NHỮNG CUỘC MẠN ĐÀM THÂN MẬT VỚI THẾ GIỚI BÊN KIA

 

Khám phá của VICTOR HUGO

về thuật chiêu hồn

 

(Câu chuyện dưới đây được trích trong cuốn “Những mẩu chuyện lịch sử”

của Auguste Vacquerie, kể lại Victor Hugo đã khám phá thông linh học như thế nào)

 

 

... Bà Girardin khi đến thăm Victor Hugo, lúc đó đang lưu vong tại Jersey, đã kể với ông về một hiện tượng mới được du nhập từ châu Mỹ; Bà thực sự vững tin vào sự tồn tại của  linh hồn và các biểu hiện của nó. “Ngay trong ngày vừa đến, người ta đã rất khó khăn mới giữ được bà đến cuối bữa tối; bà đứng dậy ngay sau dùng khi tráng miệng và kéo theo một người khách mời cùng đi với bà đến phòng khách, và ở đó họ cùng cố lắc một chiếc bàn nhưng nó vẫn đứng yên. Bà cho rằng vì chiếc bàn có các cạnh vuông đã cản trở dòng giao tiếp (với linh hồn).

 

Ngày hôm sau, bà tự mua từ cửa hàng đồ chơi, một chiếc bàn tròn có một chân 3 cạnh, và sau đó đặt lên chiếc bàn lớn, nhưng chiếc bàn nhỏ vẫn đứng yên. Nhưng  không hề nản chí, bà nói rằng : linh hồn không giống như các con ngựa thuê luôn kiên nhẫn chờ đợi ông chủ cao sang, mà họ tự do theo ý muốn, chỉ đến vào giờ của họ. Ngày hôm sau, vẫn cứ như thế, cái bàn càng ngoan cố im lặng.

 

Luôn thể hiện một lòng nhiệt tình vô tận của người truyền giáo, một ngày, sau bữa tối với gia đình Jersiais, bà lại nói chuyện với họ chiếc bàn một chân, và chiếc bàn thì luôn chứng tỏ ý chí của mình, không trả lời những người gia đình Jersiais. Những thất bại tiếp diễn không làm cho bà lay chuyển, bà vẫn luôn bình tĩnh, tin tưỡng, vui tươi, độ lượng và không mất niềm tin. Vào đêm trước khi ra về một ngày, bà yêu cầu chúng tôi đồng ý cho bà thực hiện một lần thử nghiệm cuối để gọi là tiễn biệt, . Tôi không tham gia vào các buổi thử nghiệm trước, cũng như tôi cũng không tin và không muốn tin vào các hiện tượng này. Tôi không thuộc loại người lạnh nhạt với cái mới, nhưng hiện tượng đó đến không đúng lúc và đã luôn gây ra các hiểu lầm cho cả Paris mà tôi thấy không chóng thì chày thôi. Lần này, tôi không thể từ chối vì đây là lần thử nghiệm cuối cùng, nhưng với ý định thực sự là sẽ chỉ tin những gì được chứng minh rất đầy đủ.

 

Bà Girardin cùng với một người tự nguyện trong số các trợ lý, cùng đặt tay lên chiếc bàn nhỏ. Mười lăm phút trôi qua, vẫn không có gì xảy ra, nhưng chúng tôi đã thề là sẽ kiên nhẫn. Năm phút sau, mọi người cùng nghe thấy một tiếng “rắc” nhỏ,  đó có thể là do những bàn tay mệt mỏi vô ý tạo ra. Nhưng ngay sau đó, tiếng rắc lại lặp lại, tiếp đó chiếc bàn giật lên như điện giật, và sau đó nó bắt đầu rung lên liên tục. Bỗng một cạnh chân bàn tự nhấc lên. Bà Girardin nói: “- Ai đó? Nếu đúng là có ai đó và muốn nói chuyện với chúng tôi thì hãy gõ một tiếng.” Chiếc bàn đập chân xuống với một tiếng động khô khan. “. Có linh hồn đấy – Bà Girardin kêu lên – Các bạn hãy hỏi đi.”

 

Mọi người đặt câu hỏi, và chiếc bàn trả lời. Câu trả lời rất ngắn, một hoặc hai từ là nhiều, có vẻ lưỡng lự, mơ hồ, và đôi khi thiếu rành mạch. Phải chăng vì chúng tôi đã không hiểu rõ ý của chiếc bàn? Cách thức phiên giải các câu trả lời dễ gây nên lệch lạc. Cách thức đó được thực hiện như sau: chúng tôi đọc các mẫu tự a, b, c … theo nhịp gõ của chiếc bàn, khi chiếc bàn dừng gõ, thì mẫu tự cuối cùng sẽ được ghi lại. Nhưng thường thì chiếc bàn không dừng lại hẳn sau một chữ; do vậy chúng tôi bị nhầm không biết là mẫu tự ấy là của chữ trước hoặc sẽ là chữ kế tiếp. Thêm vào đó là tất cả đều hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, và bà Girardin cố gắng can thiệp ở mức ít nhất để kết quả thu được ở mức ít khả nghi nhất, nó làm rối trí lên hết cả. Bà Girardin nói với chúng tôi là ở Paris bà áp dụng một hình thức đáng tin cậy và mẫn tiệp hơn, đó là bà đặt làm  một chiếc bàn mà trên mặt có vẽ hình vòng tròn, trên có ghi các mẫu tự và có một chiếc kim xoay đặt ở tâm để chỉ các mẫu tự. Tuy cách thức dùng cái bàn không được hoàn hảo, nhưng những câu trả lời dù lộn xộn cũng làm cho tôi ngạc nhiên.

 

Từ đầu buổi, tôi vẫn chỉ là người chứng kiến, và giờ đến lượt tôi tham gia; tôi vẫn cảm thấy chẳng mấy tin vào chuyện đó, và cho những huyền diệu đó giống như chuyện con lừa thông thái, mà người ta yêu cầu nó đoán xem “ai là người phụ nữ khôn khéo nhất trong cộng đồng”. Tôi nói với chiếc bàn: Hãy đoán những gì tôi đang nghĩ xem. Để kiểm soát câu trả lời ở vị trí gần nhất, tôi bước vào cùng ngồi một bàn với bà Girardin. Chiếc bàn trả lời : là của tôi. Tôi vẫn chưa thực sự ngạc nhiên. Tôi tự nhủ, có thể do sự ngẫu nhiên đã khiến cho bà Girardin và bà ấy đã mách lại cho chiếc bàn ; chuyện đó cũng đã từng xảy ra với chính tôi tại một vũ hội ở nhà hát, khi tôi nói với một phụ nữ trong trang phục hoá trang là tôi biết bà ta là ai, bà ta liền đố  tôi gọi ra tên thánh của bà và tôi đã ngẫu nhiên đưa ra một cái tên, không ngờ lại chính xác. Dù không cho đó là ngẫu nhiên, thì cũng rất có thể, , mặc dù không chủ ý,  nhưng  khi qua các chữ đúng, trong ánh mắt hoặc ngón tay  đã có một rung động nào đó, và chính điều đó đã chỉ ra các chữ ấy.

 

Tôi lại tiếp tục thử nghiệm: nhưng để chắc chắn không bị phĩnh gạt bởi các từ ngữ, và cũng không do sức ép máy móc hay qua cái nhìn thờ ơ, tôi rời khỏi bàn và yêu cầu chiếc bàn nói lên lời giải nghĩa chứ không phải cái chữ mà tôi đang nghĩ. Chiếc bàn trả lời : “ông muốn nói đến sự đau khổ”. Lúc ấy tôi đang nghĩ tới chữ “tình yêu”.

 

Nhưng tôi vẫn chưa bị thuyết phục hoàn toàn. Ðặt giả thuyết rằng người ta đã giúp đỡ chiếc bàn, sự đau khổ hàm chứa cho tất cả, nó có thể giải nghĩa cho các từ mà tôi sẽ có thể nghĩ đến. Chữ "đau khổ" nói lên được : danh vọng, tình mẫu tữ, thi văn, lòng ái quốc… và còn rỏ hơn... tình yêu. Vậy tôi có thể bị lừa, với điều kiện là bà Girardin, một phụ nữ rất đoan trang, rất cao thượng, rất thân hữu, liều lĩnh xuyên đại dương đến để lừa phĩnh những kẻ bị lưu đày.

 

Những điều ấy là không thể tin được trước một phụ nữ như bà ấy ; nhưng tôi cứ vẫn cứ nghi hoặc đến mức phải tự rủa mình. Những người khác tiếp tục hỏi chiếc bàn hãy đoán suy nghĩ của họ, hay những biến cố mà chỉ họ mới biết. Bỗng nhiên, chiếc bàn hình như không còn kiên nhẫn trước những câu hỏi trẻ con như vậy, nó từ chối trả lời, và trong khi đó nó tiếp tục rung lên như muốn nói điều gì vậy. Cử động của nó trở nên mạnh mẽ và kiên quyết như một mệnh lệnh. “Người vẫn là vong linh từ nãy đến giờ chứ?” Bà Girardin hỏi. Chiếc bàn gõ hai tiếng, điều đó theo ngôn ngữ thoả thuận có nghĩa là “không”“Người là ai vậy? ” Chiếc bàn xưng tên của một người đã từng sống chung với những người có mặt tại đó.

 

Giờ đây, mọi nghi hoặc bị loại bỏ hoàn toàn, trước chúng tôi, không ai còn lòng dạ và đầu óc nào để làm ngơ trước sự hiện diện này của người khuất mặt. Thật khó có thể cho đó là một sự lừa phỉnh, bởi nó sẽ đồng nghĩa với xúc phạm. Ngờ vực là tự mình xem rẽ lấy chính mình.

 

Người anh hỏi thăm người em gái từ cõi vong linh trở về an ủi những người trong cảnh lưu vong, người mẹ thì khóc ; một cảm xúc không thể miêu tả dâng lên trong lồng ngực mọi người. Tôi cảm thấy rất rõ ràng sự có mặt của người phụ nữ mà ngọn gió khắc nghiệt đã giật nàng khỏi chúng tôi. Nàng ở đâu ? Nàng vẫn luôn thương nhớ chúng tôi chứ ? Nàng có hạnh phúc không ? Nàng trả lời tất cả các câu hỏi, có một số câu nàng trả lời rằng không được phép tiết lộ. Màn đêm trôi dần, chúng tôi vẫn ở lại, tâm hồn gắn bó với sự hiện hữu của cõi vô hình. Cuối cùng, nàng nói với chúng tôi : vĩnh biệt. Và chiếc bàn không còn động đậy nữa.

Ghi chú caodaifrance : vong linh đã xuất hiện trong đêm này là vong linh Cô Léopoldine Hugo (Tên trưởng nữ của Victor Hugo bị chết đuối với chồng năm 1843 khi đi tắm biển).

  • Ðọc thêm về tiểu sử của Ngài Victor Hugo (Thánh danh Nguyệt Tâm chơn nhơn).

  • Và trường hợp xãy ra tương tự tại Việt Nam trong Ðạo Mạch truy nguyên để thấy quí ngài tiền khai Ðại Ðạo thuở ban đầu cũng xây bàn tiêu khiển và đã gặp lại người thân khuất bóng ... và rồi sau cùng tất cả đều ngộ Ðạo.

Ngày đã rạng, tôi rời khỏi căn phòng, và trước khi ngủ, tôi đã ghi lại toàn bộ diễn biến vừa xảy ra, như thể rằng các điều đó sẽ bị lãng quên. Ngày hôm sau, bà Girardin không còn phải thúc giục tôi nữa mà chính tôi lại là người dẫn bà đến bên chiếc bàn. Lại một tối như vậy diễn ra. Hôm sau, bà Girardin ra về, tôi tiễn bà ra tận tàu, trước khi tàu nhổ neo, bà còn gọi tôi : Xin tạm biệt ! Tôi đã không còn gặp lại bà nữa, nhưng tôi tin là sẽ gặp bà.

 

Bà Girardin trở lại Pháp sống nốt phần đời còn lại. Từ vài năm nay, phòng khách của bà đã khác trước nhiều. Các bạn cũ không còn ở đó nữa. Người thì đã ra nước ngoài : như Victor Hugo, số khác  xa hơn như Balzac, số khác còn xa hơn nữa như Lamartine. Bà vẫn còn cưu mang nhiều nghĩa vụ và nhiều ủy thác mà bà đã kết ước, nhưng cuộc cách mạng tháng hai đã chẳng lưu lại được gì, niềm tin vào danh vọng, chức vị và vào hoàng tộc không làm lay chuyễn được các văn nhân. Và Bà đã thay thế sự thiếu sót ấy bằng cách bầu bạn với chiếc bàn và một, hai bạn hữu. Những người chết đến với bà qua các buổi cầu hồn. Cũng như Bà đã có những buổi tối đáng giá nhiều lần hơn là khi trước, và những thiên tài ngày nào đã được các siêu linh thay thế. Các khách mời thường xuyên của bà là Sedaine, quí bà Sévigné, Sapho, Molièra, Shakespeare : và bà đã chết trong vòng tay của họ. Bà ra đi mà không hề chống chọi hay buồn rầu. Có điều rất cảm động là : để làm giảm bớt đau đớn trong quá trình thoát xác nặng nề cho người phụ nữ đáng kính trọng này, các siêu linh vĩ đại đã đến đón bà.

 

Sự ra đi của bà Girardin không làm giảm đi lòng nhiệt tình của tôi với chiếc bàn thần diệu. Tôi rất hăm hở say sưa mong muốn thoả mãn trí tò mò về thế giới "sau cái chết" vừa được mở ra.

 

Tôi không còn chờ đợi đến khi tối trời nữa ; ngay sau buổi trưa là tôi đã bắt đầu và chỉ kết thúc vào lúc sáng hôm sau. Và cũng không màng dùng bữa tối nữa. Riêng với tôi, tôi không hề có tác động gì hoặc đụng chạm vào chiếc bàn, tôi chỉ đặt ra các câu hỏi cho nó. Hình thức thông công vẫn vậy, như đã làm. Bà Girardin đã gửi cho tôi từ Paris hai chiếc bàn, một chiếc nhỏ có một chân là chiếc bút chì có thể tự viết và vẽ : bà đã thử dùng nó một hai lần, nhưng hình vẽ thu được rất xoàng và chữ viết thì rất xấu. Chiếc kia lớn hơn là loại có mặt là vòng tròn có ghi các mẫu tự và có một chiếc kim ở giữa để chỉ chúng. Và  rồi nó cũng bị loại bỏ sau một lần thử nghiệm không thành công, và rồi tôi giử lại cách thức nguyên thuỷ, đơn giản hơn qua thói quen và qua việc thoả thuận sử dụng một số từ viết tắt, việc giao tiếp đã đạt đến tốc độ mong muốn. Tôi và chiếc bàn nói chuyện rất dễ dàng ; tiếng động từ biển cả  pha trộn trong các cuộc đàm thoại, sự huyền bí trong các cuộc nói chuyện tăng lên theo thời khắc như vào mùa đông, vào ban đêm, khi bão tố hay khi thanh vắng. Chiếc bàn không còn trả lời từng chữ nữa mà là hàng câu và hàng trang giấy viết. Nó thường rất trang nghiêm và thần tình, nhưng cũng có lúc dí dỏm và hài hước. Nó cũng có những lúc tức giận ; tôi đã từng hơn một lần bị lăng nhục, và nói với chiếc bàn là hắn ta thật vô lễ, và phải thừa nhận là tôi đã không thể hoàn toàn bình tâm cho đến khi nhận được lời xin lỗi. Chiếc bàn cũng có những yêu sách của riêng nó : nó lựa chọn người đối thoại, thích được hỏi bằng thơ, và nếu người ta nghe theo thì nó cũng trả lời bằng thơ. Tất cả mọi giao tiếp đều được ghi lại ngay chứ không phải chờ đến sau khi kết thúc buổi nói chuyện. Một ngày nào đó chúng sẽ được công bố và chắc chắn sẽ cấp bách gây vấn đề cho các nhà trí thức háo hức điều thực sự mới lạ »

 

... Bài tường thuật trên thật thú vị vì nhiều lẽ : nó cho người ta thấy rằng các linh hồn không hề tuân theo lệnh của người gọi hồn mà họ chỉ đến khi và vào lúc mà họ thấy thích hợp. Những chờ đợi cố hữu là hiện tượng thường có không thể làm cho những kẻ muốn nghiên cứu tìm tòi dừng bước ; và họ luôn cần phải tự trang bị lòng kiên nhẫn, và biết kiên trì chờ đợi nếu muốn đạt được kết quả mong muốn.

 

Cần ghi nhận thêm là Vacquerie đã ở cùng nhà với Victor Hugo, là người từng tham gia các buổi cầu cơ với ông ấy. Thế mà những văn hào này, bậc thầy về văn phong, đôi khi lại phãi chứng tỏ khả năng của mình đối với những bài chính tả của chiếc bàn thần diệu. Ta thấy rằng các vong nhân không phải luôn đưa ra các đoản văn tầm thường, như người ta vẫn thường chỉ trích.

 

Cơ bút "Le livre des tables" của Victor Hugo

 

Trích “ Le spiritisme chez Victor Hugo – CSL"

Dịch giả Lan Châu – NTT hiệu chính.

 

 

về trang trước