NHỮNG CUỘC MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

Nói chuyện với Bà Hoàng xứ Oude

 

Trong các cuộc đối thoại này, chúng tôi bỏ qua các thủ tục cầu hồn, vì chúng luôn giống nhau, trừ khi có trường hợp đặc biệt.

 

1. Bà cảm thấy thế nào khi rời khỏi cuộc sỗng nơi trái đất ?

- Ta không biết nói thế nào, ta vẫn còn cảm thấy bối rối.

2. Giờ Bà có thấy hạnh phúc không?

- Không

3. Tại sao Bà lại không hạnh phúc ?

- Ta nuối tiếc cuộc sống ...ta không biết ... Ta cảm thấy một nối đau nhức nhối; cuộc sống đã từ bỏ ta ...Ta muốn cơ thể ta có thể thức dậy và ra khỏi nấm mồ của mình

4. Bà có cảm thấy nuối tiếc vì đã không được khâm liệm tại tổ quốc của mình, giữa những người Thiên Chúa giáo không ?

- Có chứ, mảnh đất Ấn Độ này quá thấp kém đối với thân thể ta

5. Bà nghĩ gì về những nghi thức trọng thể khi bà thoát kiếp ?

- Họ làm quá ít nghi thức; ta là một nữ hoàng, vậy mà tất cả chẳng ai quì gối trước ta ... hãy để ta yên ... Các người ta bắt ta phải nói ... Ta không muốn các ngươi biết ta nghĩ gì bây giờ ... ta đã từng là một nữ hoàng, hãy nhớ điều đó.

6. Chúng tôi rất tôn trọng thứ bậc của bà, chúng tôi mong muốn bà trả lời để chúng tôi có thêm kiến thức. Bà có nghĩ rằng con trai một ngày nào đó sẽ quay lại ngự trị các vùng đất của chồng bà không ?

- Dòng máu của ta là dòng máu ngự trị. Con trai ta sẽ xứng đáng với điều đó.

7. Bà có quan tâm nhiều đến việc con trai bà sẽ trở lại vương quyền nhiều như khi bà còn sống không ?

- Dòng máu của ta không thể lẫn trong những kẻ tầm thường được.

8. Hiện tại theo bà đâu là nguyên nhân thực sự các cuộc nổi loạn của những người Ấn Độ ?

- Họ làm như vậy để được thống trị ngay trên đất nước mình

9. Bà nghĩ gì về tương lai của đất nước này ?

- Ấn Độ sẽ là trở nên lớn mạnh hơn so với các quốc gia khác

10. Người ta đã không thể ghi được nơi sinh của bà trên bia mộ, bây giờ bà có thể cho biết nơi sinh không ?

- Tôi sinh ra với dòng máu cao quí nhất Ấn Độ. Tôi nghĩ rằng tôi sinh ra ở Dehly.

11. Bà đã từng sống trong ánh hào quang xa xỉ, đã luôn được bao quanh bởi sự tôn kính, bây giờ bà nghĩ thế nào về điều đó ?

- Tôi vẫn luôn như vậy

12. Cấp bậc xã hội của bà trên trái đất có đưa lại cho bà một vị trí cao trong xã hội bà đang sống không ?

- Tôi luôn là nữ hoàng .... Đáng ra người ta  phải đem những kẻ nô lệ đến hầu hạ tôi ... Tôi không biết tại sao; ở đây hình như người ta không quan tâm đến tôi .... Tuy nhiên, tôi vẫn luôn là tôi.

13. Bà theo đạo Hindu (Ân Ðộ giáo) hay theo đạo Hồi ?

- Đạo Hồi, nhưng tôi đã quá vĩ đại để có thể tự quan tâm đến Chúa trời.

14. Theo bà đâu là sự khác nhau cơ bản giữa đạo giáo mà bà theo và đạo Thiên chúa,  đứng về mặt hạnh phúc đem đến cho con người ?

- ĐạoThiên chúa thật vô lý hết sức. Họ cho rằng tất cả đều là anh em.

15. Nhận xét của bà về đức Mohamed ?

- Ông ta không phải là con trai của một vị vua.

16. Ông ta mang theo sứ mệnh Chúa đã giao phó chứ ?

- Điều đó có gì là quan trọng.

17. Bà nhận xét gì về Chúa Christ ?

- Con trai người thợ đóng tàu không đáng để tôi nghĩ đến.

18. Bà nghĩ thế nào về tập tục hồi giáo quan niệm phụ nữ dưới con mắt đàn ông ?

- Phụ nữ được sinh ra để thống trị, tôi cũng là phụ nữ

19. Có lúc nào bà mong muốn có sự tự do như những người phụ nữ Châu Âu đang có không ?

- Không, sự tự do đấy để làm gì cơ chứ ? Người ta có quì gối trước mặt họ không?

20. Bà nghĩ thế nào về điều kiện sống nói chung của phụ nữ trên hành tinh này ?

- Phụ nữ thì quan trọng gì chứ ? Ngươi nên nói với ta về các nữ hoàng.

21. Bà có nhờ được những lần tái kiếp trước lần tái kiếp vừa rồi không ?

- Ta luôn là nữ hoàng.

22. Tại sao khi chúng tôi gọi bà lại đến ngay ?

- Tôi không muốn điều đó; Người ta đã bắt buộc tôi ... Ngươi có nghĩ rằng ta đã hạ cố trả lời không ? Rằng ngươi được đến gần ta ?

23. Ai bắt bà phải đến vậy ?

- Ta không biết hắn. Nhưng mà ở đây hắn không thể cao hơn ta được.

24. Bà đang ở đâu ?

- ở gần Ermance. (Ermance là tên của một vị đồng tữ hiện diện)

25. Hình dáng bà như thế nào ?

- Ta luôn là nữ hoàng. Ngươi nghĩ rằng ta đã không là nữ hoàng sao ? Ngươi thật thiếu lòng tôn kính đấy ... hãy biết rằng người ta phải nói khác khi tiếp kiến nữ hoàng.

26. Tại sao chúng tôi không thể nhìn thấy bà ?

- Tại vì ta không muốn.

27. Giả sử nếu chúng tôi có thể, chúng tôi sẽ thấy bà với áo bào, vương miện và nữ trang chứ ?

 - Chắc chắn.

28. Làm thế nào khi đã rời khỏi những thứ đó, linh hồn bà vẫn giữ được hình dáng bên ngoài như vậy, nhất là vương miện ?

- Chúng không rời bỏ ta ... Ta luôn đẹp như xưa .... Ta không hiểu ngươi nghĩ về ta như thế nào ! Thực sự các ngươi chưa bao giờ được diện kiến ta.

29. Bà cảm thấy thế nào lúc này khi ở giữa chúng tôi ?

- Nếu có thể, ta đã không đến. Các ngươi ít tôn trọng ta quá ! Ta không muốn người ta xưng hô với ta một cách dân dã như vậy ... hãy gọi ta là Nữ vương, nếu không ta sẽ không trả lời nữa.

30. Thưa Nữ vương, Người hiểu được tiếng Pháp chứ ?

- Tại sao ta lại không hiểu chứ ? Ta biết tất cả.

31. Thưa Nữ vương, Người có thể trả lời bằng tiếng Anh chứ ?

- Không ... Các ngươi không để ta yên được sao ? ... Ta muốn đi ngay ... hãy để ta yên ... Các ngươi nghĩ rằng ta phải chịu đựng những câu hỏi thất thường của các ngươi ư ? ... ta là nữ hoàng chứ có phải là kẻ nô lệ đâu ?

32. Chúng tôi  mong rằng bà trả lời cho vài ba câu hỏi nữa thôi.

Thánh Saint Louis vừa xuất hiện (caodaifrance : vị Thần minh giáo dưởng và bảo hộ đàn cơ) : - Hãy để bà ấy yên, linh hồn khốn khổ ; Hãy thương hại sự mù quáng của bà ta. Lấy đó làm tấm gương ! Các ngươi không hiểu sự kiêu ngạo đã làm bà ta đau đớn đến thế nào đâu.

 

Kết luận: Cuộc đối thoại này không chỉ có ý nghĩa khuyên răn. Khi gọi hồn người đàn bà đã bị truất quyền này, hiện đã nằm sâu trong mồ, chúng tôi đâu có mong bà ta sẽ có những câu trả lời sâu sắc, bởi trình độ học vấn  nói chung của phụ nữ xứ này rất giới hạn. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng linh hồn này, ít nhất về tư tưởng, sẽ có tình cảm thực tế hơn, những quan niệm lành mạnh hơn về cuộc sống và những người vĩ đại của hạ giới. Khác xa điều đó, trong bà ta các quan niệm nơi trần thế vẫn hoàn toàn phát huy sức mạnh. Đó là tính kiêu ngạo, với những ảo tưởng không hề mất đi, đang đấu tranh với sự yếu kém của bản thân, đang đau đớn bởi sự bất lực của mình . Bởi dự kiến những câu trả lời hoàn toàn khác về bản chất, nên một số câu hỏi chúng tôi chuẩn bị trở nên lạc đề. Các  câu trả lời này đều nằm ngoài sự mong đợi của chúng tôi, ngay cả với những người có mặt, nhưng ta không hề thấy  điều đó là do một ý tưởng ngoại lai  tác động. Ngược lại, chúng là dấu ấn của tính cách cá nhân rất đặc biệt, chứng minh rõ ràng nhân thân của linh hồn đang đối thoại.

Người ta ngạc nhiên rất có lý khi thấy ở Lemaire, kẻ hạ tiện đã gây mọi tội ác, qua ngôn ngữ tình cảm của thế giới bên kia, sự tiến triển, khả năng đánh giá khá chính xác tình hình của mình, trong khi đó ở bà hoàng xứ Oude, một người đã từng có vị trí trong xã hội, những quan niệm trần thế không hề thay đổi. Nguyên nhân của sự trái ngược này rất dễ giải thích. Lemaire, đã gần như không còn giống thời sống trên trái đất, lại được sống trong môi trường văn minh và trong sáng, đã tác động đến bản chất thô tục của hắn. Hắn đã hấp thụ được một phần những ánh sáng xung quanh, từ đó gợi lên trong hắn những suy nghĩ đau đớn về sự đê tiện của mình, tuy vậy, mầm mống ấy vẫn tồn tại không ít. Với bà hoàng Oude thì ngược lại: Xã hội bà ta sống, các thói quen, sự thiếu sót của văn hoá trí tuệ, tất cả đều góp phần giữ lại với tất cả sức mạnh, những quan niệm bà ta đã thấm nhuần từ khi ấu thơ; không gì có thể thay đổi bản chất nguyên thuỷ này, nơi mà các định kiến luôn làm bá chủ.

 

 ** Caodaifrance : Ðọc thêm kẻ sát nhân "Lemaire"

Trích “ La Reine d'Oude– La Revue Spirite 1858 “

Dịch giả Lan Châu – NTT hiệu chính.

 

 
về trang chủ