ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Khi du khách đến viếng Toà Thánh, cái lôi cuốn đầu tiên là hai lầu chuông và trống cao ngất. Một hệ thống kiến trúc kiểu Pháp nằm giữa hai khu rừng Thiên nhiên màu xanh biếc.
Jeanine Anboyer trong quyển "Mỹ thuật Viễn Đông" nhận định rằng : Người VN đã biết chọn những cảnh thiên nhiên đẹp nhất để xây dựng những công trình thờ cúng của họ ( Les arts de I' Extrême Orient. Pario 1948 trang 83). Đó là lối kiến trúc cổ VN theo lối kiến trúc cảnh vật hóa ( Architecture VayAagec ) một tu sĩ Nhật Bản cũng cho rằng Toà Thánh được xây cất trên suối ngầm chảy qua 6 cửa gọi là "Lục long phò ấn" hay "Lục long kết tụ". Vùng đất này rất phát triển về Đạo pháp và nhân tài (Huỳnh Minh, Tây Ninh xưa và nay, Sài Gòn 1972, trang 177).
Viễn cảnh Toà Thánh Tây Ninh về phía Đông (cung Chấn) gối lên giồng Sân Cu (đất lành) , mặt trước phía tây ( Cung Đoài) trông ra sông Vàm Cỏ Đông. Phía tả (Nam) Thanh long nước sông Cẩm Giang - Bến Kéo chảy cuộc quanh . Đó là điểm kết long mạch, sách lỗ Ban Kinh gọi là hàm rồng. Phong thủy dương âm hội đủ
Cận Cảnh, hồ Động Đình ( bàu Cà Na) nước chảy không ngừng ( pháp luân thường chuyển) vào rạch Ao Hồ Tây Nam ( câu). Hai bên trái phải Toà Thánh là hai cánh rừng Thiên nhiên xanh biếc hài hòa cảnh trí. Phía Bắc (cung Ly) suối Lâm Vồ. Phía Đông Bắc (cung Tốn) là Suối Đá. Phía Đông ( cung Chấn) Suối Cái chảy về Nam ( cung Khảm) qua Đoạn Trần Kiều, Suối Con lươn ra Giải khổ Kiều, bốn suối hợp sức tưới mát và bao quanh vùng Thánh địa, hợp với sông Vàm Cỏ Đông, Cẩm Giang mà kết tụ Lục Long Phò Ấn. Biểu hiện Tay Long (dương), Tay Hổ (âm) không đối lập nhau mà còn hòa hợp lẫn vào nhau nhiều lần viễn cảnh như cận cảnh. Bên trái (Thanh Long), bên phải (Bạch Hổ) thế sông núi châu đầu vào nhau như hình móng ngựa ( đại kích! ). Địa thế Lục Long phò Toà Thánh đó, không đâu tốt đẹp bằng.
Về Lục Long, trong kinh dịch, Chu Công giải nghĩa 6 hào của quẻ Thuần Càn
, thành 6 rồng như sau :
HÀO ĐẦU : Rồng còn ẩn náo chưa ( đem tài) hàng được (tiềm long vật dụng) tức rồng còn dưới vực sâu chưa lên mây nên chưa biến hóa được. Ý nói người chưa gặp thời thì nên trau giồi hạnh phúc, luyện thành tài trí, ở ẩn không cầu danh, không ai biết mình thì cũng chẳng buồn.
HÀO HAI : Rồng đã hiện ở cánh đồng ra mắt đại nhân thì lợi ( hiện long tại điền lợi kiến đại nhân). Người giúp đời mà không khoe công lao, giữ lòng thành tín và được trung chánh gặp đại nhân thì lợi.
HÀO BA : Người quân tử suốt ngày hăng hái đến tối vẫn còn thận trọng , dù nguy hiểm mà không tội lỗi ( quân tử chung nhật, càn cân tịch tịch nhược Lệ Vô Cửu). Người quân tử giữ lòng trung tín mà tiến sức lập ngôn lấy lòng thành lập sự nghiệp. Ở địa vị cao mà không tự kiêu, ở địa vị thấp mà không lo lắng .
HÀO BỐN : Như rồng có khi bay lượn, có khi nằm vực, tùy thời mà không lầm lỗi ( hoặc được tại uyên vô cửu).
Thận trọng tùy thời cơ, nên tiến thì tiến (như rồng bay nếu không thì chờ đợi (rồng nằm vực) chuẩn bị cho kịp lúc ra giúp trời.
HÀO NĂM : Rồng bay trên trời ra mắt đại nhân thì lợi (phi long tại thiên lợi kiến đại nhân). Mây bay theo rồng, gió bay theo cọp. Ý nói Thánh nhơn ra đời người người trông theo.
HÀO CUỐI : Rồng lên cao quá có hối hận (kháng long hữu hối). Rồng bay quá khó xuống, nếu hành động sẽ xảy ra điều đáng tiếc vì cực thịnh tắc suy nên lui bước để giữ đạo người quân tử .
" Thời thừa lục long dĩ ngự thiên"
Đức Lý Thái Bạch giáng dạy về Lục Long phò ấn như sau :
"Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó , tưởng chư hiền hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh Địa, sâu hơn 300 thước như con sông, trung tim đất giáp lại trúng giữa sáu nguồn làm như sáu con rồng tranh nay nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là "Lục long phò ấn" Ngay miếng đất đó đặng ba đầu, một đầu ra giếng mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia".
Trong kỳ ba giáo Đạo, Đức Chí Tôn đại từ đại bi ban cho toàn Đạo ẤN TÝ để cho mỗi môn đệ hộ thân, chớ không cầu xuất điều hại người, nên ngón trỏ và ngón út không đưa thẳng ra như cách bắt ấn khác. Vì khi bắt ấn tý thì dùng ngón tay trái ấn vào ngón áp út chổ cung Tý, Tý là nơi khởi đầu vạn vật.
Chấp tay bắt ấn là sao ?
Hữu vi nguyệt, tả vi nhứt, vị chi âm dương. Aâm dương hiệp nhứt phát khởi càn khôn, sanh sanh hóa hóa
.
Trong năm ngón tay, ngón áp út còn gọi là ngón vô danh. Chỉ cảnh tượng Trời đất lúc chia phân. Vô danh Thiên địa chi thỉ. Đến hội Tý thì cõi trời lập vì Thiên sanh vi Tý. Theo thập nhị địa chi thì cung Tý tại góc ngón vô danh.
Ngón cái gọi là mẫu chỉ, biểu tượng sau khi tạo thiên lập địa, vạn vật có tên. Hữu danh vạn vật chi mẫu.
Vậy ngón cái là mẫu chỉ, ngón trỏ là thực chỉ, ngón giữa là trung chỉ, ngón áp út là vô danh chỉ, ngón út là tiểu chủ.
Muốn bắt ân tý, trước khi chấp tay phải dùng ngón tay cái của tay trái ( mẫu chỉ) ấn vào cung Tý góc ngón áp út (vô danh chỉ) cũng của tay trái. Còn tay phải ngón cái của tay trái chỉ vào cung Dần của tay trái. Bốn ngón còn lại của tay trái bao ngoài tay trái thuộc dương có ngón tay mặt chỉ vào. Còn tay mặt thuộc âm có tay trái ở trong phù hợp với kinh dịch : "Âm nội hữu chơn dương, dương nội hữu chơn âm. Âm dương lưỡng cá tứ năng hữu kỷ nhơn tri"
Khi xá phải hợp với Đại Tam Tài. Tay đưa lên trán : Kỉnh Trời, xá sâu tới gối; Kỉnh đất, thu về ngực ; kỉnh nhơn.
Ấn tâm hay tâm ấn là gì ? Đó là ấn truyền bí pháp cho hành giả thiền định.
Ngón cái chứa sinh lực; ngón trỏ và ngón út xuất điển quang, chống phá và xua đuổi tà điển. Ngón giữa và ngón áp út thu điển quang, nhận điển thiêng liêng, thu huyền khí.
Như vậy, ấn tâm là co ngón giữa và ngón vô danh lại (thu điển trời đất), ngón cái đè lên 2 ngón này để tạo nguồn sinh lực dồi dào. Còn 2 ngón trỏ và út duỗi ngay ra xuất điển xua đuổi tà mị.
Đàn đêm 12 rạng 13-3 - Bính Dần ( 22- 4- 1926) Đức Chí Tôn dạy hai vị Đầu sư lập thệ trước bàn Ngũ Lôi, riêng tại bàn Vi Hộ Pháp như vầy : " Như ngày sau phạm thiên điều, thề có Hộ Pháp đọa Tam đồ bất năng thoát tục" (Thánh Ngôn, Hiệp Truyền, quyển I 1950, trang 15).
Lời thề ấy nghe như trái ngược tuyên ngôn của Ngọc Hư Cung : "Đại ân xá, tận độ chúng sanh". Cái chìa khóa của câu trên là "Hộ Pháp đọa tam đồ" mà kỳ ba phổ độ có Hộ Pháp, người giữ gìn Pháp luật, Ngài buộc tội thì Ngài cũng có quyền ân xá.
Trước hết, ta tìm hiểu Tam đồ là gì ? Đó là ba đường đi, ba cõi hành hạ kẻ phạm thiên điều.
1) Hỏa đồ : Hồn bị đọa ở địa ngục, thấy thân mình bị lửa nung đốt cao độ
2) Huyết đồ : Hồn đầu thai làm súc sanh, bị con người thọt huyết và ăn thịt
3) Đao đồ : Hồn ở trong cõi ngạ qủi (ma đói) không những bị đói khát mà còn bị gươm đao róc thịt, xẻ xương.
Vậy Tam đồ là ba nơi hành phạt gồm : địa ngục, ngạ qủi, súc sanh khó thoát tục.
Thật ra, ai lỡ phạm thiên điều cầu khẩn nơi Đức Hộ Pháp, ăn năn hối lỗi nhờ Ngài mở huệ quang khiếu bằng cách :
- Văn Kinh : Dạy nghe Kinh, đọc Kinh đi cúng kiến thường xuyên : "Lễ bái thường hành tâm đạo khởi"
- Tư Kinh : suy xét những nghĩa lý trong kinh vì đọc kinh phải tầm lý, không hiểu nghĩa dễ bị u mê sai lạc.
- Thiền định : Phải tu tịnh ít nhất ngày một lần để tiếp điển lành của các Đấng Thiêng Liêng.
Nhờ đó, khi hào quang của Đức Phật chiếu tới trí tuệ ta mới tiếp nhận khai khiếu, dù lúc đó ở trong cõi Tam đồ cũng được giải thoát ngay.
Như thế, chìa khóa "đại ân xá, tận độ chúng sanh" được mở ra, nếu ta biết ăn năn
và tu luyện kiếp sanh trở nên tốt đẹp