THIÊN BÀN
THỜ TẠI TƯ GIA
Thiên
Bàn thờ tại tư gia (Giáo
Hữu THƯỢNG LÝ THANH)
Lời
nói đầu
Đức Chí Tôn hoằng khai Đại Đạo kỳ ba để tận độ chúng sanh, muốn thể hiện cơ tận độ cho có hiệu năng nên Đức Chí Tôn cho phép mỗi người được thờ Ngài tại mỗi tư gia, tất nhiên mỗi gia đình Đại Đạo đều có Đấng Thượng Đế toàn năng ngự trị, và mỗi Tín-hữu đều có một Đấng Tối Cao ở tư gia để chiêm ngưỡng và lễ bái. Như vậy, mỗi người phải am hiểu cách sắp đặt sự thờ cúng trên Thiên Bàn, phải thuộc kinh và phải lễ bái (công phu) hàng ngày để trau luyện tâm linh mình cho minh mẫn sáng suốt.
Thánh ý Đức Chí Tôn muốn luôn luôn có Ngài ở bên cạnh con cái của Ngài, hầu dìu dắt dạy dỗ để đem con cái của Ngài trở về hội hiệp cùng Ngài nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Gặp kỳ Đại Ân Xá nầy mà chúng ta không tu luyện thì rất uổng cho một kiếp sanh ngộ Đạo. Ta không thể đổ thừa rằng: Mắc bận việc gia đình thế sự, không thể thí phát qui y vào am tự mà tu hành, hay vào núi thẳm rừng sâu tầm Tiên học Đạo được nữa! Vì Đức Chí Tôn và Thần, Thánh, Tiên, Phật đã đến tận nơi nhà của chúng ta rồi. Ngày xưa, thì người đi tầm Đạo, ngày nay lại Đạo đến tầm người.
Nhưng đôi khi có người cũng chưa am tường sự quý báu vô giá của cơ mầu nhiệm mà Đức Chí Tôn đã đem đến cho mình, và ý nghĩa sự thờ cúng trên Thiên Bàn, nên có phần thiếu sót bổn phận đối với Đức Đại Từ Phụ phải lắm công nhọc nhằn, cũng vì lòng đại từ bi phải hạ mình mà độ dẫn chúng ta, bằng những lời vàng tiếng ngọc như dưới đây:
Cao Đài tá thế đến phàm gian,
Bạch Ngọc Huỳnh Kim cũng chẳng màng.
Chìu lụy đòi phen xem quá tục,
Nghĩ không đổ lụy phải cười khan.
Cười khan mà khóc bởi thương bây,
Chẳng mất một con nghiệt cả bầy.
Biết phận già không chờ chống gậy,
Nương theo con dại mới ra vầy.
Xem qua lời vàng tiếng ngọc của Đức Chí Tôn, chắc quý vị không khỏi ngậm ngùi cảm động.
Nay tôi cố gắng biên soạn một tập nhỏ nầy, dẫn giải việc thờ cúng trên Thiên Bàn, hầu cống hiến quý vị xem qua để am tường phần nào trong sự sùng kính Đức Chí Tôn.
Với ước vọng của tôi là khêu lên một tia sáng nhỏ trong muôn ngàn tia sáng, để góp lại giúp thành nguồn sáng, làm một công việc nhỏ nhen trên bước đường cùng chung tu học. Cũng mong rằng ánh sáng nhỏ nầy sẽ được tủa ra khắp nơi cùng chốn làm một món quà nhỏ để quý vị có dịp trông vào, chứ không có cao vọng là dạy đời hay mưu đồ danh lợi chi riêng.
Quý vị tự hỏi: "Tại sao chúng ta phải thờ Đức Thượng Đế?" Xin quý vị xem lời tựa của quyển Tân Luật mà tôi lược biên bên trang kế đây, thì chư quý vị sẽ được giải đáp thỏa đáng hơn. Làm công việc nầy, tôi nhận thấy quá sức mình ! Tất nhiên, cuốn sách còn nhiều khuyết điểm. Tôi rất mong các bậc Nho học uyên thâm, quý Ngài Chức Sắc cao cấp trong Hội Thánh hạ cố dạy bảo thêm cho những chỗ thiếu sót; đính chánh cho những chỗ sai lầm, tôi chân thành cảm tạ.
Sau cùng, tôi không quên cám ơn ông Lễ Sanh Thượng Đạo Thanh, cựu Đầu Phận Đạo Đệ Thập Bát, tức là nhà Thi sĩ Trúc Lam trong nhóm thi sĩ "Thất Hiền" đã giúp đỡ tôi nhiều trong khi biên soạn tập nầy.

Kính cáo,
Thánh Địa, đầu mùa hạ Canh Tuất 1970,
Nhân ngày lễ Kỷ niệm Đức Hộ Pháp qui Thiên.
|
Tiểu Tự
Phàm con người phải biết có chi trên đầu. Cái không trung trên đầu ta đó là Trời. Đấng cầm quyền trên ấy là Đấng Tạo Hóa, là Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Chúa Tễ cả Càn Khôn Thế Giái.
Nay Đấng Tạo Hóa lấy danh lập Đạo là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, dùng huyền diệu Tiên gia đến dựng nơi nước Nam ta một nền Chơn Đạo rất cao thượng mà độ rỗi nhơn sanh khỏi luân hồi, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Đức Thượng Đế vì thương yêu nhơn loại đến độ rỗi chúng ta, lại gọi mình là Thầy, kêu chúng ta là Môn Đệ.
Vậy nên chúng ta phải hết lòng kính mến và sùng bái Đấng Tạo Hóa, và hết dạ tín ngưỡng cái Đạo rất huyền vi mầu nhiệm của Đấng Chí Tôn.
Cái tông chỉ của Đại Đạo là gồm cả ba Đạo chánh là: Nho, Thích, Đạo, chuyển cả ba Đạo ấy mà hiệp lại làm một. Nên chi chúng ta tu Đại Đạo thì phải noi theo tông chỉ của Tam Giáo mà tập rèn tâm tánh, là phải nắm trọn tam cang, ngũ thường, vẹn giữ tam qui ngũ giái và cần luyện tam bửu, ngũ hành.
Người mà gồm được hết cả ba thì là gần Thần, Thánh, Tiên, Phật vậy.
(Tiểu tự Tân Luật)
Thánh ngôn Đức Chí Tôn
Thầy, các con,
Chư Môn Đệ nghe!
Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một việc lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm tục của các con. Nhiều đứa lại còn mơ hồ, đã thờ Thầy mà còn chưa chắc ý rằng thờ đặng chi, và mở Đạo có ích gì?
Than ôi! Đã bước chân vào đường đạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm, học hỏi cho rõ ngọn nguồn, thì làm phận sự Môn Đệ như thế có ích chi cho nền Thánh Giáo đâu? Đạo Trời khai ba lượt, người tục lỗi muôn phần, sanh đứng vào thế cuộc, chưa biết mình đã lãnh một vai tuồng, đặng chờ lúc kết quả hồn qui Thiên ngoại, lánh khỏi xác phàm trở về nơi khởi hành mà phục các điều đã thi hành giữa sân khấu là chốn trần ai khốn đốn nầy; phận chưa xong phận, thân chẳng nên thân, thân phận lo tính chưa rồi, còn mong mỏi chi dụng mình vào đường đạo đức để cho có ích chung nữa đặng! Lương tâm của các con là một khiếu Thiêng liêng của Thầy ban để sửa trị riêng các con trong đường tội lỗi và ban thưởng trong việc nhơn đức; làm một việc phải tức là do nơi ý Trời; phạm một nét vạy tà là cải nơi Thiên luật; phải quấy Thần, Thánh chỉnh chép biên, thưởng
phạt duy đợi ngày chung cuộc! Khá biết lấy!
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1, ngày 27-12-1926)
|
Ý nghĩa và cách sắp đặt trên Thiên Bàn.
"Lập vị Thượng Đế thì phải lựa nơi nào cho tinh khiết, tốt hơn hết là giữa nhà. Lập trang thờ cho cao, và treo màn cho khuất chỗ thờ phượng".
Theo như lời tựa vừa dẫn giải ở phía trước, thế nên Hội Thánh dạy người Đạo sắp đặt Thiên Bàn thờ cúng Đức Chí Tôn theo hình chữ "Chủ" với 12 phẩm vật tượng trưng cho Thập Nhị Khai Thiên là Đức Chí Tôn, Chúa Tễ cả Càn Khôn Thế Giới như dưới dây:
1. Thánh Tượng Thiên Nhãn.
2. Đèn Thái Cực.
3.Trái Cây.
4. Bông.
5. Nước trà (để bên hửu ấy là Âm).
6 - 7 - 8. Ba ly rượu
9. Nước trắng (để bên tả ấy là Dương).
10 và 12 Hai cây đèn.
11. Lư hương.
Thiên Bàn tượng trưng cho cả Càn Khôn Thế Giới do Đức Chí Tôn làm chủ. Nay Ngài đến lập Tam Kỳ Phổ Độ, chính mình Ngài làm Giáo Chủ mà độ dẫn chúng sanh khỏi kiếp luân hồi quả báo, nên người Tín đồ Đạo Cao Đài chỉ lập bàn thờ, thờ Đức Cao Đài là đủ, không còn lập bàn thờ thờ Thần, Thánh, Tiên, Phật chi riêng làm cho mất vẻ tôn nghiêm.
Nên khi sắp đặt phẩm vật trên Thiên Bàn phải cho thật ngay ngắn. Nếu sắp không ngay thì trật nét chữ. Trật một nét thì không chánh đáng, rất có hại cho đức tin của người thờ cúng không nghiêm chỉnh.
Dưới đây là phần ý nghĩa của mỗi phẩm vật thờ cúng trên Thiên Bàn.
|
Thánh Tượng Thiên Nhãn và Đèn Thái Cực
1 và 2 Thánh Tượng Thiên Nhãn và đèn Thái Cực: Tượng trưng Đức Thượng Đế, là một Đấng Thánh Hoàng trước Ngôi Thái Cực.
Đèn Thái Cực. Thánh Giáo có dạy:
" Thầy giải về Vô Cực Đăng"
"Trước khi chưa phân Trời Đất, thì khí Hư Vô bao quát Càn Khôn, sáng soi đầy trong Võ Trụ. Nó là một cái trung tâm điểm, tức là Đạo. Đạo ấy mới sanh ra Thái Cực, hóa Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi là Âm Dương (động với tịnh). Có Âm Dương rồi mới có hóa sanh muôn vật.
Ngọn đèn các con thờ chính giữa, đó là giả mượn làm Tâm đăng, Phật Tiên truyền Đạo cũng do đó, các con thành Đạo cũng tại đó. Nó ngay chính giữa, không lay động, xao xuyến, chiếu thấu khắp cả Càn Khôn.
Mặt Nhựt, mặt Nguyệt có lúc sáng, lúc tối, chớ nó thì giờ khắc nào cũng tỏ rạng, không lu mờ. Nhơn vật nhờ đó mà sanh, nhờ đó mà thành, nhờ đó mà an vui.
Trời Đất nhờ đó mà quang minh trường cửu. Người tu hành nhờ đó mà tạo Phật tác Tiên, siêu phàm nhập Thánh. Hễ chinh qua bên tả, thì Tả Đạo; xề qua bên hữu, thì Bàn Môn, ngay ở giữa là Chánh Đạo.
Các con nên tường lý ấy, lý ấy ở trong Tâm. Tâm an tịnh vô vi tự nhiên bất động là Chánh Đạo. Tâm còn tính mưu thần chước quỉ, độc ác hiểm sâu, ấy là Bàn Môn, Tả Đạo chớ chi các con."
|
Thánh Tượng Thiên Nhãn (Ngũ Chi).
Trong thời kỳ nền Đạo mới phôi thai, Hội Thánh ban cho toàn Đạo thờ Thánh Tượng "Ngũ Chi". Trong Thánh Tượng phần dưới Thiên Nhãn Thầy có in hình các Đấng Giáo Chủ thời xưa; Tam Giáo, Tam Trấn, Ngũ Chi. Đó là cách thờ phượng Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt.
Tam Giáo:
-
Phật Đạo: Ở giữa là Đức Phật Thích Ca, Giáo Chủ Phật Đạo.
-
Tiên Đạo: Phía hữu là Đức Thái Thượng Đạo Tổ, Giáo Chủ Tiên Đạo.
-
Thánh Đạo: Phía tả là Đức Khổng Thánh Tiên Sư, Giáo Chủ Thánh Đạo.
Tam Trấn: Thay mặt cho Tam Giáo trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ:
Tiên Đạo: Ở giữa là Đức Lý Thái Bạch, chủ về Tiên Đạo.
Phật Đạo: Phía hữu là Đức Phật Quan Âm, chủ về Phật Đạo.
Thánh Đạo: Phía tả là Đức Quan Thánh Đế Quân, chủ về Thánh Đạo. Ngũ Chi: Từ dưới kể lên trên là Ngũ Chi:
Nhơn Đạo: Có 7 cái Ngai thể về Nhơn Đạo gồm có: Một Ngai Giáo Tông, ba Ngai Chưởng Pháp, ba Ngai Đầu Sư.
Thần Đạo: Đức Khương Thái Công, Giáo Chủ Thần Đạo.
Thánh Đạo: Đức Chúa Giê-Giu, Giáo Chủ Thánh Đạo.
Tiên Đạo: Đức Lý Thái Bạch, về Tiên Đạo.
Phật Đạo: Đức Phật Thích Ca, Giáo Chủ Phật
Đạo |
 |
Thái Thượng |
Thích Ca |
Khổng Thánh |
Quan Âm |
Thái Bạch |
Quan Thánh |
|
Giê Giu |
|
Khương Thượng |
Ngai Giáo Tông |
Thánh Tượng Thiên Nhãn (Tam Trấn).
Sau Hội Thánh chấn chỉnh lại để ban cho toàn Đạo thờ Thánh Tượng "Tam Trấn" cho đến hiện nay. Trong Thánh Tượng Tam Trấn không có in hình các Đấng Giáo Chủ, nhưng phần dưới Thiên Nhãn Thầy có ba khuôn vẽ bằng Cổ Tự, đó là Thánh Danh của các Đấng Tam Trấn Oai Nghiêm trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ là:
Quan
Âm
Bồ
Tát |
Thái
Bạch
Kim
Tinh |
Quan
Thánh
Đế
Quân |
Về tương lai sau nầy, chắc có lẽ Hội Thánh ban cho toàn Đạo thờ theo Thánh Tượng Ngũ Chi y như trước, đồng nhứt luật một khuôn mẫu do Hội Thánh ấn định.
|
|