ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Vào đêm rằm tháng 5 năm Aát
Sửu ( 1925) ở Phú Quốc. Đức Quan Thánh và Lý Bạch giáng cơ tiên tri
về thời cuộc từ 1925 về sau :
"QUAN
mà hiểu rộng LÝ cao quyền
THÁNH Phật phân rành THÁI độ duyên
ĐẾ Sắc nêu cao nguồn BẠCH tự
GIÁNG lâm đàn nội, GIÁNG qui nguyên.
"Lão vâng lịnh Tam Giáo tòa lâm đàn để đôi lời tiên tri, lẽ tuần
hoàn chuyển đổi ….
"Chúng sanh khá nhơ : "Cao vi càn, càn vi Thiên. Đài vi khảm, khảm
vi Thủy tức là quẻ Thiên Thủy tụng, thì chạy đâu cho khỏi số
Trời định binh lửa bốn phương. Những kẻ không tu đành cam số phận
…."
"Năm
Ất Sửu ( 1925) để lới Lão phán
Qua Bính Dần (1926) đặng rạng cơ mầu
Lập thành nguồn Đạo Á châu
Đắp xây nền móng sùng Âu đời đời
Nên thấy rõ đạo Trời chánh giáo
Cảnh Tây Ninh đào tạo Thánh Toà
Lập thành cơ đạo chia ba
Tiền, trung với hậu cũng là đồng môn
Nắm cơ quan bảo tồn sanh chúng
Dựng lên rồi chia đúng mười hai
Trên đường thiên lý dặm dài
Lập thành Đại Đạo Cao Đài độ dân
Năm Mậu Dần sắp gần binh cách
Aáy là điều tai ách nhơn sanh
Bốn năm dân chủ tung hoành
Tây Ninh thừa thế lập thành cơ binh
Để bảo hộ chúng sanh bổn đạo
Dân xã lo đào tạo quan quân
Quốc gia nổi dậy tưng bừng
Tân Dân thành lập lẫy lừng quốc dân
Nền độc lập lần lần ra mặt
Vĩnh Thụy lầm tưởng thật thi hành
Đến ngày hội cả nhơn sanh
Kỳ ba súng nổ lập thành quốc gia
Để phát động sơn hà thống nhứt
Hiệp tham giang nổ lực tấn công
Bảo sanh nhơn nghĩa đại đồng
Hòa bình thế giới ở trong đạo Trời
Chớ lầm tưởng quyền đời sức mạnh
Dễ lướt qua luật chánh thiêng liêng
Hậu sau ra đứng trước Tiền
Do Toà Tam Giáo lịnh truyền thưởng răn
Đức Di Lạc cầm cân cứu thế
Hội Long Hoa tên để phong thần
Thượng ngươn đời lập Tân Dân
Dựng nền dân quốc, xa lần chủ quân
Quê hương hiện cảnh xuân thơ mới
Đạo Nhà Nam vạn đại lưu truyền
Gia vô bế hộ êm đềm
Phật, Tiên, Thần, Thánh, giáng miền trần gian
Đạo gom trọn nhơn gian vũ trụ
Gieo giống lành làm chủ năm châu
Từ Tây khắp cả hoàn cầu
Âu ca lạc nghiệp dưới bầu trời chung
" Bài tứ tuyệt trên hiện rõ
sự mầu nhiệm của cơ bút. Nếu đọc khoán thủ ta thấy : Quan Thánh đế
Quân giáng và khoán tâm ta lại thấy : Lý Thái Bạch giáng và sau 2
chữ Thánh Đế ta thấy 2 chữ Phật Sắc tức Phật bà Quan Âm. Bài này
tiên tri Tam trấn thay mặt Tam giáo dạy đạo kỳ ba.
" Bài song thất lục bát tiên
tri, đạo Cao Đài lập trước nhứt ở Tiền Giang rồi Hậu giang và sẽ
phân chia 12 chi phái.
Đạo lập quân đội và Hòa Hảo
lập Dân xã Đảng. Sau đó, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lừa gạt truất phế.
Trãi qua ba cuộc đảo chánh mới lật đổ được Ngô Triều. Đến cuối thế
kỷ này : "phản tiền vi hậu" Đức Di Lạc Vương Phật ra đời lập Hội Long
Hoa để tuyển ngôi vị Phật, dựng đời Thượng Ngươn Thánh Đức Đức Di Lạc
là bậc Minh Vương hiền triết thông kim đạt cổ tạo cảnh thái bình " gia
vô bế hệ" Lúc đó, đạo nắm trọn huyền vi vũ trụ và …"Đất, dậy,
trời thay xác, Chư Phật, Tiên, Thánh xuống ở trần" .Nhân loại lạc
nghiệp âu ca, chung bầu trời : "Đại Đồng Thế giới"
Đây là bài thi độc nhứt vô
nhị do Tam Trấn giáng chung. Đức Lý Thái Bạch và Quan Thánh chủ động
ban ý tưởng còn Phật Quan Âm chứng đàn.
Do chủ trương qua hai liễn trước
cửa các Thánh Thất nên Đạo Cao Đài lúc nào cũng bị nhà cầm quyền
theo dõi.
Dưới thời Pháp thuộc, toàn
quyền Đông Dương Pierre Pasquier (1928 - 1934) ra lịnh tiêu diệt đạo mạnh
mẽ nhất. Y thi hành một chánh sách cứng rắn và tàn bạo đối với dân
chúng thuộc địa. Kiểm soát chặt chẽ giới thợ thuyền, đàn áp các
Đảng phái, Đạo Cao Đài cũng chịu chung số phận với đồng bào.
Đầu năm 1934 nhân vía Đức Chí
Tôn, viên toàn quyền gởi tặng Toà Thánh cặp đèn cầy thật lớn bảo
phải đốt ngay trong giờ cúng đàn. Vì hắn biết lễ vía có chư tín đồ và
chức sắc khắp nơi tề tựu về Toà Thánh dâng lễ Đức Chí Tôn. Bên
ngoài là thi ấn bố đức tặng đèn, bên trong thật sự đôi đèn là hai
trái bom nổ chậm.
Đức Quyền Giáo Tông biết âm
mưu của P. Pasquier định giết Ngài trước mắt chúng sanh. Ngài nhớ Đức
Chí Tôn dạy : " Sống cũng nơi Thầy, thác cũng nơi thầy" nên
Ngài quì trước chứng đàn cạnh đôi đèn cầy ( 2 quả bom) mà không sợ
sệt âm mưu của P.Pasquier.
Linh hiển thay, hai quả bom được
đốt lên, cháy xì khói lan tỏa khắp đàn, chư tín hữu lo sợ nhưng Ngài
vẫn qùi và láy mắt ra lịnh việc hành lễ vẫn tiếp tục như không có
điều gì xảy ra.
Việc ám sát Đức Quyền Giáo
Tông không thành, P.Pasquier ra lịnh cho bọn mật thám Pháp tìm đủ phương
cách chụp hình các buổi nhóm họp, các đàn lệ, dịch các tên như
Thượng hội ra Thượng Nghị Viện ; Hội Nhơn Sanh ra Hạ Nghị Viện v.v..để
chính hắn mang về Pháp quốc báo cáo. Trên chiếc phi cơ về Pháp có cả
gia đình hắn. Sấm Trạng Trình đã báo trước : "Lửa đâu mà cháy tám
gà trên mây" . Chưa ai rõ nghĩa lý gì, thì báo chí đã loan tin : Phi
cơ toàn quyền P.Pasquier ngộ nạn, vợ con hắn đều chết, riêng hắn rơi
vào ống khói nhà máy cơ khí Messageries Mcùtallurgiques de France.
Ít lâu sau, P.Pasquier giáng đàn
cho biết :
"Oh, Salue
Haute Aâme
Vương bá bửu ngôi thị ngục hình
Thiên lao như thủ tắc công khanh
Đồ lưu Pháp phối cầm chơn mạng
Y phục dạy cân thị tử thành
"Ôi nha lại ! cũng vì vui mà làm cho ta bị bịt mắt trái tai - Pierre
Pasquier"
Xem thế, quả báo nhãn tiền,
lưới trời chẳng lọt mảng lông.
Nhờ đó, đồng đạo mới rõ câu : "Lửa đâu mà cháy tám gà trên mây".
Lửa ở đâu ? thật khó trả lời.
Tám gà do chữ Pasquier phiên âm là bát kê nói đấu lập lờ theo kiểu
sấm truyền của Trạng Trình.
Ngày khai Đạo Cao Đài nhằm đêm
14 rạng 15 tháng 10 năm Bính Dần ( 18 và 19-11-1926) làm lễ tại Thánh
Thất Từ Lâm. Đó là Thánh Thất đầu tiên,sau các nơi trong buổi ban sơ
mượn tạm như Vĩnh Nguyên Tự, Thánh Thất Cầu Kho v.v…
Chùa này vốn của Hòa thượng
Như Nhãn ở chùa Giác Hải ( Chợ Gạo), nên còn gọi là Hòa thượng
Giác Hải, quyên tiền trong bổn Đạo thành lập. Vào tháng 7 năm Bính
Dần ( 8-1926) ông tình nguyện dâng chùa.
Lúc bây giờ chùa tuy cất xong,
nhưng Đông lang Tây lang chưa có, tráng xi măng chưa rồi, sơn phết chưa
lo. Chung quang chùa còn nhiều cây bụi sầm uất. Ông Nguyễn Ngọc Thơ
và bà Lâm Hương Thanh được lịnh chi tiền lo tất cả mọi việc cho hoàn
tất để kịp kỳ khai Đạo .
Đêm hôm đó,vì quá đông người
nên cuộc lễ bớt phần trang nghiêm. Khi cầu cơ Đức Chí Tôn chỉ để ít
lời quở trách rồi thăng. Thừa dịp tà thần nhập vào ông Lê Thế Vĩnh
và Vương Thanh Chi con gái của ông Vương Quan Kỳ mà mạo xưng là Tề
Thiên Đại Thánh và Quan Âm Bồ Tát . Lúc đầu trong bổn Đạo tưởng
thật nhưng sau cử chỉ hung hăng. Người người đều biết là tà quái xuất
hiện.
Thấy việc lộng hành như vậy,
ông Monet đại uý người Pháp khuyên : "Tôi có lời khuyên các ông,
là từ đây trở đi, hễ có cầu cơ thì chớ họp nhau đông đảo vì cần
phải thanh tịnh. Mà hễ đông người thì 1 là mất bề thanh tịnh, 2 là tư
tưởng bất đồng, không tương ứng nhau được thì không linh nghiệm"
Ba hôm sau, Thầy giáng cơ dạy
về việc này như sau :
"Các con, Thầy nghĩa lại
việc hôm nọ tại Thánh Thất biến ra 1 trường tà quái mà Thầy bắt đau
lòng đó các con. Các con nghĩ lẽ nào ? Đó là bước Đạo. Đó là thiện
cơ. Các con hiểu sao được. Nhưng Thầy buồn nỗi vì có đứa xàm biện về
việc ấy. Thầy cũng muốn phạt chúng nó 1 cách nặng nề, nhưng Thầy
nghĩ lại mà thương. Môn đệ của Thầy nhiều đứa muốn bỏ Đạo y, ném
dép cỏ, lột khăn tu mà hồi thế tục. Bởi bước Đạo gập ghình khó tới
mới ra đến nỗi"
Thật là Thiên cơ, nếu không
xảy ra việc tà thần, hôm đó mật thám Pháp đã chực sẵn, có điều gì
quốc sự là bắt ngay. Trong cái rũi có cái may là như vậy. Vả lại
việc biến loạn đó, khiến cho kẻ nhẹ dạ, ít tâm thành ngã lòng. Còn
hàng chức sắc thì cho ở đó là cơn khảo của tà thần để trau dồi thêm
lòng tin tưởng . và cũng là 1 tiếng vang để cho khách bàng quan chú ý
theo dõi coi tà giáo hay chánh giáo. Vô hình trung, cơ phổ độ chuyển
được thế cờ, xoay hư thành nên. Chỉ ba tháng sau khi mở Đạo tại Từ
Lâm Tự mà số người nhập môn lên hàng ức, đủ thành phần, đủ chánh
kiến và quốc tịch : Pháp, Cao miên, Hoa kiều …
Đức Phạm Hộ Pháp được lịnh
Đức Chí Tôn đi Thủ Đức ( 1928). Đến nơi bà Bát Nương chỉ dẫn đi lấy
Long Tuyền Kiếm ở Mỹ Tho.
Nhưng Đức Cao Thượng Phẩm bịnh
nặng Đức Ngài phải trở về Toà Thánh. Sau khi an táng Đức Cao Thượng
Phẩm xong, ( Đức Cao Thượng Phẩm qui ngày 1-3-Kỷ Tỵ) Đức Ngài mới đi
Phú Mỹ - Mỹ Tho.
Ngày 27-2-Kỷ Tỵ ( 1929) Đức
Ngài đến Khổ hiền trang, chấp bút thì được chỉ dẫn nơi yếm Long tuyền
kiếm về phía Tây Nam. Nơi điểm chỉ là một khoản đồng ruộng, có dạng
hình núi nức mé bên kia sông, phải đi ghe chừng 5 cây số mới đến.
Cánh đồng nước phèn, mọc toàn năng, phía xa xa là rừng đưng và bàng.
Đất màu đen chưa trồng lúa được, nên dân cư sống bằng nghề làm đồ
gốm, làm lu, hủ, chén v.v..Đức Ngài và các tín hữu Minh Thiện đàn
dừng lại trên 1 khoản đất vàng, gò cao và rộng độ chừng dưới 700
thước vuông.
Đức Ngài lại chấp bút, Lỗ Ban
giáng và chỉ đào ngang chót núi, sâu xuống chừng 3 tấc tây thì đụng
đá. Lỗ Ban cho biết, đó là tháp của 1 trạng Tàu táng thuở cai trị xứ
ta. Trạng Tàu biết chỗ này là núi vàng, sợ sau này núi nổi lên
thành hình thì nước Việt Nam có trạng và nhân tài sẽ phục nghiệp,
nên học quyết chiếm cứ và yếm long tuyền kiếm, công dụng của kiếm
là vớt đứt hết nhân tài.
Khi thế chiến thứ nhứt chấm
dứt ( 1919) chính phủ Tàu sai 1 người Triều Châu giỏi về bói yếm sang
Việt Nam yếm 1 lần nữa ngay nơi cũ. Dân cư quanh vùng , nhất là các vị
bô lão thời đó đều kể như vậy.
Lỗ Ban lại cho biết, tại đây
có vị thần vàng lãnh mạng nơi Thượng Đế giữ gìn vật báu không cho ai
lấy, chỉ dàng riêng cho Trạng Trời đến lấy mà thôi.
Việc đào lên cũng thật vất
vã, Đồng thì rộng mà mỗi người chỉ có 1 lưỡi cuốc dàn hàng ngang mà
đào. Tưởng chừng như khó tìm thấy. Bỗng nhiên trực giác giúp suy luận
thành công, thông thường thì mồ mả ở vùng này đều có nấm ở trên
nhưng đặc biệt có một cái mả không có nấm. Vì thế mà Đức Ngài cho
đào cái mả đó lên thì được một ống ghẻ trên có một lưỡi dao cứng
cắm thẳng xuống trong đó có một con cò sừng màu trắng và 6 đồng
tiền kẽm đời Minh Mạng. Đào xuống sâu nữa gặp một hộp bao chỉ dài 9
tấc, Đức Ngài cho biết trong đó có Long tuyền kiếm, nhưng cấm không
cho ai xem và gói kín lại.
Đức Ngài dạy đào 1 con kinh từ
Trảng Sập băng ngang chót lưỡi Long tuyền kiếm cho bứt. Đó là phép
phản yếm để trừ tuyệt sát nhân tài.
Đức Ngài lại nói : "Ngày
kỷ niệm nước Việt Nam hưởng được Đạo trời khai sẽ gở nạn ách cho
nhân loại. Dân tộc xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích lệ
thuộc. Dân tộc Việt Nam sẽ không còn bị lệ thuộc nữa" .
Đêm hôm đó, tại Khổ Hiền
Trang, Đức Phật Mẫu giáng dạy lập thảo đường .
Năm 1941, Pháp khủng bố các
tín đồ tại Toà Thánh. Chúng bắt Đức Hộ Pháp và 5 vị chức sắc đày
sang Mã đảo ( madagascar) thuộc Phi châu dưới chiếc tàu Complège vào
ngày 27-7-1941.
Đức Hộ Pháp cùng 5 vị chức
sắc, khi tới mã đảo bị quản thúc trong trại giam, đến ngày 24-11-1944
mới được thả ra ngoài làm lụng. Khi quân đội Đồng Minh thắng phế
trục tướng De Gaulle giải phóng nước Pháp, Đức Ngài mới được đưa về
Việt Nam ngày 21-12-1946 .
Những ngày bị lưu đày nơi viễn
xứ, Đức Ngài đã được Đức Chí Tôn che chở, an ủi. Một hôm Ngài và Sĩ
Tải Đỗ Quang Hiển phò loan được Đức Tiêu Diêu Đạo sĩ giáng cho bài
thi :
Lược
chiến từng quen đã bấy lâu
Thiên cơ đã rõ máy cao sâu
Dằn lòng nhẫn nại chờ đôi lúc
Sẽ thấy khuôn linh phép nhiệm mầu
Chào Thiên Tôn và chư vị
Thiên Phong, có Đức Nhàn Aâm Đạo Trưởng đến, để bần tăng triệu
Thần Hoàng Bổn Cảnh tới gìn giữ cơ .
Nhàn Aâm Đạo sĩ cười ….bần tăng lấy làm cảm xúc cho chư vị dường
này. Hận thay cho giống dã man tàn bạo …..Trung quân là Nam Tinh đó
vậy. Nơi ấy là hang ổ của Việt kiều Thời cuộc Á Đông sẽ kết
cuộc nơi đó.
THI
Quá hãi đôi phen đến viếng nhau
Ngặt không có bút để lời giao
Aân nhân đợi thuở triều linh địa
Chuyển thế gặp thời phải múa đao
Cõi Á đã thành chủng quốc
Phương Aâu sẽ diệt tận nô lao
Lửa hương đất Việt đầu nhen nhúm
Nhờ đám Trung Quân ở nước Tàu
Ít lâu sau cầu cơ, một vị (
phái nữ) giáng không xưng tên mà cho bài thi sau :
Về sau Vô Danh Thị lại giáng cơ
và nhủ : Chào Thiên Tôn và chư vị Đại Thiên Phong. Thiếp vì có mang
lịnh đến đây làm bạn bút nghiêng trong lúc chư vị mang lịnh Chí Tôn cho
ngơi nghỉ nơi đây, Chí Tôn than rằng : Chức sắc Thiên Phong bên Cửu
Trùng Đài thiếu hùng biện văn, tài đặng làm tay quy phục sanh chúng.
Vì cớ ấy mà triết Lý đạo khó phổ thông cho toàn thiên hạ
Năm 1944, các tù nhân được tự
do ra ngoài, Đức Hộ Pháp với Khai Pháp Trần Duy Nghĩa cầu cơ, Đức Lý
giáng phong cho ông Nguyễn Thế Truyền phẩm Bảo Địa Lý Quân, Nguyễn
Thế Sang phẩm Bảo Thượng Quân và Ngô Văn Phiến phẩm Bảo Tinh Quân.
Mặt địa cầu ta vốn định chừng
Sau khi giải thích cho Nam xa và Việt đảnh thế nào, Vô Danh Thị lại cho
thi .
Vô Danh Thị là ai ? Đó là bà
Linh Sơn Thánh Mẫu vâng lịnh Thất Nương Diêu Trì Cung đến viếng các
Thánh bị nạn. Dù giấu tên nhưng Đức Hộ Pháp biết được, vì chiếc nhẫn
nạm ngọc trên tay ngài phát hào quang khi bà thăng, hạt ngọc này của
ông Lễ Sanh Võ Văn Đợi tìm được ở Núi Bà tặng cho Ngài. Nên biết
ông Đợi là đệ tử Đức Hộ Pháp học tu tịnh đã chứng ngộ và biết
trước được nhiều việc nên Ngài đổi tên Đợi ra Võ Linh Đoán cho trụ
trì ở Vạn Pháp Cung để rước các thầy tu nửa lỡ vận.
Bị chiến tranh, Núi Điện điêu
tàn, một ít chức sắc xin Đức Hộ Pháp cho rước cốt Bà Đen về Đền Thờ
Phật Mẫu, Đức Ngài phê : "Bần Đạo vì thạnh tình lúc bị lưu đày, bà
thường đến viếng thăm mà thuận cho".