Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Toà Thánh Tây Ninh
PHÁP CHÁNH TRUYỀN Chú Giải
Bát-Quái-Đài
- Hiệp-Thiên-Đài - Cửu-Trùng-Đài
Cây
và trái nho - hình thể
Nước nho - chơn thần
Rượu nho - linh hồn
Tinh-Khí-Thần Hiệp Nhứt
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
(tiếp theo)
VIII.- Quyền-Hành Lễ-Sanh
P.C.T.-
Lễ-sanh là đứa có hạnh, lựa chọn trong chư Môn-Đệ
để hành lễ.
C.G.-
Thầy đã nói Lễ-Sanh thì phải lựa chọn người có hạnh
hơn hết trong chư Môn-Đệ của Thầy ắt buộc phải hạnh-nết
hoàn-toàn, huống chi phải vào bực Lễ-Sanh mới mong bước
qua hàng chức sắc, thì Lễ-Sanh tất phải là người xứng
đáng, có đủ tư cách, học thức mà làm một vị Chức-Sắc
Thiên-Phong ngày sau .
Tuy vẫn đã biết, lúc Thầy lập Pháp-Chánh-Truyền, thì
Thầy dạy hành lễ dường ấy mặc dầu, là bởi lễ nghi
phong-hóa nhà Nam ta buộc phải vậy. Chớ Lễ-Sanh mà đối
chức "Anh" ( Frère ) của Thánh-Giáo. thì phận-sự cao-trọng
của Chức-Sắc ấy là dường nào !
Sau đây buộc Lễ-Sanh phải có cấp-bằng nơi trường Đạo,
mới mong dự cử vào địa vị ấy. Vậy thì Lễ-Sanh là
người thay mặt cho Giáo-Hữu, khi Giáo-Hữu vắng mặt, mà
hành lễ cúng tế Thầy, song phải tùng quyền Giáo-Hữu
mà hành sự (Lời của Đức Lý Giáo-Tông "Nhiều khi chư
Hiền-Hữu lạm dụng danh Lễ-Sanh mà cho kẻ hiến lễ làm
cho mất thể-diện của vị Thiên-phong. Vậy lão đặt tên
cho kẽ hiến lễ ấy là Lễ-Sĩ").
P.C.T
.- Chúng nó đặng đi khai đàn cho mỗi Tín-Đồ
.
C.G
.- Lễ-Sanh phải đi thăm-viếng các nhà Đạo-Hữu, thượng-
tượng khai đàn ; dạy cho biết lễ nghi cúng-tế Thầy,
thay quyền cho Giáo-Hữu.
Như ngày kia Đạo đã xuất dương ra ngoại-quốc thì sẽ
có nhiều dân-tộc chẳng có thể thờ-phượng như Nam, phận
sự của Lễ-Sanh đây mới ra sao ? Tưởng chẳng chi khác
hơn là đổi ra phần-thăm Tín-Đồ, an-ủi, dạy-dỗ chăm-nom
dìu-dắt trong đường Đạo cũng như đường Đời, thay
quyền cho Giáo-Hữu .
P.C.T.-
" Thầy dặn các con rằng: Lễ-Sanh là người Thầy
yêu-mến, chẳng nên hiếp-đáp chúng nó".
C.G
.- Thấy lòng Bác-Ái của Thầy bắt động lòng, vì Thầy
đã biết rằng Lễ-Sanh phải chịu tùng phục dưới quyền
người sai-khiến, nên phải có hạnh-đức, mới biết an
phận mình, mà chịu phần lòn-cúi, quật-hạ đặng. Thầy
lại để lời dặn rằng: Lễ-Sanh là người yêu-mến của
Thầy, ấy là Thánh-ý muốn không cho kẻ bề trên lấy quyền
hiếp em dưới .
P.C.T
.-" Như đặng hàng Lễ-Sanh mới mong bước qua được
hàng Chức-Sắc "
C.G
.- Câu nầy trên đã giải rõ, nên chẳng cần lập-lại,
nhưng phải nhắc rằng Lễ-Sanh, hoặc đặng đắc cử hay
là có khoa-mục mới đạt-vị .
P.C.T.-
Kỳ dư Thầy phong-thưởng riêng mới qua khỏi ngã ấy
mà thôi, " nghe à ! ".
C.G.-
Phải có cấp-bằng Lễ-Sanh mới vào hàng Giáo-Hữu đặng,
kỳ dư Thầy giáng cơ phong-thưởng riêng, mới qua đặng
Pháp-Chánh-Truyền, Thầy quyết-định với tiếng " nghe à
! " xin khá để ý .( Lời của Đức Lý Giáo-Tông - "Ôi !
cái hại là do tại nơi lòng quá yêu của Chí-Tôn phong thưởng
ấy, mà gây loạn cho Chơn-Truyền. Lão nhứt định cầu-khẩn
Chí-Tôn chẳng cho như vậy nữa ".)
IX.- Quyền-Hành Chánh-Trị-Sự
C.G.-
Chánh-Trị-Sự là Chức-Sắc của Đức Lý-Giáo-Tông lập
thành, (Đức Giáo-Tông khen : " phải ") phải tùng quyền
Lễ-Sanh mà hành sự. Đặng làm chủ trong địa-phận của
Giáo-Hữu (chia cho?) và thay mặt cho Đạo, làm anh cả trong
phần địa-phận ấy.
Đây
xin nhắc lời của Đức Lý-Giáo-Tông giáng bút giải-nghĩa
chức Chánh-Tri-Sự và nài Hộ-Pháp ban quyền luật-lệ Hiệp-Thiên-Đài
cho Chức-Sắc ấy (Cười ) đặng đủ thế-lực mà làm
cho hoàn-toàn trách nhậm .
Lời Đức Lý-Giáo-Tông nói : " Chánh-Tri-Sự là người thay
mặt cho Lão, làm anh cả của chư Tín-Đồ trong phần địa-phận
cửa nó, Lão muốn thế nào cho Lão có mặt khắp nơi, tận
ven Trời cùng góc bể. Lão tưởng Hiền-Hữu cũng muốn
vậy chớ (Lão tưởng chư Hiền-Hữu lại tưởng thế nào.
- Lão hỏi ? Thượng-Trung-Nhựt trả lời: " Bạch Ngài :
ấy là điều quí báu,từ xưa đến nay nhơn-sanh không đặng
hưởng ân-huệ như vậy"). Trong nhơn-sanh , hạng trí thức
thì ít, hạng ngu-muội thì nhiều, nếu chúng ta không có
đủ sức điều-đình, thì khó mà rải chơn-lý Đạo khắp
nơi cho đặng. Càng thân cận với nhơn-sanh lại càng chịu
nhiều sự khó-khăn rắc-rối ; chúng ta phải liệu phương
nào mà trừ-diệt những sự khó-khăn ấy, khi mới nảy
sanh ra. thì nền Đạo mới khởi loạn-lạc . Vậy Lão xin
Hiền-Hữu ban quyền cho Chánh-Trị-Sự đặng phép xử-trị,
hầu có thể dạy-dỗ sửa-răn. thay quyền cho chúng ta trong
chốn thôn-quê sằn-dã "
Khi ấy Đức Hộ-Pháp đã chịu lời cùng Ngài ( Lời của
Đức Lý Giáo-Tông - "Lão khen tài nhớ của Hộ-Pháp đó"),
và đã hiểu rõ ý-tứ cao-thượng ấy .
Sao Thầy lại giáng bút nữa cũng khuyên Hộ-Pháp ban quyền
.
Theo Thánh-ý Đức Lý-Giáo-Tông, thì quyền-hành Chánh-Trị-Sự
như vầy : Chánh-Trị-Sự phải chăm-nom, giúp-đỡ sự sanh-hoạt
của môn-đệ Thầy đã chịu dưới quyền người đều-khiển
, giúp khó, trợ nghèo, coi cả Tín-Đồ như em ruột, có
quyền xử đoán, nhứt là việc bất-bình nhỏ-mọn xảy
ra trong phần Địa-phận của mình, song phải tùng lịnh
Giáo-Hữu và Lễ-Sanh cùng người Đầu-Họ .
Người Tín-Đồ mà phạm luật Đạo, thì Chánh-Trị-Sự
phải khuyên- nhủ răn-he, ít nữa là đôi lần, thảng như
không bết ăn-năn chừa-cải, thì tư tờ về Thánh-Thất
sở tại cho Giáo-Hữu, đặng người đòi đến mà dạy-dỗ
răn-he. Như Giáo-Hữu đã dạy-dỗ răn he rồi, mà còn tái
phạm, thì Chánh-Trị-Sự có quyền đệ tờ lên cho người
Đầu-Họ mà cầu xin Hội-Thánh trừng-trị hay là trục-xuất,
chiếu theo Tân-Luật .
Tờ nầy phải làm ra hai bổn, 1 bổn tư về Hiệp-Thiên-Đài,
và một bổn về Cửu-Trùng-Đài.
Như có điều chi sai luật-Đạo. mà Chánh-Trị-Đạo đã
nhiều phen tư tờ cho Cửu Trùng-Đài, song Cửu-Trùng-Đài
yêm-ẩn, thì Chánh-Tri-Sự đặng phép tư tờ thẳng lên
Hiệp-Thiên-Đài, kêu nài định đoạt . (dường ấy mới
tránh sự áp quyền).
Cấm Chánh-Trị-Sự không đặng phép lấn địa-phận của
người đồng phẩm , không đặng đi nơi khác mà hành-chánh
. Buộc hành Đạo như vầy ; " Phải chia địa-phận mình
ra nhiều địa phận " tùy theo lớn nhỏ mà giao cho Phó-Trị-Sự
.
Buộc Phó Tri-Sự phải thay phiên nhau đặng nạp cho Chánh-Trị-
sự, mỗi tháng ba mươi công-quả, tức là mỗi ngày , phải
có một người hầu việc cho Chánh-Trị-Sự. Chánh-Trị-sự
mới sai người đó đị khắp địa-phận mà thăm viếng
Tín-Đồ về sự bịnh hoạn, đói khó. Hễ có một người
trong địa-phận bị tai-nạn, thì biểu người công quả
ấy ở tại đó mà giúp-đỡ, săn-sóc, hoặc bịnh-hoạn
phải lo nuôi-dưỡng, hoặc nghèo-nàn, phải chung hiệp nhau
mà gở-khổ, ấy là phận sự rất cao thượng của Chính-Trị-Sự,
cái vẻ riêng tốt đẹp của Đạo do tại nơi đó .
Đức
Lý Giáo-Tông lại dạy rằng : " vậy mới phải là
anh em một nhà, cần lo giúp-đở, chia vui sớt thảm, no đói
có nhau, giữ quyền-lợi cho nhau, không giành, không giựt,
hễ đói thì mình chung nuôi, bị thất lợi thì mình phải
giữ, hễ nhục thì mình chung chịu, ắt quyền hành mình
phải trọng.
Trước khi lãnh trách nhậm, buộc Chánh-Trị-Sự phải đến
Thánh- Thất sở tại mà lập minh-thệ ; phải thề rằng
:" Giữ dạ vô-tư mà hành Đạo, dầu cha mẹ, anh em,
vợ con, cũng chẳng đặng phép tư-vị, gìn dạ chơn thành,
thể thiên hành Đạo. Chánh-Trị-Sự là Đầu-Sư em đó
vậy
.
X.- Quyền-Hành Phó-Trị-Sự
C.G.- Phó-Trị-Sự cũng là Chức-Sắc của Lý-Giáo-Tông
lập thành.
Người đặng đồng quyền cùng Chánh-Trị-Sự, trong một
địa-phận của Chánh-Trị-Sự nầy cho cai-quản. Người
có quyền về chánh-trị chớ không có quyền về luật-lệ.
Đặng phép sửa-đương, giúp-đỡ, dìu-dắt, dạy-dỗ chư
Tín-Đồ trong địa-phận trấn nhậm, mà không đặng phép
xử-đoán. Buộc mỗi tháng, thay phiên với các Phó-Trị-Sự
khác, mà dâng cho Chánh-Trị-Sự ba chục người công-quả,
đặng cho Chánh-Trị-Sự có thể sắp đặt việc giúp-đỡ
kẻ cô thế, bịnh-hoạn, bị tai-nạn, trong địa-phận sở-tại
mình, song khi đắc lịnh của Chánh-Trị-Sự dạy giao người
công-quả ấy, nơi nhà người Tín-Đồ nào, thì phải chăm-nom
coi chừng có làm phận-sự cùng chăng ? hoặc có sơ-sót
điều chi, phải cho Chánh-Trị-Sự hay, đặng sửa-đương
chỉnh-đốn lại. Mỗi ngày phải chạy tờ nhựt-để cho
Chánh-Trị-Sự hiểu điều động-tịnh trong địa-phận
của mình : nhứt là những sự chi làm hại cho phương-diện
Đạo, thì phải tức-cấp cho Thông-Sự hay, đặng điều-đình
thế nào cho an-ổn. Những sự kiện-thưa, những điều sái
luật Đạo, đã đặng tin quả quyết, thì chẳng đặng
phép yêm-ẩn, ngó lơ, buộc phải giao cho Thông-Sự phán-xử
.
Cấm nhặt không cho Phó-Trị-Sự lấn quyền về luật-lệ,
(Hay - Ấy là lời khen của đức Lý-Giáo-Tông) Phó-Trị-Sư
là Giáo-Tông em .
XI.- Quyền-Hành Thông-Sự
C.G
.- Thông-Sự là Chức-Sắc của Lý-Giáo-Tông khuyên Hộ-Pháp
lập thành.
Thông-Sự là người đồng thể cùng Phó-Trị-Sự trong địa-phận
của Phó-Trị-Sự cai-quản, song người có quyền về luật-lệ
chớ không có quyền về chánh-trị .
Thông-Sự là người của Hiệp-Thiên-Đài để tùng quyền
Chánh-Trị- Sự. Phận sự của người thì phải xem-xét,
kiểm-dượt cử-chỉ hành đạo của Phó- Trị-Sự. Moi việc
chi làm cho mất lẽ công-bình nơi địa-phận của Phó-Trị-
Sự cai-quản mà Hội-Thánh không rõ thấu, thì Thông-Sự
phải chịu phần trách-cứ . ( Hay - Ấy là lời khen của
đức Lý-Giáo-Tông ).
Những điều chi sái luật Đạo, chẳng y theo lịnh Hội-Thánh
tư-truyền, hoặc sửa-cải Tân-Luật, hoặc cải lịnh hành
chánh, (Hay - Ấy là lời khen của đức Lý-Giáo-Tông) nếu
chẳng có phép của Chánh-Trị-Sự truyền dạy mà Phó-Trị-Sự
tự-chuyên thi hành, Hội- Thánh lại không hay-biết chi hết,
thì tội-tình ấy về phần Thông-Sự .
Tuy người phải chịu dưới quyền Chánh-Trị-Sự mặc dầu,
song đặng quyền sửa lỗi của Chánh-Trị-Sự. Thảng như
đã thấy lẽ vô Đạo hiển- nhiên của Chánh-Trị-Sự,
thì Thông-Sự đặng phép can-gián sửa lỗi ; nếu đã nhiều
phen mà Chánh-Trị-Sự chẳng nghe và đã có tư tờ về Cửu-Trùng-Đài
mà Cửu-Trùng-Đài yêm-ẩn. thì người đặng phép chạy
tờ về Hiệp-Thiên-Đài mà cầu-xin sửa trị. Người phải
chăm-nom, binh-vực những kẻ cô-thế, bất- câu người có
Đạo hay là ngoại Đạo, hoặc là bị tai-nạn thình-lình,
hoặc bị nghèo-nàn đói-khó, hoặc bị bịnh-hoạn cô thân,
hoặc phải bị tha-hương lữ-thứ, hoặc bị yếu tha già
thải, (1) người đặng trọn quyền buộc Phó-Trị-Sự phải
liệu phương giúp-đỡ.
Bất kỳ Chức-Sắc nào, đều lớn nhỏ cũng vậy khi Thông-Sự
có gặp (2) việc cần-dùng gấp-rút trong khi hành-chánh của
Đạo thì buộc phải giúp-đỡ binh vực. Những kẻ nào
mà Thông-Sự đã nhiều phen trách cứ về tánh cường-ngạnh,
không chịu giúp-sức người trong cơn gấp-rút đã đủ
chứng-cớ thì Hiệp-Thiên-Đài sẽ xin Hội-Thánh trừng-trị.
Trước khi lãnh trách nhiệm, buộc Thông-Sự phải đến
Thánh-Thất sở tại mà lập minh thệ, y như Chánh-Trị-Sự,
Thông-Sự là Hộ-Pháp em .
Thầy đã nói " Nếu dưới mắt các con còn thấy một
điều mất lẽ công-bình, thì Đạo chưa thành lập "(
Hay - Ấy là lời khen của đức Lý-Giáo-Tông ).
C.G.-
Bực hạ đẳng nhơn-sanh thường bị hiếp-đáp vì mất
lẽ công-bình hơn hết. bởi cớ ấy mà quyền Thông-Sự
rất nên yếu-trọng.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
(1) Đời có sưu-thế mà đặng tha đi là có tật-nguyền,
không phương bảo thân cho vẹn, còn lớn thì có bịnh tình
phận sự mà bị thải ra thì làlão thành cô độc .
(2) Đoạn này Đức Lý-Giáo-Tông hỏi rằng: Nếu nói có
việc chi dầu cho không nó cũng kiếm cớ đặng dụng ai
sai nấy thì Hộ-Pháp mới tính sao ? (cười) Ngài thêm chư
gặp vào nữa, nghĩa, là thay vì: có việc ; Ngài để : có
gặp việc .
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Đạo-Phục
Giáo-Tông
C.G
.- Đạo phục
của Giáo-Tông có hai bộ, một bộ Đại-Phục và một bộ
Tiểu-Phục .
Bộ Đại-phục thì toàn bắng hàng trắng, có thêu bông
sen vàng từ trên tới dưới, hai bên cổ áo, mỗi phía có
ba Cổ-Pháp là : Long-Tu-Phiến, Thư-Hùng-Kiếm và Phất-Chủ.
( ấy Cổ-Pháp của Thượng-Phẩm và Thượng-Sanh trị thế
) Đầu đội mão vàng năm từng hình Bát-Quái ( thế Ngũ-Chi
Đại-Đạo ) ráp tròn lại bít chính giữa ; trên chót mão
có để chữ " Vạn" giữa chữ vạn có Thiên-Nhãn Thầy,bao
quanh một vòng Minh-khí; nơi ngạch mão, phải chạm ba Cổ-Pháp
cho rõ-ràng, y như hai bên cổ áo đã nói trên kia, tay mặt
cầm cây gậy 0m90, trên đầu gậy có chữ "Vạn" bằng vàng,
nơi giữa chữ vạn có Thiên-Nhãn Thầy , bao quanh một vòng
Minh-Khí (Thật đẹp).
Bộ tiểu phục cũng toàn bằng hàng trắng, có thêu chữ
Bát-Quái bằng vàng, cung khảm ngay hạ Đơn-Điền, cung Cấn
bên tay mặt, cung Chấn bên tay trái, cung Đoài bên vai mặt,
cung Tốn bên vai trái, cung Ly ngay trái tim, cung khôn ngay giữa
lưng. Đầu đội mão Hiệp-Chửơng ( Mitre ) cũng toàn bằng
hàng trắng, bề cao ba tất ba phân ba ly ( 0m333) may giáp mối
lại cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh, hiệp lại
có một đường xếp ( ấy là âm-dương tương-hiệp ) cột
dây xếp hai lại, nơi bên tay trái có để hai dải thòng
xuống, một mí dài một mí vắn ( mí dài bề ngang 0m03,bề
dài 0m30 ) trên mão ngay trước trán có thêu chữ cung Càn.
Chơn đi giày vô-ưu toàn bằng hàng trắng, trước mũi có
chữ Tịch-Đạo Nam-Nữ. Tỷ như Đức Lý-Giáo-Tông đương
thời. thì nơi trước mũi giày của ngài phải có chữ Tịch-Đạo
là " Thanh-Hương " (Hay - Ấy là lời khen của đức Lý-Giáo-Tông)
.
Đạo-Phục
Chưởng-Pháp
I
C.G.-
Đạo phục của Thái-Chưởng-Pháp có hai bộ, một bộ
Đại-phục và một bộ Tiểu-phục .
Bộ-Đại-Phục thì toàn bằng màu vàng ( màu Đạo ) có
thêu chữ Bát- Quái y như Bộ Tiểu-phục Giáo-Tông, ngoài
thì choàng Bá-Nạp-Quang màu đỏ, tức gọi là khậu, đầu
đội mão Hiệp-Chưởng Hòa-Thượng tay cầm bình Bát-vu,
chơn đi giày Vô-ưu cũng màu vàng, một sắc với áo, trước
mũi có chữ "Thích".
Bộ Tiểu-phục thì cũng màu vàng, y như áo Đại-phục,
ngoài không đắp khậu, không đội mão mà bịt khăn màu
vàng chín lớp chữ nhứt .
II
Đạo-Phục
Thượng-Chưởng-Pháp có hai bộ, một bộ Đại-phục và
một bộ Tiểu-phục .
Bộ Đại-Phục thì toàn hàng trắng nơi trước ngực và
sau lưng có thêu Thiên-Nhãn Thầy bao-quanh một vòng Minh-Khí,
đầu đội mão Hiệp-Chưởng ( Mitre ) màu trắng, y như
kiểu mão Tiểu-phục của Giáo-Tông. Tay cầm Phất-Chủ
chơn đi giày vô-ưu cũng màu trắng trước mũi có chữ
" Đạo " Bộ Tiểu-phục thì màu trắng y như áo Đại-phục
đầu không đội mão mà bịt khăn màu trắng chín lớp
chữ Nhứt .
III
Đạo-phục
của Nho-Chưởng-Pháp có hai bộ, một bộ Đại-phục và
một bộ Tiểu-phục .
Bộ Đại-phục thì toàn bằng màu hồng ( màu Đạo ) nơi
trước ngực và sau lưng có thêu Thiên-Nhãn Thầy bao-quanh
một vòng Minh-Khí. Đầu đội mão Văn-Đằng màu hồng,
trên mão ngay trước trán có Thiên-Nhãn Thầy , bao-quanh
một vòng Minh-Khí, và trên có sao Bắc-Đẩu Tinh-Quân. Tay
cầm bộ Xuân-Thu, chơn đi giày Vô-ưu màu hồng trước
mũi có chữ " Nho " . Bộ Tiểu-Phục thì cũng hàng màu hồng,
y như áo Đại-Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn
màu hồng. chín lớp chữ Nhứt .
Đạo-Phục
Đầu-Sư
C.G.- Đạo-Phục
của Thái-Đầu-Sư có hai bộ, một bộ Đại-Phục và một
bộ Tiểu-Phục .
Bộ Đại-phục toàn hàng màu vàng ( màu Đạo ) nơi trước ngực và sau lưng
có thêu sáu chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, bao quanh ba vòng vô-vi, ngay
giữa có một chữ Thái, áo có chín dải, ngoài choàng Bá-Nạp-Quang màu
đỏ, y như của Thái-Chưởng-Pháp. Đầu đội Bát-Quái-Mạo màu vàng, có thêu
đủ tám cung chung quanh, chơn đi giày Vô-ưu màu đen, trước mũi có chữ
" Thái ".
Bộ Tiểu-Phục thì cũng hàng màu vàng y như áo Đại-Phục.
Đầu không đội mão mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ
Nhứt .
II
Đại-phục
của Thượng Đầu-Sư cũng có hai bộ, một bộ Đại-phục
và một bộ Tiểu-phục.
Bộ Đại-phục thì toàn hàng màu xanh da trời ( azur )( màu
Đạo ) nơi trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ, bao quanh ba vòng Vô-Vi, cũng y như của
Thái-Đầu-Sư, song ngay giữa có để chữ " Thượng " áo
cũng chín dải, đầu đội Bát-Quái Mạo y như của Thái-Đầu-Sư,
mà màu xanh da trời, chơn đi giày vô-ưu màu đen, trước
mũi có chữ " Thượng " .
Bộ Tiểu-phục thì cũng hàng màu xanh da trời y như Đại-phục,
đầu không đội mão mà bịt khăn màu xanh da Trời, chín
lớp chử nhứt .
III
Đạo-phục
của Ngọc-Đầu-Sư cũng có hai bộ, một bộ Đại-phục
và một bộ Tiểu-phục .
Bộ Đại-phục toàn bằng hàng màu hồng ( màu Đạo ) nơi
trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Đại-Dạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ bao quanh ba vòng vô-vi cũng như Thái-Đầu-Sư và
Thượng-Đầu-Sư, song ngay giữa có để chữ " Ngọc ",
áo cũng chín dải, đầu đội Bát-Quái-Mạo y như của
Thượng-Đầu-Sư song màu hồng. Chơn đi giày vô-ưu màu
đen, trước mũi có chữ " Ngọc " . Bộ Tiểu-phục thì
cũng hàng màu hồng, y như áo Đại-phục, đầu không đội
mão mà bịt khăn màu hồng chín lớp chữ Nhứt .
|