ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Báo Ân Từ nằm trên Đại lộ Phạm Hộ Pháp
hiện nay chỉ là Đền Thờ Phật Mẫu tạm. Đền Thờ chính định cất trên
khoảng đất rộng 4 mẫu, trước cửa Hòa Viện (cửa số 1) lộ Bình Dương
Đạo ( Đại lộ Phạm Hộ Pháp nối phần ngoại ô Toà Thánh) . Vào năm
Nhâm Thìn ( 1952) nhân dịp sửa chữa lại Báo Ân Từ tạm gọi là nơi
thờ Phật Mẫu, Đức Hộ Pháp có chỉ vẽ các công quả thợ hồ đắp các
pho tượng sau :
1- Trên hết đắp chơn dung Đức Phật Mẫu
cỡi thanh loan
2- Dưới đắp 9 pho tượng của Cửu Vị Nữ Phật
3- Liên tiếp đắp 4 vị Nữ nhạc hầu Đức Phật mẫu là Đổng Song
Thành, Vương Tử Phá, Hứa Phi Yến và An Phát Trinh
4- Tượng Đông Phương Sóc nhà văn học đời Hán biết nghe tiếng chim
qùi nâng 4 quả đào tiên
5- Tượng Đức Cao Thượng Phẩm qùi trước sân Hoa Điện cổ tự .
Đức Hộ Pháp dạy về việc đắp chơn dung như
sau:
" Hình của Đức Phật Mẫu đắp theo hình chưng cộ bông Cửu Nương lần
đầu tiên, vào tháng 8-Đinh Hợi Thầy đã chỉ cho Chí Thiện Trạch, Trần
Phong Lưu và Tá Lý Kia cất giữ coi theo đó mà làm mẫu. Hồi đó mượn
bức tranh của bà phối sư Hương Hiếu và sự tích đời Hán Võ Đế bên
Tàu.
Đức Phật Mẫu có từ thuở khai thiên do khí âm dương tạo thành, có
quyền năng vô đối, vô biên, vô lượng cũng như Đức Chí Tôn, hữu
hữu, vô vô, nắm trọn bí pháp nhiệm mầu của càn khôn vũ trụ. Chớ
không phải là bí pháp biến thành thể pháp do hiện tượng sự tích
đời Hán Võ Đế". Đó chỉ là mượn ý tạc hình, chớ Phật Mẫu vốn
vô vi.
Thanh Loan là chim lịnh của Đức Phật Mẫu, luôn báo tin trước nơi nào
có Đức Phật Mẫu giá lâm, hay chu du càn khôn thế giới.
Theo nhà điểu học Nhật Bản Hachisuka đã viết về hai thứ chim mà
Trung Hoa và Nhật bản gọi là phượng (trống) và loan (chim mái) : " Vì
sự tương tự nhau, người ta thường lầm hai thứ chim phượng và loan.
Thật sự phượng là giống chim thanh cao, ưu thích âm nhạc tượng trưng
cho điềm lành, giống chim này chỉ xuất hiện để báo hiệu Thánh nhân
ra đời, nên phụng gáy kỳ sơn thì Văn Vương ra đời. Loan cũng là
giống chim ngũ sắc nhưng sắc xanh nhiều hơn. Con chim phụng lông cũng
ngũ sắc nhưng sắc đỏ nhiều hơn .
Đức Phạm Hộ Pháp nói về việc cầu Phật
Mẫu của Hán Võ Đế như sau :
"Tiết Trung thu, rằm tháng 8 năm Ngọ, đầu giờ Tý, vua Võ Đế qùi
trước chùa thành tâm cầu khẩn. Đúng 12 giờ thanh loan đáp trước sân
Hoa điện. Vua thỉnh Đức Phật Mẫu ngự tại chánh điện.
Đức Phật Mẫu dạy 4 vị nữ nhạc trao 4 quả đào tiên. Đông Phương Sóc
và Hán Võ Đế qùi rước lộc." Sự tích đó lưu truyền đến bây giờ.
Việc tạc hình Đức Cao Thượng Phẩm thay cho
Hán Võ Đế, Đức Ngài : giải thích :
"Nguyên căn của Hán Võ Đế là Hớn Chung Ly ( trong hàng bát tiên
) giáng sanh thành lập quốc gia. Kỳ hạ ngươn này, Đức Cao Thượng
Phẩm cũng là chơn linh của Hớn Chung Ly tái thế lập thành quốc Đạo,
nên tạc hình Đức Cao Thượng Phẩm thuận hơn"
Còn tấm tường phía ngoài đối diện với các
tượng của Cửu Vị Nữ Phật, thì Đức Ngài cho tạc hình Nam Bình - Dương
Phật.
"Chừng nào có đền thờ Phật Mẫu thì
Thầy cho biết không gì lạ. Vì Đền Thánh tượng trưng cho Bạch Ngọc
Kinh tại thế, có hình Hộ Pháp mặc Thiên phục Khôi giáp; thì nơi Đền
thờ Phật Mẫu tượng trưng Lôi Aâm Tự, lẽ dĩ nhiên tạc hình của Ngài,
nhưng không mặc Thiên phục, chỉ mặc áo cà sa mà thôi."
"Từ lúc tay nắm đạo quyền" Đức Cao
Thượng Sanh tiếp tục xây dựng để hoàn thành kiến thiết cơ bản.
Ngài hoài vọng xây Đền Thờ Phật Mẫu, nên chấp bút học hỏi, được
Bà Bát Nương dạy :
"Nơi nào trong vùng Đạo không là Thánh Địa ? Sân đình núi Bà,
phần đất gần Hàm phong cạnh cửa số 7 Nội ô, đều có thể chọn xây
Đền mới được"
Vì theo Đức Cao Thượng Sanh, phần đất trước
cửa Hòa Viện ngày nay nhơn sanh ở dày đặc, khó giải tỏa, nên Bà
Bát Nương giáng dạy như trên và còn cho biết kích thước Đền thờ mới
như sau :
Về kích thước bằng kích thước Đền Thánh về các Đài thì tổng hợp
giữa Đền Thánh và Báo Ân Từ, nghĩa là mặt tiền Đền Thờ Phật Mẫu
giống như Báo Ân Từ, có khác hơn : Đài giữa gọi là Lôi Aâm Tự cao
bằng lầu chuông, trên đỉnh có 3 vòng Tam Thanh. Ngược lại hai đài hai
bên thì thấp hơn 6 thước mà hình trụ cụt giống như lầu chuông bị cắt
ngang (xem hình). Đài bên phải xây vườn Ngạn Uyển hình mặt nhựt, bên
phải xây Ao Thất Bửu hình mặt nguyệt (bên phái nữ). Bốn góc có 4
hình trụ, đỉnh hình cầu giống như đền Hồi giáo (xem hình).
Vườn Ngạn Uyển phải trồng đủ 12 sắc hoa
tượng trưng 12 con giáp. Ao Thất Bửu phải cẩn đủ 7 loại báu qúi :
pha lê, xà cừ, châu, ngọc, vàng, bạc, đồi mồi .
Ở mặt sau, nơi thờ Phật Mẫu cũng xây Đài
Bát Giác như Bát Quái Đài, nhưng gọi là Tạo Hóa Thiên hành khiển
Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh , trên đỉnh có tượng Tam
Thánh Bạch Vân Động là Thanh Sơn Đạo sĩ, Nguyệt Tâm Chơn Nhơn và Tôn
Trung Sơn. Bên ngoại là hình bát giác có 8 chữ Hán : Thạch, Mộc,
Thú, Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật, bên trong nội tiếp đường tròn (
hình trụ trơn) chữ vòng vô vi của Phật.
Toàn thể bên ngoài sơn toàn một màu trắng.
Màu Đạo, khi các con về chầu Mẹ đều mặc đồ toàn trắng trừ mái
ngói đỏ, xung quanh không được vẽ hình chi. Bên trong Đền Phật Mẫu
vẫn trần khiết cách thờ như cũ. Từ Nam Bình Dương Phật đến tượng
Phật Mẫu phải có đủ 8 bậc tượng trưng Bát Cảnh Cung. Đền Thánh có
9 bậc là Cửu Thiên khai hóa.
Tấm vách sau lưng Nam Bình Dương Phật , tức
mặt trước thì tạc tượng "Thiên Cơ Chuyển hóa" tức lấy sự tích
trong 9 bài kinh Cửu mà Hội Thánh Phước Thiện đã vẽ và đã cho xuất
bản.
Tóm lại, Đền thờ mới vẫn gọi là Đền Thờ
Phật Mẫu mặt tiền có 3 lầu, cao nhứt là Lôi Âm Tự, hai bên có Ao
Thất Bửu và Vườn Ngạn Uyển. Tấm vách dưới Lôi Âm Tự có tạc
tượng " Thiên Cơ chuyển hóa" ( chỗ mà Đền Thánh tạc tượng Tam Thánh).
Cung thờ Phật Mẫu gọi là Tạo hóa Thiên,
đối diện với tượng Phật Mẫu là Nam Bình Dương Phật.
Sau đó, Đức Cao Thượng Sanh giải thích thêm.
Khi Đền Thờ Phật Mẫu cất xong, việc thờ phượng dời đến cơ sở mới
thì Báo Ân Từ được sắp xếp lại cho đúng chơn truyền .
Chỗ cũ thờ Phật Mẫu đắp một quả địa cầu
sơn màu xanh, trên có đắp hình nước Việt Nam theo chiều dài sơn màu
vàng. Tất cả nằm trên nền trắng hình chữ nhựt. Ơû dưới có đặt ghế
thờ bài vị hoặc hình ( không đối tượng), các hiền triết, các nhà
bác học, các bậc vua chúa có công với nhân loại. Vì tất cả chúng
sanh đều do Đức Chí Tôn phân tánh giáng sanh, tuy họ có lập trường
có chủ nghĩa khác nhau. Đó chỉ là luật mâu thuẫn để tiến hóa,như
có kẻ ác mới rõ người thiện, không có mâu thuẫn đấu tranh thì xã
hội không tiến bộ.
Bên trên nền trắng để 4 chữ màu đỏ :
"ĐẠI ĐỒNG CHI PHÁP " đó là tôn chỉ của Đạo Cao Đài : Đại Đồng Thế
giới do luật pháp Thiên triều đã qui định.
Bên gian trái trên nền trắng đề 4 chữ Hán
: "HẢI NGOẠI CHI THẾ" để thờ chơn linh các bậc Thánh nhân, hiền
triết, anh hùng nước ngoài. Các chức sắc chi thế cũng được thờ đây
khi đã qui vị.
Bên gian phải, trên nền trắng đắp 4 chữ
Hán : "QUỐC NỘI CHI ĐẠO" đó là mục đích của Đức Chí Tôn lập nền
quốc Đạo buổi đầu. Gian nầy thờ các nhà cách, chiến sĩ vô danh,
các anh hùng hào kiệt nước Việt Nam, các chức sắc chi Đạo cũng
được thờ nơi đây khi đã qui vị .
Báo Ân Từ ( có tượng Nhị Thập Tứ Hiếu)
là nơi vẫn trần thiết các lễ như từ trước tới nay thuộc quan, hôn,
tang, tế hoặc các ngày giỗ chung v.v…
Đức Phật Mẫu đã dạy : "Đạo chia ra ba
chi : Thế, Pháp, Đạo. Mình tu cho đúng theo luật, chúng sanh ca tụng
công đức là mình đắc thế. Hễ đắc thế thì phải tầm pháp. Nếu hành
pháp hiển linh thì đắc đạo, nhập cõi Niết Bàn"
Về việc tiếp nhận Kinh Đức Phật Mẫu thì
Đức Hộ Pháp giảng như sau :
"Kinh Phật Mẫu cho tại Kiêm Biên ( Cao Miên) với Báo Ân Đường
của Thừa Sử Huỳnh Hữu Lợi ….Bần Đạo đến nhằm lúc cúng vía Đức
Phật Mẫu. Bát Nương đến cầu cơ viết có nhiều người làm chứng. Các
Đạo hữu và một người không biết Đạo là gì. Đó là ông Hiếu ngồi
trước sân chơi. Họ thấy tứ phía đều có hào quang giáng hạ, xẹt
xuống Báo Ân Đường. Tới chừng trọn bài kinh rồi cả thảy ( người
ngoài sân) đều nói không biết cái gì xẹt khi nãy xẹ qua xẹ lại,
không dè trong nhà (Báo Ân Đường ) đương phò loan."
Như vậy, Phật Mẫu chơn kinh do chính Bà Bát
Nương giáng cơ cho tại Cao Miên.
Đoạn trần kiều vào ngày trẩy hội Giáp Ngọ (1954), xe cộ nối đuôi, người người chen chút tiến về Thiêng Thiên Thọ qua cầu đoạn nợ trần về Cung Trí Huệ.
Cầu Đoạn Trần làm bằng gỗ, trước Hỉ động ( Trí Huệ Cung), trên cầu có cất nhà thủy tạ. Trên nóc nhà đắp 1 con hạc có hai người cỡi : Vân Trung Tử và Tôn Võ Tử. Đức Hộ Pháp dạy về việc này như sau :
Vân Trung Tử là thầy học của Tôn Võ Tử. Tôn Võ Tử hay Tôn Tử, người đời Xuân Thu (Trung Hoa) đứng vào hàng Chư tử, sanh ở núi La phù, thao lược tinh thông. Tuy còn nhỏ mà đã soạn được bộ sách binh pháp gồm 13 thiên : Thủy kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Bình thế, Hư thiệt, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Tựu địa, Hỏa công, Dụng gián. Toàn là những thuật dùng binh, làm căn bản cho những nhà tướng xưa nay trong cõi Á Đông. Ông làm Thượng Tướng quân cho Ngô Hạp Lữ, giúp Ngô đánh Sở. Khi giặc yên, ông trở về điền viên lấy chữ thanh nhàn tiêu dao ngày tháng.
Còn hạc tượng trưng đạo Tiên là 1 loài chim giống như cò nhưng không có mồng. Chim hạc tượng trưng cho sự thanh cao nhàn hạ. Có nhiều giống hạc, thứ qúi là hạc đỏ đầu. Hạc cao 3 thước, mỏ chân cổ đều dài, mình toàn sắc trắng, bay lượng rất nhanh, tiếng kêu thật lớn. Tương truyền hạc sống lâu đến 1.000 năm.
Sau cùng, cũng nên biết ngươn linh của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Ngự Mã Thiên Quân tức người đánh xe ( ngự là đánh xe) của Ngọc Đế giáng trần làm Hộ Pháp cầm cây Kim Tiên còn cây Gián Ma Xử trấn ở Thiên môn.