NHỮNG CUỘC MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

 

Những thế giới trung gian hay chuyễn tiếp

(Les mondes intermédiaires ou transitoires)

 

Trong những cuộc mạn đàm với thế giới siêu hình đã đăng tải trong các số báo trước đây, ta nhận thấy có đề cập đến một chủ đề đó là thế giới của những linh hồn lầm lở. Không một ai trong số những người tham gia nghĩ tới chủ đề ấy trong đầu hay đặt ra nó nếu không có thần khải của Mozart, một bằng chứng mới chứng tỏ các giao tiếp với siêu linh có thể hoàn toàn độc lập với những sắp đặt từ trước. Với mong muốn tìm biết sâu xa hơn, chúng tôi đã nêu chủ đề với một thần minh khác ở bên ngoài trụ sở hiệp hội và với một đồng tử khác không hề có hiểu biết về chủ đề này.

1. (Câu hỏi được đặt ra với Thánh Augustin).

Phải chăng như người ta đã nói, trong cỏi siêu hình có những thế giới làm nơi trú chân, nghỉ ngơi cho các linh hồn lầm lở ?

- Ðúng vậy, nhưng những thế giới ấy được phân chia theo các cấp độ khác nhau, có nghĩa là nằm ở vị trí trung gian giữa các thế giới hữu hình, tùy theo bản chất mà linh hồn sẽ được cư trú tại đó và cảm thấy ít nhiều thoải mái.

2. Linh hồn có thể rời khỏi các thế giới này theo ý muốn chứ?

- Ðúng, linh hồn trú tại các thế giới này sẽ dời đi để đi đến thế giới họ phải tới. Nó giống như hình ảnh các con chim di trú nghỉ lại tại một hòn đảo, tiếp thêm sức lực để bay tới điểm đến cuối cùng.

3. Các linh hồn có thể tiến bộ dần lên khi lưu trú tại các thế giới này chứ?

- Chắc chắn vậy, các linh hồn tụ họp tại đây cũng nhằm mục đích tự rèn luyện và có thể dễ dàng được phép tới những nơi tốt đẹp hơn hay đạt đến  những vị trí được ân sủng.

4. Có phải các thế  giới này tồn tại mãi và về bản chất luôn dành riêng cho các linh hồn lầm lở ?

- Không, chúng chỉ mang tính tạm thời

5. Ờ đó có cùng tồn tại các cơ thể hữu hình không?

- Không

6. Các thế giới đó có cấu tạo giống như các thế giới hữu hình chứ?

- Ðúng vậy, nhưng bề mặt của chúng cằn cỗi và không có các quá trình sinh sản

7. Tại sao lại vậy?

- Vì các cư dân ở đây chẳng cần gì hết.

8. Tình trạng đó phải chăng là vĩnh cữu và là bản chất đặc biệt của các thế  giới đó?

- Không, chúng cằn cỗi bởi vì tính chất tạm thời

9.   Những thế giới này chắc là chẳng có các thắng cảnh tự nhiên?

- Ở đó cũng có các vẻ đẹp không kém phần  hùng vĩ mà các ông gọi là thắng cảnh tự nhiên.

10. Có những thế giới đó trong hệ thống “Thái dương hệ” không?

- Không

11. Vì ở trạng thái chuyển tiếp nên chắc trái đất chúng ta cũng sẽ nằm trong số đó?

- Trái đất đã từng như vậy.

12. Vào thời gian nào vậy?

- Khi nó đang hình thành.

Nhận xét:

Cuộc đàm thoại này một lần nữa chứng minh rằng không có gì trong tự nhiên là không hữu dụng cả. . Mỗi sự vật đều có mục đích và điểm đến riêng.

Không nơi nào là trống rỗng, tất cả đều là nơi trú ngụ và sự sống có mặt ở mọi chốn.

Trong hàng triệu năm trước đây khi con người chưa xuất hiện trên trái đất, thời kỳ chuyển tiếp ấy được xác nhận qua các tầng địa chất, ngay cả trước khi có sự xuất hiện các sự sống trên trái đất, trong khối hỗn độn vật chất chưa có hình thù, trong khối hỗn mang khô cằn nơi các phần tử đang hòa trộn vào nhau, vẫn không thiếu vắng sự sống, các thực thể không có nhu cầu và cảm giác lý tính như ta tìm thấy ở đó chốn nương thân. Thượng đế muốn rằng ngay cả trong thể trạng chưa hoàn chỉnh, trái đất vẫn phục vụ được cái gì đó.

Ai dám nói rằng trong hàng triệu thế giới trên thiên hà sẽ tồn tại một thế giới, dù rất nhỏ, không đáng kể, lại có đặc quyền là không có ai lưu trú. Và các hành tinh khác có gì hữu ích? Chẳng lẽ Thượng đế tạo ra chúng chỉ để cho con người nhìn ngắm ? Ðó là một giả thiết phi lý, không tương ứng với sự thông thái luôn chói sáng trong các tác phẩm của Người.

Qua chủ đề này, không những ta nhận thấy rằng , vẫn có các thế giới không thích hợp với cuộc sống vật chất, nhưng ở đó lại tồn tại các thực thể sống thích nghi với nó, mà ngoài ra còn là điều gì đó thật vĩ đại và tuyệt vời cho phép ta tìm ra giải pháp không phải của duy nhất một vấn đề.

 

Trích “ Les mondes intermédiaires ou transitoires– La Revue Spirite 1858 “

Dịch giả Lan Châu – NTT hiệu chính

 

Caodaifrance : Trong một lần thuyết pháp, Đức Phạm Hộ Pháp giải thích về Bạch Vân Động : " Xưa nay người ta vẫn coi Nguyệt cầu (Mặt Trăng) là nơi dừng chân của những vị Thánh, Thần, trước khi xuống trần giới (Địa cầu) tái kiếp. Các vị đó phải ở lại Nguyệt cầu ít lâu để liên lạc với Địa cầu, để quen lần với đời sống ở thế gian nầy.

 

Từ cổ, Thần thoại đã mệnh danh Nguyệt cầu là Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung). Cơ giáng ở Âu Châu, mệnh danh là LOGE BLANCHE (Bạch Động). Giáo chủ của Bạch Vân Động là Bạch Vân Hòa Thượng, miêu duệ của Từ Hàng Đạo Nhơn, dòng dõi Đức Phật Quan Âm.  Bạch Vân Hòa Thượng đã 2 lần giáng trần ở Pháp : Một lần là Hồng Y Giáo Chủ Richelieu, một lần là Quận Công La Roche Foucault. Ở VN, Ngài giáng trần là Trình Quốc Công Nguyễn bỉnh Khiêm, tức gọi Trạng Trình."

 

** Caodaifrance : đọc thêm "Thế giới đa dạng"

 

về trang chủ