ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Đại kỳ công trong việc khai sáng nền Đại
Đạo , có lẽ không vị nào sánh kịp cô Đoàn Ngọc Quế.
Tên Đoàn Ngọc Quế chỉ là tên mượn ( tá
danh), tên thật của cô là Vương Thị Lễ, nhưng tầm nguyên còn nhiều
bí hiểm hơn nữa. Kiếp trước cô là một công chúa con 1 vị vua bên
Tàu, nhưng vì : "Ngỡ trau duyên vào ngọc các; nào dè phủi nợ
xuống tuyền đài", nên còn vướng bụi hồng trần phải tái sanh
vào gia đình Tổng đốc họ Vương ở Việt Nam. Nhưng vẫn không tròn câu
tình ái.
Khi cô mang bệnh nặng. Gia đình rước bác sĩ
thuốc thang cho cô và có hứa : nếu trị lành bệnh sẽ gả cô cho bác
sĩ. Nhưng vì không phải duyên nợ , cô biết rõ được việc ấy, nên
lúc bác sĩ đến săn sóc cho cô; cô uất lên mà chết.
Vào năm 1925 ( 10 - 6- Ất Sửu), ba ông Phạm
Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang mở cuộc xây bàn tại nhà ông
Sang. Sau khi cầu cái bàn lay động 1 cách khoan khai, dịu dàng như 1
tiên nữ. Quả đoán không sai 1 linh nữ giáng đàn cho bài thi :
Đó là bài thơ đầu tiên cô Đoàn Ngọc Quế
ban tặng quí ông để dẫn dụ vào con đường tầm thầy học đạo. Cũng
đêm đó, ba ông hỏi cô bịnh chi mà chết, cô cho bài thi như vầy :
Trời già đành đoạn nợ ba sinh
Bèo nước xẻ hai một gánh tình
Mấy bữa nhăn mày lăm chước qủy
Khiến ôm mối thảm tại Diêm đình
Người thời Ngọc mã với Kim Đàng
Quên kẻ dạ dày mối thảm mang
Mình dặn lấy mình, mình lại biết
Mặc ai chung hưởng phận cao sang
Hai bài thơ này đúng với điều đã dẫn trên.
Ba ông vẫn chưa rõ ngọn nguồn, nhưng vì thấy bài thơ tình tứ hay nên
họa vận.
1- Ngẩn bút hòa thi tủi phận ai
Trời xanh vội lấp nữ anh tài
Tình thâm 1 gánh con đường thế
Oan nặng ngàn thu xuống dạ đài
Để thảm xuân đường như ác xế
Gieo thương lữ khách ngóng tin mai
Hiềm gì chưa rõ đầu đuôi thế
Ngẩn bút hòa thi tủi phận ai
Phạm Công Tắc
2- Rặng liễu khóc oanh có mấy ai
Mộ người quốc sắc đấng thiên tài
Nhìn văn độ phẩm hàng khuê các
Xót bạn tri âm cõi dạ đài
Ngàn dặm hoa trôi sâu cụm trước
Một mộ cỏ láng ủ nhành mai
Cửu tuyền hồn Quế linh xin chứng
Rằng liễu khóc oanh có mấy ai
Cao Quỳnh Cư
3- Nửa chừng xuân gãy tủi thân ai
Nông nỗi nghĩ thôi tiếc mấy tài
Ngọc thốt dám bì trang tuấn kiệt
Vàng rơi riêng chạnh khách chương đài
Những ngờ duyên thắm trao phòng bích
Hậu nỗi xương tàn xủ dậu mai
Mật dãy đồng tâm bao thưở nối
Nữa chừng xuân gãy tủi thân ai
Cao Hoài Sang
Rồi ông Cư hỏi cô Đoàn Ngọc Quế :
- Hồi còn tại thế xứ ở đâu ?
- Ở Chợ Lớn, cô đáp
- Cô học ở đâu ?
- Học trường đầm
Hôm sau, ba ông mời cô Đoàn Ngọc Quế đến
dạy làm thi và hỏi việc ở cõi vô hình. Vì đó, cô bố trí cho các
ông hạm việc Đạo. Cứ đêm đêm ba ông đều cầu cô giáng, nhưng khi
thì cô giáng, khi thì các đấng giáng.
Về sau chỉ mồ cô, các ông tìm được càng
tin hơn. Cô gọi ông Cư là anh cả, ông Tắc là Nhị ca, ông Sang là Tam
ca, cô là Tứ muội.
Vào hạ tuần tháng 7 - Ất sửu (1925) ba ông
xây bàn cầu cô dạy thi văn, nhưng rất lạ, một đấng giáng xưng là
A, Ă, Â cho bài thi dưới đây :
Đấng A, Ă, Â tức Đấng Chí Tôn giáng hiện
lần thứ nhứt. Đó là công lao của cô Quế dẫn dắt các tiên dần
đến đường khai Đạo Cao Đài . Cô lại đưa dần các ông làm quen cô
Hớn Liên Bạch , Lục Nương, Nhứt Nương … trong hàng Cửu Vị Tiên Nương
và biết rõ cô Đoàn Ngọc Quế là Thất Nương Diêu Trì Cung. Vào ngày
13-1-1926, Thất Nương giáng cho các ông 1 bài thi :
THI
Người vô tình, kẻ bạc tình
Ba anh chẳng nghĩ tình đồng thinh
Đặng chim trách, kẻ toan quên ná
Buồn bực cho đây vẫn một mình
Thử lòng tri kỷ đó mà thôi
Tương ngộ có hơn bảy tháng trời
Yêu mến một lòng đây rõ biết
Thì chung đâu đề hổ cùng lời
Các ông trách cô trước đây không nói rõ
ông A, Ă, Â là ông trời, là Thượng đế mà cứ lừa dần đi sâu vào
đường Đạo. Cô biết rõ nhưng không dám tiết lộ thiên cơ vì Thiên
đình sắp đặt như vậy.
Năm 1928 Thất Nương giáng cho đôi câu liễn
ở Thảo Xá Hiền Cung như sau :
Thảo Xá tùy nhơn ngu muôi bần cùng
nghinh nhập thất
Hiền cung trạch khách thông minh phú quí cấm lai môn
Vào lúc mới khai Đạo, người ta chưa trọn lòng tin nơi cơ bút. Hết người này thử đến người kia thử. Thậm chí những người gọi là đồng tử cũng chưa trọn tấc lòng tin. Ngay cả vị mà ngày nay được suy tôn sư tổ làng cơ bút đã phát biểu : " Bần Đạo nhớ lại hồi buổi ban sơ mới khai đạo, Bần Đạo không có đức tin gì hết, không có đức tin đến nước Đại Từ Phụ tức cười. Bần Đạo nghe nói Tiên giáng đi theo nghe Thi chơi" . ( P.H.P ngày 17-8-Qúi Tỵ).
Ngài phò cơ với Đức Cao Thượng Phẩm nên thường cho Đức Cao Thượng Phẩm bày trò viết ra văn vẽ. Đức Cao Thượng Phẩm rất tức nhưng khó trả lời được. Một hôm tại chùa Vĩnh Nguyện Tự, cây cơ treo lên tường bỗng nhiên rung chuyển, Đức Cao Thượng Phẩm mới kêu ngài mà chỉ và nói :
- Tám, coi cây cơ qua đẩy hay nó tự chuyển ?
Ngài cười mà không đáp và cơ tự chuyển như vậy chắc chắn có các đấng muốn giáng đàn dạy việc.
***
Ông Lê Văn Lịch , chủ chùa đến bảo mấy ông rằng :
- Căn phòng này có ma, không ai dám nghỉ, hai ông có thể dọn sang phòng khác.
Nghe thế, Đức Hộ Pháp mới đi vòng quanh quan sát căn phòng. Bất chợt ngài thấy một cây cột bị mối ăn lem nhem. Ngài đến gần trông kỷ thì thấy có 4 đầu hình người quen thuộc. Ngài mới gọi Đức Cao Thượng Phẩm đến và bình nghị. Mới hay hình trên cùng là Đức Thượng Sanh, hình kế là Đức Cao Thượng Phẩm, hình có khôi giáp là Đức Hộ Pháp, hình cuối là Đức Giáo Tông Ngô Văn Chiêu.
Nên các ông chẳng chút sợ hãi và nghỉ luôn tại phòng đó. Ông Lê Văn Lịch ngạc nhiên hỏi, hai ông mới chỉ cho ông Lịch coi các hình. Ông Lịch lòng còn nghi. Khi Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn ( tức ông Lê Văn Tiểng, thân sinh ông Lịch) giáng cơ bảo ông Lịch đến lấy quyển ống trên ghế thờ đọc lời di ngôn của Ngài : "Tôi xin dâng đệ tử ( tức Thái Lão Sư Trần Văn Thụ sau sắc phong Ngọc Chưởng Pháp) và con tôi (tức ông Lịch sau sắc phong Ngọc Đầu Sư ) cho nền Đạo mới". Nhờ đó, ông Lịch mới thật sự tin theo Đạo.
***
Một đàn cơ khác tại Thánh Thất Liên Hoa Cửu Cung ( Thủ Đức) vào năm 1940, sau khi Đức Thượng Đế giáng, thì một vị hầu đàn ( Chủ tịch Hội Phật Học trứ danh ở miền Nam) liền qùi xuống dâng lên một cái khải ( mật sớ) trong đó viết 6 chữ ; "Nam Mô A Di Đà Phật" và cầu ơn trên minh rõ cái sớ ấy.
Đại Ngọc cơ chuyển động và viết : " Thập nhị tùng lục".
Người dâng sớ nói lớn : "Trật". Đại Ngọc cơ chậm rãi viết :
- Thầy cho phép con khai các mật khải ấy và đọc lớn lên cho cả đàn cùng nghe.
Vị đó tuân lịnh, lấy làm đắc ý và đọc lớn : " Nam Mô A Di Đà Phật"
- Con đếm xem mấy chữ ?
- 12 chữ
- À, 12 chữ ngày hôm nay là do 6 chữ xưa kia mà ra. Trật chỗ nào ?
Vị trên liền sụp xuống lại và xin lỗi.
Trong đàn cơ hôm đó, có tả quân Trần Văn Thành hầu chứng kiến đã được Đức Lý Thái Bạch thâu làm môn đệ từ mồng 7-01-Đinh Mão (1927) tại chùa Gò Kén như sau :
Sau khi học cơ bút với Ngài Trương Hiến Pháp, TVR và NLT phò loan được nội tổ giáng cho bài tứ tuyệt :
Trần Văn Thàng Tả quân của Thần Hoàng Trần Văn Xương . Trong bài thi, Đức Lý đã tiên tri Trần Văn Thàng thần trong Ban Chư Thần bảo vệ Toà Thánh mà Trần Văn Xương là Thượng Đẳng Thần ( trong quyển Bát Đạo nghị định, Trần Văn Xương là giáng cơ trước tiên nói lên ý nầy). Còn tả quân Trần Văn Thàng được Đức Lý cho mượn gươm tiêu trừ tà ma " Bình thế tục" để "đưa thuyền Bát Nhã" khỏi vòng vây cô hồn. Như vậy, nhiệm vụ của tả quân là bảo vệ các thuyền Bát Nhã đưa linh cửu đến Cực Lạc thổ an toàn.
Trong buổi đầu khai đạo rất nhiều huyền nhiệm. Tiếc rằng, sự mầu nhiệm đó kéo
dài không được lâu.