ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Danh hiệu lập giáo của Đạo Cao
Đài là : "Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhứt"
Tam giáo là : Phật giáo, Lão
giáo, Khổng giáo
Ngũ Chi là : Minh Sư, Minh Thiện, Minh Đường, Minh Tân và Minh Lý
Minh Đường : qui
hiệp về Đạo Cao Đài trước nhứt. Chi Minh Đường ở Vĩnh Nguyên tự ( Cần
Giuộc) do ông Nguyễn Văn Lịch làm chủ trưởng. Do cặp cơ Cư Tắc độ ông
và đắc phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.
Minh Thiện : ở
Thủ Dầu Một, chi này thiên về quốc sự nên hấp dẫn được nhiều trí
thức yêu nước. Đạo hữu rất phức tạp. Ngọc Cơ mà ông Phan Văn Tý cho
ông Cư Tắc mượn buổi đầu xuất phát từ chi này.
Minh Tân : chi
này đặt tại chùa Tam Giáo điện số 221 bến Vân Đồn Sài gòn. Chủ
trưởng Lê Minh Khá được ơn trên giáng dạy :
Minh Lý : tức
chùa Tam Tông Miếu ở đường Cao Thắng Sài gòn. Trong buổi đầu đạo khai,
ông Aâu Kiết Lâm, chủ trưởng chi Minh Lý được lịch ban kinh cho Đạo Cao
Đài do các đấng giáng dạy. Trong đó có các bài : Xưng tụng Thần
Thánh Tiên Phật, Sám Hối cần xét lại.
Đức Đạo Tổ chi Minh Lý giáng dạy về cơ qui nhứt như sau :
"Theo thí nghiệm hóa học, hai
chất khác loại đổ vào nhau sẽ biến đổi màu sắc, nếu đổ chất thứ
ba vào thì dung dịch sẽ trông như cũ"
Minh Sư : chi này
đặt tại chùa Linh Quang Tự ở Gia Định do ông Trần Đạo Quang làm chủ
tự.
Ông xuất gia từ năm 13 tuổi theo đạo Minh Sư thuộc phái Phổ Tế Phật
Đường. Năm 45 tuổi tới chức Thập địa, cấp bậc cao nhất trong chi Minh
Sư, sửa soạn nối nghiệp vị tổ sư thứ 12 là Trần Đạo Khánh bên Trung
Hoa.
Vào mồng 9 tháng 9 năm Bính Dần, hai ông Cư Tắc được lịnh ơn trên đến
chùa phò loan độ ông Trần Đạo Quang hiệp nhứt. Ông bạch :
- Nếu qui qua đạo Cao Đài thì phải làm sao ?
Ơn trên đáp :
- Y theo luật lệ Minh Sư
Ông thuận hiệp nhứt và được phong Thượng Chưởng Pháp. Đồ đệ của ông
rất nhiều như Trần Nguyên Chất, Huỳnh Ngọc Trác noi theo gương ông qui
nguyên vào đạo Cao Đài và truyền ra Trung Việt.
Sau đêm theo Đạo Tam Kỳ, râu
ông Trần Đạo Quang trước kia rẽ ra 5 chòm như râu Quan Công, một sự
mầu nhiệm lạ kỳ, sáng hôm sau tự nhiên đoanh lại quấn dài xuống
bụng thành một đường duy nhứt rất đẹp. Ai cũng bảo đó là biểu hiện
NGŨ CHI PHỤC NHỨT.
"Nơi lòng Thầy ngự động
thầy hay" là câu một của bài thơ tứ tuyệt dạy đạo buổi đầu ý
nói : "Chi chi cũng có Thầy ở trong"
Thuở ban đầu , hai ông Cư Tắc
đem cơ đi đến từng chùa, từng nhà để Đức Chí Tôn giáng dạy đạo. Tùy
theo người hầu đàn, tùy theo trí thức hay nông dân, linh động mà dìu
dẫn họ vào đường đạo lý, có khi triết lý, có khi chính trị, việc đời
hay gia sự. Cơ bút đều đáp ứng rất thỏa đáng theo lời cầu xin.
Dù vậy, có những việc xảy ra bất bình thường mắt phàm không thể nào
hiểu được, nên mới có lời xầm xì bàn kín với nhau nhưng Đức Chí Tôn
vẫn biết vì " Nơi lòng Thầy ngự động Thầy hay"
Một hôm, ơn trên giáng phong
cho ông huyện Nguyễn Ngọc Thơ chức danh Phối sư. Ông vốn làm nghề
thầu khoán cho Pháp, nên các ông Trương Hữu Đức, Nguyễn Trung Hậu,
Trần Duy Nghĩa xúm nhau dị nghị nói với nhau :
- Il n'était pas propre ! ( ông ấy không sạch)
Bỗng nhiên, hai tay ông Trần Duy Nghĩa run lên tiếp điểm phò cơ. Ơn
trên dạy :
- Thầy muốn tận độ chúng sanh, cho nên có khi Thầy cũng phải làm ông
thầy phàm. Nếu các con biết lẽ Đạo thì từ nay Thầy cấm dị nghị.
Dù vậy, tiếng đời vẫn kích
bác cho rằng kẻ giàu sang được phẩm tước cao trọng. Thế nên, ông Cao
Quỳnh Cư bạch thầy và được ơn trên dạy :
- Tiền bạc của chúng nó là của chúng sanh. Thầy lấy tiền đó để phổ
độ chúng sanh thì có sao đâu ?
***
Vào năm 1927, qúi ông Tắc,
Hậu, Đức hợp nhau tại nhà ông Trần Duy Nghĩa ở đường Hamelin Sài gòn.
Ông Hậu thấy trên bàn có tượng bà Jeanne d'Arc. Ông Nguyễn Trung Hậu
táy máy tay sờ mó. Ông vừa đụng vào tượng liền bị giựt nẩy mình.
Ông Phạm Công Tắc phò cơ, bà Jeanne d' Are giáng đàn :
- La Religion résume en un seul mot : HUMANITÉ. Si vous voulez arriver au
but poursuivi que ne faites - vous pour l' Humanité ?" (Tôn giáo tóm
gọn trong một tiếng : Nhân loại. Nếu các anh muốn đi đến mục đích mà
các anh đang theo dõi, sao các anh không có ý tưởng nhân loại )
Chính sự hiện diện thường
xuyên của các Đấng bên cạnh Thập Nhị Thời Quân mà các ông không
dám xem thường sứ mạng hoằng giáo phổ độ chúng sanh.
Nhân xuống thăm mộ Cửu nương
Cao Thoại Khiết, các thiên sứ không hẹn mà đã gặp ở từ đường họ
Cao liên ngâm, toát lên khẩu khí của bậc lãnh đạo, tiêu đoán được
thiên chức mai sau của mỗi vị một, ông Ngọc Lịch Nguyệt xướng đầu
tiên :
1- Ông Ngọc Lịch Nguyệt
Nâng chén trà thơm mời Đạo Muội
Đề câu không sắc gởi tri âm
Sắc không hai lẽ huyền thâm
Chí tâm mới biết được tâm ta người
2- Ông Ngô Minh Chiêu
Ta thấu rõ máy trời cơ tạo
Trời cùng Ta một Đạo chí linh
Vô vi sẵn có hữu hình
Hữu hình trong lại vô hình vô danh
Danh có đó mà danh không thiệt
Nhờ không danh mới biết đặng danh
Cổ kim mấy bực chí thành
Không danh mà lại để danh muôn đời
3- Ông Thượng Trung Nhựt
Cùng chung một bầu trời lồng lộng
Không thiên gì cuộc sống cho ai
Chí tâm sẵn có đủ đầy
Muốn thành Tiên, Phật đạo đày phải cam
4- Đức Phạm Hộ Pháp :
Cơ phục thủy biết làm sao tả ?
Mảnh thân này chi xá gian lao
Quyết tâm xây đắp ĐÀI CAO
Muôn dân chung hưởng nước giàu, nhà yên
5- Đức Cao Thượng Phẩm
Đạo vốn tật căn nguyên diện hữu
Phật Tiên xưa nay thành tựu nhờ đây
Chỉ so một cái tâm này
Không thiện, không lệch, không sai không lầm
Cùng tắn biến cao thâm máy tạo
Biến tắc thông là Đạo trưởng thành
Hỡi người sứ mạng lương sanh
Giảm suy diệu lý tạo thành tương lai
6- Ông Cao Triều Phát
Mang một kiếm râu mày nam tử
Nợ vi nhơn phải xử cho tròn
Sá gì chức nghiệp cỏn con
Sao không xây dựng nước non thanh bình ( ?)
Đọc xong sáu bài thi của sáu
cao đồ toát lên chí tiến thủ của 6 vị. Ông Ngọc Lịch Nguyệt sẽ trở
về với Đạo Phật ở Vĩnh Nguyên Tự. Ông Ngô Minh Chiêu tu theo lối vô
vi. Ông Thượng Trung Nhựt muốn thành Tiên (Giáo tông) sẽ bị nhân sanh
khảo đảo. Đức Hộ Pháp hoàn thành xây dựng Toà Thánh (đài cao). Đức
Cao Thượng Phẩm xả thân vì Đạo trước tiên. Ông Cao Triều Phát lập Cao
Đài cứu quốc (1945) giúp đất nước hòa bình.
Cao Triều Phát (1889 - 1956)
người Bạc Liêu. Thân sinh là Đốc phủ sứ Cao Minh Thạnh, thân mẫu là
bà Tào Thị Súc, gia đình có 6 trai và hai gái. Người em gái thứ chín
của ông là Cao Thoại Khiết tức Cửu Nương Diêu Trì Cung ( xem Công Đức
Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật).
Ông Phát theo Đạo qua đàn Minh Thiện (Thủ Dầu Một) của bác sĩ Trương
Kế An tức Bảo Y quân Toà Thánh Tây Ninh.
Năm 1941 ông là chủ tịch Cao Đài Mười Hai Phái thống nhất ở Hậu Giang.
Năm 1945, ông được bầu làm chủ tịch Cao Đài Mười Một phái hiệp nhất
(không có Toà Thánh TN) tại chùa Minh Tân. Ông lập Thanh Niên Đạo
Đức Đoàn tại đây. Năm 1947 ông được bầu làm Hội Trưởng Cao Đài Cứu
quốc Mười một phái hiệp nhứt. Sau hiệp định Genève ( 1954), gia đình
ông tập kết ra Bắc. Tháng 1 năm 1955, ông đảm nhiệm vai trò anh cả
toàn Đạo miền Bắc, thành lập Cao Đài Cứu Quốc Mười Hai phái hiệp
nhất.