cường-quyền áp-bức, họ không biết
nương tựa nơi đâu đặng họ tự-vệ lấy họ,
tự bảo lấy họ, cái bất-công ấy dẫy-đầy nơi
mặt thế-gian này. Vì cớ mơi sản-xuất phản-động
chủ-nghĩa, phải có một phương-pháp chi bảo-vệ
nhơn-quyền của họ, bằng chẳng vậy cái lẽ bất-công
trên mặt địa-cầu này, chúng ta đã đoán-xét thấy
một tấn-tuồng trước mắt làm cho thiên-hạ đau-khổ
không thể gì giúp đặng, nên mới sản-xuất ra phản
động-lực mạnh-mẽ bảo-vệ Hội Nhơn-Quyền. Phải
có một năng lực bảo-vệ đặng đối-thủ với
lẽ bất-công xã-hội ấy đã làm cho thiên-hạ phải
thống-khổ, làm cho thiên-hạ phải ly-loạn, phải
tương-tàn tương-sát với nhau, sanh ra một cơ tận
diệt.
Muốn
đem lại hạnh-phúc hòa-bình, hòa-bình thiệt-hiện
được, phải bảo-vệ quyền-hành cho cá-nhân, cho
xã-hội và cho toàn-thể nhơn-loại, tất phải đem
lại công-chánh bác-ái để nơi mặt thế-gian này
mới đặng. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn khiến Hội
Quốc-Liên dung-nạp cái tổ-chức Hội Nhơn-Quyền
của Pháp tuyên-dương cùng toàn mặt địa-cầu đặng
thiệt-hiện đại-đồng thiên-hạ đó vậy.
Đền-Thánh
đêm 14 tháng 11 năm Tan-Mão (1951)
QUYỀN LỰC ĐẠO-ĐỨC NHƠN-NGHĨA.
Đêm
nay Bần-Đạo giảng về cái quyền-lực đạo-đức
nhơn-nghĩa. Chúng ta đã hạnh-phúc nhờ Đấng Đại-Từ-Phụ
đã đến chung hiệp cùng chúng ta và giao-phó cho chúng
ta một cái sứ-mạng Thiêng-Liêng, là làm thế nào
cho toàn thể con cái của Ngài, tức nhiên là Vạn-Linh
hiệp đồng làm một cùng nhau. Vì cớ cho nên Ngài
đã dạy cho ta hiểu rõ cả cái thể Tạo-đoan cái
quyền-lực thiên-nhiên Đại-Từ-Phụ đã vạch rõ
cho chúng ta thấu hiểu, thấu-đáo đặng huyền-vi-mầu-nhiệm
ấy, sao là sanh, sao là tử, sao là còn, sao là mất
? Chúng ta đã hiểu rõ rằng : Cuộc thế này nó ở
trong khuôn-luật tiến-triển buộc vạn-vật và các
đẳng linh-hồn phải tiến-triển mãi thôi, cơ thể
ta chẳng vì lẽ ấy, vì lẽ cơ-thể tiến-triển
của nhơn-loại hay là các xã-hội nơi mặt địa-cầu
này mà tủi phận. Chúng ta lấy làm hãnh-diện rằng
: Đối với Đạo Cao-Đài cả cơ-thể của Đạo
không có chi là lạ, không có làm cho họ ngạc-nhiên
chút nào hết. Bởi họ hiểu thấu huyền-vi mầu-nhiệm
sống chết còn mất của họ, nếu lấy đạo-đức
làm căn-bản bảo-sanh cho họ, thì chúng ta bất quá
giống như kẻ bàng-quang kia vì thế một nhơn-vật
họ không biết cái sống của họ, họ chưa định
giá-trị kiếp sống của họ hay là phương sống
của họ. Chúng ta để lòng khuyên-nhủ dìu-dẫn vậy
thôi, còn nên đặng hay hư của họ vốn là chuyện
chúng ta không có thể gọi rằng trọng hệ cho lắm,
đạo-đức nhơn-nghĩa giá-trị thế nào mà thiên-hạ
lại không ngó thấy rõ, hiểu cho thấu-đáo, biết
tận tường giá-trị của nó thế nào đặng lợi-dụng
lấy nó làm cái phương sống của mình. Trên xã-hội
nhơn-quần nơi mặt địa-cầu này, xét ra thì họ
bỏ cái quí, mà họ ham cái khinh, họ biết rằng
: Trong kiếp sống của họ muốn bảo-tồn cho đặng
không thế gì họ xa đặng đạo-đức nhơn-nghĩa.
Từ thượng-cổ đến giờ, dầu cho cá-nhân, dầu
cho xã-hội, dầu cho toàn-thể nhơn-quần, hỏi nếu
họ muốn sống cho yên, cái sống của họ đặng
hạnh-phúc, cái sống của họ bền-bỉ ta thử để
dấu hỏi : Họ có xa được đạo-đức nhơn-nghĩa
hay chăng ?
Nói vậy cá-nhơn chẳng cần gì luận tinh-thần,
hành-vi quân-tử, trượng-phu, ta tỷ lại một kẻ
tiểu nhơn, kẻ tiểu-nhơn hèn tiện kia hỏi muốn
bảo-vệ cái sống của nó, nó có buộc mình phải
giữ đạo-đức nhơn-nghia hay không chớ ? Dầu cho
nói thiệt hay giả, đạo-đức nhơn-nghĩa thiệt hay
giả, nó cũng phải nương đạo-đức nhơn-nghĩa mà
sống. Tỷ xưa, lấy cái tỷ xưa kia so-sánh, Bần-Đạo
nói cái năng-lực của Đức Khổng Phu-Tử, Ngài có
một người học trò là Nguyên-Hiến, Nguyên-Hiến
là một người thế nào, mà lại có một người
em tàn bạo hung-ác là Đạo-Chích, Thầy Nguyên-Hiến
khẩn cầu Đức Khổng Phu-Tử giáo-đạo gùm em.
Đức Khổng Phu-Tử gặp Đạo-Chích, Ngài luận Tam-Cang
Ngũ-thường ? Tôi có đủ chớ, tôi gom cả toàn thể
lâu-la lại, làm chủ trại của nó, làm Sơn-Vương
của nó không phải có Quân hay sao ? Chúng nó phụng-sự
tôi, hễ lớn thì đồ-vương định-bá, còn nhỏ
thì làm tướng cướp, nó phụng-sự tôi là vị Thần,
như vậy mà không có Quân, Thần sao ? Đứa nào nội
bọn cướp đây lại không có đủ con vợ tức nhiên
thê-nhi của nó.
Luận đến Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, lấy
của kẻ giàu đặng nuôi nấng kẻ nghèo không phải
nhơn sao ? Nghĩa biết đồng-sanh đồng-tử với nhau
mới hiệp quần cùng nhau lập đảng cướp của người
không nghĩa sao ? Trí, biết của người của người
ta để nơi nào mà lấy không phải là trí sao ? Trí,
ăn điều chia đủ, mỗi lần giựt của rồi ăn chia
điều-đủ không phải giữ tín với nhau hay sao ?
Nếu chúng tôi không có giữ trọn-vẹn với nhau như
thế đó, không thể giữ đảng cướp của chúng
tôi còn tồn tại. Kẻ cướp của thế-gian này là
Ngài chớ: Ngaì lấy ba tấc lưỡi của Ngài, không
cày có ăn, không dệt có mặc, kẻ cướp là Ngài
chớ phải tôi đâu ( nó có thể lấy nhơn-nghĩa của
nó tạo nghiệp được ).
Luận xa hơn nữa, thiên-hạ tưởng cái võ-lực
của họ là hơn hết, nếu võ-lực quả nhiên bảo-thủ
cái sống của họ còn tồn-tại, thì Sở-Bá-Vương
kia, nào bạo Tần nọ, hỏi cái nghiệp của họ còn
bền-bỉ hay chăng, nếu không có thượng cờ nhơn-nghĩa
thì cái nghiệp Hớn không còn tồn-tại tới 800 năm,
không có thượng-cờ nhân-nghĩa thì nhà Châu chưa
hề cướp đặng cái Đế vị của nhà Trụ. Lấy
nhơn-nghĩa mà luận thế-gian này, giờ phút này, dầu
cho liệt-cường nào họ cũng phải dùng màu nhơn-nghĩa
đứng trước thiên-hạ đặng làm bá-chủ thiên-hạ,
họ cũng phải mượn màu nhơn-nghĩa, chúng ta đã
ngó thấy hiện-tượng.
Aáy vậy, đạo-đức nhơn-nghĩa là cái huờn
thuốc sống của kiếp sanh nhơn-loại, dầu cho cá-nhân,
dầu cho xã-hội, dầu cho toàn thể nhơn-quần cũng
vậy, nếu họ bỏ đạo-đức nhơn-nghĩa tức nhiên
họ tự-diệt lấy họ, họ tự kêu án tử-hình lấy
họ. Chúng ta thử để mắt coi cái con đường của
nhơn loại họ tàn-ác khởi dậy quá lẽ tưởng-tượng,
hung-bạo ấy nó sẽ đi đến mức nào cho biết !
Nếu có còn đi tới nữa sẽ tự-diệt, nhơn-loại
sẽ bị tự-diệt, mà nếu muốn sống còn của nó,
Bần-Đạo nói quả-quyết rằng : Nó phải trở lại,
sống trở lại với lẽ đạo đức nhơn-nghĩa mới
bảo-tồn sanh-mạng đặng.
Đền-Thánh
đêm 26 tháng 11 năm Tân-Mão (24/12/1951)
LỄ KỶ-NIỆM ĐỨC CHÚA JÉSUS-CHRIST
Đêm nay là ngày kỷ-niệm của Đức Chúa Jésus-Christ tức nhiên
Chúa Cứu-Thế Giáng-Sinh.
Từ khi mở Đạo đến giờ cả Thánh-Thể Đức
Chí-Tôn và Bần-Đạo đã thuyết-minh một cái đời
hy-sinh đạo-đức của Ngài, cả thảy đều biết,
không cần thuyết lại nữa, lập đi lập lại cũng
không bổ-ích vào đâu cho lắm. Chúng ta thử tìm
trong các thánh-ngữ của Ngài để lại. Hiểu thấu
cái huyền-vi bí-ẩn đạo-giáo của Ngài thế nào,
cái ấy có lẽ hữu-ích hơn, nên Bần-Đạo lấy
lời triết-lý của Ngài đã nói lưu trong thánh-ngữ
của Ngài để lại cho các Thánh-Tông-Đồ có câu
nói cao-sâu bí-ẩn mà thiết-thật làm sao, hay làm
sao. Ngài nói rằng : Biết hy-sinh cái chết đặng
đạt cho đặng cái sống. Vì lời thánh-giáo ấy
mà những kẻ tìm Đạo thường hay bàn-luận tìm
cái nghĩa-lý của nó, Đức Chúa Jésus-Christ đã sanh
ra thì bị cường-bức Đạo của Ngài truyền-giáo
thiên-hạ không hiểu thấu và người ta đã bắt-bớ,
người ta đã đè-nén, người ta đã âm-mưu hại
Ngài, cho nên lời nói ấy cốt-yếu giục các môn-đệ
của Ngài quyết chiến-đấu và quyết thắng, điều
ấy chưa phải lẽ.
Bần-Đạo đã thuyết-minh tới đây, kẻ thì
nói đến Ngài lập nền Thánh-Giáo của Ngài, Ngài
lập cái đền-thờ thiêng-liêng Đạo-Giáo của Ngài
tại thế-gian này, Ngài xưng mình là con chiên hy-sinh
đặng làm con tế-vật của Đức Chúa Trời, để
cứu rỗi tội-tình thiên-hạ, tức nhiên con chiên
chí-thánh, sanh-mạng của Ngài, thi hài của Ngài chịu
hết trên cây Thánh-Giá, cốt-yếu làm con tế-vật
ấy để dâng cho Đức Chí-Tôn đó vậy. Sự hy-sinh
của Ngài làm con tế-vật ấy là Thánh-Thể, tức
nhiên của toàn cả tín-đồ tin-tưởng nơi Ngài,
đã thọ phép chơn-giáo của Ngài coi như Đấng chí-thánh.
Vì lẽ ấy nên Ngài thuyết câu đó, cốt-yếu Ngài
dám hy-sinh tử-đạo đặng bảo-thủ chơn-truyền
của Ngài, cũng có lý nhưng chưa phải lẽ, cái bí-mật
trong lời nói ấy là vầy : Phải biết làm sao cái
chết thật, mà phải biết làm sao cái sống là thật.
Cái sống và cái chết, ta cũng nên tìm hiểu điều
ấy. Vả chăng chúng ta sanh ra có hai cái sống và
có hai cái chết. Chúng ta ngó thấy xác-thịt của
chúng ta không phải là cái sống, bởi vật thể nó
phải chết tiêu-hủy tức nhiên nó phải chết mà
thiệt cái chết của nó, chẳng phải chết gì caí
xác-thịt mà thôi, mà chết vì danh-giá, kiếp sống
của mình, cái lời nói là chết. Còn bây giờ cái
sống không phải cái xác-thịt chúng ta đã ngó thấy
trước mắt, bất quá con người sanh ra một trăm
năm là nhiều rồi chết trước mất. Aáy vậy cái
sống thật ở chỗ nào ? Cái sống thật của chúng
ta là cái sống về tinh-thần hiện-tại của chúng
ta cho trường-tồn, tức nhiên nó về linh-hồn chúng
ta vậy. Cái đó mới thiệt sống, cái sống với
linh-hồn là cái sống thật, sống với xác-thịt
tức nhiên sống giả. Bây giờ còn cái sống nữa,
sống thế nào đồng sống cả vạn-loại, cả cái
sống đại-đồng sống trong cái sống ấy mà muốn
đồng sống, chúng ta phải hiệp làm một cùng vạn-loại,
biết nó là cái sống của mình, biết mình là cái
sống của nó. Cái sống ấy là cái sống của Đức
Chí-Tôn nắm trong tay của Ngài đó vậy. Cái sống
trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống của Ngài đã tạo
dựng cho nó, trước khi ta đến đầu kiếp làm con
người ở mặt thế-gian này, cái sống ấy phải
sống.
Bây giờ luận theo Đức Chúa Jésus-Christ, phải
biết hy-sinh cái chết, mới tìm cái sống. Đạo-giáo
nào kiếm mắc-mỏ khó-khăn, chớ Đạo-giáo Cao-Đài
Đức Chí-Tôn để bí-pháp ấy trong Thánh-Thể của
Ngài. Ngài nói những kẻ nào dám chết về đời,
sống vì Đạo, những kẻ ấy mới đáng làm Thánh-Thể
của ta nơi mặt thế-gian này. Cả toàn Thánh-Thể
đã hiểu lắm, tới phẩm Giáo Hữu phải chết, chết
vì đời rồi sống lại, sống vì Đạo. Tức nhiên
Đức Chúa Jésus-Christ nói cao sâu rằng : Nếu ai đã
biết ai, đã biết cái sống của chúng ta đã ban
cho mà dám hy-sinh cái kiếp chết của họ, là cái
xác thịt này thì mới đạt đặng cái sống trường-tồn
vĩnh-cửu, tức nhiên Thiêng-Liêng Hằng-Sống của
Cha ta đã dành để.
Bần-Đạo thuyết điều ấy cốt-yếu nói cả
toàn-thể con-cái của Đức Chí-Tôn, dầu cho hàng
tín-đồ nam nữ dĩ chí Đại Thiên-Phong cũng vậy,
mỗi phần-tử Thánh-Thể của Ngài phải biết cái
mạnh của mình là cái sống thật, cái yếu của
mình là cái sống giả, phải có can-đảm hy-sinh cái
chết, cái thi-hài thúi-tha của ta đây đặng mà đạt
cho đặng cái danh hằng sống và chúng ta đặng ngôi-vị
Thiêng-Liêng Hằng-Sống nơi cửa Thiêng-Liêng kia của
Ngài đã dành để, tức nhiên là đại-nghiệp của
Ngài đã chia chung cho mỗi đứa con. Đức Chí-Tôn
nói rằng : Thầy đành để đaị-nghiệp cho các con,
Thầy không có quyền đem cho kẻ khác duy có kẻ nào
từ bỏ, thì Thầy mới có quyền đem cho kẻ khác
mà thôi. Cái sống đó mới sống thật, sống trường-tồn
sống vĩnh-cửu. Sống Thiêng-Liêng Hằng-Sống của
Đức Chí-Tôn mới thật sống đó.
Đêm
14 tháng 12 năm Tân-Mão (1951)
THUYẾT-MINH CHỮ ĐẠO
Đêm nay Bần-Đạo giảng một cái đề cũ mèm
mà toàn-thể đều nghe, là buổi giảng về chữ Đạo.
Chúng ta đã ngó thấy các nền Tôn-Giáo xưng
mình là Đạo, chúng ta thấy họ lạm-dụng Đạo
quá lẽ, nhưng chúng ta không thể gì cải chối được
tại lý-do nào ?
Bần-Đạo thuyết-minh chữ Đạo, từ khi tạo
thiên lập địa có loài người đến giờ, thì vì
trí khôn-ngoan linh-hoạt của chúng ta thấy trạng-thái
của Càn-Khôn Vũ-Trụ vô-biên vô-tận, vô-đoán và
thấy cái bí-ẩn huyền-linh đang điều-động cả
cơ-thể tạo-đoan mà chẳng có một ngôn-ngữ miệng
lưỡi nào đặt ra tên cái huyền-linh ấy đặng,
nên để chữ Đạo, tức nhiên chúng ta đã giải
rõ là cương danh viết Đạo (Không biết đặt tên
gì nên để chữ Đạo) trong cái trạng-thái ấy,
chúng ta ngó thấy nó có động, có tịnh, động tức
nhiên (Dương-quyền) Dương quyền biến sanh Càn-Khôn
Vũ-Trụ, trong sanh-hoạt của nó, chúng ta ngó thấy
có khi nó ổn-định đặng nó đào-luyện cái thể-chất
của nó tức là (Âm-Quyền) đó vậy.
Bần-Đạo lấy tỷ-thí con vật chúng ta dễ
hiểu hơn hết là con tằm, khi nó còn là con sâu tức
nhiên Dương, nó vận-động đặng sống, nó ăn, nó
lớn rồi chín, nó kéo tơ làm ổ, bây giờ tới Âm,
tức nhiên đặng biến ra nhộng bất động, đặng
nó định cái thể của nó.
Trong vạn-vật ở mặt địa-cầu này có hai
trạng-thái luôn luôn, cái sanh của nó, phải tùng
theo khuôn-luật tạo-đoan, nó phải phù-hạp lại
với hình-thể, tức nhiên cái sống phải phù-hạp
với cái chết đặng biến hình, cũng như con nhộng
bất động, nếu đem tay nắm lấy nó thì nó chết.
Vì như vậy là trái với khuôn-luật tạo-đoan, tức
nhiên nghịch lại Đạo.
Linh-hoạt vô-biên vô-tận, là không-gian thời-gian
biến chuyển không ngừng, Đạo để pháp-luân thường
chuyển, nó do nơi không-gian, thời-gian biến ra hình
trạng chơ không khi nào trong thời-gian ấy dìu-dẫn
cho nó biến chuyển. Vì cớ cho nên trong kinh Phật-Mẫu
để (Thập thiên-can bao hàm vạn tượng, tùng địa-chi
hóa trưởng Càn-Khôn) Tùng Vũ-Trụ là do nơi đại-thể
của nó trong vạn-vật, cái đại-thể của nó thế
nào, là cái tiểu-thể cũng vậy, một khuôn-luật
ấy mà thôi, nó phải tùng theo khuôn luật đã định,
tức nhiên pháp-luân ấy người xưa không biết hình
trạng, không hiểu quyền-năng thế nào nên để chữ
Đạo.
Aáy vậy, Đạo tinh-thần, vì thể-chất của
vạn-vật hữu-hình mặt thế-gian này đặng nó sống,
biết định cái chết, định cái sống, hay biết
định cái thể của nó, cái thể định vận-mạng,
cái thể định tính, hai cái đó tương hiệp với
nhau, phù-hạp với nhau một khuôn luật là Đạo,
bằng trái lại là nghịch Đạo, mà hễ nó thuận
thì nó còn, nó nghịch nó phải tiêu-diệt.
Bây giờ luận các Tôn-giáo, họ lấy một triết-lý
của cơ-thể tạo-đoan trong pháp-luân thường chuyển
mà định giáo-lý của họ, nhưng có một điều trọng-yếu
hơn hết là toàn cả cơ-thể tạo-đoan tức nhiên
Đạo, mà mỗi một điều chi cũng đều để Đạo,
chữ Đạo họ không biết, chúng ta không thể cải
chối, trong hình-thể đó họ lợi-dụng, nhưng sự
thật Đạo của họ chỉ có một phần ngàn trong
chữ Đạo mà thôi, chớ không phải thật Đạo.
Bây giờ Đức Chí-Tôn để trong nền Tôn-giáo
của Ngài hai chữ Đại-Đạo, đó là Ngài để hình-tượng
bao trùm toàn-thể vô-biên đó là Đại-Đạo, nếu
Ngài không nói thì chúng ta không làm sao biết được,
suy-đoán đươc. Ngài luận chữ Đạo thì nó bao trùm
hết, vì cớ cho nên có cơ-quan sanh-hóa, Đức Chí-Tôn
đã tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ trong quyền-năng ấy. Chúng
ta nhìn biết có một chủ-quyền đặng định khuôn-luật
của nó, nếu không có chủ-quyền duy-nhứt thì cả
vạn-vật trên Càn-Khôn Vũ-Trụ không thể gì còn.
Trong cái hình-thể tối-thiểu của nó, từ
tiểu nguyên-tử và đến các tinh đẩu trong thế-giới
nó vẫn định ở trong đại-thể linh vô-đối của
Đấng đã cầm quyền tạo-đoan thì không có ai làm
chủ nó được, vì cơ cho nên chúng ta đã ngó thấy
quyền-năng ấy định quyền người chủ của nó,
ta mới định quyền người chủ.
Từ trước đến giờ, nhứt là trong nền văn-minh
Á-Châu chúng ta đã ngó thấy, không có tên chúng
ta không dám để tên, duy để nhứt đại, nghĩa là
một lớn mà thôi, do nơi nhứt đại ấy mà Đức
Chí-Tôn tạo nền chơn-giáo của Ngài là Đại-Đạo.
Aáy vậy, Bần-Đạo nói, Giáo-lý của mỗi
nền Tôn-giáo đều khác nhau, nhưng nó có hình ảnh
của một nền Tôn-giáo, cho nên họ xưng mình là
Đạo, chúng ta không thể cải chối, duy chúng ta nên
biết rằng pháp-luân đạo-pháp vô-biên kia, hình-ảnh
kia, vô-biên vô-tận, thì chúng ta chỉ nhìn rằng:
Một Tôn-giáo nào đã tùng theo khuôn-luật tạo-đoan
đúng mực thước về danh lý của nó, biến tướng
của nó theo một khuôn-luật tối thiểu, thì chúng
ta nhìn. Còn ngoài ra, trái lại chữ Đạo, chúng ta
có quyền giục họ tiến hay không để họ tiến
vậy thôi. Chúng ta không thể gì cải chối được,
chúng ta không có quyền công-kích hay sửa-cải được.
Bần-Đạo nói trong vạn-vật từ thảo-mộc
đến thú-cầm vật-chất, thảo-mộc đến thú-cầm
không có được hai cái mầu nhiệm là “Định-thể”
của nó và huyền-linh của nó. Gồm hai món đó ở
trong sống chết của nó. Ta biết Đạo, ta hiểu rõ
mối Đạo là ta sống, nếu chúng ta trái Đạo ấy
thì chúng ta dầu có sống tự do đi nữa, thì cũng
như chúng ta đã lên án lấy cái chết của ta, tức
nhiên chính mình chúng ta đã lên án lấy mình.
Nếu nói kẻ kia vô Đạo, người nọ thất
Đạo hay là họ chối Đạo. Họ làm sao chối cái
sống của họ được ? Chúng ta chối được hay chăng
là chối cái hình-ảnh của họ và cái thể-xác của
họ mà thôi.
Trong vạn-vật có quyền cải chối cái sống
cuả họ chăng ? Mà gọi họ chối Đạo ? Có người
không biết chữ Đạo là gì xưng rằng nghịch Đạo,
cải Đạo là mâu-thuẩn, là dốt-nát, chính mình
họ không biết họ, thì luận với ai chớ.
Trong thể-pháp tinh-thần của chúng ta, chúng
ta sống trong hai cái đó, sống với hình-thể, sống
với tinh-thần, là ta đã đặng một đặc-ân của
Đức Chí-Tôn ban cho. Hại thay trong cái đặc-ân ấy,
Đức Chí-Tôn cốt-yếu để cho chúng ta đau-khổ,
sống trong cảnh đau-khổ đặng biến hình, biến
thể, mà biến sanh hoặc chúng ta thấy kiếp sống
mà đi tới, đi từ con đường phàm dĩ chí Phật
vị, là ngôi vị của Đức Chí-Tôn dành để cho
mỗi đứa con. Chúng ta có thể đi tới phẩm vị
Trời nữa mà chớ.
Hễ luận theo cái khuôn-luật tạo-đoan ấy,
đặng định tiến-triển của ta, thì ta thuận đạo,
đạt đạo, còn trái lại thì theo con đường vật-loại,
là Đời, tinh-thần mà ta bỏ, tức nhiên chính mình
chúng ta từ chối địa-vị thiêng-liêng ta có, hay
là chúng ta tự lên án cho chúng ta ai đã chối Đạo
theo thường tình gọi là bỏ Đạo, là người đó
họ chối cái phận sự làm người, tức nhiên từ
chối phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, điều đó
không có phi-lý. Chúng ta đặng hạnh phúc, Đấng
cầm quyền tạo-đoan hôm nay đến chung sống cùng
ta. Cái hạnh-phúc của ta còn gì hơn nữa. Trong cái
sống cũng thế, chết cũng thế, sống dầu cho khỗ
não bao nhiêu chết mất đi nữa, chúng ta cũng an vui
với bạn đồng sanh của chúng ta nơi mặt thế-gian
này. Có một điều đau thảm hơn hết, thay vì ngó
thấy cái khổ của nhau họ lại phụ rãy nhau, tận-diệt
nhau, họ không biết tôn-trọng mạng sống của bạn
đồng-sanh đặng định phận của mình, kẻ đã đoạt
đặng cái “Tứ” của Trời đất, hiểu thấu-đáo
huyền-vi của Đạo, dòm thấy bạn đồng-sanh, con
mắt họ không buổi nào ngớt giọt nước mắt.
Mỗi ngày Bần-Đạo đang sống, có nhiều khi
ngồi trên lầu Trí-Huệ-Cung dòm xuống thấy em út
lận-đận mỗi ngày tìm sống, kiếm sống, thì Bần-Đạo
lấy làm thương-xót vô cùng nhưng luật Thiêng-liêng
để nó kiếm sống mà vui sống với đau khổ của
nó, nếu không vui sống nó sẽ chết, phải để cho
nó vui sống, nó sống trong đau-khổ nó vẫn vui sống.
Có nhiều khi thấy em khổ-não nhứt là mấy đứa
bên Quân-đội, trong con đường chết sống của nó
không có định ngày giờ, không có thời-gian, làm
giọt-lệ của Bần-Đạo phải đổ, mà chỉ có những
người như Bần-Đạo đổ lệ ấy mà thôi. Nhưng
quyền Thiêng-Liêng kia để cho nó vui sống, nó ham
sống ấy đặng nó tìm sống, nếu nó biết được
một cái sống khổ thì nó không còn sống nữa, thay
vì chúng ta nên gượng-gạo vui sống với chúng nó,
để theo cái sống ấy đừng để cho có trường
đau khổ cho chúng nó. Cả Thánh-Thể Đức Chí-Tôn
cốt-yếu để an-ủi nâng-đỡ tinh-thần đàn em,
cả Chức-Sắc Thiên-Phong thay thế hình-ảnh cho Ngài
để nâng đỡ cái sống của chúng nó. Bần-Đạo
nói thật, chúng ta không có quyền làm cho đau-khổ
kiếp-sống của chúng nó, bởi nó đã sống đau-khổ
nhiều rồi.
Đền-Thánh,
đêm 30 tháng 12 năm Tân-Mão (1952)
LỄ GIAO-THỪA CUỐI NĂM TÂN-MÃO
ĐẦU NĂM NHÂM-THÌN
Đêm nay là đêm giao-thừa, cuối năm Tân-Mão
bước qua đầu năm Nhâm-Thìn, Bần-Đạo nhớ lại
năm Bính-Dần, Đức Chí-Tôn đến mở Đạo, làm
lễ khai-Đạo nhằm ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần
tới năm Đinh-Mão, tức nhiên cũng giờ giao-thừa
này, Đức Cao-Thượng-Phẩm và Bần-Đạo phò-loan,
Đức Chí-Tôn đến kêu toàn thể con-cái của Ngài
nam nữ, lớn nhỏ, dặn rằng : Hễ Thầy đưa cái
cơ lên, các con chun ngang qua đặng Thầy ban ơn cho
nghé ! Rồi Ngài xách Bần-Đạo và Cao-Thượng-Phẩm
đứng dậy ra giữa Thiên-Bàn đưa cơ lên, cả con-cái
của Ngài đều chun ngang qua, Ngài đã làm một tấn-tuồng
cảm-mến mà chỉ có cây cơ không mà thôi, tấn-tuồng
ấy làm Bần-Đạo cảm-xúc quá lẽ. Hễ mỗi người
chun ngang qua cái cơ làm như thế vuôùt-ve mươn-trớn
vậy. Hạnh-phúc thay ! cho những người ngộ-đạo
đã được ân đặc-biệt ấy. Tiếc thay lúc đó
con-cái của Ngài không đông nhiều như bây giờ.
Bần-Đạo tiếc chớ phải chi cả thảy toàn-thể
con-cái của Ngài hôm nay được Ngài ban-ơn như thế
ấy, chỉ nghĩa với một phương-pháp cụ-thể hữu-hình
của Ngài, tỏ cái tình thương-yêu vô tận.
Tuy vẫn biết và Bần-Đạo dám quả-quyết
rằng : Giờ phút này Đại-Từ-Phụ đã chung ở với
chúng ta. Aáy vậy toàn thể con-cái của Ngài định
tâm cầu-nguyện đặng cho Ngài ban ơn (Toàn thể đều
thành-tâm cầu-nguyện).
Một ông cha thương-yêu vô-tận hạnh-phúc cho
chúng ta đã sanh ra lại ngộ đạo. Đấng đã cầm
quyền cả Càn-Khôn Vũ-Trụ nơi tay, làm Chúa cả
cái sống cái chết của Càn-Khôn Vũ-Trụ đến chung
ở chúng ta, cái hạnh-phúc ấy, cái vinh-diệu ấy
còn chi hơn nữa. Bởi thế cho nên khi Ngài đến cầm
cây linh-bút đặng mở chơn-truyền của Ngài, những
kẻ phàm tâm kia lấy làm lạ-lùng và không có thể
tưởng-tượng đặng, và không có thể tin đặng.
Ôi ! Một trường ngôn-luận buổi nọ biết bao nhiêu
kẻ chê bai, khinh-rẽ là thế nào. Trong một bài thơ Ngài
than như vầy :
“Cười khan mà khóc
bởi thương bây,
Chẳng mất một con nghiệt
cả bầy,
Biết phận già không chờ chống gậy.
Nương theo con dại mới ra vầy”
Thật vậy, Ngài quá thương con-cái mới ra nông-nỗi
đó, tưởng lòng thương-yêu vô tận ấy không thể
gì ta tưởng-tượng đặng, không thể gì chúng ta
biết đặng cái giá-trị nồng-nàn yêu-ái vô-biên
vô-tận ấy, chỉ “vì thương con dại mới ra vầy”
câu ấy nồng-nàn thấm-thúy đau đớn làm sao, câu
nói đó là vì thương con dại của Ngài, mà toàn-thể
anh em chúng ta có hiểu cái tiếng dại ấy là thế
nào không ?
Bần-Đạo xin nhắc lại lời nói của Đức
Chúa Jésus-Christ đã nói hạnh-phúc thay cho những
kẻ khờ-khạo, vì nó được quyền-năng của ông
Cha của Thiêng-Liêng kia binh-vực nó, hồi nó sống
đây nó dại khờ, nhưng không phải cái dại ấy
mà nó cô-độc, bởi vì nó còn ông Cha oai-quyền
vô-tận vô-biên, Ổng thay thế cái khôn cho nó. Hạnh-phúc
thay cho những kẻ yếu-hèn, những kẻ yếu-hen với
những người sang-cả, khi trở về cùng Cha của họ
nơi nước Hằng-Sống của Đức Chí-Tôn đã dành
để cho con-cái đau-khổ của Ngài, cái giá-trị vẫn
khác. Khốn-khổ thay cho những kẻ miệt-sát kẻ yếu-hèn,
khốn-khổ thay cho những kẻ áp-bức, hiếp đáp những
người cô-thế, trẻ con, góa-bụa, tật-nguyền, bởi
vì nó miệt sát nhục-mạ con-cái của Ngài tức là
nhục-mạ Đấng Tạo-đoan, như vậy là còn tội-tình
nào lớn hơn điều ấy. Nếu quả nhiên sắp con của
Ngài phải chịu hèn-hạ khổ-não, ngu-khờ là tại
Ngài muốn vậy, Ngài muốn dành để cái oai-quyền
binh-vực của Ngài cho chúng nó.
Aáy vậy muốn tránh khỏi chỉ co một điều
thôi, phải thương-yêu con-cái của Ngài được như
Ngài vậy, nếu được cái tình thương-yêu vô tận
tại thế này, được cái tình thâm yêu ái vô-biên
ấy là một kiếp-sanh hạnh-phúc của chúng ta hơn
hết. Cả thảy đều tịnh tâm cầu-nguyện cho Bần-Đạo
ban phước lành (Đức Hộ-Pháp ban phước lành ).
Sang-cả nơi mặt thế-gian này, Bần-Đạo nói
ngày chúng ta qui rồi với một cái hòm, với một
khoảnh đất, với một cái lổ mà thôi. Sang trọng
vinh-hiển mà làm gì ? giàu có mà làm gì ? Phải kiếm
món quí-báu hơn nữa là kiếm cái quyền Thiêng-Liêng
Hằng-Sống của mình đấy.
CHUNG
|