 |
Tiểu sử ngài Camille Flammarion
Sinh tại Montigny le Roi (Haute Marne) ngày 26 tháng 2 năm 1842
mất tại Jusivy sur Orge (Essone)
ngày 3 tháng sáu năm 1925
|
 |
« Tôi có một số mệnh may mắn hạnh phúc là được
chứng kiến sự ra đời của bộ môn phân tích quang phổ các vật
thể trên bầu trời, phép chụp ảnh Mặt trời, các hành tinh, sao
chổi, các vì tinh tú, các tinh vân và tất cả các phương pháp
khác mà từ hơn một nửa thế kỷ nay chúng đã đưa thiên văn vật
lý học hiện đại thay thế cho thiên văn toán học cổ lỗ và ngủ
quên » (Những ký ức của một nhà thiên văn học, trang 24)
Thời thơ ấu :
Sinh năm 1842 ở Montigny le Roi
(Haute-Marne), Camille Flammarion là anh cả trong một gia đình
có 4 anh em, người em thứ hai sau này là người sáng lập Nhà xuất
bản Flammarion. Xuất thân trong một gia đình bình thường, cậu
bé Camille được gửi đến cha xứ làng để học tập. Do những
khó khăn về tài chính của gia đình, vì công việc làm ăn bị
xuống dốc, đã bắt buộc bố mẹ cậu phải rời khỏi làng quê để thử vận
may tại Paris. Và Camille, giống như nhiều đứa trẻ nông thôn
khác tiếp tục theo học tại một trường dòng nhỏ ở Langres. Là đứa
trẻ ham hiểu biết, cậu thường thả trí tưởng tượng của mình vào
các hiện tượng của thiên nhiên.
Vào năm 1856, cậu về sống với cha mẹ ở Paris.
Do thiếu phương tiện và chỗ dựa, cậu không thể tiếp tục đi học
nữa. Cậu tìm được công việc đầu tiên là thợ học việc tại một
xưởng chạm kim hoàn, ở đây, cậu được học về đồ họa, là môn học
sẽ rất có ích cho cậu sau này.
Sinh viên thiên văn học :
Camille theo học các khóa học buổi tối để tốt
nghiệp tú tài. Vì quá sức, cậu bị suy sụp sức khỏe. Người thầy
thuốc được gọi tới chăm sóc, đã nhanh chóng bị cuốn hút bởi
cậu bé đam mê thiên văn này.
Vào năm 1858, qua hàng loạt các mối quan hệ,
ông đã giúp Camille Flammarion, lúc đó 16 tuổi, được làm sinh
viên môn thiên văn học tại Đài thiên văn Paris, đài này trực
thuộc Tòa thị chính, anh làm việc tại phòng tính toán.
Sau giờ làm việc, cậu thường phụ giúp nhà
thiên văn học Jean Chacornac trong các quan sát ban đêm. Nhưng
chàng trai đầy nhiệt huyết Camille, dù thừa nhận tính hữu ích
của các phương pháp tính toán để xác định vị trí của các thiên
thể, vẫn luôn có cái nhìn phê phán đối với cái thế giới nhỏ bé
của các nhà thiên văn toán học: Camille đã bày tỏ trong cuốn
Những ký ức của mình như sau: “Hẳn là, tôi không
hề nói rằng người ta không làm gì cả ở đài Thiên văn Paris,
nhưng nói chung là các công việc cá nhân, làm với lòng yêu
thích, sẽ được thực hiện chu đáo hơn và nhanh hơn rất nhiều so
với công việc tương tự mang tính hành chính”.
Năm 1862, với sự ra đời của cuốn “Tính
đa dạng của các thế giới có loài người”, sự tuyệt giao đã
được thực hiện hoàn toàn. Camille Flammarion đã đưa ra một
trong những suy ngẫm tâm đắc nhất là: Nếu ta quan sát các hành
tinh như vậy chính là để tìm cách hiểu rõ về chúng hơn và cũng
để tìm hiểu xem phải chăng chỉ duy chúng ta là những thực thể
sống duy nhất trong vũ trụ rộng lớn này?
Sylvie Flammarion: tình yêu đầu tiên:
Cuộc chiến 1870 đã làm ngắt quãng nhất thời
các tác phẩm của ông. Khi mọi thứ đã trở lại ổn định, ông dọn
đến ở phố Rue Cassini, chỉ cách đài Thiên văn Paris có hai bước
chân. Ông thành thân năm 1874 với Sylvie Petiaux, người yêu từ
thuở thiếu thời và đã đưa cô đi du lịch nhân lễ cưới … trên
khinh khí cầu! Là một cộng tác viên tích cực, Sylvie
Flammarion đã sáng lập hiệp hội mang tư tưởng hòa bình chủ nghĩa
có tên là “Hòa bình và giải trừ quân bị vì phụ nữ”vào năm
1899.
Gabrielle Flammarion: Nàng thơ
Gia sản của ông, mà giờ đây là một vườn cây
thơ mộng rộng nhiều bước ngựa phi, đã ảnh hưởng đến Camille
trong việc viết lên cuốn tiểu thuyết mang tính thơ mộng hơn là
khoa học, có tên là: Stella. Trong tuyệt tác này, ông
đã miêu tả một nhà thiên văn học đã tìm ra người đàn bà lý
tưởng của mình.
Người mẫu mà ông đã lấy cảm hứng ẩn dấu sau đó
các nét của cô trợ lý Gabrielle Renaudot, người trở thành vợ
chính thức của ông năm 1919, một thời gian ngắn sau cái chết
của Sylvie Flammarion.
Có học vị cử nhân, một học vị hiếm có ở thời
đó, là tác giả của nhiều bài trao đổi về khoa học. Gabrielle
Flammarion nổi tiếng gần như người chồng – nhà thiên văn học
của mình, và bà luôn đồng hành với ông trong tất cả các giao
dịch.
Các dự án
Là một nhà thử nghiệm không biết mệt mỏi mọi
thứ, Camille Flammarion đã thực hiện nhiều dự án lớn như: đổi
mới phương pháp con lắc của Foucault năm 1902, tổ chức các lễ
hội mặt trời định kỳ vào thời điểm hạ chí mỗi năm quanh Tháp
Eiffel từ năm 1904 đến 1914 …
Nhờ hoạt động của ông trong việc phổ biến các
kiến thức khoa học và trong thiên văn học, ông đã được trao
Bắc đẩu bội tinh năm 1912.
Ông có ý định sau đó sẽ đưa biến Quảng trường
Concorde thành một đồng hồ mặt trời khổng lồ. Ðại chiến thế
giới lần thứ nhất đã làm gián đoạn dự án đầy tham vọng này.
Những năm tháng cuối cùng: Rút khỏi đời sống
khoa học.
Mặc dù không khí yên tĩnh sau chiến tranh đã
quay trở lại, Camille Flammarion ngày càng ít tham gia vào các
sự kiện trong thực tiễn khoa học.
Ông đã không nhận thấy cuộc cách mạng trí tuệ
đang được chuẩn bị trong Thuyết tương đối của chàng thanh niên
Albert Einstein. Vị trí của ông là ở trong cuộc cách mạng
tương tự của những người cùng thế hệ với ông, được đào tạo
theo trí tuệ bách khoa, không đi theo những chuyển biến về tư
duy khoa học sau đại chiến thứ nhất. Ông quan tâm nhiều hơn đến
các vấn đề liên quan đến cuộc sống sau cái chết, Thiên hướng
đi theo thông linh học này đã gắn bó với ông suốt cả cuộc đời.
Phải chăng ông đã tìm thấy câu trả lời vào
ngày ông yên nghỉ mãi mãi vào năm 1925. Ông có dịp thăm hành
tinh nhỏ bé được phát hiện cách đó 1 năm, mang tên ông
“Flammario” không ? Hay ông đã đến hành tinh “Juvisia”?
Người phối ngẩu của ông muốn tiếp tục lưu truyền sự nghiệp của ông sau khi
chết bằng cách tham gia tích cực các hoạt động trong Hiệp hội
Thiên Văn học Pháp. Bà đã mất vào năm 1962, khi đã gửi gắm lại
toàn bộ cho hiệp hội.
Nhà giáo dục và diễn giả:
Trở thành chủ tịch của Hội Paris nằm trong Hiệp hội giáo dục
Jean Macé năm 1867, ngay từ khi ở Ðài thiên văn Paris, ông đã
năng lui tới các nhà thiết kế dụng cụ như Bardou Secrétan, rất
nổi tiếng trong giới khoa học và giới ham thích thiên văn, và
cả các nhà thiên văn như Babinet, Delaunay – Faye, và sau đó
là Danjon Couder, được biết đến bởi các nghiên cứu về thiết bị
quan trắc, là tác giả của “Kính và và kính viễn vọng”
(Ðược phát hành sau khi Flammarion mất, vào năm 1935).
Ông đã cùng với Bardou thiết kế một loại kính thiên văn mới
gọi là “Kính trường học”, mẫu mả này đã được Hội thiên văn đại
chúng phổ biến vào năm 1879. Secrétam đã thêm vào hệ thống
kính quan sát thiên văn Juvisy một buồng tối dùng để chụp ảnh.
Là một người Cộng hòa kiên tâm, nên Camille Flammarion đã
cho tất cả những người tham gia nền Cộng hòa Jules trốn trong
phòng khách trong nhà mình. Thấm nhuần các tư tưởng về thể chế
cộng đồng và phi tôn giáo, ông có liên hệ thư từ với nội các
chính phủ, với thư viện những người bạn của thế chế công cộng,
với Jean Macé …
Ngược lại, dù được nhận sự giáo dưỡng từ các tu sĩ ngay từ
thuở thiếu thời và tiếp tục tìm hiểu “Thượng đế trong tự
nhiên” (đầu đề sách xuất bản năm 1867), ông vẫn ngày
càng xa rời môi trường tăng lữ bởi địa vị của mình trong cuộc
sống.

Hình chụp một buổi xây bàn |
Nếu như các buổi lễ thông linh tổ chức tại Juvisy năm 1898 với
đồng tử người Ý là Eusapia Palladino được biết đến nhiều nhất,
thì chính từ những năm 1861, Camille Flammarion đã thường
xuyên lui tới các trung tâm thông linh của thủ đô (Nhà xuất bản
Allan Kardec, Papus), hay của Châu Âu (Hiệp hội quốc gia thông
linh học Vương quốc Anh), và Mỹ (Phân viện Brech Mỹ về nghiên
cứu tâm linh).
|
Sau khi ông chết, những người hâm mộ Camille Flammarion rất
muốn thấy trong các kiến thức của ông về thông linh học, một
niềm ham thích của những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, bởi
không nghi ngờ gì là khía cạnh ấy có thể sẽ giúp giữ vững danh
tiếng của ông trong khoa học. Các nhà viết tiểu sử ngày nay
luôn miêu tả một Camille Flammarion thiện cảm hơn bởi cũng như
số đông các nhà khoa học cùng thời, ông luôn bị dày vò bời các
nghi ngờ, các câu hỏi và các lợi ích đối lập.
Các mối liên quan giữa khoa học và tính Hư vô đã luôn tồn tại
từ thế kỷ 17 và môi trường của các nhà khoa học không chuyên
cũng không nằm ngoài điều đó: vào thế kỷ 17, Wilky, tác giả
cuốn Chuyến du hành trên mặt trăng, Hugens đều tin vào
sự tồn tại của những extra-terresse (caodaifrance: còn
gọi là người đến từ các hành tinh khác) - (Các tuyệt tác của họ đều
được lưu giữ trong thư viện của Camille Flammarion). Ở một hệ
tư tưởng khác, Newston luôn quan tâm đến thuật luyện kim và
Brandly thì chú ý đến chuyển động quay của chiếc bàn.
Mối quan tâm đến một thế giới khác, niềm tin là linh hồn bất
diệt tồn tại ngoài cơ thể trong mọi ngữ cảnh tôn giáo, hay
việc tìm hiểu cuộc sống ở các hành tinh ngoài trái đất đều
được một số các nghệ sĩ thể hiện dưới hình thức nghệ thuật mà
Camille Flammarion đã sưu tập được một số tác phẩm: Ông đã đề
nghị Lucien Rudaeu vẽ để quan sát các cảnh tượng đẹp tuyệt vời
của mặt trăng, đó là người họa sĩ đầu tiên vẽ cảnh tượng các
không gian đa hành tinh và nổi tiếng bởi rất nhiều các tuyệt
tác của mình.
Lần đầu tiên đến nước Mỹ đã làm ông rất đam mê, và vào năm
1923, ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu tâm linh
Luân Đôn. Mối quan tâm đến các hiện tượng không thể giải thích
này đã phải xếp lại trong bối cảnh chung của thời kỳ này khi
mà các hiện tượng xô bồ, gian trá, và các nghiên cứu đích thực
về tâm linh luôn bị đặt để lẫn lộn.(thuật thôi miên)
Trích "biographie Camille Flammarion"
dịch giả Lan Châu
FLAMMARION và ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN, quyển I
Trích cơ bút Pháp ngữ buổi đàn cơ mà Ðức Chí Tôn đã dạy
vào ngày thứ tư 27/10/1926, nhằm ngày 17 tháng 9 năm Bính Dần.
Mercredi 27 Octobre 1926
17 tháng 9 năm Bính Dần
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế viết
Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương
L'humanité souffre de toutes sortes de
vicissitudes. J'ai envoyé
Allan Kardec; j'ai envoyé
Flammarion comme j'ai envoyé Élie et Saint Jean-Baptiste,
précurseurs de l'avènement de Jésus- Christ; l'un persécuté,
et l'autre tué. Et par qui? Par l'humanité. Mon fils est
aussi tué par vous; vous ne le vénérez qu'en Esprit et non
en Sainteté.
Je voulais causer avec vous en une seule
fois au temps de Moise sur le Mont-Sinai, vous ne pouviez me
comprendre. La promesse que j'ai faite à vos ancêtres pour
votre rédemption, la venue du Christ est prédite; vous ne
voulez pas en tenir compte. Il faut que je me serve moi-même
maintenant d'un moyen plus spirituel pour vous convaincre.
Vous ne pourrez pas nier devant le Grand jugement général
que je ne sauve pas l'humanité par tous moyens plausibles.
Quelque indulgent que je sois, je ne pourrai effacer tous
vos péchés depuis votre création. Le monde est dès
maintenant dans les ténèbres. La vertu de Dieu est détruite;
la haine universelle s'envenime; la guerre mondiale est
inévitable.
La race francaise et la race annamite
sont mes deux bénites.
Je voudrais que vous soyez unis pour
toujours. La nouvelle doctrine que j'enseigne a pour but de
vous mettre dans une communauté d'intérêt et de vie. Soyez
donc unis par ma volonté et prêchez au monde la paix et la
concorde.
En voilà assez pour vous ce soir.
Bản dịch ra Việt Ngữ
Mercredi 27 Octobre 1926
17 tháng 9 năm Bính Dần
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết
Cao-Ðài Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát Giáo Ðạo Nam
Phương
Nhơn-loại hiện chịu đau khổ bởi nhiều cuộc tai biến.
Thầy đã sai Allan-Kardec,
Flammarion cũng như Elie và
Thánh Jean-Baptiste là những bực tiền Thánh báo tin ngày giáng-sinh chấn động
của Chuá Cứu-thế Jésus, nhưng chúng nó đứa thì bị hành hạ, đứa khác bị giết
chết bởi ai ? Cũng bởi loài người. Chính con của Thầy cũng bị các con giết mất.
Các con chỉ biết tôn sùng Người bằng tinh-thần chớ không bằng thánh-chất.
Thầy
đã muốn nói với các con chỉ một lần mà thôi, hồi thời kỳ thánh Moise trên ngọn
núi Sinai, nhưng các con không hiểu được ý Thầy. Lời hứa của Thầy với tổ tiên
các con về việc xin chuộc tội cho các con và ngày giáng sinh của Chúa Cứu-thế
là việc đã có lời sấm tiên tri rồi mà các con không chịu quan tâm đến. Nay
Thầy phải tự tìm lấy một phương pháp huyền diệu hơn để thâu phục các con. Các
con sẽ không còn chối cãi nữa được trước tòa phán xét chung rằng
Thầy không cứu vớt nhơn-loại bằng những phương-pháp công hiệu. Dầu Thầy có
khoan dung cách mấy đi nữa Thầy cũng không thể bôi xóa được những tội lỗi của
các con đã làm từ lúc tạo thành nhơn-loại. Từ nay thế-giới phải chịu trong
vòng hắc ám. Tinh-thần đạo-đức đã tiêu mất, sự thù hận tràn ngập khắp hoàn
cầu . . . . . . . . . . . . . .
Dân-tộc Pháp-Việt là hai dân-tộc được nhiều huê-phúc
nhất.
Thầy muốn sao cả hai được hòa hiệp nhau mãi mãi. Giáo-lý của Thầy có
mục-đích dạy dỗ các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền-lợi
và sinh hoạt .
Vậy các con hãy chung hiệp nhau mãi mãi theo ý muốn của
Thầy và hãy truyền-bá khắp hoàn-cầu thuyết hòa bình tương-thân tương-ái.
Thôi có bấy nhiêu đó cho các con đêm nay.
|