Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Toà Thánh Tây Ninh
TÂN LUẬT
Hội Thánh Giữ Bản Quyền
* * *
Tiểu
Tự phàm con ngừơi
phải biết có chi trên đầu. Cái
không trung trên đầu ta đó, là Trời.
Ðứng cầm quyền trên ấy là đấng
Tạo-Hóa, là Ngọc Hoàng Thượng
Ðế là Chúa Tể cả càn
khôn thế giái.
Nay Ðấng Tạo-Hóa lấy danh lập
Ðạo là Cao Ðài Tiên Ông, Ðại
Bồ Tát Ma Ha Tát dùng huyền diệu
Tiên-Gia đến dựng nơi nước Nam
ta, một nền chơn Ðạo rất cao thượng
mà độ rỗi nhơn sanh khỏi luân hồi,
gọi là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ
Ðộ.
Ðức Thựơng-Ðế vì thương
yêu nhơn-loại đến độ rỗi
chúng ta, lại gọi mình là Thầy,
kêu chúng ta là Môn Ðệ.
Vậy nên chúng ta phải hết lòng
kính mến và sùng bái, đấng Tạo
Hóa và hết dạ tín ngưỡng cái
Ðạo rất huyền-vi mầu nhiệm cuả
Ðấng Chí Tôn.
Cái tông chỉ cuả Ðại-Ðạo
là gồm cả ba Ðạo chánh là: Nho,
Thích, Ðạo chuyển cả ba Ðạo
ấy mà hiệp lại làm một. Nên chi
chúng ta tu Ðại Ðạo thì phải noi
theo tông chỉ cuả tam-giáo, mà tập rèn
tâm tánh, là phải nắm trọn tam-cang,
ngũ-thường, vẹn giữ tam-qui, ngũ-giới
và cần luyện tam-bửu, ngũ-hành.
Người mà gồm được hết
cả ba thì là gần Thần, Thánh, Tiên
Phật vậy
Ðạo Pháp
Chương
I
Về
Chức Sắc Cai Trị Trong Ðạo
Ðiều Thứ Nhứt:
- Trên hết có một phẩm Giáo-Tông
là anh cả có quyền thay mặt cho Thầy
mà dìu dắt cả tín-đồ trong đường
Ðạo và đường đời. Ðức
Giáo-Tông có quyền về phần xác,
chớ không có quyền về phần hồn.
Ðức Giáo-Tông đặng
phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên
và Thất Thập Nhị Ðịa Giái mà
cầu rỗi cho cả tín-đồ. Chư tín-đồ phải
tuân mạng lịnh phẩm ấy..
Ðiều Thứ Nhì:
-
Kế đó có ba vị Chưởng-Pháp
của ba phái là Nho, Thích, Ðạo.
Ba vị ấy có quyền
xem xét luật lệ trước buổi thi hành,
hoặc của Giáo-Tông truyền xuống, hoặc
của Ðầu-Sư dâng lên, Như hai đàng
chẳng thuận thì phải dâng lên cho Hộ-Pháp
đến Hiệp-Thiên-Ðài cầu Thầy
giáng xuống mà sửa lại .
Ba vị ấy có quyền
xem xét khinh điễn trước khi phổ-thông
; như có kinh luật chi làm cho bại phong-hóa
thì ba vị ấy phải truất bỏ chẳng
cho xuất bản .
Mỗi Chưởng-Pháp
có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ
trên mỗi luật mới đặng thi hành
.
Chưởng-Pháp phải
can gián sửa lỗi của Giáo-Tông ; nếu
cả ba thấy lẽ vô đạo của Giáo-Tông,
có quyền đem đơn kiện nơi Tòa-Thánh.
Ðiều Thứ Ba:
-
Ba vị Ðầu-Sư của ba phái có
quyền cai trị phần đạo và phần
đời của tín-đồ.
Ba vị ấy đặng quyền
lập luật, song phải dân lên cho Giáo-Tông
phê chuẩn. Ba vị ấy phải tuân mạng
lịnh Giáo-tông truyền dạy. Như khoảng
luật-lệ nào nghịch với sự sinh hoạt
của nhơn-sanh thì ba vị ấy được
nài xin huỷ bỏ .
Như luật-lệ nào
Giáo-Tông đã truyền dạy mà cả
ba đều ký tên không tuân mạng thì
luật-lệ ấy phải trả lại cho Giáo-Tông;
Giáo-Tông truyền lịnh cho Chưởng-Pháp
xét nét lại .
Ba vị có ấn riêng
nhau ; mỗi tờ giấy chi chi phải có đủ
ba ấn mới thi hành .
Ðiều Thứ Tư:
-
Ba mươi sáu vị Phối-Sư, chia ra
mỗi phái là 12 vị. Trong ấy có ba vị
Chánh-Phối-Sư
Ba vị ấy đặng thế
quyền cho Ðầu-Sư mà hành sự
song chẳng quyền cầu phá luật-lệ .
Ðiều
Thứ Năm.-
Giáo-Sư có 72 người,trong mỗi
phái có 24 người.
Giáo-Sư là người
để dạy dỗ chư tín-đồ trong
đường Ðạo và đường Ðời.
Buộc Giáo-Sư lo lắng
cho chư tín-đồ như anh ruột lo cho em.
Giáo-Sư cầm sổ bộ
của cả tín-đồ, phải chăm nom về
sự tang-hôn của mỗi người.
Như tại châu-thành
lớn, Giáo-Sư được quyền cai quản
và cúng tế Thầy, như thể Ðầu-Sư
và Phối-Sư.
Giáo-Sư đặng quyền
dâng sớ cầu nài về luật-lệ làm
hại nhơn-sanh hay là cầu chế giảm luật-lệ
ấy .
Giáo-Sư phải thân-cận
với tín-đồ như anh em một nhà cần
lo giúp đỡ.
Ðiều
Thứ Sáu.-
Giáo-Hữu là người để phổ-thông
chơn-đạo của THẦY, đặng
quyền xin chế giảm luật-lệ đạo,
đặng phép hành lễ khi làm chủ mấy
cái chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Có 3.000
Giáo-Hữu, mỗi phái 1.000, chẳng nên
tăng thêm hay là giảm bớt.
Ðiều
Thứ Bảy.-
Lễ-Sanh là người có hạnh, lựa
chọn trong chư tín-đồ mà hành lễ
.
Lễ-Sanh đặng quyền
đi khai đàn cho mỗi Tín-Ðồ .
Phải vào hàng Lễ-Sanh
rồi mới mong bước qua hàng chức-sắc
.
Luật-lệ lập Hội-Thánh
này vì chiếu theo Thánh-Ngôn mà đem
ra.
Ðiều
Thứ Tám.-
Ðầu-Sư muốn lên Chưởng-Pháp
thì nhờ ba vị công cử nhau.
Phối-Sư muốn lên
Ðầu-Sư thì nhờ 36 vị công cử
lên.
Giáo-Sư muốn lên
Phối-Sư thì nhờ 72 vị công cử
nhau .
Giáo-Hữu muốn lên
Giáo-Sư thì nhờ 3.000 vị xúm nhau công
cử .
Lễ-Sanh muốn lên Giáo-Hữu
thì nhờ cả Lễ-Sanh xúm nhau công cử.
Ngôi Giáo-Tông thì
hai phẩm Chưởng-Pháp và Ðầu-Sư
trang đặng, song phải chịu toàn tín-đồ
công cử mới đặng .
Kỳ dư THẦY giáng
cơ ban thưởng mới ra khỏi luật-lệ
ấy mà thôi.
Luật-Lệ lập Hội-Thánh
này vì chiếu theo Thánh-Ngôn mà đem
ra.
Chương
II
Về Người Giữ Ðạo
Ðiều Thứ Chín.- Muốn xin nhập môn phải
có hai người đạo-đức tiến
dẫn đến người làm đầu trong
họ . Hai người tiến dẫn phải lo lắng
chỉ biểu và dìu dắt người mới
cho hiểu biết đạo lý.
Ðiều
Thứ Mười.- Mỗi Thánh-Thất từ đây phải lập
minh-thệ còn ai mới vô Ðạo, nội
ngày đem tên vào sổ phải ra đứng
giữ đại-điện thề liền.
Buộc phải thuộc kinh
và thông hiểu luật-pháp của Ð(1)I-Ð(1)O truyền ra.
Ðiều
Thứ Mười Một.- Người làm đầu trong họ hay là chức-sắc
thay mặt cho mình phải đến làm lễ
cúng khai đàn trấn thần an vị cho người
mới và Ðạo .
Ðiều
Thứ Mười Hai.- Nhập môn rồi gọi là Tín-Ðồ. Trong
hàn Tín-Ðồ có hai bực :
-
1.
Một bực còn ở thế, có vợ chồng
làm ăn như người thường, song buộc
phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc
10 ngày trong tháng, phải giữ ngũ-giái-cấm
và phải tuân theo thế-luật cuả Ðại-Ðạo
truyền bá. Bực này gọi là người
giữ Ðạo mà thôi; vào phẩm hạ
thừa.
-
2. Một
bực đã giữ trường trai, giái sát
và tứ đại điều qui, gọi là
phẩm thượng thừa.
Ðiều
Thứ Mười Ba.- Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ mười
ngày sắp lên, được thọ truyền
bửu-pháp, vào tịnh-thất có ngừơi
chỉ luyện Ðạo.
Ðiều
Thứ Mười Bốn.- Chức-Sắc cai trị trong đạo từ bực
Giáo-Hữu sắp lên, phải chọn trong bực
người thượng thừa mà thôi .
Ðiều
Thứ Mười Lăm.- Bực thượng thừa theo Ðại-Ðạo buộc
phải để râu, tóc, ăn mặc thường
. Phải dùng toàn đồ vải trắng,
hoặc màu theo phái mình, song phải tùy
tiện chẳng nên xa-xí.
Chương
III
Về Việc Lập Họ
Ðiều Thứ Mười Sáu.- Nơi nào có đông
tín-đồ được chừng 500 người
sấp lên, thì được lập riêng
một họ đặt riêng một Thánh-Thất,
có một Chức-Sắc làm đầu cai trị.
Ðiều
Thứ Mười Bảy.- Sự lập họ phải có phép Ðức
Giáo-Tông và phải do nơi quyền
người .
Ðiều
Thứ Mười Tám.- Bổn-đạo trong họ phải tuân mạng lịnh
của Chức-Sắc làm đầu trong họ,
nhứt nhứt phải do nơi người, chẳng
đặng tự chuyên mà trái Ðạo.
Ðiều
Thứ Mười Chín.- Một tháng hai ngày sóc vọng, bổn đạo
phải tựu lại Thánh-Thất sở tại
mà làm lễ và nghe dạy đạo. Trừ
ra ai có việc được chế.
Ðiều
Thứ Hai Mươi.- Chức-Sắc giữ Thánh-Thất mỗi ngày phải
làm tiểu lễ bốn lần theo tứ thời
: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi thời phải
cúng đúng 6 giờ sáng, 12 giờ trưa,
6 giờ tối và 12 giờ khuya.
Ðổ một hồi chuông
trước khi hành lễ. Trong mấy thời này,
bổn đạo muốn đến tụng kinh tùy
ý .
|