Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Toà Thánh Tây Ninh
PHÁP CHÁNH TRUYỀN Chú Giải
Bát-Quái-Đài
- Hiệp-Thiên-Đài - Cửu-Trùng-Đài
Cây
và trái nho - hình thể
Nước nho - chơn thần
Rượu nho - linh hồn
Tinh-Khí-Thần Hiệp Nhứt
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
(tiếp theo)
III - Quyền-Hành Đầu-Sư
P.C.T
.- Đầu-Sư
có quyền cai-tri phần Đạo và phần Đời của chư Môn-Đệ
" CHÍ-TÔN " .
C.G
.- Đây Thầy dùng chữ " phần Đạo " và " phần Đời
" đặng định quyền hành của Đầu-Sư, thì là Đầu-Sư
có trọn quyền về phần Chánh- Trị của Cửu-Trùng-Đài
và phần luật-lệ của Hiệp-Thiên-Đài. Vậy thì người
đặng quyền thay mặt cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp trước mặt
nhơn-sanh. Hễ thay quyền cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp, tức
là người của Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài ; bởi
vậy buộc Đầu-Sư phải tùng quyền cả hai mà hành-chánh,
chẳng đặng phép tự ý riêng mình mà thi-thố điều chi
không có lịnh của Giáo-Tông và Hộ-Pháp truyền dạy .
P.C.T
.- Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho
Giáo-Tông phê-chuẩn .
C.G
.- Đầu-Sư đặng quyền lập luật cho phù-hạp cùng sự
chánh- trị của nền Đạo, thế nào cho thuận với nhơn-tình
và không nghịch cùng Thánh-ý ; mà phàm như hễ thuận nhơn-tình
thì hằng nghịch với Thánh-ý luôn luôn, nên chi buộc Đầu-Sư
trước phải dâng lên cho Giáo-Tông phê- chuẩn, vì Giáo-Tông
là người thay quyền cho Thầy, đặng điều-đình chẳng
cho nhơn-sanh trái Thánh-ý .
P.C.T .- Luật-lệ ấy lại phải xem-xét một cách
nghiêm-nhặt, coi phải hữu ích cho nhơn-sanh chăng ?
C.G
.- Câu này đã chỉ rõ rằng : phàm như Đầu-Sư có lập
luật- lệ chi, thì luật-lệ ấy buộc phải cần-ích cho
nhơn-sanh mới đặng nên chi Thầy có dặn :
" Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài phải xem-xét cho
nghiêm- nhặt, điều chi không thật hữu-ích cho nhơn-sanh
thì Đầu-Sư không nên lập luật hay là phá luật "
P.C.T.-
Giáo-Tông buộc phải giao cho Chưởng-Pháp xem-xét trước
khi phê-chuẩn .
C.G.-
Dầu cho luật-lệ ấy đã thuận ý Giáo-Tông đi nữa, thì
Giáo-Tông cũng không quyền phê-chuẩn tức thì, nhưng buộc
phải giao lại cho Chưởng-Pháp xét nét trước đã .
Trên đã có định quyền cho Chưởng-Pháp rằng : Các luật-lệ
chẳng đủ ba vị phê-chuẩn thì luật-lệ ấy không đặng
phép ban hành .
Vậy thì Đầu-Sư và Giáo-Tông chẳng đặng thuận tình
với nhau mà trái nghịch cùng Pháp-Chánh-Truyền, hễ đôi
bên chẳng do nơi Chưởng- Pháp xét-nét luật-lệ thì là
phạm-pháp : mà hễ phạm-pháp thì dầu cho bực nào cũng
khó tránh qua khỏi luật Tòa-Tam-Giáo .
Buộc Đầu-Sư phải tùng mạng-lịnh của Giáo-Tông truyền
xuống mới đặng phép ban hành, nên Thầy nói
:
P.C.T
.- " Chúng nó phải tuân mạng-lịnh Giáo-Tông, làm y
như luật-lệ Giáo-Tông truyền dạy ".
C.G
.- Đầu-Sư chỉ có tuân mạng-lịnh của Giáo-Tông mà
thôi, dầu cho người, là người thay mặt cho Hiệp-Thiên-Đài
về phần luật-lệ đi nữa, thì luật-lệ ấy trước đã
xét-nét bởi Chưởng-pháp và phê-chuẩn bởi Hiệp-Thiên-Đài
rồi, tức là luật lịnh của Hiệp-Thiên-Đài sẵn định
vào đó .
P.C.T
.- Như thảng luật-lệ nào nghịch với sự sinh-hoạt
của nhơn-sanh, thì chúng nó đặng cầu xin hủy bỏ
.
C.G
.- Chẳng nói là Tân-luật ngày nay mà thôi, nếu sau Tân-
Luật nầy mà trở nên Cựu-Luật đi nữa, nếu nghịch với
sự sanh-hoạt của nhơn-sanh thì Đầu-Sư cũng đặng phép
nài xin hủy-bỏ .
P.C.T .- Thầy khuyên các con phải thương-yêu nó,
giúp đỡ nó.
C.G
.- Thầy nhủ lời khuyên cả Hội-Thánh đôi bên để
mắt vào trách-nhậm nặng-nề của Đầu-Sư mà thương-yêu
và giúp đỡ người cho tròn phận sự .
P.C.T.-
Thầy dặn các con, như có điều chi cần-yếu thì khá
nài xin nơi nó .
C.G.-
Thầy dặn cả chư Môn-Đệ của Thầy, ấy là toàn cả
chúng- sanh, như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi
Đầu-Sư ; vì người thay quyền cho Đạo trọn vẹn nơi
thế nầy .
P.C.T
.- Ba chi tuy khác, chớ quyền-lực như nhau,
C.G
.- Ba chi của Đạo là : Nho, Lão, Thích ; ba chi tuy khác mà
quyền lực vẫn so đồng, bởi tùng theo Tân-Luật. Ấy là
một thành ba mà ba cũng như một .
Ba vị Đầu-Sư không ai lớn, không ai nhỏ, Hay (Ấy là lời
khen của Đức Lý Giáo-Tông), quyền vốn đồng quyền, Luật-Lệ
nào của Giáo-Tông truyền xuống hay là của nhơn-sanh dâng
lên mà đã có Chưởng-Pháp và Hiệp-Thiên-Đài phê-chuẩn,
thì dầu cho một người trong ba mà chịu vâng mạng thì
luật lệ ấy cũng phải buộc ban hành. Hay..(Ấy là lời
khen của Đức Lý Giáo-Tông) Trừ ra khi nào ba người đồng
không thể tuân mạng-lịnh đặng, thì luật-lệ ấy phải
trả lại cho Giáo-Tông ; buộc Giáo-Tông phải truyền xuống
cho Chưởng-Pháp xét-nét lại nữa, Hay...(Ấy là lời khen
của Đức Lý Giáo-Tông) vì vậy mà Thầy nói :
P.C.T
.- " Như Luật-Lệ nào Giáo-Tông đã truyền dạy mà
cả ba đều ký tên không tuân mạng, thì luật-lệ ấy phải
trả lại cho Giáo-Tông, Giáo-Tông truyền lịnh cho Chưởng-Pháp
xét-nét lại nữa " .
C.G
.- Thầy đã nhứt định rằng : " nếu cả ba đồng ký tên
không vâng mạng đặng, thì Thầy đã chắc-chắn rằng luật-lệ
ấy quả nghịch với nhơn-sanh ; mà cần-yếu hơn hết thì
phải quyết định thế nào cho sự nghịch với nhơn-sanh
ấy cho có cớ hiển-nhiên thì Đầu-Sư mới đặng phép
nghịch mạng bề trên, cầu nài bác-luật. Thảng có một
người trong ba mà tuân mạng lịnh đặng thì cũng chưa quyết-đoán
rằng luật-lệ ấy đã nghịch hẳn với nhơn-sanh, mà hễ
nếu chưa nghịch hẳn cùng nhơn-sanh thì buộc phải ban hành
.
Quyền hành ấy, nghiêm-khắc nầy, nghĩ ra cũng quá đáng
; vì Thánh ý muốn cho cả ba phải hiệp một mà thôi. Hay
...(Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông)
P.C.T
.- Chúng nó có ba cái ấn riêng nhau ; mỗi tờ giấy
chi chi phải có ấn mới thi hành, nghe à !
C.G
.- Ba ấn ấy là : Thái, Thượng, Ngọc ; mỗi tờ giấy chi
hễ định thi hành thì buộc phải có đủ ba ấn Đầu-Sư
mới đặng . Trước khi Đầu-Sư lãnh quyền chấp chánh
buộc người phải lập minh-thệ nơi Tòa-Thánh, hằng giữ
dạ vô-tư hành Đạo, y như chức-sắc Hiệp-Thiên-Đài đã
lập thệ .
QUYỀN THỐNG NHỨT .- Khi minh-thệ rồi, Đầu-Sư đặng cầm
quyền luôn cả và Chánh-trị cùng luật-lệ .
Nhờ quyền lớn lao này ; Đầu-Sư sẽ có đủ thế (thệ?)
lực mà ngăn-ngừa tà quyền hại Đạo. Thảng gặp cơn
nguy-biến mà ba Chánh-Phối-Sư không đủ sức chống ngăn,
thì Đầu-Sư đặng dùng quyền thống-nhứt ấy mà điều-khiển
Hội-Thánh. Cả Chức-Sắc Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài
phải phục mạng, dầu cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp cũng phải
vậy ... Hay (1).
IV- Quyền-Hành Chánh-Phối-Sư
P.C.T
.- " Phối-Sư
mỗi phái là 12 người, cộng là ba mươi sáu , trong ba mươi
sáu vị ấy, có ba vị Chánh ".
C.G
.- Ba vị Chánh-Phối-Sư, phải lựa cho đủ ba phái là
: Thái, Thượng, Ngọc. Ba vị ấy chẳng phải làm đầu
cho ba mươi ba vị Phối-Sư kia mà thôi, mà lại là người
thay quyền cho Đầu-Sư mà hành sự, y như quyền Đầu-Sư
vậy .
Ấy
là người thay mặt cho cả Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài và
cả nhơn-sanh. Người nắm trọn quyền hành-sự nơi tay, chỉ tùng lịnh
Đầu-Sư phán dạy thế nào, thì phải tuân theo thế ấy
; chẳng đặng cải mạng lịnh tự mình chế biến ; nhứt
nhứt đợi lịnh Đầu-Sư, song Đầu-Sư cũng không đặng
phép giành quyền hành-sự của ba vị ấy. Hễ Đầu-Sư
lấn quyền hành-sự mà không do nơi Chánh-Phối-Sư thì là
quá quyền mình, ắt phải phạm Pháp-Chánh-Truyền ... hay
(Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông) .
Đây
xin nhắc lại khi Đức CHÍ-TÔN ban lịnh lập TÂN-LUẬT, vì
cớ nào Đức Giáo-Tông lại giao cho Chánh-Phối-Sư xem-xét
chỉnh- đốn trước khi dâng lên cho Ngài, kế Chưởng-Pháp
kiểm-dượt rồi mới đệ lên cho Hiệp-Thiên-Đài phê-chuẩn,
sau rốt Hộ-Pháp phải đem luật ấy xuống Cửu-Trùng-Đài
đọc mà ban hành .
Lại nữa buổi bai vị Chánh-Phối-Sư dâng luật Hộ-Pháp
và Thượng-Phẩm phò-loan cho Đức Giáo-Tông giáng sửa (
13 tháng chạp năm Bính-Dần ) Ngài có truyền dạy ba vị
Đầu-Sư và Chưởng-Pháp phải ngự trên Ngai ; đoạn đòi
ba vị Chánh-Phối-Sư vào hành lễ, rồi kêu Chánh- Phối-Sư
Thượng-Tương-Thanh mà dạy rằng : " Hiền-Hữu coi lão hành
sự đây mà bắt chước ". Ngài lại dạy ba vị Chánh-Phối-Sư
mỗi người phải dâng luật thế nào cho đủ sáu bàn tay
nâng luật ấy, chẳng nên cho hở, đặng dâng lại cho Đầu-Sư
; Đầu-Sư cũng phải cho đủ sáu tay mà dâng lên cho Chưởng-Pháp,
rồi Chưởng-Pháp cũng phải đủ sáu tay mà dâng lên cho
Ngài. Khi ấy Ngài dạy phải đi ngay lên Đại-Điện đưa
qua khỏi đầu Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm . Ngài hạ Ngọc-Cơ
xuống dưới, đặng đi ngay qua cho khỏi Ngài nữa . Hay ...(Ấy
là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông) .
Chưởng-Pháp tiếp luật rồi, lại đưa ngay qua khỏi đầu
Khương- Thái-Công và Thánh-Chúa Jésus nữa. Sau Hộ-Pháp
có để lời than cùng Thầy về điều ấy, thì Thầy cười
mà phán dạy rằng : Mắc Tiên vị của Thái-Bạch còn ở
dưới Thích-Ca, Khổng-Tử và Lão-Tử bằng chẳng vậy thì
bộ luật cũng đi ngang qua đầu các Đấng ấy nữa, vì
nó là Thiên-Điều đó con " (Cười... Cái giá trị của
Tân-Luật dường đó, mà cả Hội-Thánh coi rẻ-rúng chẳng
kể, làm cho Lão phải từ ngôi Giáo-Tông, đặng lấy Thiên
Điều khảo tội. Ôi thôi! biết bao kẻ bị đọa-lạc vào
Phong-đô, vì đó).
Bộ Tân-Luật để trước Tiên-vị của Đức Giáo-Tông
một ngày một đêm, cho Ngài xét-đoán ; bửa sau Ngài giáng-cơ
than rằng :" Thiên-Điều mầu-nhiệm của Đạo còn thiếu
sót lắm ". Ngài cười rồi tiếp rằng : Những điều ấy
chư Hiền-Hữu biết đâu mà lập cho đặng ... Hại thay
! Nếu chẳng có cơ mầu-nhiệm bí-mật ấy, thì chẳng thành
luật ; nếu chẳng thành luật, thế nào thành Đạo ? Ngài
cười rồi tiếp : Lão tâu cùng Đại-Từ Đại-Bi xin thêm
vào luật những điều bí-mật yếu-trọng. Ấy vậy chư
Hiền-Hữu cũng phải cầu khẩn với Lão, nội hạ tuần
tháng nầy thì khởi nguyện, dặn các Thánh-Thất, các Đạo-Hữu
phải để lòng thành-khẩn ; hiệp sức làm một với Lão,
mà nài xin Thánh-Luật, nghe à : ( Cười ). Hễ Đạo trọng
thì tức-nhiên chư Hiền-Hữu trọng, vậy thì chư Hiền-Hữu
biết mình trọng mà lo sửa vẹn người Đời .....Từ đây,
Lão hằng giữ gìn cho chư Hiền-Hữu hơn nữa ; nếu thảng
Lão ép lòng cầm quyền thưởng-phạt phân minh, là cố ý
muốn giá-trị chư Hiền-Hữu thêm cao-trọng nữa, vậy Lão
xin đừng để dạ phiền hà, nghe !
Ngài liền kêu hai vị Chưởng-Pháp lên lấy bộ Luật xuống,
đặng dâng qua cho Hiệp-Thiên-Đài, lại dạy Hộ-Pháp và
Thượng-Phẩm xuống Cửu-Trùng -Đài đứng nơi vị mình.
Hộ-Pháp thì bắt ấn Hộ-Pháp trấn trên bộ Luật, còn
Thượng-Phẩm thì cầm Long-Tu-Phiến che trên ấn ấy, rồi
dạy hai vị Chưởng-Pháp như vầy : " Ta kỳ cho một tháng
phải nạp Luật " .
Hai vị Chưởng-Pháp lãnh kiểm dượt luật trong một tháng
đem nạp hồi cho Lý-Giáo-Tông ; rồi Ngài mới cậy hai vị
Đầu-Sư thay mặt cho Ngài, đệ lên Hiệp-Thiên-Đài dâng
cho Hộ-Pháp cầu Thầy giáng xuống sửa lại. Nhờ Ngài
và Hội-Thánh cầu-khẩn, Thầy đã giáng bút truyền các
bí- pháp ấy cho Hộ-Pháp (1) .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
(1) Mừng thay cho nhơn-loại chút ít rồi. Hội-Thánh Chơn-
Truyền Tân-Pháp đã đạt đặng như phép " Giải-Oan " phép
" Khai-sanh-môn ", Ban-Kim-Quan vân vân, lại còn nhiều bí-pháp
nữa mà Hộ-Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng-sanh
và Hội-Thánh còn mờ-hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng
biết các đấng Thiêng-Liêng là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật
tại Bát-Quái-Đài đã thọ lịnh của Thầy mà hành pháp
vì thuộc về quyền hành của các Đấng ấy ; ngày nay mới
tính sao ? Trong các bí-pháp có mầu nhiệm đắc Đạo, bây
giờ các đấng ấy có cho hay là không ? Thảm...... ( Cười
), nếu Lão có phương chỉnh-đốn nền Đạo lại thì đặng,
bằng chẳng vậy, thì không có một người đắc pháp, Cửu-Trùng-Đài
cũng đã yểm quyền Bát-Quái-Đài mà chớ : Thật vậy đó
chút !
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Coi theo đây thì thấy rõ : Đức Giáo-Tông kêu Chánh-Phối-Sư
Thượng-Tương-Thanh xem người hành sự mà bắt chước,
thì đủ chỉ rõ rằng : Ngài ban quyền hành-sự trọn vẹn
cho Chánh-Phối-Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay
vào cho đủ, tức là cả ba hiệp lại mới đặng. Đầu-Sư
cũng vậy mà Chưởng-Pháp cũng vậy, phải hiệp một mới
phù-hạp câu Thánh-Ngôn " Một thành ba, mà ba cũng như một
" (Ấy là cơ vô-vi Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt, chư Hiền-Hữu
có biết à ! Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần,
nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng
khá nhớ !) .
Sao lại giao cho Chánh-Phối-Sư chỉnh-đốn Tân-Luật, ngày
sau có phải giao cho Chánh-Phối-Sư như vậy nữa chăng ?
Trên kia đã nói Chánh-Phối-Sư là người thay mặt cho cả
nhơn- sanh giữa Hội-Thánh, ấy là người làm chủ nhơn-sanh
trong nền Đạo ( Đây cũng nên giải, vì cớ nào kể từ
phẩm Chánh-Phối-Sư trở xuống thuộc về thế, nghĩa là
đời và từ phẩm Đầu-Sư đổ lên thuộc về Thánh, nghĩa
là Đạo, bên Hiệp-Thiên-Đài cũng có Đời và Đạo, mà
Bát-Quái-Đài cũng phải có vậy, mới nhằm cơ hiệp một
Đời cùng Đạo. Tức là trong Đạo có Đời, mà trong Đời
cũng có Đạo ), hễ gọi là chủ nhơn-sanh, ấy là nhơn-sanh
vậy .
Trong Bát-Quái-Đài kể từ Tiên-vị đổ lên cho tới Thầy
thì đã vào địa vị của các đấng trọn lành " classe
des Parfaits ou des purs" (Đức Lý Giáo-Tông khen hay), từ Thánh-vị
trở xuống nhơn-vị thì vào hàng Thánh " classe des Épures
" (Đức Lý Giáo-Tông khen hay), từ thú-cầm xuống vật-chất
thì hàng phàm-tục " classe des Impurs " (Đức Lý Giáo-Tông
khen hay), ấy vậy trong Bát-Quái-Đài từ bực Thánh-Hồn
thì còn phận sự điều-đình Càn-khôn thế-giái, giao-thiệp
cùng các chơn-hồn, còn ở trong vòng vật-chất, nâng-đỡ,
dạy dỗ cho phàm-phẩm tấn-hóa lên cho tới Thánh-vị. Hễ
vào đặng Thánh-vị rồi thì tự-nhiên mình biết lấy mình,
dầu phải bị đọa-trần đi nữa cũng còn giữ vẹn Thánh-Đức
mà tu hành đặng đạt đến địa-vị trọn lành, lên địa
vị trọn-lành rồi thì mới đồng quyền cùng Tọa-Hóa,
từ-bi, tự-tại bất-tiêu bất-diệt .
Trong Hiệp-Thiên-Đài thì có Hộ-Pháp thay quyền cho các
Đấng Thiêng-Liêng và Thầy mà gìn-giữ công-bình Tọa-Hóa,
bảo-hộ nhơn-loại và vạn-vật lên cho tới địa-vị tận-thiện
tận-mỹ ; người thì tận-thiện, còn vật thì tận-mỹ,
Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông). Chẳng cần
lấy sức mình mà lập, chỉ bảo-hộ cho sự tấn-hóa tự-nhiên
khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo-hộ thì
phải có luật-pháp, lấy luật-pháp mà kềm chớ nhơn-sanh,
cũng như các Đấng trọn lành lấy Thiên-Điều mà sửa
trị Càn-Khôn Thế-Giái .
Hộ-Pháp là thể các Đấng trọn lành, Hay (Ấy là lời
khen của Đức Lý Giáo-Tông) người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm
lập Đạo, đặng dìu-dắt các Chơn-hồn lên tột phẩm-vị
của mình, tức là nâng-đỡ binh vực cả Tín-Đồ và Chức-Sắc
Thiên-Phong ngồi an địa-vị, cũng như chư Thần, Thánh điều-đình
Càn-Khôn Thế-Giái cho an- tịnh hòa-bình mà giúp sức cho
vạn-loại sanh-sanh hóa-hóa . Thượng-Phẩm tiếp các chơn-hồn
của Thượng-Sanh giao vào cửa Đạo ; Thượng-Phẩm là người
thể Đạo đối với hàng Thánh, ấy là người làm đầu
các Thánh. Còn Thượng-Sanh về thế-độ, đem các chơn-hồn
vào cửa Đạo, dầu nguyên-nhân hay là hóa nhân cũng vậy,
phải nhờ người độ rỗi. Thượng-Sanh đặng mạng lịnh
chuyển-thế, điều độ nhơn-sanh ra khỏi trầm-luân khổ-ải.
Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông), buộc Thượng-Sanh
phải gần kẻ vô Đạo đặng an-ủi dạy-dỗ, mà kể từ
hạng vô đạo trở xuống, cho tới vật-chất thuộc về
phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể Đời, người đứng
đầu của phẩm phàm-tục. Hay (Ấy là lời khen của Đức
Lý Giáo-Tông).
Trong Cửu-Trùng-Đài có Đấu-Sư thì đối với phẩm Địa-Tiên,
Chưởng-Pháp thì đối với phẩm Nhơn-Tiên, Giáo-Tông thì
đối với phẩm Thiên-Tiên: Tam-Trấn-Oai-Nghiêm thay quyền
Phật-vị tại thế nầy . Ấy vậy, các Đấng ấy đối
phẩm cùng các Đấng trọn lành của Bát-Quái-Đài. Giáo-Tông
giao quyền cho Đầu-Sư, Đầu-Sư lại phân quyền cho Chánh-Phối-Sư,
Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông) lập Đạo
đặng độ rỗi nhơn-sanh ; cũng như Hộ-Pháp giao quyền
cho Thượng-Sanh và Thượng-Phẩm ; còn Chánh-Phối-Sư và
Phối-Sư đối phẩm Thiên-Thánh, Giáo-Sư đối phẩm Nhơn-Thánh,
Giáo-Hữu đối phẩm Địa-Thánh, Lễ-Sanh đối phẩm Thiên-Thần,
Chánh-Tri-Sự, Phó-Tri-Sự và Thông-Sự đối phẩm Nhơn-Thần,
Chư Tín-Đồ đối phẩm Địa-Thần, Hay (Ấy là lời khen
của Đức Lý Giáo-Tông). Ấy vậy, các vị ấy đối phẩm
vào hàng thánh của Bát-Quái-Đài là cầm quyền lập Đạo
.
Kẻ ngoại-Giáo, Tả-Đạo Bàn-Môn, người vô Đạo, riêng
nắm quyền hành thế tục, nghịch cùng chơn-lý Chánh-Truyền
; mượn thế lực phàm-tục mà diệt lành dưỡng dữ, mê-hoặc
nhơn-sanh, lưu-luyến trần-thế ; trên không biết Trời,
dưới không kỉnh đất ; lấy người làm lợi khí đặng
vụ tất công-danh, quyền-quyền thế-thế : chẳng kiêng
nể luân-hồi, ham vật-chất hơn tinh-thần, lấy vinh-hoa
của kiếp sanh làm sở-nguyện, như thú-vật, cây-cỏ, sắt
đá. chỉ biết sống mà không biết sống để làm gì, còn
không hay, mà mất cũng không biết. Ấy là hạng phàm, gọi
đời đó vậy ,( Hay ...Áng văn tuyệt bút Lão khen đa). (Ấy
là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông).
Thầy đã dạy nhơn-sanh tự lập luật lấy mình, mà Chánh-Phối-
Sư đã hẳn là người thay mặt cho Nhơn-Sanh, tức nhiên
quyền hành lập luật là nơi tay Chánh-Phối-Sư đã đáng
.
Quyền hành chánh-trị về phần Đầu-Sư, mà quyền hành-sự
về Chánh-Phối-Sư, bằng chẳng vậy thì ngôi Giáo-Tông,
Đầu-Sư cũng không kiêng-nể ; vì đã nhứt thống quyền
chánh-trị và luật-lệ : lại nữa, Thầy đã định ngôi
Giáo-Tông thì Đầu-Sư và Chưởng-Pháp tranh cử đặng,
nếu không giảm quyền Đầu-Sư thì Chưởng-Pháp mong chi
đắc cử .
Chánh-Phối-Sư đã là người thay mặt cho nhơn-danh chỉ
biết tuân lịnh mà thôi, chớ không phép cãi lịnh, có phép
dâng luật lên cho Đầu-Sư cầu xin chế-giảm chớ không
đặng phép lập luật. Như ngày sau, nếu Thầy ban quyền
cho nhơn-sanh lập luật lại nữa, thì người mới có quyền
chỉnh đốn luật-lệ như buổi nầy vậy. Vì vậy mà Thầy
mới nói :
P.C.T
.- " Ba vị Chánh-Phối-Sư đặng phép thế quyền cho
Đầu- Sư, song không đặng quyền cầu phá luật-lệ "
C.G.-Hễ
trái mạng lịnh Thiêng-Liêng, sửa cãi luật-lệ mà hành
sự, hoặc thêm, hoặc bớt, thì là phạm phép Thiên-Điều
làm cho Thánh-Giáo trở nên Phàm-Giáo. Nhơn-sanh là Phàm,
Hội-Thánh là Thánh, nếu không Hội- Thánh phê-chuẩn thì
những điều chi sửa cải bởi Chánh-Phối-Sư, nghĩa là
nhơn-sanh, đều là Phàm cả, mà hễ phàm thì khó mong lập
vị Thánh cho đặng, Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông).
Bởi cớ ấy nên Thầy không cho Chánh-Phối-Sư lập luật
; ấy cũng là cơ mầu-nhiệm, diệt phàm của Đạo vậy.
Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý Giáo-Tông) .
V.- Quyền-Hành Phối-Sư
C.G
.- Phối-Sư là người lãnh quyền của Chánh-Phối-Sư ban
cho, đặng đồng quyền, đồng thể cùng Chánh-Phối-Sư
khi người giao trách- nhậm cho mình ; chẳng đặng làm điều
chi không có lịnh của Chánh-Phối- Sư truyền dạy ; nhứt
nhứt điều phải tuân mạng-lịnh của Chánh-Phối-Sư khi
đặng sai trấn-nhậm các nơi ; mọi điều canh-cải là phạm
Pháp-Chánh-Truyền, ắt bị giải ra tòa Tam-Giáo .
VI.- Quyền-Hành Giáo-Sư
P.C.T.-
Giáo-Sư có 72 người, mỗi phái là 24 người .
C.G.-
Giáo-Sư có 72 người, chia đều ra mỗi phái là 24, không
đặng phép tăng thêm hay là giảm bớt .
P.C.T.-
Giáo-Sư là người dạy-dỗ chư Môn-Đệ trong đường
Đạo và đường Đời .
C.G.-
Đã biết rằng Giáo-Sư thế quyền cho Đầu-Sư và Phối-Sư
mà cai quản các Thánh-Thất nơi Châu-Thành lớn mặc dầu,
nhưng Thầy định- quyết cho người có quyền dạy-dỗ mà
thôi, song quyền-hành có rộng thêm đôi chút là dạy-dỗ
trọn cả đường Đạo và đường Đời. Nghĩ cũng chẵng
chi làm lạ, vì cả chức-sắc Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài
của Thầy lập, phải tùy theo tôn-chỉ-Đạo, nghĩa là xu-hướng
về phần giáo-dục mà thôi . Thầy đã xưng là Thầy đặng
dạy-dỗ, còn tên của chức-sắc đủ chỉ rõ ràng phận-sự
giáo-hóa là chánh vai của mỗi người ; như Giáo-Hữu, Giáo-Sư,
Phối-Sư, Đầu-Sư, Giáo-Tông ; xem rõ lại thì tên mỗi
vị chẳng mất chữ Giáo hay là chữ Sư. Cơ Đạo từ cổ
chí kim vẫn vậy, lại hiệp lời nầy " Thiên-mạng chi vị
tánh, suất tánh chi vị Đạo, tu Đạo chi vị Giáo ". Thầy
chỉ cậy Hội-Thánh, Thầy đã đến lập, thay quyền cho
Thầy mà dạy-dỗ cả con cái của Thầy, nghĩa là chúng-sanh
đặng lành ; ấy là phận sự cần nhứt của Hội-Thánh
đó .
P.C.T.-
Buộc chúng nó lo lắng cho các con như anh ruột lo cho
em .
C.G.-
Thầy buộc Giáo-Sư phải lo lắng cho các Tín-Đồ trong địa-
phận mình cai-quản, như anh ruột lo cho em, nghĩa là thân
cận với các Tín-Đồ như anh em một nhà, cần lo giúp-đỡ,
phải đoạt tình thân thiết của mỗi người cho họ đủ
yêu-mến mà nương dựa nơi mình, hầu lừa thế chia vui,
sớt nhọc, tình ái liên-lạc thế nào, phải cho ra người
anh ruột của các Tín-Đồ, mới vừa lòng Thầy sở-định.
Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý-Giáo-Tông ). Những tiếng
anh ruột lo cho em là đủ nghĩa .
P.C.T.-
Chúng nó cầm sổ-bộ của cả Tín-Đồ .
C.G.-
Bộ sanh-tử, bộ hôn-phối, sổ nhập-môn hay là trục xuất
của cả Tín-Đồ, đều về phần Giáo-Sư nắm giữ. Giáo-Sư
là người thủ bộ Đời của Đạo, quyền hành đã nhứt
định ; chẵng chức-sắc nào đoạt đặng .
P.C.T
.- Chúng nó phải chăm-nôm về sự tang-hôn của mỗi đứa
.
C.G
.- Hễ thủ bộ Đời, thì chăm-nôm về tang-hôn rất tiện.
Quan, hôn, tang, tế, là điều cần nhứt của kiếp sống
người Đời, mà Thầy chỉ định giao cho Giáo-Sư có sự
tang-hôn mà thôi ; ấy vậy Giáo-Sư đặng trọn quyền sắp
đặt sửa đương thế nào cho hai lẽ ấy đặng phù-hạp
với tục lệ của nhơn-sanh, tùy theo phong hóa của các sắc
người, song chẳng đặng làm cho thất thể Đạo, nghĩa
là mỗi điều sửa-cải phải do nơi Hội-Thánh phê-chuẩn.
Thầy đã nói : " của mỗi đứa ", tức nhiên mình cũng
phải hiểu của mỗi nước.
P.C.T.- Như tại Châu-Thành lớn thì mỗi đứa đặng
quyền Cai- Quản, cúng tế Thầy như Đầu-Sư và Phối-Sư
.
C.G.-
Đây Thầy đã nói tại Châu-Thành lớn, thì chúng sanh cũng
nên hiểu là địa-phận thuộc về dưới quyền trách-nhậm
của Giáo-Sư cai-quản, người đặng quyền cúng-tế Thầy
như Đầu-Sư và Phối-Sư, mà đặng quyền cúng tế Thầy
như Đầu-Sư và Phối-Sư thì tức nhiên phải tùng theo lễ
phép của Đầu-Sư và Phối-Sư phán dạy. Ấy vậy lễ cúng
tế chẳng phải trọn quyền của người mà là của Hội-Thánh
sở-định .
P.C.T.- Chúng nó đặng dâng sớ kêu nài về sự
luật-lệ làm hại nhơn-sanh hay là cầu xin chế-giảm luật-lệ
ấy .
C.G.-
Những Tân-Luật hay là Cựu-Luật mà đã rõ có hại cho
nhơn- sanh, thì Giáo-Sư đặng phép kêu nài hay là cầu xin
chế-giảm .
P.C.T.-
Chúng nó phải thân cận với mỗi Môn-Đệ như anh
em một nhà, cần lo giúp-đỡ, nghe à !
C.G.-
Đây là một câu Thầy lập lại nữa, quyết định cho Giáo-
Sư phải thân cận mỗi Môn-Đệ của Thầy như anh em một
nhà, cần lo giúp-đỡ, nên chi, Thầy mới gằn hai chữ "
nghe à " xin hãy coi đó mà để ý .
Giáo-Sư đã là người thay quyền cho Đầu-Sư và phối-Sư
mà cai quản Thánh-Thất và cúng tế Thầy, ắt buộc phải
tùng quyền Phối-Sư, chẳng đặng trái mạng lịnh người,
trừ ra các quyền hành riêng Thầy đã định, thì nhứt
nhứt đều tùng trật-tự, do lịnh Phối-Sư không đặng
phép tự mình sửa-cải. Nếu sửa-cải là phạm trật-tự,
mà phạm trật-tự, nghịch Pháp-Chánh-Truyền ắt bị giải
ra Tòa-Tam-Giáo .
VII- Quyền-Hành Giáo-Hữu
P.C.T.-
Giáo-Hữu là người để phổ-thông chơn Đạo của
Thầy
C.G .- Muốn phổ-thông chơn Đạo của Thầy, buộc
Giáo-Hữu phải học cho lảu thông chơn Đạo của Thầy.
Ấy vậy, chức Giáo-Hữu phải có khoa mục mới đặng.
Cái phận sự phổ thông là một phận sự lớn lao qúi-
trọng, nếu chẵng biết tôn-chỉ của Đạo cho thông-suốt,
lại đem truyền bá cho nhơn-sanh những tư tưởng nghịch
cùng chơn lý của Đạo, là hại Đạo, Huống chi Thầy đã
nói Giáo-Hữu là người thân cận của nhơn-sanh hơn hết,
nếu chẳng lựa-chọn kẻ hạnh-đức, tu-tâm, có đủ tư-cách
mà bày gương Đạo cho rõ ràng, nhơn-sanh chỉ để mắt
vào đó mà khen, hay là chê Đạo, vì sự chơn-thật, hay
là giả-dối, nhơn-sanh chỉ coi đó mà quyết-đoán. Trò
phải như Thầy, mà Thầy thế nào thì Trò phải thế ấy,
nhơn-sanh xem Trò mà đoán Thầy. Cái thể-thống của Đạo
Thầy gọi là chơn-thật thì phải hành Đạo thế nào cho
ra chơn-thật y như Thầy sở-định. Bực trí-thức, muốn
quan-sát một nền Đạo nào, thì chẳng cần biết hết Chức-Sắc,
chỉ lựa một phẩm-vị yếu-trọng hơn hết là bực hạ-thừa,
mà so-sánh tư-cách, hạnh-đức, đặng quyết-đoán tôn-chỉ
nội-dung của Tôn-Giáo ấy .
Giáo-Hữu là một phẩm-vị rất yếu-trọng. Ấy vậy buộc
Giáo-Hữu phải thể Đạo cho xứng đáng Tôn-chỉ cao-thượng
của Đạo. Muốn cho xứng đáng thì phải thông-suốt cả
các chơn-lý Đạo .
P.C.T
.- Chúng nó đặng quyền xin chế-giảm luật-lệ.
C.G
.- Giáo-Hữu đặng quyền dưng sớ cho bề trên mà xin
chế-giảm luật-lệ ; biết đâu, ngày kia các vị ấy còn
phải thuyên-bổ đi phổ-thông chơn Đạo Thầy trong một
nước, hay là một Dân-Tộc nào mà phong-hóa không thể tùng
theo Đạo-luật đặng, nếu không chế-giảm cho phù-hạp
thức-lệ lễ-nghi của sắc dân ấy, thì khó mà độ-rỗi
cho đặng. Thầy cho Giáo-Hữu đặng xin chế-giảm luật-lệ
là vì vậy .
P.C.T
.- Ba ngàn Giáo-Hữu chia ra đều, mỗi phái là một
ngàn, chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt .
C.G
.- Câu ấy đã nói rõ, chẳng cần phải giải, song buộc
phải nói rằng : chức Giáo-Hữu để cho cả các sắc dân
toàn khắp Địa-Cầu, chớ không phải dành để cho một
nước Nam này mà thôi, dầu cho ngôi Giáo-Tông ngày sau, cũng
có đủ các dân-tộc khác cầm quyền chấp-chánh. Hay (Ấy
là lời khen của Đức Lý-Giáo-Tông ) .
P.C.T.-
Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chùa nơi mấy
tỉnh nhỏ .
C.G .- Hễ nói mấy tỉnh nhỏ đặng, thì cũng nói mấy
xứ nhỏ, mấy nước nhỏ đặng, mà mấy tỉnh nhỏ, mấy
xứ nhỏ, mấy nước nhỏ, thì phải tùng quyền mấy tỉnh
lớn, mấy nước lớn, mấy xứ lớn; tức nhiên Giáo-Hữu
phải tùng quyền Giáo-Sư. Khi làm chủ các Thánh-Thất, thì
Giáo-Hữu đặng phép hành-lễ y như thức-lệ Giáo-Sư sở-định,
không đặng phép sửa-cải, nhứt nhứt phải đợi lịnh
Giáo-Sư, nếu nghịch-mạng thì phạm Pháp-Chánh- Truyền
P.C.T.-
Điều chi chúng nó xin, thì buộc Giáo-Tông phải cần- mẫn
hơn hết .
C.G
.- Đã nói Giáo-Hữu là người thân-mật với nhơn-sanh,
hơn hết, mà kể từ phẩm Giáo-Hữu đổ lên cho tới Giáo-Tông
thì xa lắm; ấy vậy, Giáo-Hữu thì gần với nhơn-sanh,
còn Giáo-Tông thì xa nhơn-sanh, nếu Giáo-Tông muốn gần
với nhơn-sanh thì phải cẩn-mẫn giao thân cùng Giáo-Hữu.
Giáo-Hữu là người biết nhơn-sanh hơn hết, nếu Giáo-Tông
muốn biết nhơn-sanh, thì phải nghe lời Giáo-Hữu .
Thánh-ý muốn cho Giáo-Tông đặng gần nhơn-sanh cũng như
Giáo- Hữu, cho nên dặn Giáo-Tông phải để ý cần-mẫn,
xét-nét mỗi điều của Giáo- Hữu cầu xin hơn hết song
mỗi điều chi Giáo-Hữu cũng không đặng phép loạn đẳng
cấp, nghĩa là phải nương theo các phẩm-cấp trên mình
mà dâng sớ .
P.C.T.- Như điều chi mơ-hồ, thì cũng nó là kẻ sai đi kiểm-
dượt .
C.G.-
Chúng-sanh là Thế mà muốn cho biết Thế, thì phải thân-cận
chúng-sanh, gần chúng-sanh thì mới biết đặng sự hạnh-phúc
cùng là sự uất-ức của chúng-sanh .
Người gần-gủi chúng-sanh là Giáo-Hữu. Thảng như có điều
chi làm cho Đạo với Đời không tương-đắc, sanh ra nghi-hoặc,
mơ-hồ, thì không ai có thể quan-sát và kiểm-dượt dễ-dàng
hơn Giáo-Hữu, nên Thầy mới giao trách-nhậm riêng ấy cho,
là vì vậy. Hay (Ấy là lời khen của Đức Lý-Giáo-Tông
)
P.C.T
.- Chúng nó phải tu hạnh-đức, tư-cách cho lắm mới
đặng, vì chúng nó là người thân-cận với nhơn-sanh hơn
hết nghe à !
C.G.-
Câu nầy trên kia đã giãi rõ, đây chỉ nhắc câu quyết-định
" nghe à ! " của Thầy đó mà thôi. xin khá để ý .
( Ôi ! cái trách nhậm lớn lao ấy , vân vân ..)
|