TIỂU SỬ

ALLAN KARDEC

(1804 - 1869)

 

Sinh trưởng tại thành phố Lyon (Pháp), vào ngày 03 tháng 10 năm 1804, trong một gia đình vọng tộc nổi tiếng trong hàng Công Tố viện và Luật sư đoàn. Dù vậy, ông Allan Kardec (tên thật là Léon-Hippolyte-Denizart Rivail), đã không chú trọng mấy đến gia-nghiệp. Ngay còn thuở thiếu thời, ông đã cảm thấy lôi cuốn bởi các môn học về tâm lý và khoa học.

 

Theo học tại trường của Giáo Sư Pestalozz, tại thành phố Yverdun (Thụy Sĩ), ông là một môn đồ thuộc vào hàng sáng chói nhất của vị giáo sư danh tiếng này, và là một trong những người phố biến nhiệt tình nhất

hệ thống giáo dục của thầy mình, người đã gây ảnh hưởng lớn trong vấn đề cải tổ nền giáo dục tại Ðức và Pháp.

 

Hoàn tất xong việc học , ông trở về Pháp. Thông thạo Ðức ngữ, ông đã dịch thuật nhiều tác phẩm khác nhau về giáo duc và triết lý, và nổi bật nhất là các tác phẩm của Fénélon, mà ông đặc biệt hâm mộ.

 

Từ năm 1835 đến năm 1840, ông đã khai mở tại nhà riêng của ông, đường "de Sèvre", những buổi dạy kèm miển phí, nơi mà ông giảng dạy về hoá học, giải phẩu phân loại, thiên văn học... Thường xuyên bận bịu để làm cho hệ thống giáo dục ngày càng thêm hấp dẩn và thú vị, ông đã sáng chế, cùng lúc, một phương pháp tinh vi để đếm số và một bộ mã số ký tự để ghi nhớ trong óc ngày tháng của những biến cố trọng đại dùng cho lịch sử nước Pháp và những khám phá minh họa cho mỗi triều đại.

 

Vào năm 1855, ngay khi mà ông đặt câu hỏi về sự biểu hiện của linh hồn, Allan Kardec đã kiên trì lao mình vào việc quan sát hiện tượng nói trên với việc giảm thiểu sự ràng buột vào những hiệu quả tâm lý. Ông nhìn thấy trước tiên cái chính yếu của luật tự nhiên là : nó phải nói lên được sự tương quan giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình, ông nhận thấy rằng hành động nếu am tường được cái sức mạnh tự nhiên của thế giới vô hình là sẽ soi sáng cho rất nhiều vấn đề nổi tiếng là nan giải. Và ông cũng hiểu ra "cái" mà tôn giáo mang lại.

 

Những tác phẩm chính của ông gồm :

Caodaifrance : những tác phẩm này bạn đọc có thể phần lớn download tại đây :

  1. Pháp ngữ download

  2. Anh ngữ : download

Nổi tiếng là một người lao động không biết mệt. Allan Kardec thoát xác vào ngày 21 tháng 03 năm 1869. Hưởng thọ 65 tuổi.

 

Trích "Biographie d'Allan Kardec" - Dịch giả NTT

 

* * *

Phần bổ túc caodaifrance :

Vào năm 1854, ông Rivail (caodaifrance : tên thật của Allan kardec) lần đầu tiên nghe nói đến thuật xây bàn. Nài nỉ bởi một số bạn bè đã từng dự các buổi cầu hồn. Ông đã không từ chối và bắt đầu thật sự cảm thấy thích thú.

Vào một ngày, ông nhận được một lời dạy của vị Thần minh hộ mệnh, báo cho ông hay trước nhiều người rằng : Trong tiền kiếp, vào thời đại của bộ tộc "DRUIDES", ông sống với họ ở vùng GAULES (caodaifrance : vùng này là một phần nước Pháp hiện nay), tên là ALLAN KARDEC, và vị Thần hộ mệnh của ông hứa là sẽ giúp đở ông trong nhiệm vụ trọng đại đã được giao phó. Những lời truyền rao này đã được ông Rivail lưu ký vào trong quyển "Le livre des Esprits", đề tên tác giả là Allan Kardec.

Năm 1858, ông sáng lập tờ "LA REVUE SPIRITE", và xuất bản tiếp theo các quyển : Le livre des Médiums, L'Evangile, La Genèse, Le Ciel et L'Enfer, đó là những quyển sách nòng cốt của Thông Linh học.

Ông qua đời vào năm 65 tuổi, sau một cơn bệnh tim. Phần mộ ông hiện vẫn còn ở nghĩa trang Père Lachaise, thủ đô Paris (Pháp).

* * *

ALLAN KARDEC và ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN, quyển I

Trích cơ bút Pháp ngữ buổi đàn cơ mà Ðức Chí Tôn đã dạy

vào ngày thứ tư 27/10/1926, nhằm ngày 17 tháng 9 năm Bính Dần.

 

Mercredi 27 Octobre 1926
17 tháng 9 năm Bính Dần

Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế viết

Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương

L'humanité souffre de toutes sortes de vicissitudes. J'ai envoyé Allan Kardec; j'ai envoyé Flammarion comme j'ai envoyé Élie et Saint Jean-Baptiste, précurseurs de l'avènement de Jésus- Christ; l'un persécuté, et l'autre tué. Et par qui? Par l'humanité. Mon fils est aussi tué par vous; vous ne le vénérez qu'en Esprit et non en Sainteté.

 

Je voulais causer avec vous en une seule fois au temps de Moise sur le Mont-Sinai, vous ne pouviez me comprendre. La promesse que j'ai faite à vos ancêtres pour votre rédemption, la venue du Christ est prédite; vous ne voulez pas en tenir compte. Il faut que je me serve moi-même maintenant d'un moyen plus spirituel pour vous convaincre. Vous ne pourrez pas nier devant le Grand jugement général que je ne sauve pas l'humanité par tous moyens plausibles. Quelque indulgent que je sois, je ne pourrai effacer tous vos péchés depuis votre création. Le monde est dès maintenant dans les ténèbres. La vertu de Dieu est détruite; la haine universelle s'envenime; la guerre mondiale est inévitable.

 

La race francaise et la race annamite sont mes deux bénites.

 

Je voudrais que vous soyez unis pour toujours. La nouvelle doctrine que j'enseigne a pour but de vous mettre dans une communauté d'intérêt et de vie. Soyez donc unis par ma volonté et prêchez au monde la paix et la concorde.

 

En voilà assez pour vous ce soir.

 

Bản dịch ra Việt Ngữ

 Mercredi 27 Octobre 1926
17 tháng 9 năm Bính Dần

Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết

Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam Phương

Nhơn-loại hiện chịu đau khổ bởi nhiều cuộc tai biến. Thầy đã sai Allan-Kardec, Flammarion cũng như Elie và Thánh Jean-Baptiste là những bực tiền Thánh báo tin ngày giáng-sinh chấn động của Chuá Cứu-thế Jésus, nhưng chúng nó đứa thì bị hành hạ, đứa khác bị giết chết bởi ai ? Cũng bởi loài người. Chính con của Thầy cũng bị các con giết mất. Các con chỉ biết tôn sùng Người bằng tinh-thần chớ không bằng thánh-chất.

 

Thầy đã muốn nói với các con chỉ một lần mà thôi, hồi thời kỳ thánh Moise trên ngọn núi Sinai, nhưng các con không hiểu được ý Thầy. Lời hứa của Thầy với tổ tiên các con về việc xin chuộc tội cho các con và ngày giáng sinh của Chúa Cứu-thế là việc đã có lời sấm tiên tri rồi mà các con không chịu quan tâm đến. Nay Thầy phải tự tìm lấy một phương pháp huyền diệu hơn để thâu phục các con. Các con sẽ không còn chối cãi nữa được trước tòa phán xét chung rằng Thầy không cứu vớt nhơn-loại bằng những phương-pháp công hiệu. Dầu Thầy có khoan dung cách mấy đi nữa Thầy cũng không thể bôi xóa được những tội lỗi của các con đã làm từ lúc tạo thành nhơn-loại. Từ nay thế-giới phải chịu trong vòng hắc ám. Tinh-thần đạo-đức đã tiêu mất, sự thù hận tràn ngập khắp hoàn cầu . . . . . . . . . . . . . .

 

Dân-tộc Pháp-Việt là hai dân-tộc được nhiều huê-phúc nhất.

 

Thầy muốn sao cả hai được hòa hiệp nhau mãi mãi. Giáo-lý của Thầy có mục-đích dạy dỗ các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền-lợi và sinh hoạt . Vậy các con hãy chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của Thầy và hãy truyền-bá khắp hoàn-cầu thuyết hòa bình tương-thân tương-ái.

 

Thôi có bấy nhiêu đó cho các con đêm nay.

 

về trang trước