ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
* * *
ĐẠI ĐẠO BÍ SỬ
Soạn Giả:
TRẦN VĂN RẠNG
Giáo sư sử học
Đại Đạo Năm Thứ 46
1971
Vào năm 1926, nhóm đạo hữu
cầu cơ học hỏi, bà Bát Nương giáng đàn cho bài thi song thất lục bát
tiên tri về sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm như sau :
Non
sông đất Việt ở đâu chứ ?
Kẻ ngu hiền cứ ngỡ đường đi
Dòng sông Bến Hải chia ly
Có chi mà khó ? có chi mà sờn ?
Tay thợ
đắp lấp hờn là đạo
Đạo Cao Đài phổ giáo tình thương
Lướt qua bể khổ chiến trường
Gãy cung từ ái, cờ trương hiệp hòa
Sang
cuộc chiến thu qua khó định
Từ Thượng Lào đến Vịnh Cam Ranh
Đìu hiu Ngô phải trọi cành
Mới đây sao lại tan tành hỡi ai !
Toàn
dân đứng chờ bày phương hướng
Hỏi " chừ, mô" là tướng nhà Nam
Không Nga, không Mỹ không phàm
Ai người chí chánh, cờ tam cứu đời?
Khi được bài thi, các đạo hữu
không biết bà Bát Nương dạy điều gì. Mãi đến ngày 1-11-1963 tướng
Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu mới rõ cơ mầu
nhiệm.
Vế thứ nhứt và hai tiên tri
về nước Việt Nam bị phân chia ở sông Bến Hải. Có lắm kẻ theo Ngô
Đình Diệm mà đi tưởng là đúng đường. Đạo Cao Đài cho đó là mối hờn
dân tộc cần lấp sông bằng cách trương cờ Nhan Uyên mà kêu gọi hai
chính quyền Nam Bắc hiệp thương chung sống hòa bình.
Vế 3 : Các cuộc chiến bình định
khó thành công. Từ Thượng Lào đến Vịnh Cam Ranh vây cánh Ngô Đình
Diệm sẽ trọi cành.
Vế bốn : Dưới sự độc tài gia
đình trị của Ngô Triều, dân chúng chờ tướng nhà Nam đứng lên làm
cách mạng mà hưởng ứng chớ không phải người ngoại quốc nào khác.
Khi làm " Lễ đầy tháng" cho
trẻ sơ sinh, cha mẹ vái : "Vái mười hai đức Thầy, mười ba mụ bà phò
hộ cho con tôi mạnh giỏi, chóng lớn".
I. Mười hai đức Thầy là ai ?
Đó là Thập nhị thời thần ở thượng giới và Thập nhị thời quân ở hạ
giới ( xem mục : Thập nhị Thời quân) Thập nhị thời quân biểu tượng 12
con giáp : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tức, Hợi.
Người ở trần gian không ngoài 12 tuổi đó.
Sau khi các Đấng ban kinh Tận
Độ (1935), Đức Hộ Pháp lịnh cho Thập nhị thời quân làm thuyền Bát Nhã
và các phụ tế. Ông khai pháp Trần Duy Nghĩa đốc suất làm thuyền và
viết tuồng chèo thuyền. Ông đã giải thích :
- Tổng lái là chơn linh Hắc
Sát Tinh tượng trưng Bát Quái Đài
- Tổng mũi là chơn linh Bạch Hổ Tinh tượng trưng Hiệp Thiên Đài
- Tổng Thương là chơn linh Huỳnh Long Tinh tượng trưng Cửu Trùng Đài
- Tổng khâu tượng trưng cho nhơn sanh
- 12 bá trao tượng trưng 12 con giáp
Ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu
thì để câu đối trước thuyền :
Vạn sự viết vô nhục thể thổ
sanh buồn tại thổ
Thiên nhiên tự hữu linh hồn thiên phản hồi thiên
Ông Bảo Thế Lê Thiện Phước
thì lập siêu linh kỳ thay thế đơn giản, Siêu linh kỳ hình chữ nhựt
đứng màu đen, viền trắng, bên trong có 12 nhiểu trắng tượng trưng 12
con giáp đã qui vị.
Như vậy, "Mười hai đức Thầy" lo
việc siêu sinh cho nhơn sanh, không để một ai chết oan.
II. Mười ba Mụ Bà là ai ?
Nơi đền thờ Phật Mẫu có tạc hình 9 cô nương và 4 nữ nhạc, công chung
là 13 mụ bà. Các cô lúc giáng trần dạy đạo chỉ là Tiên nương, nhạc
công, nhưng nhờ công phổ độ đều đắc vị Phật với tên hiệu dưới đây :
Về Cửu Nương thì mỗi vị đều có
ba nhiệm vụ sau :
1. Nhứt nương Hoàng Thiều Hoa : giữ vườn Ngạn Uyển chăm lo sức khỏe
vạn linh, nhiệm vụ phổ độ miền Bắc VN.
2. Nhị nương Cẩm Tú : coi vườn đào, giữ gìn sự sống của loài người (
bảo sanh), giáo đạo ở Cam Bốt
3. Tam nương Kim Tuyến : ở tầng Thanh Thiên, siêu độ khách trần, phổ
độ miền Trung VN.
4. Tứ nương Lê Thị Gấm : ở tầng Huynh Thiên, dạy chân, thiện, mỹ cho
loài người, phổ độ ở đồng bằng miền Bắc VN.
5. Ngũ nương Liễu Hạnh : ở tầng Xích Thiên, siêu độ khách trần đắc
đạo cho địa vị ngày càng cao thăng.
6. Lục nương Hồ Thị Huệ : ở tầng Kim Thiên, bảo quản sanh mạng cho
chúng sinh, phổ độ Pháp quốc. Đó là bà Jeanne d' Arc .
7. Thất nương Vương Thị Lễ : ở tầng Hạo Nhiên Thiên độ dẫn người
theo đạo kỳ ba, phổ độ dân Sài gòn, Chợ Lớn.
8. Bát nương Hớn Liên Bạch : ở tầng Phi Tưởng Thiên, triết lý gia
của nền Đại Đạo, giáo Đạo ở Trung Hoa.
9. Cửu nương Cao Thoại Khiết : ở tầng Tạo Hóa Thiên với Đức Phật
Mẫu, dạy về khoa học, mỹ thuật, phổ độ ở miền Tây VN.
Thêm 4 vị nữ nhạc mới thành
Phật nữa là 13 mụ bà
10. Đổng Song Thành thành Quản Sanh Phật : vị Phật bảo vệ kiếp sanh
của trẻ con
11. Vương Tử Phá thành Dưỡng Dục Phật : Vị Phật dưỡng nuôi và dạy
dỗ trẻ em.
12. Hứa Phi Yến thành Chưởng Hậu Phật : Vị Phật lo về việc mai sau
của đứa true.
13. An Phát Trinh thành Thủ Luân Phật : Vị Phật lo về sự biến đổi
chuyển xây của đứa trẻ vươn mình lớn lên.
Đó là 13 mụ bà giúp đỡ trẻ
em từ lúc lọt lòng cho đến chết rồi tái sanh. Tôn thờ 13 vị là hợp
lý .
Theo sách "Đài Bắc thị tuế
thời ký" thì 13 mụ bà là :
1. Trần Nhứt Nương có nhiệm
vụ chú sanh
2. Vạn Tứ Nương có nhiệm vụ chú thai
3. Nguyễn Tam Nương có nhiệm vụ Giám sanh
4. Tăng Ngũ Nương có nhiệm vụ ẵm trao
5. Lâm Cửu Nương có nhiệm vụ thủ thai
6. Lý Đại Nương có nhiệm vụchuyển sanh
7. Hứa Đại Nương có nhiệm vụ hộ sanh
8. Lưu Thất Nương có nhiệm vụ định nam nữ
9. Mã Nương có nhiệm vụ tống tử
10. Lâm Nhất Nương có nhiệm vụ an thai
11. Cao Bát Nương có nhiệm vụ dưỡng sanh
12. Trúc Nhị Nương có nhiệm vụ bồng con
13. Đỗ Ngọc Nương có nhiệm vụ đỡ đẻ
Tập tục và cấm trong Cao Đài
giáo có nhiều điều khá đặc biệt có một ít tập tục không theo lối
cổ truyền mà theo khoa học tiến bộ.
Về người hành đạo không những
chọn trong hàng không chồng vợ, mà chọn cả những người lẫn lộn trong
thế sự có tiền căn. Nhưng 1 khi đã hành đạo thì phải ly gia cắt ái.
Còn nhiều tập tục khác, chỉ những người theo đạo mới biết được.
Trong 1 đàn cơ vắng mặt bà
Giáo sư Hương Hồ, nên bà Bát Nương gọi, bà Hương Hồ trả lời : " Vì
có kinh nguyệt nên không hầu đàn được". Do đó bà Bát Nương giáng
cho bài :
Đây là một quan niệm hết sức
tiến bộ trong đạo Cao Đài. Nhưng sinh lý tự nhiên của con người được
chấp nhận. Nhưng do con người tạo ra những nhơ nhớp để trục lợi thì
không được thuận cho vào Đạo, như trường hợp bà Bộn dưới đây :
Bà Bộn đến cầu Đạo, Đức Chí
Tôn cho bài thi trên, nhưng không có chữ " thâu" tức là không nhận
vào hàng môn đệ. Vì bà ấy là chủ tào kê. Trong cuộc hầu đàn chỉ có
Giáo sư Đạt biết bà ta mà thôi. Cho nên khi cơ viết ra câu đầu ông
Đạt bụm miệng sùng sụt muốn cười, nhưng sợ thất lễ không dám cười
ra tiếng. Lúc cho xong 4 câu, ông Đạt càng sùng sụt hơn nữa. Khi bãi
đàn, ông mới nói cho mọi người biết cớ sự, ai nấy đều cho là huyền
diệu.
Cũng đàn hôm đó, một người
cầu đào tên là Tích được cho bài thi như sau :
Tuy ông Tích còn lăn líu, không
biết thương con cháu nhưng Đạo là nơi cải hóa con người vào đường lương
thiện, nên Đức Chí Tôn thâu nhận.
Với đôi mắt phàm chúng ta
không thể nào nhận được chân giả, cần phải có Mắt Trời ( Thiên
Nhãn) mới thấu rõ mọi việc và chi chi không lọt mảy lông. Mới biết
Thợ Trời là kỳ diệu vậy.