NHỮNG CUỘC
MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

JOSEPH FLEURY CRÉPIN
ĐỒNG TỬ HỌA
SĨ
Trong khuôn khổ các nghiên cứu của chúng tôi nhằm giúp
cho các bạn khám phá các hình thức nhập đồng khác nhau, mối
quan tâm của chúng tôi dừng lại trước sự nghiệp của Joseph
Fleury Crépin, một đồng tử họa tranh, tuy không nổi tiếng như
Auguistin Lesage, nhưng ông đã gây được rất được ít nhiều sự
chú ý cũng như tạo dựng một sự nghiệp độc đáo và hiếm có.
Ông sinh nămn 1875 tại Hénin Liétard, nay là
vùng Hénin – Beaumont, thuộc Pas-de-Calais. Thủa niên thiếu và
thanh niên, ông luôn phải chịu đựng những đau đớn ở thị giác
và đã trải qua hai lần phẫu thuật. Sau khi tốt nghiệp trung
học, ông học nghề thợ đặt máng xối và làm việc trong xí nghiệp
của gia đình. Cùng thời gian đó, ông cũng nghiên cứu về âm
nhạc. Khi 25 tuổi, ông đã viết nhạc cho kèn clarinet, và sau
đó tham gia điều khiển một đội kèn trompet và tù và. Năm 1901,
ông cưới vợ và lập một xưởng lắp đặt máng xối, vợ của ông cũng
làm chủ một cửa hàng làm đồ ngũ kim. Để tiêu khiển, ông chơi
nhạc cho các buổi khiêu vũ, nhưng chiến tranh năm 1914 đã làm
cho thế giới các lễ hội trở nên hiếm hoi. Vì thị lực yếu,
Crépin không bị động viên tham gia quân đội, nhưng cũng bị
trưng dụng ra mặt trận. Chỉ đến 1920, ông mới được trở về từ
nơi lưu đày này, một khu vực đã bị tàn phá vì chiến tranh.
Vào năm 1927, khi con gái cả bị ốm nặng ông
cũng từ bỏ việc chỉ huy dàn nhạc, nhưng vẫn còn tiếp tục chép
nhạc cho bạn bè. Đến năm 1931, ông bắt đầu có biểu hiện ngoại
cảm. Với khả năng thiên phú về mạch nước, do vậy ông có thể
phát hiện các mạch nước ngầm dưới đất. Sự tò mò tăng thêm, ông
có quan hệ với một thành viên của hiệp hội thông linh học
Douai và làm quen với các đồng tử họa tranh là Victor Simon và
Augustin Lesage. Theo lời khuyên của bạn bè, ông trở thành nhà
chữa bệnh bằng nhân điện. Ông chăm sóc bệnh nhân bằng cách đặt tay
trực tiếp lên bệnh nhân, sau này là ở xa qua các phích cắm.
Năm 1938, một buổi tối khi ông đang chép nhạc,
bàn tay đã không còn nghe theo ông mà tự vẽ nên các họa tiết
nhỏ. Được bạn bè khuyến khích, ông đã để cho tay của mình thực
hiện hàng loạt các bức họa về đền đài, bình lọ, và tượng.
Trong lúc thực hiện công việc đó, có một giọng
nói huyền bí truyền tới ông rằng « Ngày mà ngươi vẽ đến bức
họa thứ 300, chiến tranh sẽ kết thúc ». Và ông bắt đầu vẽ
tranh trên vải, ngày ông hoàn thành bức thứ 300 là ngày
7/05/1945.
Tháng 11 năm 1948, ông đã thoát tục sau khi vẽ
thêm được 43 bức tranh mới.
Họa phẩm của ông :
Ban đầu, ông thực hiện vẽ tranh trên các cuốn vở học sinh, sau
đó ông vẽ lại chúng trên vải, và có thể vẽ to hơn nếu thấy cần
thiết. Các màu sắc sử dụng là do các vong linh sui khiến, ông
không bao giờ can thiệp vào việc lựa chọn màu sắc. Ông làm
việc một mình rất hiệu quả ngày cũng như đêm, với thú vui lớn
nhất là “Nghe nhạc trong khi vẽ. Có những lúc tôi thấy những
hình bóng đứng phía bên phải mình, đó chắc chắn là các vị thần
minh của tôi, và tôi luôn nghe thấy tiếng gõ nhịp”.

Mặc dù có vấn đề về thị lực, nhưng không bao giờ ông dùng đến
kính đeo mắt, cho dù các họa tiết trên bức vẽ có tinh xảo đến đâu:
“Tôi bắt đầu bằng việc vẽ tranh trên nền phẳng, sau đó để càng
làm nổi bật thêm, tôi vẽ ngay cả trên kính, như các ngôi sao;
tôi đã khắc tới 1500 điểm trong một giờ.”
Sự đều đặn và cân đối giữa các điểm này quả là ấn tượng.

Dịch giả Lan
Châu - NTT hiệu đính
(Lược trích
trong Revue Spirite)
|