ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

* * *

ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ

 

Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học

Đại Đạo Năm Thứ 46
1971

 

Thuở mới khai Đạo tại Từ Lâm tự ( Gò kén), Đức Chí Tôn phong vị Thập nhị thời quân. Đúng ra là 12 vị nhưng thực tế chỉ có 11 vị, trong đó khuyết phẩm tiếp Đạo. Trong khi Đức Cao Thượng Phẩm lo xây cất Toà Thánh tạm ở làng Long Thành thì Đức Phạm Hộ Pháp đi hành Pháp ở Kiêm Biên Tông Đạo.

Trong đàn cơ đêm 29-6-Đinh Mão (27-7-1927) tại Thánh Thất Nam Vang do Đức Phạm Hộ Pháp và và ông Cao Đức Trọng phò loan, Đức Chí Tôn giáng dạy và phong thánh cho nhiều vị. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ban chức cho ông Cao Đức Trọng, nên Đức Hộ Pháp hỏi :

- Bạch Thầy, còn Trọng em con sao không thấy Thầy phong chức.
Đức Chí Tôn gõ cơ đáp :
- Tắc, sao con dại quá vậy, Trọng thuộc về chi Đạo bên Hiệp Thiên Đài .

Thật vậy, sau đó ông Cao Đức Trọng được Đức Chí Tôn phong chức tiếp Đạo. Lúc đó, ông Trọng làm việc tại văn phòng Chưởng Khế (Nam Vang) quyền năng thiêng liêng dành cho con gà ( ông Trọng tuổi dậu) đi gáy xứ người, một bí pháp nhiệm mầu làm sao người phàm rõ thấu được.

Thập nhị thời quân có 12 phẩm cho 12 vị khác tuổi nhau : Tý, Sữu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người lớn tuổi nhất là Bảo Đạo Ca Minh Chương tuổi Canh Tuất ( 1850), nhỏ tuổi nhất là Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh tuổi Ất Hợi. Một vị ở đầu bảng và một vị ở cuối bảng Thập Nhị Thời Quân. Quả là một cơ mầu nhiệm của tạo hóa.

1/ Trần Khai Pháp tuổi Mậu Tý (1888),
2/ Phạm Khai Đạo tuổi Tân Sửu (1901),
3/ Trương Hiến Pháp tuổi Canh Dần (1890),
4/ Lê Tiếp Thế tuổi Qúi Mão (1903),
5/ Nguyễn Bảo Pháp tuổi Nhâm Thìn (1892),
6/ Trương Tiếp Pháp tuổi Qúi Tỵ (1892),
7/ Nguyễn Hiến Thế tuổi Giáp Ngọ (1894),
8/ Lê Bảo Thế tuổi Ất Mùi (1895),
9/ Phạm Hiến Đạo tuổi Bính Thân (1897),
10/ Cao Tiếp Đạo tuổi Đinh Dậu (1897),
11/ Ca Bảo Đạo tuổi Canh Tuất (1850),
12/ Thái Khai Thế tuổi Kỷ Hợi (1899) .

Tuổi và ngày giờ được ghép bởi thập can và thập nhị chi còn gọi là Thập nhị thời thần .

Thập thiên can bao hàm vạn trương
Tùng địa chi hóa trưởng càn khôn

Thập thiên can là : Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí. Theo thứ tự người ta ghép một can với một chi như can thứ nhất với chi thứ nhất thành giáp tý … tuổi ông Ca Minh Chương. Người ta tiếp tục phối hợp can thứ nhất với chi thứ mười một rồi can thứ ba với chi thứ nhất, cứ tuần tự như vậy lại đến năm Giáp Tý là đáo tuế . Trong một chu kỳ, tên mỗi can xuất hiện sáu lần ( 60 : 10 = 6 ) và tên mỗi chi xuất hiện năm lần ( 60: 12 = 5 ). Chu kỳ này, ta gọi là lục thập giáp hay biểu giáp tý.
Do đó, chư vị Thập Nhị Thời Quân là đồng tử trung gian giữa Trời và Người, nên không có Thập Nhị Thời Quân thì cũng không có Đạo, vì chư vị là những thiện sứ phò cơ nhận lời Phật Tiên dạy. Từ trước Hiệp Thiên Đài đã có qui định 4 cặp cơ là:

Qúi ông Tắc, Cư : cơ lập giáo
Qúi ông Hậu , Đức : cơ lập pháp
Qúi ông Sang, Diệu : cơ truyền giáo
Qúi ông Nghĩa, Tràng : cơ bí pháp

Cơ bút là bí pháp mầu nhiệm và quyền lực của Thiêng Liêng. Thánh ngôn chỉ có giá trị khi cầu ở cung đạo và đồng tử là người được ơn trên chỉ định. Còn những ai khác, cầu nơi khác thì chỉ để học hỏi không có giá trị truyền rao.

Thiên Nhãn biểu hiện lần đầu tiên dưới có Nhựt, Nguyệt, Tinh báo hiệu ba chơn linh đã lâm phàm.

1/ Thượng Trung Nhựt
2/ Ngọc Lịch Nguyệt
3/ Thái Minh Tinh

Việc thâu nhận ông Lê Văn Trung (tức Thượng Trung Nhựt) có nhiều điểm mầu nhiệm. Vào khoảng tháng 6 - 1925, ông Nguyễn Hữu Đắc gặp ông Lê Văn Trung, lúc đó đã nghỉ làm hội viên Hội Tổng Quản hạt ra làm thầu khoán, mời đến Đàn Chợ Gạo (Chợ Lớn) hầu đàn. Nhà này thuộc chi Minh Lý (tức thuộc Tam Tông Miếu) thờ Quan Thánh Đế Quân.

Ông Lê Văn Trung khăn áo chỉnh tề đứng hầu. Ông Đắc thắp nhanh xong, đánh chiêng,bỗng nghe từ bàn thờ Đức Quan Thánh một đốm lửa bay lên suýt cháy nhà. Đồng tử Diệp bỗng mê man. Ông Đắc hiểu ý vội đem đến một miếng giấy và một cây bút chì, Đồng tử chấp bút viết một mạch bài tứ tuyệt của Lý Thái Bạch khuyên ông Lê Văn Trung đi tu.

Từ đó, ông Lê Văn Trung nhiễm dần mùi đạo, bỏ kinh doanh, bỏ hút thuốc phiện, dốc lòng đi tu thì Đàn Chợ Gạo bế hẳn, nghĩa là bất cứ ai cầu, các Đấng cũng không giáng trần.

Ta thấy rõ : Đức Lý đã thương yêu dìu dắt ông Lê Văn Trung ngay từ buổi đầu nên không ai làm lạ, sau này Đức Lý nhượng quyền Giáo Tông hữu hình cho ông Lê Văn Trung.

Đức Lý chuyển ông Trung đến nhà ông Cư đang lúc mấy ông này cầu cơ. Đức Chí Tôn giáng ngay cho ông bài thơ tứ tuyệt :

Già trí đừng lo trí chẳng già
Lương tâm mình biết hỏi chi xa
Thềm đầu trời ngó, lòng nhơn đạo
Hư thiệt rồi đây cũng biết mà !

11-1-1926

Đến ngày 28 tháng đó, hai ông Cư , Tắc được lịnh Đức Chí Tôn vào Chợ Lớn độ ông Trung .

" Khi chúng tôi ôm cái cơ đến nhà Ngài đặng Đức Chí Tôn độ. Đức Chí Tôn bảo đâu làm đó vậy thôi, ông là người quá sức đời, tôi và Đức Cao Thượng Phẩm không hạp chút nào. Khi vô tới nhà thú thật với Ngài rằng : "Chúng tôi được lịnh Đức Chí Tôn đến nhà anh phò loan cho Đức Chí Tôn dạy đạo".
Ôâng biết đấng đó hơn chúng tôi. Lo đặt bàn ghế sửa soạn buổi phò loan, rồi ông nhập môn.
"Trong nhà có một người con nuôi tên là Thạch, hai cha con vái rồi cầu cơ. Khi phò loan thằng nhỏ ngủ, ông thì thức. Ông hỏi thì Đức Chí Tôn trả lời , chỉ có 2 người biết với nhau mà thôi. Từ đó, ông mới tin Đức Chí Tôn"
(Bài thuyết đạo của Đức Hộ Pháp đêm 13-10-Giáp Ngọ, 1954)

Trước khi gặp Đạo mắt ông mờ, khi ngộ Đạo mắt ông sáng lại bình thường cho đến ngày ông đăng tiên. Ông kể lại lời Đức Chí Tôn dạy ông như sau :

"Trung, nhứt tâm nghe con ! Sống cũng nơi Thầu thác cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy SƯï SÁNG MẮT của con mà suy ngẫm"

Đức Ngài cũng kể về việc sáng mắt của Ngài Ca Bảo Đạo : " Có 1 bữa Đại Từ Phụ khai khiếu cho Bảo Đạo Ca Minh Chương. Hồi mới khai khiếu 3 anh em tôi (Trung, Cư, Tắc) ngơ ngơ ngáo ngáo không hiểu chi hết tưởng là Chương Niên Cao Kỷ Trưởng mắt mờ mệt nên Đại Từ Phụ khai khiếu cho sáng láng, ngõ hầu khi nào Đại Từ Phụ giáng cơ viết Hán Tự, Đạo hữu coi đọc cho dễ, té ra không phải vậy. Đấng Chí Tôn khai khiếu cho Chương để phò loan đặng "đi phổ độ" ( Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông, tr. 29)

Xem thế, buổi đầu khai đạo rất nhiều hiển linh. Nhờ đó, người theo đạo ngày càng đông.

Danh hiệu lập giáo của Đạo Cao Đài là : "Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt"

Tam giáo là : Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo
Ngũ Chi là : Minh Sư, Minh Thiện, Minh Đường, Minh Tân và Minh Lý

Minh Đường : qui hiệp về Đạo Cao Đài trước nhứt. Chi Minh Đường ở Vĩnh Nguyên tự ( Cần Giuộc) do ông Nguyễn Văn Lịch làm chủ trưởng. Do cặp cơ Cư Tắc độ ông và đắc phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.

Minh Thiện : ở Thủ Dầu Một, chi này thiên về quốc sự nên hấp dẫn được nhiều trí thức yêu nước. Đạo hữu rất phức tạp. Ngọc Cơ mà ông Phan Văn Tý cho ông Cư Tắc mượn buổi đầu xuất phát từ chi này.

Minh Tân : chi này đặt tại chùa Tam Giáo điện số 221 bến Vân Đồn Sài gòn. Chủ trưởng Lê Minh Khá được ơn trên giáng dạy :

Minh Tân đạo Tam Kỳ
Cơ quan chuyển hiệp qui
Bền tâm tri diệu lý
Hữu phước thọ huyền vi.

Minh Lý : tức chùa Tam Tông Miếu ở đường Cao Thắng Sài gòn. Trong buổi đầu đạo khai, ông Aâu Kiết Lâm, chủ trưởng chi Minh Lý được lịch ban kinh cho Đạo Cao Đài do các đấng giáng dạy. Trong đó có các bài : Xưng tụng Thần Thánh Tiên Phật, Sám Hối cần xét lại.
Đức Đạo Tổ chi Minh Lý giáng dạy về cơ qui nhứt như sau :

"Theo thí nghiệm hóa học, hai chất khác loại đổ vào nhau sẽ biến đổi màu sắc, nếu đổ chất thứ ba vào thì dung dịch sẽ trông như cũ"

Minh Sư : chi này đặt tại chùa Linh Quang Tự ở Gia Định do ông Trần Đạo Quang làm chủ tự. Ông xuất gia từ năm 13 tuổi theo đạo Minh Sư thuộc phái Phổ Tế Phật Đường. Năm 45 tuổi tới chức Thập địa, cấp bậc cao nhất trong chi Minh Sư, sửa soạn nối nghiệp vị tổ sư thứ 12 là Trần Đạo Khánh bên Trung Hoa.
Vào mồng 9 tháng 9 năm Bính Dần, hai ông Cư Tắc được lịnh ơn trên đến chùa phò loan độ ông Trần Đạo Quang hiệp nhứt. Ông bạch :
- Nếu qui qua đạo Cao Đài thì phải làm sao ?
Ơn trên đáp :
- Y theo luật lệ Minh Sư
Ông thuận hiệp nhứt và được phong Thượng Chưởng Pháp. Đồ đệ của ông rất nhiều như Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trác noi theo gương ông qui nguyên vào đạo Cao Đài và truyền ra Trung Việt.

Sau đêm theo Đạo Tam Kỳ, râu ông Trần Đạo Quang trước kia rẽ ra 5 chòm như râu Quan Công, một sự mầu nhiệm lạ kỳ, sáng hôm sau tự nhiên đoanh lại quấn dài xuống bụng thành một đường duy nhứt rất đẹp. Ai cũng bảo đó là biểu hiện NGŨ CHI PHỤC NHỨT.  

 

về trang chủ  

xem trang sau