ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
 TÒA THÁNH TÂY NINH
 

* * * 

 

QUAN HÔN TANG LỄ



 

Hội Thánh Giữ Bản Quyền
Ấn Bản
Năm Bính Thìn (1976)

 

 

 

In tại BẠCH VÂN Ấn Quán - Cơ Quan Phát Thanh nội ô TÒA THÁNH Tây Ninh.

 


 

Quan

 

 Quan Hôn Lễ

Lễ Ðăng Quan hoặc Tấn Phong

 

 Quan Hôn Lễ

 

Ngày xưa, ở bên nước Tàu (Trung Hoa) con trai đến 18 tuổi làm Lễ Ðội Mũ gọi là Lễ Gia Quan; con gái đến 16 tuổi làm Lễ Cài Trâm gọi là Lễ Cập Kê. Ta cũng theo phong tục nước Tàu, nên có câu ca dao:

Trai thời 18 Gia Quan,
Gái thời 16 hiệp đàng Cập Kê.

 

Tuổi đến thời cho con trai đội mũ, con gái cài trâm là tuổi trai gái đã trưởng thành, đủ sinh lực, cha mẹ có thể định lứa đôi được. Trai gái đến tuổi ấy, ta thường gọi là tuổi dậy thì.

 

Người Tàu, người Việt hay có cái lệ dựng vợ, gã chồng cho con sớm, gọi là tảo hôn. Ðiều nầy có hại cho sức khỏe trai và gái. Nếu có sanh con sớm, thì con cũng không được cường tráng. Lệ tảo hôn ngày nay đã giảm bớt nhiều rồi, vì điều kiện sanh sống trong xã hội, nên định con trai 19 tuổi lấy vợ, con gái 18 tuổi lấy chồng.

 

Khi hành lễ Gia Quan Cập Kê, gia trưởng có mời thân tộc, họ hàng đến mầng con cháu đã trưởng thành. Ai cũng có một lời dạy con trai, con gái đã lớn khôn rồi, phải biết giữ phận làm người. Trai có phận trai, gái có phận gái, đừng làm điều chi cha mẹ phải buồn lòng, tông môn phải nhục nhã.

 

Ở nước ta hiện giờ, không còn ai làm lễ Gia Quan Cập Kê cho con nữa. Tục lệ cũ đã bỏ.

 

Nên nhớ, Lễ Gia Quan đây không phải là Lễ Gia Quan Tấn Tước. Lễ Gia Quan Tấn Tước là lễ của hàng Quan Lại, mầng được thăng phẩm tước, được lên chức.

 

Lễ Ðăng Quan hoặc Tấn Phong

Nếu có trường hợp nầy, Hội Thánh sẽ tổ chức chớ không áp dụng thường xuyên.


Hôn

 Hôn nhơn

 Hôn lễ

 Ðồng tánh bất hôn

 Trưởng Tộc

 Trình Bát Nhựt

 Sau Lễ Cưới ba ngày

 Hành pháp Hôn Phối

 Lễ Hỏi

 Lễ Cưới

Hôn nhơn

Trai lớn lên cưới vợ, gái lớn lên lấy chồng là lẽ đương nhiên. Việc hôn nhơn là việc tối trọng trong đời người. Tìm đâu có hạnh phúc? Hạnh phúc ở trong việc hôn nhơn. Thật vậy, không có gì vui thích cho bằng trong gia đình được vợ chồng hòa thuận, đầm ấm, thành thật yêu đương nồng hậu. Vợ biết tùy theo ý muốn của chồng, chồng biết thương vợ, không làm phật ý vợ, ăn ở với nhau lâu ngày, càng sâu ngãi biển, càng dài tình sông.

 

Cha mẹ dựng vợ gã chồng cho con, không ngoài ý muốn đem hạnh phúc cho con. Cha mẹ nào có con cũng mong ước: "Gái thì đẹp phận mây xanh, bền duyên tơ tóc; trai thì nên nghĩa đá vàng, keo sơn gắn chặt".

 

Việc kết nghĩa Sui Gia, kén dâu kén rễ phải thận trọng, lọc lừa cho kỹ, nhớ câu: "Rau nào sâu nấy". Dâu thì nên chọn con nhà có đức hạnh, nhân từ, không có tiếng tăm gì đồn đãi; rễ thì kiếm con nhà gia giáo, siêng năng cần mẫn việc làm.

 

Tuy nói cha mẹ kén dâu, kén rễ nhưng phải có sự ưng thuận của con. Cha mẹ nên nghĩ việc hôn nhơn của con là cả cuộc đời của chúng, để cho con có quyền lựa chọn bạn trăm năm, không nên ép uổng trong việc cưới gã, sau rồi phải ân hận.


Hôn lễ

Theo xưa, có sáu (6) lễ phân ra như vầy:

  1. Lễ Nạp Thái: Là lễ cha mẹ đi coi dâu và dắt con đi coi vợ.

  2. Lễ Vấn Danh: Là lễ hỏi cho biết tên họ, và tuổi tác cô gái coi có trùng tên cha mẹ, ông bà bên chồng chăng?

  3. Lễ Nạp Kiết: Là lễ trình bày tuổi tác và vận mạng tốt, được tương sanh.

  4. Lễ Nạp Trưng: Là lễ đem hàng lụa, tiền bạc, phẩm vật đến nhà gái để làm tang chứng, sự hứa hôn chắc chắn. Theo ta là Lễ Hỏi, hay là Lễ Sính.

  5. Lễ Thỉnh Kỳ: Là lễ nói ngày làm Lễ Cưới cho đàng gái hay.

  6. Lễ Thân Nghinh: Tức là Lễ Cưới.

 

Ðó là tục lệ của người Tàu, người mình không mấy ai làm theo.

Hôn lễ theo người Việt Nam, hiện giờ còn giữ hai lễ là: Lễ Hỏi và Lễ Cưới mà thôi.

 

Ðồng tánh bất hôn

Theo lễ đời nhà Châu, người cùng một họ không được kết làm vợ chồng. Người Việt Nam xưa nay cũng tùng theo lễ ấy. Ðó là nói về bà con.

 

Chí như cùng một họ, mà không bà con, thì việc hôn nhơn đồng tánh không có tổn hại nhơn luân.

 

Trưởng Tộc

Sui trai hay sui gái, bên nào cũng chọn một người trong thân tộc trọng tuổi, còn đủ vợ chồng làm người Trưởng Tộc. Có Trưởng Tộc nam phái tức có Trưởng Tộc nữ phái. Như trong thân tộc không có người, chọn người ngoài cũng được, nhưng phải có đủ điều kiện là trọng tuổi, vợ chồng còn đủ, người có tư cách.

 

Trưởng Tộc cũng như là người hướng dẫn, hay là Trưởng Phái đoàn của mỗi bên trong Lễ Hỏi, Lễ Cưới. Giữa hai Họ, có điều chi chưa thỏa thuận, thì nhờ Trưởng Tộc hai bên giải quyết.

 

Trình Bát Nhựt

Tám (8) ngày trước Lễ Cưới, theo công lệ, đàng gái phải biên tên họ hai đàng sui gia chàng rễ và nàng dâu trình cho nhà chức trách địa phương, gọi là trình bát nhựt. Nhà chức trách dán Bố cáo tại trụ sở. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ngăn cản gì không, và chứng tỏ cuộc Hôn Lễ là chánh thức hợp lệ.

 

Theo Thế Luật Ðạo, tám (8) ngày trước Lễ Sính, chủ hôn trai phải dán Bố cáo nơi Thánh Thất sở tại, cho trong Bổn Ðạo hay, sau khỏi điều trắc trở.

 

Sau Lễ Cưới ba ngày

 

Lệ (3) ngày sau Lễ Cưới, cặp vợ chồng trở về bên nhà gái, tục gọi là Lễ Phản Bái.

 

Hành pháp Hôn Phối

Lễ Hôn Phối cử hành tại Ðền Thánh hay Thánh Thất.

 

Tân Luật, Chương Thế Luật, Ðiều thứ sáu: "Việc Hôn là việc rất trọng đời người. Phải chọn Hôn trong người đồng Ðạo, trừ ra khi nào người ngoại ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẫu".

 

Lễ Hỏi

Phẩm lễ trong Lễ Hỏi, cần nhứt giàu cũng như nghèo là: một (1) đôi bông tai, một (1) mâm trầu, hai (2) chai rượu, một (1) đôi đèn. Trà bánh là phụ thuộc. Ðôi bông tai ví như cái Hoa con gái.

 

Ðến ngày đã định, bên nhà trai sang qua nhà gái, có bà con thân thuộc và ông mai, nhà trai mang theo đủ phẩm vật nhà gái đòi hỏi.

 

Ðến nhà gái, khi quan khách an tọa xong, đoạn ông mai hướng dẫn ông sui trai trình giữa hai Họ lễ Sính, đặt trước khai trầu rượu bên gái đã sắm sẵn. Lễ phẩm như: Bông tai, nữ trang, và tiền bạc cũng phải mở ra cho hai Họ trông thấy. Trình phái nam rồi, ông sui gái đem trình phái nữ. Bà sui gái nhận nữ trang đem cho con gái, rồi dắt con gái ra chào Họ bên chồng.

 

Sau phần kỉnh lễ Ðức Chí Tôn và Hội Thánh, hoặc người tuổi tác, ông sui gái lên đèn cho chàng rễ làm lễ Từ Ðường. Sau lễ Từ Ðường, là chàng rễ ra mắt họ hàng bên gái.

 

Lễ bái: Ông bà, cha mẹ, ông mai, và thân tộc.

Lễ Hỏi đến đây chấm dứt.

 

Lễ Cưới

Nhà trai định ngày làm Lễ Cưới, nhờ ông mai báo tin cho nhà gái hay. Nhà gái bằng lòng ngày giờ đã định thì thôi, trái lại, nhà trai phải chọn ngày khác.

 

Khi hai đàng đã thỏa thuận ngày cưới, thì ông sui trai cùng ông mai qua nhà gái trình một hồng thiệp có biên đầy đủ chi tiết ngày giờ rước dâu và đưa dâu.

 

Ngày cưới, họ hàng bên trai qua nhà bên gái mang đủ lễ vật bên gái đòi hỏi (cũng như lúc Lễ Hỏi). Ðàng trai trình Lễ Cưới theo thủ tục. Sau phần kỉnh lễ Ðức Chí Tôn và Hội Thánh, chủ hôn nữ lo việc lên đèn, gọi con gái ra đứng cùng chàng rễ lập song, cùng nhau làm lễ Từ Ðường, kế tiếp làm lễ ra mắt họ hàng (dùng trà).

 

Ông sui trai ra lễ rước dâu, và thỉnh họ đưa dâu cùng một lúc.

Ðoàn rước dâu đi ngay đến Ðền Thánh, hay là Thánh Thất, để làm lễ Hôn Phối, kế đến Ðiện Thờ Phật Mẫu cầu nguyện bái lễ, rồi trực chỉ về nhà.

 

Ðến nhà bên trai, Bàn Tri Sự sở tại, sui gia cầu nguyện Ðức Chí Tôn, rồi đến cặp Tân Hôn bái lễ Ðức Chí Tôn, kỉnh lễ Hội Thánh, và chánh quyền. Kế tiếp, bên trai lên đèn làm lễ Từ Ðường, kế đến làm lễ ông bà (còn sống), cha mẹ, ông mai nếu có và người thân tộc.

 

Ðàng trai mở tiệc khoản đãi. Mãn tiệc, họ đàng gái ra Lễ Cáo Từ, ông bà sui trai và cặp Tân Hôn ra cửa đưa họ.

 

Lễ Cưới đã thành.

 


Tang lễ của Chức Sắc Ðại Thiên Phong

 

Phẩm:

  1. Giáo Tông

  2. Hộ Pháp

  3. Phật Tử

  4. Chưởng Pháp

  5. Thượng Phẩm

  6. Thượng Sanh

Sơ Giải: - Hành lễ theo Tiên Vị. Thi thể được liệm vào Liên Ðài (hình bát giác), kỵ Long Mã (bông). Liên Ðài được quàn tại Biệt Ðiện của mỗi vị một đêm, Báo Ân Từ một đêm, Ðền Thánh một đêm, và Cửu Trùng Thiên một đêm. Khi hành lễ xong, di Liên Ðài nhập Bửu Tháp.

 

Tại Ðền Thánh, Ðền Thờ Ðức Phật Mẫu, các Thánh Thất, Ðiện Thờ Phật Mẫu, các dinh thự, các tư gia của toàn đạo, đều treo cờ rũ từ bữa vào lễ cho đến ngày Liên Ðài nhập Bửu Tháp. Miễn coi ngày giờ.

Hội Thánh sẽ hành lễ Tiểu Tường, Ðại Tường, kỷ niệm hàng năm và xây Bửu Tháp. Không có làm Tuần Cửu và hành pháp độ thăng. Mỗi vị có bài thài riêng.

 

A. Nghi tiết hành lễ

1) Hấp hối: Tụng bài kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh ..... )

2) Tắt hơi: Tụng bài "Kinh khi đã chết rồi" ( Ba mươi sáu cõi .......)

Có Chức Sắc Ðại Thiên Phong chứng lễ.

Khi chơn hồn rời khỏi xác (qui thiên), tại Ðền Thánh đổ sáu (6) hồi chuông, trống cho phẩm Giáo Tông, Hộ Pháp, Phật Tử; còn phẩm Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh thì đổ năm (5) hồi.

3) Thượng sớ Tân cố: Lễ Viện dâng sớ tại Ðền Thánh.

4) Tại Biệt Ðiện: Vọng một (1) bàn linh có bửu ảnh, dàn bát bửu, 2 tàng, 2 lọng. Có Chức Sắc cơ quan luân phiên hầu.

5) Nhập mạch: Sau 24 giờ qui thiên (thi thể ngồi kiết già) được Ðại liệm vào Liên Ðài, tụng bài "Kinh Tẩn Liệm" (Dây oan nghiệt .......)

6) Thành phục: Lễ Viện hành lễ Phát tang, lễ Cáo từ Tổ, có Lễ Nhạc.

7) Hành lễ tế điện: Tang quyến chánh tế.

Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.

Ban ngày hành lễ Triêu Tịch, đêm có nhạc hòa tấu.

 

B) Di Liên Ðài vào Báo Ân Từ

1. Ðạo Kỳ

2. Bảng Ðại Ðạo

3. Phướn Thượng Phẩm

4. Long Mã múa

5. Dàn Bắc

6. Ðồng nhi hầu Nam tả, Nữ hữu.

7. Dàn Bát Bửu, Bàn Hương án có Bửu Ảnh, 2 tàng, 2 lọng, 2 Lễ Sĩ hầu.

8. Tràng hoa, vãng lụy, và bàn đưa

9. Liên Ðài kỵ Long Mã bông, có 2 vị Chức Sắc cao cấp của cơ quan hầu, đạo tỳ đi hai bên.

10.  Dàn Nam

11.  Tang quyến và thân bằng cố hữu

12.  Chức Sắc Ðại Thiên Phong, Chức Việc và toàn Ðạo nam nữ.

Liên Ðài đến Báo Ân Từ có đổ 6 hồi, hoặc 5 hồi chuông tùy theo phẩm vị khi rước cũng như đưa.

 
C) Liên Ðài an vị tại Báo Ân Từ

(Nghi lễ chưng dọn y như ở Biệt Ðiện)

Hành lễ tế điện:

  • Hội Thánh chánh tế. Thân quyến và thân bằng cố hữu phụ tế.

  • Nghi châm chước: Lễ tế điện dâng Tam Bửu, Lễ Sĩ mặc y phục màu phái Thượng (xanh da trời), chơn đi chữ Tâm, Ðồng nhi đọc Ai chúc.

  • Hội Thánh và các Cơ quan Ðạo đọc bài "Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu đã qui liễu" ( Khi dương thế ......)

  • Tang quyến (tùy trong gia đình quì cúng mà đọc Ai chúc).

  • Cầu siêu:

  • Tụng bài kinh (Ðầu vọng bái ......) và bài (Ba mươi sáu cõi .......), tụng mỗi bài 3 lần, niệm câu chú Chí Tôn 3 lần.

  • Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.

  • Ban ngày hành lễ Triêu Tịch, đêm có Nhạc hoà tấu.

D) Di Liên Ðài đến Ðền Thánh

  • Nghi lễ rước sắp đặt trật tự y như lễ Di Liên Ðài vào Báo Ân Từ, chuông trống rước cũng như khi đưa, tùy phẩm cấp.

  • Liên Ðài của Giáo Tông, Phật Tử, Chưởng Pháp để trước 7 cái Ngai (để chính giữa).

  • Liên Ðài của Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh để nơi Hiệp Thiên Ðài, cũng chính giữa (nghi lễ chưng dọn y như ở Báo Ân Từ).

  • Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi Nam Nữ tụng Di Lặc Chơn Kinh.

  • Diễn văn tuyên dương công trạng của vị Triều Thiên.

  • Hội Thánh cầu nguyện Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng, bái lễ.


E) Di Liên Ðài ra Cửu Trùng Thiên (Ðại Ðồng Xã)

  • Nghi lễ rước sắp đặt trật tự y như lễ rước Liên Ðài đến Ðền Thánh.

  • Liên Ðài an vị trên Cửu Trùng Thiên, nghi lễ chưng dọn y như ở Ðền Thánh, có 8 vị Chức Sắc Nam Phái của cơ quan đứng hầu 8 góc Cửu Trùng Thiên.

  • Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi nam nữ tụng Di Lặc Chơn Kinh. Ban đêm có Nhạc hòa tấu.

  • Hành lễ tế điện: Hội Thánh và các cơ quan Ðạo, tang quyến và thân bằng cố hữu tế lễ.

  • Ðại Lễ dâng Tam Bửu: Ba nghi, Lễ Sĩ ba (3) phái hiến lễ. Lễ Sĩ phái Ngọc điện đến Lễ Sĩ phái Thượng, Lễ Sĩ phái Thượng điện đến Lễ Sĩ phái Thái, Lễ Sĩ phái Thái điện đến bàn linh (Liên Ðài).

 

F) Lễ di Liên Ðài nhập Bửu Tháp

  • Hành lễ châm chước, Hội Thánh, Chức Sắc, Chức Việc, toàn Ðạo nam nữ, thân bằng cố hữu và tang quyến vào bái lễ.

  • Di Liên Ðài qua ngang mình Long Mã múa, rồi để lên lưng Long Mã bông đưa đến Bửu Tháp.

  • Khi khởi hành, trong Ðền Thánh có đổ chuông trống tùy theo phẩm cấp.

1. Ðạo Kỳ.

2. Bảng Ðại Ðạo.

3. Phướn Thượng Phẩm.

4. Long Mã múa.

5. Dàn Bắc.

6. Ðồng nhi nam nữ đọc kinh đưa linh.

7. Dàn bát bửu, bàn hương án có bửu ảnh, 2 tàng, 2 lộng, 2 Lễ Sĩ hầu.

8. Tràng hoa, vãng, lụy, và bàn đưa.

9. Liên Ðài kỵ Long Mã bông, có 2 vị Chức Sắc của cơ quan hầu; Ðạo tỳ đi hai bên.

10.  Dàn Nam.

11.  Tang quyến và thân bằng cố hữu.

12.  Chức Sắc Ðại Thiên Phong, Chức Việc và toàn Ðạo nam nữ.

  • Ðến Bửu Tháp, Ðại diện Hội Thánh và các cơ quan đọc Ðiếu văn.

  • Tang quyến đáp từ.

  • Ðưa Liên Ðài nhập Bửu Tháp.

  • Ðồng nhi tụng kinh Hạ Huyệt và chú Vãng Sanh. Khi dứt, niệm câu chú của Thầy 3 lần.

  • Giải tán


Tang lễ Chức Sắc Ðại Thiên Phong

 

Phẩm:

  1. Ðầu Sư

  2. Tiên Tử

  3. Thập Nhị Thời Quân

Sơ Giải: Hành lễ theo Tiên Vị. Thi thể được liệm vào Liên Ðài (hình bát giác), kỵ Long Mã (bông). Liên Ðài được quàn tại Biệt Ðiện của mỗi vị một đêm, Ðền Thánh một đêm, Báo Ân Từ một đêm. Khi hành lễ xong, di Liên Ðài nhập Bửu Tháp.

Tại Ðền Thánh, Ðền Thờ Ðức Phật Mẫu, các Thánh Thất, Ðiện Thờ Phật Mẫu, các Dinh thự, các tư gia của toàn Ðạo hữu, đều treo cờ rũ từ bữa vào lễ cho đến ngày Liên Ðài nhập Bửu Tháp. Miễn coi ngày giờ.

Hội Thánh sẽ hành lễ Tiểu Tường, Ðại Tường, kỷ niệm hằng năm, và xây Bửu Tháp. Không có làm Tuần cửu và hành pháp độ thăng. Mỗi phẩm có bài thài riêng.

 

A) Nghi Tiết Hành Lễ

1) Hấp hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh ......)

2) Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi .......)

Có Chức Sắc Thiên Phong chứng lễ.

Khi Chơn hồn rời khỏi xác (qui thiên), tại Ðền Thánh đổ năm (5) hồi trống chuông.

3) Thượng sớ Tân cố: Lễ Viện dâng sớ tại Ðền Thánh.

4) Tại Biệt Ðiện: Vọng một bàn linh có bửu ảnh, dàn bát bửu, 1 tàng, 2 lọng, có Chức Sắc của cơ quan luân phiên hầu.

5) Nhập mạch: Sau 24 giờ qui thiên (thi thể ngồi kiết già) được Ðại liệm vào Liên Ðài, tụng bài Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ........)

6) Thành phục: Lễ Viện hành lễ phát tang, lễ Cáo Từ Tổ, có Lễ Nhạc.

7) Hành lễ tế điện: Tang quyến chánh tế.

8) Nghi lễ châm chước: Lễ Tế Ðiện dâng Tam Bửu, Lễ Sĩ mặc y phục màu phái Thượng (xanh da trời), chơn đi chữ Tâm, Ðồng nhi thài (bài thài riêng) và tụng Ai chúc. Tùy trong tang quyến tế lễ mà đọc bài kinh .........(Lễ phẩm cúng tế tại Biệt Ðiện do tang quyến hoặc của thân bằng cố hữu).

Liên Ðài quàn tại Biệt Ðiện, có hành lễ Triêu Tịch.

 

B) Di Liên Ðài vào Báo Ân Từ

1. Ðạo Kỳ.

2. Bảng Ðại Ðạo.

3. Phướn Thượng Phẩm.

4. Long Mã múa.

5. Dàn Bắc.

6. Ðồng nhi Nam tả Nữ hữu.

7. Dàn Bát Bửu.

8. Bàn Hương án có Bửu ảnh, 1 tàng, 2 lọng, 2 Lễ Sĩ hầu.

9. Tràng hoa, vãng, lụy.

10.  Liên Ðài kỵ Long Mã (bông), có 2 vị Chức Sắc cao cấp của cơ quan hầu Liên Ðài, Ðạo Tỳ đi hai bên.

11.  Dàn Nam.

12.  Tang quyến, Thân bằng cố hữu và Quan khách.

13.  Chức Sắc, Chức Việc, và toàn Ðạo nam nữ.

Liên Ðài đến Báo Ân Từ, đổ năm (5) hồi chuông khi rước cũng như đưa.


C) Liên Ðài an vị tại Báo Ân Từ

(Nghi lễ chưng dọn y như ở Biệt Ðiện)

 

Hành lễ tế điện:

Hội Thánh chánh tế. Tang quyến và thân bằng cố hữu phụ tế.

Nghi châm chước: Lễ tế điện dâng Tam Bửu, Lễ Sĩ mặc y phục màu Phái Thượng (xanh da trời), chơn đi chữ Tâm, Ðồng nhi đọc Ai chúc.

Hội Thánh và các cơ quan Ðạo đọc bài Kinh (Khi dương thế ........)

Tang quyến tùy trong tang gia quì cúng mà đọc ai chúc.

 

Cầu siêu: Tụng bài Kinh (Ðầu vọng bái Tây Phương .........) và bài (Ba mươi sáu cõi ..........) tụng mỗi bài 3 lần, niệm câu chú Chí Tôn 3 lần.

Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.

Ban ngày hành lễ Triêu Tịch, đêm có Nhạc hòa tấu.

 

 D) Di Liên Ðài đến Ðền Thánh

  • Nghi lễ rước sắp đặt trật tự y như lễ Di Liên Ðài vào Báo Ân Từ, trống chuông rước cũng như khi đưa.

  • Liên Ðài của Ðầu Sư và Tiên Tử để trước 7 cái Ngai (để chính giữa).

  • Liên Ðài của Thập Nhị Thời Quân để nơi Hiệp Thiên Ðài (cũng chính giữa), nghi lễ chưng dọn y như ở Báo Ân Từ.

  • Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.

  • Diễn văn tuyên dương công trạng của vị Triều Thiên.

  • Hội Thánh cầu nguyện Ðức Chí Tôn và các Ðấng Thiêng Liêng, bái lễ.


E) Di Liên Ðài ra Cửu Trùng Thiên (Ðại Ðồng Xã)

  • Nghi lễ rước sắp đặt trật tự y như lễ rước Liên Ðài vào Ðền Thánh.

  • Liên Ðài an vị trên Cửu Trùng Thiên, nghi lễ chưng dọn y như ở Ðền Thánh, có 8 vị Chức Sắc của cơ quan đứng hầu 8 góc Cửu Trùng Thiên.

  • Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu và Ðồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh, ban đêm có Nhạc hòa tấu.

  • Hành lễ tế điện: Hội Thánh, các cơ quan Ðạo, tang quyến và thân bằng cố hữu tế lễ.

  • Ðại lễ dâng Tam Bửu: Ba nghi, Lễ Sĩ 3 phái hiến lễ, Lễ Sĩ phái Ngọc điện đến Lễ Sĩ phái Thượng, Lễ Sĩ phái Thượng điện đến Lễ Sĩ phái Thái, Lễ Sĩ phái Thái điện đến bàn linh (Liên Ðài).

 

F) Lễ Di Liên Ðài nhập Bửu Tháp

  • Hành lễ châm chước: Hội Thánh, Chức Sắc, Chức Việc, toàn Ðạo nam nữ, thân bằng cố hữu và tang quyến vào bái lễ.

  • Di Liên Ðài qua ngang mình Long Mã múa, rồi để lên lưng Long Mã (bông) đưa đến Bửu Tháp.

  • Khi khởi hành, trong Ðền Thánh có đổ năm (5) hồi trống chuông.

1. Ðạo Kỳ.

2. Bảng Ðại Ðạo.

3. Phướn Thượng Phẩm.

4. Long Mã múa.

5. Dàn Bắc.

6. Ðồng nhi Nam Nữ đọc Kinh Ðưa Linh.

7. Dàn Bát bửu, Bàn Hương án có Bửu ảnh, 1 tàng, 2 lọng, 2 Lễ Sĩ hầu.

8. Tràng hoa, vãng, lụy, và bàn đưa.

9. Liên Ðài kỵ Long Mã bông, có 2 vị Chức Sắc cao cấp của cơ quan hầu, Ðạo Tỳ đi hai bên.

10.  Dàn Nam.

11.  Tang quyến, thân bằng cố hữu.

12.  Chức Sắc Ðại Thiên Phong, Chức Việc và toàn Ðạo Nam Nữ.

  • Ðến Bửu Tháp: Ðại diện Hội Thánh và các cơ quan Ðạo đọc Ðiếu văn.

  • Tang quyến đáp từ.

  • Ðưa Liên Ðài nhập Bửu Tháp.

  • Ðồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và chú Vãng Sanh. Hễ dứt, niệm câu chú của Thầy 3 lần.

  • Giải tán

 Phụ chú:

Quý vị Ðại Thiên Phong Giáo Tông, Hộ Pháp, Phật Tử, Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, và Thượng Sanh, khi qui thiên hành lễ Ðạo táng, thì Chức Sắc và toàn Ðạo đồng thọ tang cho đến ngày mãn Lễ Ðại Tường.

Ðầu Sư, Tiên Tử và Thập Nhị Thời Quân khi hành lễ Ðạo táng, thì Chức Sắc và toàn Ðạo đồng thọ tang cho đến ngày Liên Ðài nhập Bửu Tháp.


Tang lễ của Chức Sắc Ðại Thiên Phong (Nam Nữ)

 

Phẩm:

  1. Chánh Phối Sư và Phối Sư

  2. Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn

  3. Chưởng Ấn

  4. Thánh Nhơn

  5. Hiền Nhơn

  6. Tiếp Lễ Nhạc Quân

  7. Thập Nhị Bảo Quân

Sơ Giải: Tước phẩm nầy hành lễ theo Thánh Vị, chèo hầu, chèo đưa, làm tuần cửu, Tiểu Tường, Ðại Tường, bài thài theo hàng Thánh Vị. Ðặc biệt, Chánh Phối Sư mới có dàn Bát Bửu rước và đưa.

Hội Thánh xây Kim tỉnh và nấm mộ.

 

A) Nghi tiết hành lễ

1. Hấp hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh Thiêng Liêng ......)

2. Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi Thiên Tào ......)

Tại Ðền Thánh, đổ 4 hồi trống chuông.

3. Thượng sớ Tân cố: Dâng sớ nơi Ðền Thánh.

4. Nhập mạch: Tụng Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ........)

B) Di Linh Cửu vào Báo Ân Từ

1. Bảng Ðại Ðạo.

2. Phướn Thượng Phẩm.

3. Dàn Bắc.

4. Ðồng nhi rước (không có đọc kinh).

5. Bàn Hương án 2 lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ mặc áo Phái Ngọc hầu.

6. Thuyền Bát Nhã chở Linh Cửu.

7. Dàn Nam.

8. Tang gia.

Thành phục tại Báo Ân Từ: Lễ Cáo Tiền Bối, nghi châm chước, Lễ Viện phát tang, lễ tế điện dâng Tam Bửu, Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc đi chữ Ðinh. Tiếp theo là lễ tế dành cho các cơ quan Ðạo, và thân bằng quyến thuộc.

 

Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu, tụng bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi, mỗi bài tụng ba lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.

Ban Tổng Trạo Thuyền Bát Nhã chèo hầu, ban ngày có làm lễ Triêu Tịch, đêm có Nhạc hòa tấu, chư Chức Sắc phải tề tựu dự lễ, và để chia buồn cùng tang quyến. Ðồng nhi nam nữ luân phiên tụng Di Lặc Chơn Kinh.

 

C) Lễ An Táng

Tại Báo Ân Từ, hành lễ châm chước, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã đưa vào Ðền Thánh do cửa Nghinh Phong Ðài an vị (ngay chính giữa). Hành pháp độ thăng, Ðồng nhi tụng Kinh Cầu Siêu, Diễn Văn tuyên dương công nghiệp, Hội Thánh vào bái lễ.

Di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, 2 vị Chức Sắc của cơ quan hầu.

 

D) Trật tự đưa đám

1. Bảng Ðại Ðạo.

2. Phướn Thượng Phẩm.

3. Dàn Bắc.

4. Ðồng nhi tụng bài Kinh Ðưa Linh Cữu có đờn.

5. Bàn Hương án 2 lọng, có 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ phái Ngọc hầu.

6. Bàn đưa, vãng lụy.

7. Thuyền Bát Nhã chở Linh cữu, chèo đưa.

8. Dàn Nam.

9. Tang gia, và thân bằng cố hữu.

10.  Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu nam nữ.

  • Ðến Cực Lạc: Ðại diện các cơ quan đọc ai điếu nếu có.

  • Ðồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và tụng tiếp chú Vãng Sanh, khi dứt, niệm chú Chí Tôn 3 lần.

  • Giải tán.

 

Phụ chú:

Nếu muốn để tại tư gia làm lễ Thành phục, phát tang, thì tang chủ phải xin phép Hội Thánh. Xong rồi, phải di Linh Cữu vào Báo Ân Từ cúng tế.


Tang lễ của Chức Sắc Thiên Phong (Nam Nữ)

 

Phẩm:

  1. Giáo Sư

  2. Cải Trạng

  3. Giám Ðạo

  4. Chơn Nhơn

  5. Ðạo Nhơn

  6. Nhạc Sư

  7. Ðốc Nhạc

  8. Ðề Nhạc

  9. Hộ Ðàn Pháp Quân,
    Tả, Hữu Phan Quân

Sơ Giải: Phẩm tước nầy được thọ Bửu pháp, hành lễ theo Thánh Vị, chèo hầu, chèo đưa, làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Ðại Tường. Bài thài theo hàng Thánh Vị.

Hội Thánh xây Kim tỉnh và nấm mộ.

 

A) Nghi tiết hành lễ

1. Hấp hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh Thiêng Liêng ......)

2. Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi .........)

3. Tại Ðền Thánh: Ðổ (3) hồi trống chuông.

4. Thượng sớ Tân cố: Dâng sớ tại Ðền Thánh.

5. Nhập mạch: Tụng Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ...........)

B) Di Linh Cữu vào Báo Ân Từ

1. Bảng Ðại Ðạo.

2. Phướn Thượng Phẩm.

3. Dàn Bắc.

4. Ðồng nhi rước Linh cữu.

5. Bàn Hương án, 2 lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 vị Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.

6. Thuyền Bát Nhã.

7. Tang gia và thân bằng cố hữu.

Thành phục: Lễ cáo tiền bối, nghi châm chước, Lễ Viện phát tang, hành lễ tế điện, Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc, chơn đi chữ Ðinh. Tiếp theo, lễ dành cho các cơ quan Ðạo hay thân bằng quyến thuộc.

 

Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu, tụng xen Kinh Khi Ðã Chết Rồi, mỗi bài tụng 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.

Lễ chèo hầu, Ðồng nhi nam nữ tụng Di Lặc Chơn Kinh.

 

C) Lễ An Táng

Tại Báo Ân Từ: Hành lễ châm chước, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đưa vào Ðền Thánh, do cửa Nghinh Phong Ðài an vị (ngay chính giữa). Hành pháp độ thăng, Ðồng nhi tụng Kinh Cầu Siêu, Diễn Văn tuyên dương công nghiệp, Hội Thánh vào bái lễ.

 

Di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 vị Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.

 

D) Trật tự đưa đám

1. Bảng Ðại Ðạo.

2. Phướn Thượng Phẩm.

3. Dàn Bắc.

4. Ðồng nhi tụng Kinh Ðưa Linh, có đờn.

5. Bàn Hương án 2 lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.

6. Bàn đưa, vãng, lụy.

7. Thuyền Bát Nhã chở Linh Cữu.

8. Dàn Nam.

9. Tang gia.

10.  Chức Sắc, Chức Việc, Ðạo hữu Nam Nữ.

  • Ðến Cực Lạc: Ðại diện các cơ quan Ðạo đọc ai điếu (nếu có).

  • Ðồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và tụng tiếp chú Vãng Sanh, khi dứt niệm chú Chí Tôn 3 lần.

  • Giải tán

 

Phụ chú:

Nếu muốn để tại tư gia làm lễ thành phục, phát tang, thì tang chủ phải xin phép Hội Thánh. Xong rồi, di Linh Cữu vào Báo Ân Từ cúng tế.


Tang lễ của Chức Sắc Thiên Phong (Nam Nữ)

 

Phẩm:

  1. Giáo Hữu

  2. Chí Thiện

  3. Thừa Sử

  4. Truyền Trạng

  5. Lãnh Nhạc

  6. Quản Nhạc

  7. Ðội Nhạc

  8. Tổng Giám

Nghi tiết hành lễ

Di Linh Cửu vào Báo Ân Từ

Trật tự đưa đám

Sơ Giải: Phẩm tước nầy được thọ Bửu Pháp. Hành lễ theo Thánh vị, chèo hầu, chèo đưa, làm Tuần Cửu, Tiểu Tường, Ðại Tường. Bài thài theo hàng Thánh vị.

Hội Thánh xây Kim tỉnh và nấm mộ.

 

A) Nghi tiết hành lễ

1. Hấp hối: Tụng bài Kinh Cầu Hồn (Rắp nhập cảnh .........)

2. Tắt hơi: Tụng bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi ...........)

3. Tại Ðền Thánh: Ðổ hai (2) hồi chuông trống.

4. Thượng sớ Tân cố: Dâng sớ tại Ðền Thánh.

5. Nhập mạch: Tụng Kinh Tẩn Liệm (Dây oan nghiệt ...........)

B) Di Linh Cữu vào Báo Ân Từ

1. Bảng Ðại Ðạo.

2. Phướn Thượng Phẩm.

3. Dàn Bắc.

4. Ðồng nhi theo hầu, không đọc kinh.

5. Bàn Hương án, 2 lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.

6. Thuyền Bát Nhã chở Linh cữu.

7. Tang quyến.

Tại Báo Ân Từ: Hành lễ cáo Tiền bối, nghi lễ châm chước, thành phục, phát tang, hành lễ tế điện, Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc, chơn đi chữ Ðinh.

Tang gia chánh tế, các cơ quan Ðạo phụ tế.

 

Cầu siêu: Tụng bài Kinh Cầu Siêu, tụng xen Kinh Khi Ðã Chết Rồi. Mỗi bài tụng 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.

Lễ chèo hầu xong, Ðồng nhi tụng Di Lặc Chơn Kinh.

 

Ngày an táng: Tại Báo Ân Từ, làm nghi châm chước, khiển điện, di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã, đưa vào Ðền Thánh do cửa Nghinh Phong Ðài an vị (ngay chính giữa). Hành lễ độ thăng, Ðồng nhi tụng Kinh Cầu Siêu. Diễn văn tuyên dương công nghiệp, Hội Thánh vào bái lễ. Di Linh cữu ra thuyền Bát Nhã đưa đến Cực Lạc.

 

C) Trật tự đưa đám

1. Bảng Ðại Ðạo.

2. Phướn Thượng Phẩm.

3. Dàn Bắc.

4. Ðồng nhi tụng Kinh Ðưa Linh, có đờn.

5. Bàn Hương án 2 lọng, 2 vị Chức Sắc của cơ quan và 2 vị Lễ Sĩ mặc áo phái Ngọc hầu.

6. Bàn đưa, vãng, lụy.

7. Thuyền Bát Nhã chở Linh cữu.

8. Dàn Nam.

9. Tang gia.

10.  Chức Sắc, Chức Việc và Ðạo hữu Nam Nữ.

  • Ðến Cực Lạc: Ðại diện các cơ quan Ðạo đọc Ai điếu (nếu có).

  • Ðồng nhi tụng Kinh Hạ Huyệt và tụng tiếp chú Vãng Sanh 3 lần, niệm chú Chí Tôn 3 lần.

  • Giải tán

 

Phụ chú:

Nếu tang gia muốn làm lễ thành phục phát tang tại gia, thì phải xin phép Hội Thánh. Xong rồi, phải di Linh cữu vào Báo Ân Từ cúng tế.

 
về trang chủ  

xem trang sau