NHỮNG CUỘC MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

Loạt bài giảng luận về thông linh

 

KIẾP LUÂN HỒI

(Bài giảng luận của Đồng tử le Baron de Kock - gửi từ La Haye)

 

Thuyết luân hồi là một hiện thực khó thể nghi ngờ; khi người ta chỉ muốn nghĩ đến thương yêu, sự công bằng và đạo lý của Thượng đế, thì người ta sẽ không còn đón nhận một giáo thuyết nào khác nữa !

 

Đúng vậy, điều đó người ta luôn đọc  thấy những từ này trong các cuốn sách nhiệm mầu : “Khi lìa trần, con người sẽ được đền bù qua những công lao đã tạo tác được thuở sanh tiền”, thế nhưng người ta lại không  chú ý lắm đến vô số những điều nói lên sự bất khả dung và họ sẽ bị trừng phạt bởi những khiếm khuyết và tội lỗi mà họ đã phạm phải bây giờ trước mặt Chúa sau này. Tôi sẽ không nêu lại các ví dụ và bằng chứng đã được những người tin vào thuyết luân hồi dẫn ra, chính các bạn cũng có thể đưa ra những ví dụ như thế, bạn sẽ được siêu linh giúp đở, và đó sẽ là một công việc làm thoải mái đối với bạn. Các bạn có thể thêm vào đó các bài giảng luận mà tôi đã đọc và sẽ đọc sắp tới khi Thượng đế cho phép. Bạn đã cảm động bởi lòng yêu thương của Thượng đế với con người, Người chỉ mong hạnh phúc cho đàn con của mình, vì vậy cách duy nhất để đạt đến được cỏi vĩnh hằng vào một ngày nào đó là phải trở nên hoàn mỹ trong nhiều kiếp luân hồi.

 

Tôi đã từng nói những điều mà Allan Kardec viết về những thiên thần bị đọa xuống trần là một sự thật khó cải. Các cư dân ở địa cầu của bạn, đa số đều quen thuộc. Nếu như đó cùng là những linh hồn luôn quay trở lại từ nhiều thế kỷ, thì đó là vì họ không xứng đáng được hưởng hồng ân của Thượng đế.

 

Chúa đã phán : “Nòi giống này sẽ bị tận diệt, và lời phán truyền này sẽ sớm thành hiện thực”; nếu ta tin vào một Thượng đế yêu thương và công bằng, làm sao ta có thể chấp nhận những con người đang sống đây và kể cả những người đã sống từ 18 thế kỷ trước có thể mang tội trước cái chết của chúa Jésus nếu như không tin vào thuyết luân hồi ? Vâng, linh cảm về tình yêu của Thượng đế, về những trừng phạt và phúc lành trong cuộc sống tương lai, về kiếp luân hồi tồn tại ngay trong bản thân con người ta từ bao thế kỷ nay; Hãy đọc lại lịch sử, các bài viết của những nhà hiền triết thời xưa, bạn sẽ hiểu rằng trong mọi giao đoạn, thuyết luân hồi luôn được tất cả những ai thấu hiểu tính công bằng của Thượng đế công nhận. Giờ đây bạn đã hiểu trái đất của chúng ta là gì, và thời điểm những lời tiên tri của Chúa Jésus được thực hiện.

 

Tôi cảm thấy ái ngại vì có quá ít người nghĩ được như bạn. Đồng bào của các bạn chỉ nghĩ đến chức tước và tiền tài, để có được danh vọng. Họ chối bỏ tất cả những gì có thể cản trở tham vọng xấu xa của mình; nhưng bạn hãy đừng nản lòng vì điều đó; hãy làm vì hạnh phúc của mình, vì con đường thiện mà có thể những người đang lầm lạc trong tội lỗi có thể tìm lại; hãy kiên trì thực hiện công nghiệp của chính mình, hãy luôn cầu nguyện Thượng đế, và chúa Jésus, bạn sẽ được ban thưởng bằng niềm cực lạc trên thiên đường.

 

Nếu ta muốn xem xét vấn đề đó bên ngoài các định kiến, hãy nghĩ đến sự tồn tại của con người trong các điều kiện xã hội khác nhau, kết hợp sự tồn tại đó với tình yêu, đạo lý và sự công bằng của Thượng đế, tất cả đều ngay lập tức sẽ cho thấy có liên quan đến giáo lý về thuyết luân hồi. Trên cõi đời, làm sao có thể dung hòa công lý và tình yêu ấy nếu như con người chỉ có một kiếp sống duy nhất khi tất cả đều sinh ra ở những hoàn cảnh hết sức khác nhau : người thì giàu có vĩ đại, kẻ lại nghèo khó khốn cùng, người tràn trề sức khỏe trong khi kẻ khác lại đau khổ mọi bề ? Nơi này toàn niềm vui và sung sướng, nơi kia lại đau đớn buồn tủi ; ở người này thì trí tuệ phát triển, người kia thì lại vô cùng trì trệ.

 

Người ta có thể tin vào một Thượng đế chỉ toàn yêu thương lại để sản sinh ra những con người bị kết án phải chịu cả cuộc đời trong dốt nát và ngu xuẩn, hay chỉ cho phép những đứa trẻ được vui sướng trong vòng tay của cha mẹ trong những năm đầu đời. Chính tôi đã có lần tự hỏi người ta có thể ban phát tình yêu, đạo lý và công bằng của Thượng đế cho những dân tộc sống trong ngu dốt và thô lậu chăng, khi so với những dân tộc văn minh, sống trong luật lệ, qui tắc, nơi mà khoa học và nghệ thuật phát triển ? Sẽ là không đủ nếu chỉ nói rằng: "Thượng đế, với sự công bằng của mình, đã sắp xếp tất cả điều đó như vậy;", không, đạo lý của Thượng đế, mà trước hết là tình yêu thương, phải trở nên sáng tỏ hơn trước tương lai của con người : và giáo lý về thuyết luân hồi đã làm sáng tỏ tất cả; đạo lý này, do chính Thượng đế định ra, không thể đối lập với những giáo điều trong kinh sách ; hơn thế nữa, nó lý giải các nguyên tắc đưa đến  phát triển trí tuệ và hoàn thiện cho con người. Tương lai đã được báo trước qua thần khải của Chúa Jésus hoàn toàn tương hợp với vô số các sự kiện mà Thượng đế đã chi phối. Chúa Jésus đã phán rằng: "Tất cả loài người không chỉ đều là con của Thượng đế, họ còn là anh chị em ruột thịt của nhau như ngay trong một gia đình"; Cần phải hiểu rõ lời dạy ấy.

 

Phải chăng một người cha tốt trên thế gian sẽ thiên vị chỉ cho tặng cho một vài đứa con của mình trong khi từ chối những đứa con khác ? Hay vứt bỏ đứa này trong bóng tối của sự nghèo khổ, trong khi thoả mãn đứa khác trong giàu có, quyền năng và danh tiếng ? Cần phải thêm nữa là tình yêu của Thượng đế, là vô hạn, không thể so nó với tình cảm cha con của con người. Hoàn cảnh vị trí của từng người đều có nguyên nhân của nó, và những nguyên nhân này về nguyên tắc đều từ tình yêu. đạo lý, lòng nhân từ và công bằng của Thượng đế, do vậy chúng  chỉ có thể được giải thích  qua các lý lẽ trong thuyết luân hồi mà thôi.

 

Thượng đế sáng tạo ra các siêu linh đều bình đẳng như nhau, giản đơn, trong trắng, và không xấu xa cũng chẳng đức hạnh, nhưng có quyền tự do ý chí điều chỉnh các hành động của mình theo một bản năng mà người ta gọi là ý thức, mang đến cho họ khả năng phân biệt giữa cái xấu và cái tốt. Mỗi siêu linh đều hướng đến làm sao đạt được cấp độ (phẩm vị) hoàn thiện nhất do Thượng đế và chúa Jésus đã định ra. Để có thể đạt đến, mỗi siêu linh phải tiếp thu được mọi tri thức qua nghiên cứu tất cả các môn khoa học, tự khai tâm về mọi chân lý, và tự làm cho mình thanh sạch dần bằng thực hành đức hạnh; và các tiêu chí cao siêu ấy không thể chỉ trong một kiếp sống mà có được tất cả, nên tất cả đều phải trải qua nhiều kiếp sống để đạt đến các mức độ hiểu biết ngày càng cao.

 

Cuộc sống vật chất là một trường học hoàn thiện về tâm linh, sau hàng loạt các thử thách. Để hoàn thiện, linh hồn phải biết về tất cả điều kiện hoàn cảnh xã hội, và ứng với mỗi hoàn cảnh phải biết tự ứng xử  để hoàn thành ý chí của Đấng toàn năng. Quyền lực và giàu sang, hay nghèo khó và thấp kém, tất cả đều là những thử thách ; đau đớn, ngu dốt, sa sút trí tuệ ... đều là những hình phạt cho những việc làm xấu xa phạm phải từ kiếp trước.

 

Bởi được tự do ý chí, nên từng cá nhân có thể vượt qua các thử thách của chính mình hoặc sẽ thất bại. Nếu vượt qua, họ sẽ được nhận ngay ân huệ của Thưởng đế, đó là đạt một mức tiến bộ cao hơn trong cấp độ hoàn thiện về tâm linh ; còn ngược lại, họ sẽ phải chịu trừng phạt, chuộc lại thời gian đã mất trong kiếp trước đó đã không biết cách tận dụng.

 

Trước khi được tái kiếp, siêu linh bay lượn trên các thiên cầu, những siêu linh thiện thì vui sướng trong hạnh phúc, còn những kẻ xấu thì đắm chìm trong ăn năn, bị dày vò bởi cảm giác bị Thượng đế bỏ quên. Nhưng siêu linh, với khả năng lưu giữ quá khứ, luôn nhớ những lần vi phạm giới luật của Thượng đế, và Thượng đế đã cho phép họ được tự lựa chọn hoàn cảnh và thử thách trong kiếp sống mới, điều đó giải thích vì sao ta luôn có thể thấy trong những cấp bậc thấp kém của xã hội tồn tại những tình cảm cao đẹp, ý trí vươn lên, trong khi ở những cấp bậc thượng lưu lại luôn có khuynh hướng đê tiện hèn mạt, và những kẻ thô lậu. Ai có thể cho là bất công khi một người đã sai lầm trong một kiếp sống có thể sửa chữa những lỗi lầm của mình kiếp sống sau và đạt được nó ? Chẳng phải bất công chỉ tồn tại khi có một sự kết án ngay lập tức và không cho phép cải sửa. Kinh thánh thường nói về những hình phạt vĩnh viễn, nhưng chỉ áp dụng cho một kiếp sống thôi, rất ngắn ngủi và đau khổ. Trong khoảng ấy, thời gian trong nháy mắt cũng coi như dài vô tận. Thượng đế muốn mang hạnh phúc vĩnh hằng để ân thưởng cho những việc thiện, nhưng, một kiếp sống quá ngắn sẽ là không đủ để để xứng đáng với hạnh phúc ấy.

 

Nhiều người hỏi rằng vì sao Thượng đế lại dấu con người quá lâu một giáo lý như vậy, mà sự hiểu biết về nó có ích cho hạnh phúc của họ. Có phải khi xưa Người không yêu thương con người bằng bây giờ ?

 

Tình yêu của Thượng đế là vĩnh hằng; Người đã mang đến cho con người để soi sáng cho họ,  những hiền nhân, những nhà tiên tri, và Chúa CỨU THẾ Jésus Christ; đó chẳng phải là bằng chứng cho tình yêu vô bờ của Người. Nhưng con người đã nhận tình yêu đó như thế nào ? Họ có tiến bộ lên không ?

 

Chúa Jésus đã nói: "Ta còn có thể nói cho các con nhiều điều hơn nữa, nhưng các con sẽ không thể hiểu được vì các con còn chưa hoàn thiện", và nếu ta hiểu các câu kinh thánh bằng trí tuệ nghiêm túc, ta sẽ thấy rất nhiều các dẫn giải chỉ ra rằng siêu linh cần phải trải qua rất nhiều các kiếp sống trước khi đạt đến đích của mình? Như vậy chẳng phải ta đã tìm thấy trong các kiệt tác triết học cổ xưa những tư tưởng về thuyết luân hồi của linh hồn ?

 

Thế giới đã tiến rất xa, về mặt vật chất, khoa học và các thể chế xã hội, nhưng trong địa hạt tinh thần, nó vẫn còn khá tụt hậu. Con người không còn nhận biết được điều luật của Thượng đế và không còn nghe lời của Chúa nữa. Do vậy mà Thượng đế với lòng nhân từ, đã mang đến cho con người, như phương tiện sau chót để hiểu được các căn nguyên của hạnh phúc vĩnh hằng,  khả năng đối thoại trực tiếp với thế giới siêu linh và những dăn dạy về thuyết luân hồi, những lời tràn đầy yêu thương và an ủi soi sáng những phần khó hiểu nhất trong học thuyết của rất nhiều các tôn giáo khác nhau.

 

Hãy bắt tay vào công việc! và hãy thực hiện việc nghiên cứu với tình yêu và niềm tin tưởng; hãy đọc và gạt bỏ mọi thành kiến; hãy nghĩ đến tất cả những gì mà Thượng đế từ khi sáng tạo ra thế giới đã hạ cố làm cho loài người, bạn sẽ củng cố thêm niềm tin rằng Thuyết luân hồi là một chân lý thần thánh và tối thượng.

Ghi chú: Chúng tôi không được hân hạnh được quen biết Ngài M. Le Baron de Kock; cuộc đối thoại trên, tuy rất phù hợp với các nguyên tắc trong thông linh học, nhưng không hề chịu bất cứ một tác động cá nhân nào

Trích "La Revue Spirite 1862"

Lan Châu dịch thuật - NTT hiệu đính

về trang trước  

nguyên bản Pháp văn